Các loại thuế mà doanh nghiệp nước ngoài phải nộp

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam cũng có nghĩa vụ thuế như doanh nghiệp trong nước. Cụ thể, các loại thuế mà doanh nghiệp nước ngoài phải nộp gồm:

1. Lệ phí môn bài

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, mức thu lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp như sau:

Stt

Đối tượng

Mức thu

1

Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng

03 triệu đồng/năm

2

Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống

02 triệu đồng/năm

3

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác

01 triệu đồng/năm

Xem thêm...

2. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định, doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam là người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Do đó, thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong một trong các loại thuế doanh nghiệp nước ngoài phải nộp.

Theo Điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC, căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.

Thuế TNDN phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN

Trường hợp doanh nghiệp có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế TNDN được tính theo công thức:

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) ) x Thuế suất thuế TNDN

Trong đó,

1) Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.

2) Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu - Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác

3) Thuế suất thuế TNDN

- Mức thuế suất 20%: Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

- Mức thuế suất từ 32% - 50%: Áp dụng cho những doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.

- Mức thuế suất 50%: Áp dụng đối với các doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm như: bạch kim, vàng, bạc, thiếc…

cac loai thue ma doanh nghiep nuoc ngoai phai nop
Các loại thuế mà doanh nghiệp nước ngoài phải nộp (Ảnh minh họa)

3. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng.

Thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp phải nộp được tính theo phương pháp mà doanh nghiệp lựa chọn ban đầu.

- Phương pháp khấu trừ thuế

Thuế GTGT phải nộp = (Giá tính thuế hàng hóa, dịch vụ bán ra x Thuế suất thuế GTGT) - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Tùy theo đối tượng hàng hóa, dịch vụ mà mức thuế suất thuế GTGT khác nhau: 0%, 5%, 10%.

- Phương pháp tính trực tiếp

Căn cứ tính thuế là doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu.

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế Giá trị gia tăng x Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu

4. Thuế xuất, nhập khẩu (XNK)

Trường hợp mặt hàng áp dụng thuế theo %

Thuế XNK phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XNK x Giá tính thuế x Thuế suất

Trường hợp mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối

Thuế XNK phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XNK x Mức thuế tuyệt đối x Tỷ giá tính thuế

5. Thuế tài nguyên

Đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế

Thuế tài nguyên phải nộp = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Giá tính thuế x Thuế suất

Xem thêm: Hướng dẫn cách tính thuế tài nguyên

6. Thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường phải nộp = Số lượng hàng hóa chịu thuế x Mức thuế tuyệt đối trên đơn vị hàng hóa

Xem chi tiết tại: Hướng dẫn tính thuế tiêu thụ đặc biệt

7. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt x Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

Trên đây là thông tin sơ bộ về các loại thuế mà doanh nghiệp nước ngoài phải nộp, nếu có vướng mắc liên quan, bạn đọc có thể liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Giám đốc công ty đổi sang Căn cước gắn chip, phải làm gì?

Giám đốc công ty đổi sang Căn cước gắn chip, phải làm gì?

Giám đốc công ty đổi sang Căn cước gắn chip, phải làm gì?

Việc cấp đổi sang CCCD gắn chíp dẫn đến sự thay đổi số giấy tờ pháp lý của cá nhân. Đối với người quản lý doanh nghiệp như Giám đốc, trường hợp giấy tờ của họ đổi sang CCCD gắn chíp sẽ dẫn đến sự không đồng bộ về thông tin trong các văn bản, tài liệu của doanh nghiệp.