Cách kiểm tra hộ kinh doanh có trùng tên hay không?

Tên hộ kinh doanh có cấu trúc đơn giản hơn tên doanh nghiệp. Nhưng vì thế mà tên của hộ kinh doanh rất dễ bị trùng. Vì vậy, trước khi đăng ký cá nhân nên kiểm tra trùng tên hộ kinh doanh để lựa chọn được tên phù hợp.


Cách đặt tên hộ kinh doanh

Khoản 1 Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đặt tên hộ kinh doanh như sau:

"1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

a) Cụm từ “Hộ kinh doanh”;

b) Tên riêng của hộ kinh doanh.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu."

Theo đó, tên hộ kinh doanh bắt buộc phải có cụm từ Hộ kinh doanh. Tên riêng của hộ kinh doanh có thể được thể hiện bằng Tiếng Anh.

Lưu ý: Khi kê khai trong Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, người kê khai phải ghi đầy đủ tên của hộ kinh doanh bao gồm 02 thành tố như trên.

Theo khoản 2 Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, tên hộ kinh doanh có các dấu hiệu, từ ngữ sau đây được coi là không hợp lệ:

- Có sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh;

- Sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh;

- Đặt tên riêng hộ kinh doanh trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.

Như vậy, trường hợp hộ kinh doanh đăng ký trùng tên là trường hợp mà tên của hộ kinh doanh đó trùng với phần tên riêng của một hộ kinh doanh khác đã được đăng ký trong phạm vi cấp quận/huyện.

Xem chi tiết: Cần bao nhiêu vốn để thành lập hộ kinh doanh cá thể?

kiem tra trung ten ho kinh doanhCách kiểm tra tên hộ kinh doanh có bị trùng? (Ảnh minh hoạ)

Cách kiểm tra tên hộ kinh doanh có bị trùng hay không?

Trước khi kê khai hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh (có thể đồng thời là người kê khai hồ sơ) phải lựa chọn tên hộ kinh doanh phù hợp và không được trùng với tên các hộ kinh doanh khác đã đăng ký trong phạm vi quận/huyện.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có một công cụ nào hỗ trợ người dân kiểm tra tên hộ kinh doanh trước khi đăng ký. Vì vậy, hộ kinh doanh bắt buộc phải tiến hành tra cứu theo một số cách mà mức độ chính xác không được tuyệt đối, cụ thể:

1. Kiểm tra thủ công

Đây là cách mà hộ kinh doanh có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm là các website để tìm hiểu những thông tin cơ bản của một cơ sở kinh doanh, trong đó có tên của hộ kinh doanh

Tên hộ kinh doanh thường được sử dụng giống như tên gọi, tên thương hiệu của cơ sở kinh doanh đó.  Thông tin hiển thị của hộ kinh doanh bao gồm cả địa chỉ của hộ kinh doanh đó.

Vì vậy thông qua các công cụ tìm kiếm (website, mạng xã hội…), chủ hộ kinh doanh có thể biết được trong phạm vi quận/huyện của mình đã tồn tại tên hộ kinh doanh này hay chưa?

2. Kiểm tra thông qua chuyển viên giải quyết hồ sơ

Hộ kinh doanh do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện quản lý, cụ thể là Phòng Tài chính - Kế Hoạch thuộc UBND cấp huyện.

Hộ kinh doanh có thể kiểm tra tên dự định đăng ký thông qua cơ quan này. Tuy nhiên, việc kiểm tra này không phải là một thủ tục hành chính.

Vì vậy, người thành lập hộ kinh doanh không cần phải nộp các loại hồ sơ, tài liệu mà phải liên hệ trực tiếp với chuyên viên Bộ phận một cửa UBND cấp huyện hoặc chuyên viên Phòng Tài chính - Kế Hoạch để tra cứu thông tin.

Như vậy, người thành lập hộ kinh doanh có thể sử dụng bằng một trong hai cách trên hoặc kết hợp cả hai cách để kiểm tra tên của hộ kinh doanh có bị trùng hay không.

Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Hướng dẫn thủ tục thành lập kinh doanh hộ cá thể mới nhất

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?

Thông tư 01/2021: Thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp có gì mới?

Thông tư 01/2021: Thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp có gì mới?

Thông tư 01/2021: Thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp có gì mới?

Thông báo tài khoản ngân hàng là một trong những công việc mà doanh nghiệp sẽ tiến hành sau khi thành lập. Tài khoản ngân hàng là căn cứ để nhà nước quản lý doanh nghiệp về thuế, vậy mở tài khoản ngân hàng có cần phải thông báo không?