Có nên mua xe cho cá nhân nhưng để công ty đứng tên?

Nhiều trường hợp cá nhân là người sử dụng xe nhưng khi kiểm tra giấy tờ thì chủ sở hữu lại là công ty. Vậy lý do gì cá nhân mua xe lại để đứng tên công ty? Hình thức này có rủi ro gì không?


Lợi ích khi cá nhân mua xe để công ty đứng tên

1. Khấu trừ thuế GTGT

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) công ty phải chịu khi mua ôtô sẽ được coi là thuế giá trị gia tăng đầu vào và có thể được khấu trừ.

Điểm a khoản 1 Điều 12 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định:

"1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:

a) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế giá trị gia tăng đầu vào không được bồi thường của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bị tổn thất;"

Theo Điều 9 Thông tư 115/2014/TT-BTC, nếu giá trị của xe ô tô từ 1,6 tỷ trở xuống thì được khấu trừ thuế GTGT, còn phần thuế GTGT tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1.6 tỷ đồng sẽ không được khấu trừ.

Ví dụ: Doanh nghiệp mua 1 chiếc xe hãng X trị giá 1,5 tỷ. Sau khi quyết toán thuế GTGT, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế và nhận lại 150 triệu đồng. Nếu giá trị xe là 2 tỷ thì doanh nghiệp chỉ được khấu trừ thuế GTGT cho 1,6 tỷ và chỉ được nhận lại 160 triệu.

Để được khấu trừ thuế GTGT, doanh nghiệp cũng phải đáp ứng điều kiện về hoá đơn, chứng từ quy định tại Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

2. Chi phí mua xe, duy trì, bảo dưỡng xe được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định như sau:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt."

Theo đó, khoản chi mua xe nếu là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, có thể được xem là khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Bên cạnh đó, thay vì cá nhân sẽ phải phải chịu các khoản chi phí nhiên liệu (xăng, dầu), bảo dưỡng máy móc thì khoản chi này sẽ được tính là khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

3. Trách nhiệm của chủ xe đối với bồi thường thiệt hại do tai nạn

Trong một số trường hợp, khi sử dụng xe công ty mà gây ra tai nạn, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng có sự khác nhau giữa công ty và cá nhân:

- Đối với cá nhân: Việc chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân là “vô hạn”. Khi đó, cá nhân sẽ phải dùng tài sản của mình để thanh toán cho khoản bồi thường đó, thậm chí phải bán xe để thanh toán.

- Đối với công ty: Các loại hình doanh nghiệp sau: công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên, công ty cổ phần, khi phát sinh trách nhiệm bồi thường, công ty chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vố đã góp. Như vậy, doanh nghiệp không cần phải bán tài sản là xe ô tô để thực hiện nghĩa vụ bồi thường.

mua xe ca nhan dung ten cong tyMua xe cho cá nhân nhưng để tên công ty (Ảnh minh hoạ)

Một số rủi ro khi xe cá nhân đứng tên công ty

1. Trở thành tài sản thế chấp khi công ty làm ăn thua lỗ

Trường hợp công ty kinh doanh thua lỗ và dẫn đến tình trạng phá sản, những tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp sẽ được đưa vào danh sách tài sản được thanh lý để thanh toán cho các chủ nợ của công ty.

Như vậy, nếu để công ty đứng tên xe thì khi công ty phá sản, xe sẽ được đưa vào danh sách tài sản thanh lý để đấu giá nhằm thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho chủ nợ.

2. Rắc rối khi hưởng quyền thừa kế

Khi cá nhân mua xe nhưng để công ty đứng tên. Nếu cá nhân đó không may qua đời, kể cả có để lại di chúc hay không thì người thừa kế cũng không được sở hữu chiếc xe đó.

Tài sản hiện tại đang thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Khi đó, người thừa kế muốn nhận lại tài sản thì phải yêu cầu công ty chuyển nhượng lại. Trường hợp công ty không chuyển nhượng thì sẽ gặp rất nhiều rắc rối.

Ngoài ra, việc để công ty đứng tên xe của cá nhân còn có thể dẫn đến một số bất cập như: Phí đường bộ đối với doanh nghiệp cao hơn; khi bán lại xe, doanh nghiệp phải chuẩn bị nhiều loại giấy tờ, trong đó doanh nghiệp phải xuất hoá đơn GTGT và chịu 10% thuế GTGT theo giá trị khấu hao của xe.

Như vậy, cá nhân mua xe và để công ty đứng tên sẽ có lợi hơn vì được giảm một số chi phí do được khấu trừ thuế GTGT và giảm một phần thuế TNDN.

Bên cạnh đó, cá nhân mua xe để công ty đứng tên cần lưu ý, nếu là chủ sở hữu công ty hoặc sở hữu phần vốn góp lớn hoặc giữ các chức danh quan trọng trong công ty thì có thể tránh được nhiều rủi ro hơn là các thành viên khác.

Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Điều kiện, thủ tục kinh doanh dịch vụ cho thuê xe 2021

Điều kiện, thủ tục kinh doanh dịch vụ cho thuê xe 2021

Điều kiện, thủ tục kinh doanh dịch vụ cho thuê xe 2021

Các cá nhân, hộ gia đình thường có nhu cầu thuê các loại xe tự lái để phục vụ cho các mục đích sinh hoạt khác nhau. Bởi vậy, việc kinh doanh dịch vụ cho thuê xe rất tiềm năng. Nếu có ý định kinh doanh ngành, nghề này, các nhà đầu tư có thể tham khảo điều kiện và thủ tục chi tiết dưới đây.