Bảo hộ tên thương mại: Có cần phải đi đăng ký?

Tên thương mại là tên gọi được sử dụng nhiều trong hoạt động kinh doanh. Mặc dù được pháp luật bảo vệ nhưng việc bảo hộ tên thương mại lại có điểm khác so với các đối tượng như nhãn hiệu hay sáng chế.

1. Tên thương mại là gì?

Theo khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, tên thương mại được định nghĩa như sau:

21. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.

Có thể thấy, đây là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt giữa chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác khi cùng kinh doanh một lĩnh vực và một khu vực.

Trong đó, có thể hiểu, khu vực kinh doanh là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng, có danh tiếng…

Việc dùng tên thương mại được hiểu là sử dụng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh nằm mục đích thương mại và thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo…

Lưu ý: Chủ sở hữu tên thương mại phải là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh.


2. Điều kiện bảo hộ tên thương mại

Như phân tích ở trên, để phân biệt chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần thực hiện việc đăng ký bảo hộ tên thương mại.

Theo Điều 76 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ là:

Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Theo đó, điều kiện để tên thương mại được bảo hộ là phải có khả năng phân biệt giữa các chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Tên thương mại có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các quy định như sau:

- Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;

- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;

- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

Lưu ý: Tên thương mại mặc dù là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp nhưng không được bảo hộ dưới hình thức cấp văn bằng. Tên thương mại không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ mà được công nhận thông qua việc sử dụng trong hoạt động kinh doanh.

Theo Điều 77 Luật sở hữu trí tuệ 2005, đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại bao gồm:

- Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

- Chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh.

bao ho ten thuong mai


3. Phân biệt tên thương mại với nhãn hiệu

Tên thương mại và nhãn hiệu đều có yếu tố thể hiện là các từ ngữ nên rất dễ nhầm lẫn. Do vậy, cần phân biệt hai khái niệm này theo các tiêu chí sau đây:

Tiêu chí

Nhãn hiệu

Tên thương mại

Dấu hiệu nhận biết

- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó

- Được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc

Chỉ thể hiện dưới dạng từ ngữ và không được bảo hộ màu sắc, hình ảnh

Căn cứ

Đăng ký đối với nhãn hiệu thông thường.

Không đăng ký đối với nhãn hiệu nổi tiếng

Được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu với cơ quan có thẩm quyền là Cục Sở hữu trí tuệ

Không phải đăng ký bảo hộ. Được công nhận thông qua việc sử dụng tên trong hoạt động kinh doanh.

Phạm vi

Trong phạm vi quốc gia và cả các quốc gia khác

Lĩnh vực và khu vực kinh doanh

Thời hạn

Được bảo hộ trong thời gian 10 năm và được phép gia hạn

Không xác định thời hạn bảo hộ

Số lượng

Mỗi cá nhân, tổ chức có thể đăng ký nhiều nhãn hiệu

Mỗi chủ thể sản xuất kinh doanh chỉ có một tên thương mại duy nhất

Ý nghĩa

Phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau

Phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh

Chuyển giao

Được chuyển nhượng thông qua hợp đồng chuyển nhượng

Chỉ được chuyển giao kèm theo việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh.

Tóm lại, việc bảo hộ tên thương mại không phải đăng ký mà thông qua quá trình sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Tên thương mại cũng không xác định được thời hạn bảo hộ.

Trên đây là quy định về việc bảo hộ tên thương mại. Nếu còn bất kỳ vấn đề gì vướng mắc liên quan đến tên thương mại cũng như các thủ tục, quy định về Sở hữu trí tuệ, độc giả có thể liên hệ 0938.36.1919 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp một cách hoàn toàn miễn phí.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024

Từ 01/01/2025, quy định mới về đầu tư lĩnh vực giáo dục, thể thao văn hoá trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có hiệu lực, mở ra những chính sách thu hút đầu tư thể thao - văn hoá, giáo dục của Hà Nội theo Luật Thủ đô 2024. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam: 4 thông tin nhất định phải biết

Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam: 4 thông tin nhất định phải biết

Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam: 4 thông tin nhất định phải biết

Nhãn hiệu không đương nhiên được bảo hộ tại Việt Nam (trừ nhãn hiệu nổi tiếng). Vì vậy để được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, tổ chức cá nhân phải tiến hành thủ tục đăng ký. Vậy khi đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam cần chú ý gì?