Cổ phần ưu đãi hoàn lại là gì? Ai có quyền sở hữu

Cổ phần ưu đãi hoàn lại thuộc nhóm cổ phần ưu đãi của công ty cổ phần. Vậy cổ phần ưu đãi hoàn lại là gì và ai có quyền sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại.

1. Cổ phần ưu đãi hoàn lại là gì?

Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu/theo các điều kiện ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại và Điều lệ công ty (khoản 1 Điều 118 Luật Doanh nghiệp 2020).

Theo đó, cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo:

- Yêu cầu của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại; hoặc

- Điều kiện ghi trên cổ phiếu ưu đãi hoàn lại và Điều lệ công ty.

Cổ phần này có đặc quyền là cổ đông sở hữu có thể hoàn lại vốn góp bất kỳ lúc nào chỉ cần yêu cầu mua lại cổ phần hoặc được hoàn lại vốn góp khi thỏa mãn điều kiện ghi trên cổ phần. Điều này sẽ giúp cổ đông dễ dàng rút vốn hơn các cổ đông khác trong trường hợp cần thiết.

cổ phần ưu đãi hoàn lại là gì theo luật doanh nghiệp 2020
Cổ đông ưu đãi hoàn lại là gì theo Luật Doanh nghiệp 2020? (Ảnh minh họa)

2. Ai có quyền sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại?

Điều lệ công ty quy định/Đại hội đồng cổ đông quyết định người được quyền mua cổ phần ưu đãi hoàn lại (khoản 3 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020).

Theo đó, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có quyền như cổ đông phổ thông nhưng không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát ngoại trừ trường hợp:

- Cổ phần ưu đãi hoàn lại được chuyển sang cổ phần phổ thông theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; hoặc

- Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi.

Về cơ bản, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại sẽ có các quyền như cổ đông phổ thông theo Điều 115 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 như:

- Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

- Ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần;

- Được phép chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần;

- Xem xét, tra cứu, trích lục thông tin về tên, địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình;

- Xem xét, tra cứu, trích lục/sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;

- Khi công ty giải thể/phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần…

3. Cổ đông ưu đãi hoàn lại có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông?

Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại chỉ có quyền tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, phát biểu và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp/thông qua người đại diện theo ủy quyền trong 02 trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Chuyển đổi cổ phần ưu đãi hoàn lại thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

  • Trường hợp 2: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông có nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại.

Cổ đông ưu đãi hoàn lại chỉ được dự Đại hội đồng cổ đông trong 2 trường hợp
Cổ đông ưu đãi hoàn lại chỉ được dự Đại hội đồng cổ đông trong 2 trường hợp (Ảnh minh họa)

Ngoài 02 trường hợp này, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (theo khoản 2, khoản 3 Điều 118 Luật Doanh nghiệp năm 2020).

Như vậy, về nguyên tắc, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại thì về nguyên tắc, bạn sẽ không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông trừ trường hợp ngoại lệ đã nêu ở trên.

Để hiểu rõ hơn về cổ phần ưu đãi hoàn lại cũng như các quy định khác liên quan bạn có thể gọi ngay đến số 19006192 , các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam sẽ hỗ trợ bạn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?