Cổ phần ưu đãi là gì? Cổ phần ưu đãi gồm mấy loại?

Bên cạnh cổ phần phổ thông thì công ty cổ phần còn có thể có cổ phần ưu đãi. Vậy cổ phần ưu đãi là gì và có mấy loại cổ phần ưu đãi?

1. Cổ phần ưu đãi là gì? Cổ phần ưu đãi gồm mấy loại?

Pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể định nghĩa cổ phần ưu đãi là gì. Song có thể hiểu, trong công ty cổ phần ngoài cổ phần phổ thông còn có thể có cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm 04 loại: Cổ phần ưu đãi biểu quyết; cổ phần ưu đãi cổ tức; cổ phần ưu đãi hoàn lại; cổ phần ưu đãi khác.

Người sở hữu cổ phần ưu đãi là cổ đông ưu đãi sẽ nhận được một số ưu đãi nhất định tùy thuộc loại cổ phần ưu đãi mà mình sở hữu.

Cụ thể, theo khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 59/2020/QH14, cổ phần ưu đãi gồm các loại sau:

  • Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông/mức ổn định hằng năm;

  • Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại và Điều lệ công ty;

  • Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định;

  • Cổ phần ưu đãi khác theo Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.​
Cổ phần ưu đãi gồm mấy loại theo Luật Doanh nghiệp 2020
Cổ phần ưu đãi gồm mấy loại theo Luật Doanh nghiệp 2020 (Ảnh minh họa)

2. Cổ phần ưu đãi chuyển thành cổ phần phổ thông được không?

Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông (theo khoản 5 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020).

Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông
Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông (Ảnh minh họa)

Tuy cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi nhưng ngược lại cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

3. Cổ đông ưu đãi có quyền gì?

Tiêu chí

Cổ phần ưu đãi biểu quyết

Cổ phần ưu đãi cổ tức

Cổ phần ưu đãi hoàn lại

Chủ thể sở hữu

Tổ chức được Chính phủ ủy quyền; cổ đông sáng lập

Điều lệ công ty quy định/ Đại hội đồng cổ đông quyết định

Điều lệ công ty quy định/Đại hội đồng cổ đông quyết định

 Quyền nhận cổ tức

Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông

Được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông/mức ổn định hằng năm.

Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng.

Trong đó, cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi rõ trong cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức

Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông

Quyền biểu quyết

Biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

Không có quyền biểu quyết trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 148 của Luật Doanh nghiệp 2020

Không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quan trị và Ban kiểm soát trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 114 và khoản 6 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020

Quyền chuyển nhượng

Không được chuyển nhượng trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật/thừa kế

Được phép chuyển nhượng

Được phép chuyển nhượng

Các quyền khác

Như cổ đông phổ thông trừ hạn chế chuyển nhượng cổ phần nêu trên

Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ hạn chế về quyền biểu quyết, dự họp, đề cử người như trên

Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ hạn chế về quyền biểu quyết, dự họp, đề cử người như trên

Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin về cổ phần ưu đãi gồm mấy loại, bấm gọi ngay 0938.36.1919 các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam sẽ hỗ trợ bạn kịp thời.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.