Cách đặt tên viết tắt công ty - 4 nguyên tắc vàng cần lưu ý

Tên của doanh nghiệp không chỉ cần hay, ý nghĩa mà còn phải đảm bảo các quy định của pháp luật. Việc đặt tên cho công ty là cả một nghệ thuật, vậy đặt tên viết tắt công ty cần lưu ý gì?

Doanh nghiệp không bắt buộc phải có tên viết tắt

Tên doanh nghiệp gồm có tên tiếng Việt, tên bằng tiếng nước ngoài (nếu có) và tên viết tắt (nếu có).

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm 2 thành tố bắt buộc là loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp:

Tên doanh nghiệp

=

Loại hình doanh nghiệp

+

Tên riêng


Loại hình doanh nghiệp đứng trước tên riêng doanh nghiệp, cụ thể:

- “Công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

- “Công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần;

- “Công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh;

- “Doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

Còn tên riêng của doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp tự đặt được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Theo đó, mỗi công ty chỉ bắt buộc có tên tiếng Việt đáp ứng yêu cầu, tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt có thể có hoặc không, tùy thuộc vào nhu cầu của chủ doanh nghiệp (Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 mới nhất). 

Viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên tiếng nước ngoài


Cách đặt tên viết tắt công ty - 4 nguyên tắc vàng cần lưu ý (Ảnh minh họa)

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Tên viết tắt doanh nghiệp sẽ được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài của công ty (theo khoản 3 Điều 39 Luật Doanh nghiệp).

Không được trùng với tên viết tắt công ty khác

Một trong những điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp là đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Cụ thể, các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn, trong đó có:

- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên

- Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

- Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký…

Thêm vào đó, khoản 2 Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định, tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.

Như vậy, không được đặt trùng tên viết tắt với doanh nghiệp đã đăng ký, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Tên viết tắt phải có tên loại hình doanh nghiệp

Thường tên viết tắt được lấy từ tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp, một số trường hợp thắc mắc có bắt buộc phải có đuôi JSC hay CO.,LTD không?

JSC là viết tăt dùng cho loại hình công ty cổ phần, CO.,LTD là dùng cho loại hình công ty TNHH một thành viên và hai thành viên trở lên.

Theo đó, khi đặt tên viết tắt công ty bắt buộc phải có tên loại hình doanh nghiệp như đối với tên tiếng Việt.

>> Cách đặt tên công ty sao cho đúng luật

Hậu Nguyễn

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục thành lập khu công nghệ cao [mới nhất]

Việc thành lập khu công nghệ cao không chỉ đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghệ, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập khu công nghệ cao.