Cổ đông không kiểm soát là gì? Lợi ích của cổ đông không kiểm soát

Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe nhắc tới cổ đông không kiểm soát nhưng cổ đông không kiểm soát là gì thì không nhiều người biết. Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Cổ đông không kiểm soát là gì?

Cổ đông không kiểm soát chính là cổ đông không có quyền kiểm soát công ty con, trước đây gọi là cổ đông thiểu số (theo khoản 10 Điều 2 Thông tư 202/2014/TT-BTC).

Nhắc tới cổ đông không kiểm soát là nhắc tới mô hình công ty mẹ - con, bởi khái niệm này chỉ tồn tại ở các công ty con. Hiểu đơn giản thì cổ đông không kiểm soát là những cổ đông nắm giữ dưới 50% cổ phần có quyền biểu quyết của công ty.

Ngược lại với cổ đông không kiểm soát chính là cổ đông kiểm soát (công ty mẹ), là chủ thể có quyền kiểm soát hoạt động của công ty.

Theo đó, khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định một công ty được xác định là công ty mẹ khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:

1. Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;

b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

Đồng thời, khoản 1 Điều 8 Thông tư 202/2014/TT-BTC cũng quy định, một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu có quyền kiểm soát các chính sách tài chính và hoạt động nhằm thu lợi từ các hoạt động của công ty này.

Theo đó, công ty mẹ có quyền kiểm soát các chính sách tài chính và hoạt động của công ty con trong các trường hợp sau:

- Nắm giữ  trên 50% quyền biểu quyết trực tiếp/gián tiếp ở công ty con. Nếu có sự khác biệt giữa tỷ lệ quyền biểu quyết theo giấy đăng ký kinh doanh và tỷ lệ quyền biểu quyết tính trên cơ sở vốn thực góp thì xác định theo Điều lệ công ty/theo sự thống nhất giữa các bên;

- Có quyền trực tiếp/gián tiếp bổ nhiệm, bãi miễn đa số các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giám đốc của công ty con;

- Có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị/cấp quản lý tương đương;

- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty con;

- Các nhà đầu tư khác thoả thuận dành cho công ty mẹ hơn 50% quyền biểu quyết;

- Có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thoả thuận.

Như vậy, cổ đông không kiểm soát là cổ đông nắm giữ dưới 50% cổ phần có quyền biểu quyết của công ty con và không có quyền kiểm soát công ty con.

Lợi ích của cổ đông không kiểm soát

Lợi ích cổ đông không kiểm soát là một phần của kết quả hoạt động thuần và giá trị tài sản thuần của một công ty con được xác định tương ứng cho các phần lợi ích không phải do công ty mẹ sở hữu một cách trực tiếp/gián tiếp thông qua các công ty con (theo Chuẩn mực kế toán số 25).

Khoản mục này chỉ xuất hiện trên Báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn, mà không xuất hiện trên Báo cáo tài chính riêng của Công ty mẹ, hoặc Báo cáo tài chính của Công ty con.

Lợi ích của cổ đông không kiểm soát được trình bày Báo cáo như sau:

  • Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất - Mã số 62: Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát.

  • Trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất - Mã số 429 - Lợi ích của cổ đông không kiểm soát thuộc Vốn chủ sở hữu.

Lợi ích của công ty mẹ và cổ đông không kiểm soát nắm giữ tại công ty con bao gồm: Lợi ích trực tiếp và gián tiếp có được thông qua công ty con khác.

Việc xác định lợi ích của các bên được căn cứ vào tỷ lệ vốn góp (trực tiếp và gián tiếp) tương ứng của từng bên trong công ty con, trừ khi có thoả thuận khác.

Trên đây là giải thích khái niệm cổ đông không kiểm soát là gì? Nếu có thắc mắc hoặc cần thêm thông tin vui lòng gọi ngay đến số 0938.36.1919 để được hỗ trợ kịp thời.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lac Việt - Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói ở TP. HCM

Thành lập công ty là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong hành trình khởi nghiệp, nhưng thủ tục pháp lý khá phức tạp và có thể gặp nhiều khó khăn. Đó là lý do vì sao dịch vụ thành lập công ty trọn gói ra đời và trở thành giải pháp thông minh cho doanh nghiệp mới. Lạc Việt được biết đến là một trong những đơn vị tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập tại khu vực TP HCM và các tỉnh thành khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về dịch vụ này trong bài viết dưới đây.

Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Hiện nay, không ít tranh chấp phát sinh liên quan đến việc khi cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần do hai bên đã thỏa thuận tại hợp đồng mua bán/chuyển nhượng nhưng công ty không thực hiện. Vậy thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán của công ty có hiệu lực không?

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Bạn đã từng mơ ước về việc sở hữu một công ty riêng hay muốn biến ước mơ đó trở thành hiện thực? Nếu câu trả lời là có, thì việc thành lập một công ty là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bắt đầu hành trình kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, thủ tục thành lập công ty có thể khá phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong bài viết này, Tư Vấn Quang Minh sẽ hướng dẫn các bạn về quy trình và hồ sơ cần thiết để thành lập một công ty tại Việt Nam.