Hướng dẫn chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tư nhân

Hộ kinh doanh có thể chuyển thành các loại hình doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp tư nhân là loại hình có đặc điểm gần giống với hộ kinh doanh. Quá trình chuyển chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tư nhân cũng không quá phức tạp.


Thủ tục chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ Điều 21, 27 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tư nhân được thực hiện như sau:

1. Chuẩn bị hồ sơ

- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế;

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân (Theo Phụ lục I-1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

- Bản sao giấy tờ pháp lý (CCCD/CMND/Hộ chiếu) của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

2. Nơi nộp hồ sơ

Chủ hộ kinh doanh thực hiện việc đăng ký chuyển đổi tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính theo 02 cách:

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Cách 2: Đăng ký qua mạng tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh (đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phải đăng ký qua mạng).

3. Thời hạn giải quyết

03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

4. Lệ phí

Miễn lệ phí

Xem chi tiết: Năm 2021, chuyển hộ kinh doanh thành công ty cổ phần thế nào?

chuyen ho kinh doanh thanh doanh nghiep tu nhanHộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp tư nhân (Ảnh minh hoạ)

Kết quả sau khi chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp tư nhân

- Về tư cách pháp lý của hộ kinh doanh: Sau khi DNTN được thành lập, hộ kinh doanh bị chấm dứt tư cách hoạt động. Phòng Đăng ký kinh doanh gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở để thực hiện chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh.

Các con dấu, giấy tờ pháp lý liên quan đến hộ kinh doanh không còn giá trị pháp lý.

- Về mã số thuế: DNTN chuyển đổi từ hộ kinh doanh được cấp mới mã số doanh nghiệp theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số thuế của hộ kinh doanh chấm dứt hiệu lực (bao gồm toàn bộ mã số thuế 10 số của hộ kinh doanh và các mã số thuế 13 số địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh trên toàn quốc); mã số thuế của hộ kinh doanh khi chấm dứt hiệu lực vẫn được tiếp tục sử dụng làm mã số thuế cá nhân của người đại diện hộ kinh doanh (theo Công văn 786/TCT-KK).

- Về chủ DNTN mới: Theo khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân chỉ có duy nhất một cá nhân làm chủ. Như vậy chủ hộ kinh doanh sẽ trở thành trở thành chủ DNTN.

Lưu ý: Khoản 3 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định, chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Bên cạnh đó, chủ DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Đối với việc điều hành và quản lý công ty, chủ DNTN có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý hoạt động công ty

Như vậy, chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tư nhân tương tự như thủ tục thành lập mới. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> 3 điểm lưu ý khi chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Giám đốc công ty đổi sang Căn cước gắn chip, phải làm gì?

Giám đốc công ty đổi sang Căn cước gắn chip, phải làm gì?

Giám đốc công ty đổi sang Căn cước gắn chip, phải làm gì?

Việc cấp đổi sang CCCD gắn chíp dẫn đến sự thay đổi số giấy tờ pháp lý của cá nhân. Đối với người quản lý doanh nghiệp như Giám đốc, trường hợp giấy tờ của họ đổi sang CCCD gắn chíp sẽ dẫn đến sự không đồng bộ về thông tin trong các văn bản, tài liệu của doanh nghiệp.