Chủ tịch công ty có thể kiêm Tổng giám đốc không?

Các công ty có quy mô lớn thường có cả hai chức danh lãnh đạo là chủ tịch và tổng giám đốc để cùng quản lý công ty. Vậy một người có thể là chủ tịch công ty kiêm tổng giám đốc để điều hành mọi hoạt động của công ty được không?


Một người có được vừa là Chủ tịch, vừa là Tổng giám đốc không?

Mỗi loại hình công ty đều có mô hình và cơ cấu tổ chức khác nhau, để biết chủ tịch công ty có được kiêm giám đốc/tổng giám đốc hay không thì cần phải xét từng loại hình doanh nghiệp, cụ thể như sau:

- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty (Khoản 1 Điều 56 Luật Doanh nghiệp 2020).

- Công ty TNHH 1 thành viên: Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác (Khoản 1 Điều 82 Luật Doanh nghiệp 2020).

- Doanh nghiệp nhà nước: Chủ tịch công ty được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (Khoản 5 Điều 99 Luật Doanh nghiệp 2020).

- Công ty cổ phần: Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty đại chúng và công ty cổ phần quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (Khoản 2 Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020). Như vậy, Chủ tịch Hội đồng quản trị không phải là công ty đại chúng và không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020.

- Công ty hợp danh: Hội đồng thành viên bao gồm tất cả thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác (Khoản 1 Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020).

Nếu công ty không có quy định khác, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty hợp danh hoàn toàn có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

- Doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân là chức danh duy nhất trong công ty.

Như vậy, đối với các loại hình công ty, hầu hết trong các trường hợp, chủ tịch có thể kiêm giám đốc hoặc tổng giám đốc.

Xem chi tiết: Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc: Ai đứng đầu công ty?

chu tich co the kiem tong giam doc khongMột người có thể vừa là chủ tịch, vừa là giám đốc? (Ảnh minh hoạ)

Những trường hợp Chủ tịch công ty không được kiêm Tổng giám đốc

Bên cạnh đó, có một số trường hợp dưới đây chủ tịch công ty không được kiêm giám đốc/tổng giám đốc.

1. Doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 50% cổ phần

Theo khoản 5 Điều 99 Luật Doanh nghiệp 2020, trường hợp Chủ tịch công ty cổ phần quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Theo điểm b khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 đây là loại hình doanh nghiệp Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết bao gồm:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

2. Công ty đại chúng

Theo khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán, công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây:

- Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ;

- Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.

Khoản 2 Điều 275 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc) của 01 công ty đại chúng.

Như vậy, không phải tất cả mọi trường hợp chủ tịch công ty đều có thể kiêm tổng giám đốc. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> CEO - Anh ta là ai?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Đầu tư vào khu công nghệ cao là một lĩnh vực đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe theo quy định pháp luật. Vậy, nhà đầu tư dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao phải đáp ứng điều kiện gì?

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất đã trở thành giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm. Cùng tham khảo hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại bài viết dưới đây.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải đăng ký số điện thoại không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải đăng ký số điện thoại không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải đăng ký số điện thoại không?

Số điện thoại hay thư điện tử cũng được coi là những thông tin quan trọng của doanh nghiệp, giúp khách hàng, đối tác thuận tiện trong việc liên lạc, trao đổi thông tin. Vậy hiện nay doanh nghiệp có bắt buộc phải đăng ký số điện thoại với cơ quan đăng ký kinh doanh hay không?