Chứng thư số là gì? Khác gì chữ ký số?

Chứng thư số là một khái niệm quen thuộc đối với các tổ chức, cá nhân có sử dụng chữ ký số. Vậy cụ thể, chứng thư số là gì? Khác gì chữ ký số?

1. Chứng thư số là gì? Gồm những nội dung nào?

Chứng thư số là gì? Gồm những nội dung nào?
Chứng thư số là gì? Gồm những nội dung nào? (Ảnh minh hoạ)

Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, chứng thư số được hiểu là một dạng chứng thư điện tử được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm mục đích cung cấp thông tin về định danh cho khoá công khai của một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, từ đó có thể xác nhận được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là người ký chữ ký số thông qua việc sử dụng khóa bí mật tương ứng.

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 130/2018/NĐ-CP thì chứng thư số gồm có các nội dung sau đây:

- Tên của tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.

- Tên thuê bao.

- Số hiệu của chứng thư số.

- Thời hạn của chứng thư số.

- Chữ ký số của tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.

- Khoá công khai của thuê bao.

- Thuật toán mật mã.

- Các hạn chế liên quan đến trách nhiệm pháp lý của tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.

- Các hạn chế về mục đích và phạm vi sử dụng của chứng thư số.

- Các nội dung khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. 3 lưu ý cần biết về chứng thư số

2.1. Lưu ý về khái niệm liên quan đến chứng thư số

Hiện nay, có 03 khái niệm liên quan đến chứng thư số cần biết, cụ thể:

- Chứng thư số có hiệu lực: Là chứng thư số còn thời hạn sử dụng và không bị tạm dừng hay bị thu hồi.

- Chứng thư số công cộng: Là chứng thư số được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.

- Chứng thư số nước ngoài: Là chứng thư số được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài.

2.2. Định dạng của chứng thư số

Theo Điều 10 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, khi cấp chứng thư số thì các tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về đảm bảo an toàn chữ ký số chuyên dụng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng cho cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng phải tuân thủ quy định định dạng chứng thư số theo quy chế chứng thực của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia.

2.3. Quyền cấp chứng thư số:

Theo Điều 6 Nghị định 130/2018/NĐ-CP, tất cả cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước hoặc người có thẩm quyền của cơ quan tổ chức đều có quyền được cấp chứng thư số. Tuy nhiên, đối với chứng thư số được cấp cho chức danh nhà nước hoặc cấp cho người có thẩm quyền của cơ quan và tổ chức thì cần phải nêu rõ chức danh và tên cơ quan, tổ chức của người đó.

Việc cấp chứng thư số này phải căn cứ theo các tài liệu sau đây:

- Văn bản của cơ quan, tổ chức về việc đề nghị cấp chứng thư số cho cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền, chức danh nhà nước.

- Quyết định thành lập, quyết định quy định nhiệm vụ, quyền hạn/Văn bản xác nhận chức danh của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước đó (bản sao).

3. Chứng thư số có gì khác chữ ký số?

Chứng thư số có gì khác chữ ký số?
Chứng thư số có gì khác chữ ký số? (Ảnh minh hoạ)

Chứng thư số và chữ ký số đều được sử dụng trong môi trường điện tử và người sử dụng đều có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Chứng thư số và chữ ký số có những điểm khác nhau như sau:

Tiêu chí so sánh

Chứng thư số

Chữ ký số

Bản chất

Là chứng thư điện tử.

Là chữ ký điện tử.

Mục đích sử dụng

- Cung cấp các thông tin về định danh, từ đó có thể xác nhận cơ quan, tổ chức và cá nhân là người ký chữ ký số.

- Chứng nhận chữ ký số được tạo ra theo đúng quy định pháp luật.

- Đảm bảo cho sự toàn vẹn về thông điệp dữ liệu.

- Dùng thay thế cho chữ ký tay của cá nhân hoặc con dấu của tổ chức.

Cấu tạo

- Khoá công khai.

- Thông tin người sử dụng.

Gồm có một cặp khoá thuộc hệ thống mật mã không đối xứng, cụ thể là:

- Khoá công khai: Để thực hiện thẩm định và kiểm tra chữ ký số, xác thực người sử dụng.

- Khoá bí mật: Để tạo ra chữ ký số, được lưu trữ tại một thiết bị phần cứng chuyên dùng như USB Token, Smartcard.

Nội dung

Gồm có 10 nội dung theo quy định tại Điều 5 Nghị định 130/2018/NĐ-CP.

Gồm có: Khoá công khai; khóa bí mật và chuỗi thông tin được mã hoá.

Mối liên hệ

- Doanh nghiệp muốn tạo ra chữ ký số thì phải cần có chứng thư số trước.

- Chữ ký số được tạo ra trong khi chứng thư số còn hiệu lực, có thể kiểm tra bằng khoá công khai.

- Dùng để xác nhận người ký: Chứng thư số là cơ sở để đối tác xác nhận việc ký số đúng hay không thì chữ ký số có vai trò trong việc xác nhận thông tin của văn bản.

Trên đây là những thông tin về vấn đề Chứng thư số là gì? Khác gì chữ ký số?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?