Các ngành nghề kinh doanh phải ký quỹ mới nhất

Ký quỹ là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, theo đó một số ngành nghề kinh doanh phải ký quỹ tại ngân hàng trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh.

Ký quỹ là gì? Tại sao doanh nghiệp phải ký quỹ?


Các ngành nghề kinh doanh phải ký quỹ mới nhất (Ảnh minh họa)

Theo Điều 330 Bộ luật Dân sự 2015, ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

Như vậy, có thể hiểu, ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ phải gửi một khoản tiền hoặc tài sản, giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa của một ngân hàng.

Trường hợp mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.

Ký quỹ là một trong những biện pháp bảo đảm, tài sản ký quỹ không được giao cho bên có quyền giữ mà gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng. Việc thanh toán cho bên có quyền chỉ xảy ra khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết.

Hiện nay, có nhiều ngành nghề kinh doanh yêu cầu phải ký quỹ, số tiền ký quỹ và điều kiện ký quỹ được quy định trong văn bản cụ thể.

Mục đích của việc ký quỹ là nhằm đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với những người có liên quan và trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ.

Các ngành nghề kinh doanh phải ký qu

Stt

Ngành nghề

Mức ký quỹ

Cơ sở pháp lý

1

Kinh doanh lữ hành nội địa

100 triệu đồng

điểm b khoản 1 Điều 31 Luật Du lịch 2017

khoản 1 Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP

2

Kinh doanh lữ hành quốc tế (chỉ đón khách nước ngoài)

250 triệu đồng

điểm b khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch 2017

điểm a khoản 2 Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP

3

Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách Du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách Du lịch ra nước ngoài

500 triệu đồng

điểm b khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch 2017

điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP

4

Kinh doanh dịch vụ việc làm

300 triệu đồng

khoản 2 Điều 10 Nghị định 52/2014/NĐ-CP

5

Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động

2 tỷ đồng

khoản 2 Điều 5 Nghị định 29/2019/NĐ-CP

6

Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động ở nước ngoài

1 tỷ đồng

khoản 1 Điều 5 Nghị định 126/2007/NĐ-CP

7

Dịch vụ kiểm toán

5 tỷ đồng

khoản 1 Điều 5, điểm e khoản 1 Điều 11 Nghị định 17/2012/NĐ-CP

8

Cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công nghiệp

5 tỷ đồng

điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định 130/2018/NĐ-CP

9

Bán hàng đa cấp

tương đương 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 10 tỷ đồng

khoản 2 Điều 50 Nghị định 40/2018/NĐ-CP

10

Sản xuất phim

200 triệu đồng

Điều 3 Nghị định 142/2018/NĐ-CP


>> 23 ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự

Hậu Nguyễn

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục thành lập khu công nghệ cao [mới nhất]

Việc thành lập khu công nghệ cao không chỉ đóng vai trò trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghệ, mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập khu công nghệ cao.