8 chính sách hỗ trợ Hợp tác xã và thủ tục đăng ký hưởng theo Nghị định 113/2024/NĐ-CP

 Ngày 12/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 113/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã. Trong đó nêu rõ 08 chính sách hỗ trợ hợp tác xã. Vậy cụ thể như thế nào? Cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.

1. 8 chính sách hỗ trợ mới từ ngân sách nhà nước

1.1  Chính sách hỗ trợ thông tin

- Đối tượng hưởng hỗ trợ: tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Nội dung hỗ trợ:
  • Thông tin được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về hợp tác xã.
  • Được cung cấp thông tin về chính sách hỗ trợ trên Cổng thông tin quốc gia về hợp tác xã;
  • Cổng thông tin quốc gia về hợp tác xã được tích hợp dữ liệu từ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu liên quan của các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (UBND tỉnh).
- Kinh phí hỗ trợ: Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện.

(Căn cứ tại Điều 8 Nghị định số 113/2024/NĐ-CP).

1.2 Chính sách hỗ trợ xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ tư vấn

- Đối tượng hưởng hỗ trợ: 
  • Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  • Cá nhân, tổ chức tham gia tư vấn cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Nội dung hỗ trợ:
  • Hỗ trợ xây dựng và tăng cường năng lực cho mạng lưới cung cấp dịch vụ tư vấn.
  • Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tiếp cận mạng lưới tư vấn viên để được hỗ trợ sử dụng dịch vụ tư vấn về nhân sự, tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất - kinh doanh.
- Kinh phí hỗ trợ: hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện đối với nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định số 113/2024/NĐ-CP.

(Căn cứ tại Điều 9 Nghị định số 113/2024/NĐ-CP).

1.3 Chính sách hỗ trợ nhân rộng mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động hiệu quả

- Đối tượng hưởng hỗ trợ: 
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động hiệu quả theo tiêu chí được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có nhu cầu học tập kinh nghiệm từ các mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động hiệu quả.
Nội dung hỗ trợ: hỗ trợ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có nhu cầu học tập từ mô hình hiệu quả bao gồm: tổ chức hội nghị, hội thảo phổ biến kinh nghiệm; tham quan, khảo sát; tư vấn, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Kinh phí hỗ trợ: hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện

(Căn cứ tại Điều 10 Nghị định số 113/2024/NĐ-CP).

1.4 Chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

- Đối tượng hưởng hỗ trợ: tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Nội dung hỗ trợ:
  • Tư vấn giải pháp chuyển đổi số đối với quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ và chuyển đổi mô hình kinh doanh;
  • Thuê, mua giải pháp chuyển đổi số để tự động hóa, nâng cao hiệu quả quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chuyển đổi mô hình kinh doanh;
  • Tư vấn xác lập quyền sở hữu trí tuệ; tư vấn quản lý và phát triển sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; tư vấn chuyển giao công nghệ;
  • Nhà nước phát triển một số phần mềm, ứng dụng phục vụ cho sản xuất, kinh doanh để các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dùng chung và không thu tiền;
  • Xây dựng trang thông tin điện tử cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và kết nối với Hệ thống thông tin quốc gia về hợp tác xã.
- Kinh phí hỗ trợ: hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện

(Căn cứ tại Điều 11 Nghị định số 113/2024/NĐ-CP).

1.5 Chính sách hỗ trợ tiếp cận và nghiên cứu thị trường

- Đối tượng hưởng hỗ trợ: tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Nội dung hỗ trợ:
  • Được cung cấp thông tin về pháp lý, kinh tế; khảo sát và nghiên cứu thị trường; thông tin dự báo, cảnh báo các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trên Cổng thông tin quốc gia.
  • Hỗ trợ kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm, diễn đàn và hoạt động xúc tiến thương mại của bộ, ngành, địa phương tổ chức trong và ngoài nước;
  • Hỗ trợ kinh phí xây dựng chứng nhận chất lượng, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, truy xuất nguồn gốc;
  • Hỗ trợ kinh phí áp dụng và chứng nhận các tiêu chuẩn để phát triển thị trường cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có hợp đồng liên kết hình thành vùng nguyên liệu, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm;
  • Hỗ trợ chi phí thuê địa điểm và vận hành các điểm giới thiệu, bán sản phẩm tại các địa phương;
  • Hỗ trợ kinh phí xây dựng, triển khai, tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử;
  • Ưu tiên, hỗ trợ kinh phí tham gia chương trình sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ có nguồn gốc địa phương, có đặc trưng về giá trị kinh tế, văn hóa, lợi thế của địa phương.
- Kinh phí hỗ trợ:
  • Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm trong nước; kinh phí thuê địa điểm và vận hành một số điểm giới thiệu, bán sản phẩm của các tổ chức kinh tế tập thể;
  • Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm tại nước ngoài; tổ chức diễn đàn kinh tế tập thể; hỗ trợ việc đăng ký chứng nhận chất lượng, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa; xây dựng và triển khai sàn giao dịch thương mại điện tử;

(Căn cứ tại Điều 12 Nghị định  số 113/2024/NĐ-CP).

1.6 Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trang thiết bị

Đối tượng hưởng hỗ trợ: tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Nội dung hỗ trợ: đầu tư kết cấu hạ tầng, trang thiết bị cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhằm phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, hình thành chuỗi sản xuất, cung cấp dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Mức hỗ trợ: Vốn đầu tư công hỗ trợ tối đa 100% tổng mức đầu tư của dự án

(Căn cứ tại Điều 13 Nghị định  số 113/2024/NĐ-CP).

1.7 Chính sách hỗ trợ tư vấn tài chính và đánh giá rủi ro

- Đối tượng hưởng hỗ trợ: 
  • Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  • Tổ chức đại diện của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; hệ thống Liên minh hợp tác xã Việt Nam.
- Nội dung hỗ trợ:
  • Hỗ trợ phần chi phí kiểm toán mà hợp tác xã đã thực hiện thuê tổ chức kiểm toán độc lập.
  • Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho tổ chức đại diện của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hệ thống Liên minh hợp tác xã Việt Nam trong việc thực hiện: đánh giá rủi ro, tư vấn tài chính; tư vấn kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thông qua đề án, chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Kinh phí hỗ trợ: hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện

(Căn cứ tại Điều 15 Nghị định số 113/2024/NĐ-CP).

1.8 Chính sách hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp

- Đối tượng hưởng hỗ trợ: tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Nội dung hỗ trợ: Các đơn vị này không chỉ được hưởng các chính sách hỗ trợ được quy định tại Điều 7,8,9,10,11,12,13,14 và 15 Nghị định số 113/2024/NĐ-CP, mà còn nhận thêm các hỗ trợ đặc biệt như sau:
  • Hỗ trợ chuyển đổi sang sản xuất bền vững, hỗ trợ  vốn, giống, trang thiết bị ứng dụng khoa học và công nghệ.
  • Hỗ trợ kết cấu hạ tầng vùng nguyên liệu: Các tổ hợp tác, hợp tác xã sẽ nhận được sự hỗ trợ về chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng khi họ nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc thuê đất để xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất tập trung.
  • Cơ sở hạ tầng được hỗ trợ bao gồm các công trình thủy lợi, giao thông nội đồng, và công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp tập trung như hệ thống tưới tiết kiệm, đường nội đồng, và các công trình xử lý nước thải, đường giao thông, hệ thống chuồng trại chăn nuôi.
  • Đối với nuôi trồng thủy, hải sản, các tổ chức này sẽ được hỗ trợ hệ thống cấp thoát nước, đê bao, phao tiêu, đèn báo ranh giới, và các hệ thống phục vụ sản xuất thủy sản tập trung.

- Kinh phí hỗ trợ: Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, mức hỗ trợ, quy trình thực hiện dự án đầu tư công, phương thức hỗ trợ và cơ chế quản lý sau đầu tư đối với dự án hỗ trợ công trình kết cấu hạ tầng tại điểm b khoản 2 Điều 16 Nghị định số 113/2024/NĐ-CP thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 13 Nghị định 113/2024/NĐ-CP.
(Căn cứ tại Điều 16 Nghị định số 113/2024/NĐ-CP).
8 chính sách hỗ trợ Hợp tác xã và thủ tục đăng ký hưởng theo Nghị định 113/2024/NĐ-CP
(ảnh minh họa)

2. Thủ tục đăng ký hưởng chính sách

Để nhận được hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 113/2024/NĐ-CP, các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, và Liên hiệp Hợp tác xã cần tuân thủ quy trình thực hiện sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ, bao gồm các giấy tờ sau:

- Đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ (mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 113/2024/NĐ-CP).

- Bản sao tài liệu, giấy tờ liên quan, phù hợp với các nội dung được quy định tại điểm b, c khoản 1; điểm a, c khoản 2; khoản 3 Điều 6 Nghị định số 113/2024/NĐ-CP.

- Đối với hỗ trợ đầu tư: Cần có biên bản họp của Tổ hợp tác và Nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc Nghị quyết của Đại hội thành viên.

Bước 2: Nộp hồ sơ

- Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nộp hồ sơ bằng một trong hai hình thức:

Nộp trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp xã (UBND xã) nơi tổ hợp tác có địa chỉ giao dịch, nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đặt trụ sở chính.

- Nộp qua môi trường điện tử.

Bước 3:  Thẩm định và xét duyệt

UBND xã thực hiện gồm các nội dung:

- Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận hồ sơ, UBND xã sẽ thông báo kết quả tiếp nhận hồ sơ.

- Trước ngày 31/5 hằng năm, UBND xã tổng hợp nhu cầu hỗ trợ và gửi đến UBND huyện để xem xét.

UBND huyện thực hiện các nội dung sau:

- UBND huyện tổng hợp nhu cầu từ cấp xã và báo cáo UBND tỉnh trước ngày 30/6 hằng  năm.

- Nếu có khả năng, UBND huyện sẽ trực tiếp thực hiện hỗ trợ theo thẩm quyền.

Bước 4: Lập phê duyệt đầu tư: Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt và bàn giao dự án hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước. Hồ sơ thủ được thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 17 Nghị định 13/2024/NĐ-CP.

Bước 5: Dự toán và thanh toán: Việc lập dự toán, thanh toán và quyết toán kinh phí hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Bước 6: Kiểm tra, trách nhiệm: Tổ hợp tác, Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ. Nếu phát hiện thông tin không trung thực, việc hỗ trợ sẽ bị dừng và xử lý theo quy định.

Quy trình trên đảm bảo việc Tổ hợp tác, Hợp tác xã, và Liên hiệp Hợp tác xã thực hiện đúng thủ tục để được chính sách hỗ trợ hợp tác xã từ ngân sách nhà nước, đồng thời yêu cầu tuân thủ thủ tục đăng ký hưởng, trong việc triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể.

Trên đây bài 08 chính sách hỗ trợ Hợp tác xã và thủ tục đăng ký hưởng theo Nghị định 113/2024/NĐ-CP.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục đăng ký tổ hợp tác từ ngày 18/7/2024

Ngày 18/7/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2024/NĐ-CP về đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, trong đó đã quy định cụ thể về trình tự, thủ tục đăng ký tổ hợp tác.