Hợp đồng nhiều trang thì bên nào đóng dấu giáp lai?

Khi các doanh nghiệp ký kết hợp đồng, ngoài chữ ký và dấu của các bên trong phần cuối của hợp đồng thì còn có dấu giáp lai. Vậy hợp đồng nhiều trang thì bên nào đóng dấu giáp lai?

Bên nào đóng dấu giáp lai trên hợp đồng?

Đóng dấu giáp lai là việc dùng con dấu đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản (khoản 2 Điều 13 Thông tư 01/2011/TT-BNV).

Có thể thấy, khi giao kết hợp đồng có nhiều trang, thường các doanh nghiệp sẽ đóng dấu giáp lai trên hợp đồng. Tuy nhiên, không có quy định nào bắt buộc phải đóng dấu giáp lai trên những hợp đồng này.

Hợp đồng có hiệu lực hay không phụ thuộc vào nội dung thỏa thuận trong hợp đồng, chữ ký và đóng dấu của các bên trong phần cuối cùng của hợp đồng. Giá trị pháp lý của văn bản được khẳng định bởi con dấu đóng 1/3 bên trái chữ ký của người có thẩm quyền.

Còn việc đóng dấu giáp lai nhằm đảm bảo tính toàn vẹn của văn bản tránh sửa chữa, thay đổi nội dung văn bản.

Do đó, trong một hợp đồng kinh tế, bên nào cũng có quyền đóng dấu giáp lai. Có thể cả 2 bên cùng đóng dấu giáp lai trên hợp đồng hoặc một trong 2 bên, điều này không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của hợp đồng.

Cách đóng dấu giáp lai hợp đồng nhiều trang

bên nào đóng dấu giáp lai
Hợp đồng thì bên nào đóng dấu giáp lai (Ảnh minh họa)

Không phải ai cũng biết cách đóng dấu giáp lai hợp đồng, theo đó, dấu giáp lai phải đảm bảo:

- Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định;

- Đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần văn bản;

- Mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản.

Trường hợp có nhiều trang không thể đóng dấu giáp lai 01 lần thì chia ra, các dấu giáp lai đều được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản nối tiếp nhau, đảm bảo khi khớp các trang lại với nhau thì dấu giáp lai trùng với con dấu doanh nghiệp.

>> Tính pháp lý của dấu treo và dấu giáp lai

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.