Chi phí thành lập công ty bao nhiêu? Nộp những khoản nào?

Nhiều cá nhân, tổ chức có ý định mở công ty nhưng băn khoăn không biết phải chi những khoản nào. Chi phí thành lập công ty bao gồm các khoản nhỏ sẽ được LuatVietnam cập nhật chi tiết dưới đây.


Chi phí thành lập công ty

Công việc

Chi phí

Cơ quan/tổ chức thu

Đăng ký thành lập doanh nghiệp

- 50.000 đồng;

- Miễn lệ phí đối với doanh nghiệp đăng ký thành lập qua mạng điện tử

(theo Thông tư 47/2019/TT-BTC).

Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

100.000 đồng

(theo Thông tư 47/2019/TT-BTC).

Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Khắc mẫu con dấu

(Bao gồm: Dấu công ty, dấu chức danh)

Từ 200.000 - 500.000 đồng
(tuỳ thuộc vào giá của từng đơn vị).

Các đơn vị khắc dấu.

Lệ phí môn bài

Miễn lệ phí

(theo điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP).

Mở tài khoản ngân hàng

Lưu ý: Doanh nghiệp không mất chi phí mở tài khoản nhưng phải mất chi phí ký quỹ

01 triệu đồng

(mức này có thể chênh lệch do chính sách của các ngân hàng).

Các tổ chức ngân hàng.

Mua hoá đơn điện tử

Khoảng 850.000 đồng/300 hoá đơn.

Các đơn vị cung cấp hoá đơn điện tử.

Mua chữ ký số

Khoảng từ 02 - 03 triệu đồng/01 năm

(tuỳ thuộc vào giá của đơn vị cung cấp và thời gian sử dụng).

Các đơn vị cũng cấp dịch vụ chữ ký số.

Phí làm biển hiệu

Từ 200.000 - 300.000 đồng.

Các đơn vị khắc dấu.

Lưu ý: Đây là chi phí khi doanh nghiệp tự thực hiện toàn bộ các công việc trên. Doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ của các đơn vị có chuyên môn về thành lập doanh nghiệp để tiết kiệm thời gian và chi phí hơn.

Chi phí thành lập công ty (Ảnh minh hoạ)

Quy trình thành lập công ty với 5 bước đơn giản

Thành lập công ty là bước đầu tiền đặt nền móng cho việc kinh doanh cũng như phát triển, mở rộng sau này. Hiện nay, chỉ với 05 bước đơn giản là có thể thành lập công ty mới, bao gồm:

Bước 1: Chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp

Căn cứ vào quy mô và số lượng tham gia thành lập và hoạt động công ty, cá nhân, tổ chức sẽ lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.

Để có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp dễ dàng hơn, cần phải biết rõ ưu, nhược điểm của từng loại hình tại đây.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

Loại hình công ty

Hồ sơ

Công ty cổ phần

Link

Công ty TNHH 1 thành viên

Link

Lập công ty TNHH 2 thành viên

Link

Công ty hợp danh

Link

Doanh nghiệp tư nhân

Link

Bước 3: Tiến hành khắc dấu

Căn cứ khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu. Từ 01/01/2020, doanh nghiệp sẽ không phải tiến hành thủ tục thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 4: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Theo khoản 1 Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì người đại diện theo pháp luật phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và nộp phí theo quy định của pháp luật.

Bước 5: Hoàn thiện các công việc khác

Để hoàn thiện thủ tục thành lập và đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động hợp pháp cần phải thực hiện một số thủ tục như: Mua hoá đơn và phát hành hoá đơn điện tử; Mở tài khoản ngân hàng...

Ngoài ra, doanh nghiệp phải treo biển tại trụ sở chính công ty.

Tóm lại, chi phí thành lập công ty không quá lớn nhưng phải thực hiện nhiều thủ tục. Cá nhân, tổ chức nên sử dụng dịch vụ của các đơn vị có chuyên môn về thành lập doanh nghiệp để tránh sai sót trong thủ tục và tiết kiệm chi phí hơn.

Nếu có vướng mắc khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Thủ tục thành lập công ty cổ phần chỉ với 3 bước (mới nhất)

>> Thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên mới nhất

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục thành lập khu công nghệ cao [mới nhất]

Việc thành lập khu công nghệ cao không chỉ đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghệ, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập khu công nghệ cao.