So sánh chi tiết cổ phần ưu đãi và cổ phần phổ thông

Công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi và cổ phần phổ thông. Tùy theo loại cổ phần mà cổ đông sở hữu sẽ có quyền lợi khác nhau. Vậy cổ phần ưu đãi và cổ phần phổ thông có điểm gì giống và khác nhau?

1. Điểm giống nhau của cổ phần ưu đãi và cổ phần phổ thông

- Đều là phần vốn nhỏ nhất của công ty cổ phần.

- Là căn cứ pháp lý xác lập tư cách cổ đông của công ty, người sở hữu cổ phần là cổ đông.

- Mỗi cổ đông sẽ có quyền và nghĩa vụ khác nhau tùy thuộc vào loại cổ phần và tỷ lệ cổ phần mà họ nắm giữ.

- Giá trị của mỗi cổ phần (mệnh giá cổ phần) do công ty quyết định và ghi vào cổ phiếu.

Cổ phần ưu đãi và cổ phần phổ thông có điểm giống và khác nhau thế nào
Cổ phần ưu đãi và cổ phần phổ thông có điểm giống và khác nhau thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Điểm khác nhau giữa cổ phần ưu đãi và cổ phần phổ thông

Tiêu chí

Cổ phần phổ thông

Cổ phần ưu đãi

Cổ phần ưu đãi biểu quyết

Cổ phần ưu đãi cổ tức

Cổ phần ưu đãi hoàn lại

Tính bắt buộc

Bắt buộc phải có

Không bắt buộc

Cổ tức

Không ổn định, tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty

Không ổn định, tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty

Được trả với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông/mức ổn định hằng năm

Không ổn định, tùy thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty

Quyền biểu quyết

Thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định

Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

Không có quyền biểu quyết trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 148 của Luật Doanh nghiệp 2020

Không có quyền biểu quyết,trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 114 và khoản 6 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020

Khả năng chuyển đổi

Không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi

Không thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông

Khả năng chuyển nhượng

Tự do chuyển nhượng trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan

Không được chuyển nhượng, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật/thừa kế

Được quyền chuyển nhượng

Được quyền chuyển nhượng

3. Quyền và nghĩa cụ của cổ đông phổ thông

3.1. Quyền của cổ đông phổ thông

Quyền của cổ đông phổ thông gồm các quyền quy định tại khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp năm 2020 cụ thể như sau:

1. Cổ đông phổ thông có quyền sau đây:

a) Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;

b) Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

c) Ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đông trongcông ty;

d) Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

đ) Xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình;

e) Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;

g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.

Ngoài ra, Điều 115 Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng quy định các quyền khác của:

- Cổ đông/nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên/tỷ lệ khác nhỏ hơn theo Điều lệ công ty;

- Cổ đông/nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên/tỷ lệ khác nhỏ hơn theo Điều lệ công ty.

Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông theo Luật Doanh nghiệp 2020
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông theo Luật Doanh nghiệp 2020 (Ảnh minh họa)

3.2. Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông

Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định nghĩa vụ của cổ đông phổ thông như sau:

1. Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua.

2. Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.

3. Tuân thủ Điều lệ công ty và quy chế quản lý nội bộ của công ty.

4. Chấp hành nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.

5. Bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật; chỉ sử dụng thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; nghiêm cấm phát tán hoặc sao, gửi thông tin được công ty cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác.

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

4. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi

4.1. Quyền của cổ đông ưu đãi

Cổ đông ưu đãi bản chất cũng là cổ đông của công ty và bên cạnh các quyền như cổ đông phổ thông, các cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi được hưởng thêm một số các quyền lợi khác tuỳ theo loại cổ phần mà họ sở hữu cụ thể:

4.1.1. Quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền sau:

- Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác

- Quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ việc không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.

4.1.2. Quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có quyền:

- Nhận cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông/mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm sẽ gồm cố định và cổ tức thưởng.

- Nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản;

- Quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp theo khoản 6 Điều 148 của Luật Doanh nghiệp 2020.

4.1.3. Quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có quyền sau đây:

- Được hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu/theo điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại và Điều lệ công ty.

- Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có quyền như cổ đông phổ thông trừ việc không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 114 và khoản 6 Điều 148 của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

4.2. Nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi

Nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi cũng giống như nghĩa vụ của cổ đông phổ thông đã nêu ở trên.

Trên đây là những tiêu chí cơ bản để so sánh cổ phần ưu đãi và cổ phần phổ thông, nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan hãy gọi ngay đến số 0938.36.1919 , các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam sẽ giải đáp kịp thời.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời tự sản xuất, tự tiêu thụ được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ về hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.

Thủ tục đăng ký mới để nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm vật liệu nổ từ 01/01/2025

Thủ tục đăng ký mới để nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm vật liệu nổ từ 01/01/2025

Thủ tục đăng ký mới để nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm vật liệu nổ từ 01/01/2025

Việc đăng ký mới để nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm vật liệu nổ cần tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của cơ quan có thẩm quyền. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về thủ tục đăng ký mới để nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm vật liệu nổ từ 01/01/2025.

Thủ tục cấp phép xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp từ 01/01/2025

Thủ tục cấp phép xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp từ 01/01/2025

Thủ tục cấp phép xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp từ 01/01/2025

Xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp là một lĩnh vực đặc thù, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật nhằm đảm bảo an toàn và an ninh quốc gia. Dưới đây là thông tin về thủ tục cấp phép xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp từ 01/01/2025.