Hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất đã trở thành giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm. Cùng tham khảo hướng dẫn báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất tại bài viết dưới đây.

1. Báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất có bắt buộc không?

Theo Điều 30 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cụ thể:

Điều 30. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất có trách nhiệm sau đây:

a) Xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố ô nhiễm nguồn nước trong quá trình vận hành bổ sung nhân tạo nước dưới đất;

b) Theo dõi, giám sát mực nước, chất lượng nước và điều chỉnh lưu lượng nước bổ sung nhân tạo nước dưới đất phù hợp khả năng giữ, trữ nước của tầng chứa nước;

c) Trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo, báo cáo tình hình thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình và cập nhật vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.

Như vậy, tổ chức, cá nhân thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất bắt buộc phải lập báo cáo tình hình thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất gửi cho cơ quan nhà nước. Trong đó:

  • Thời điểm nộp báo cáo: trước ngày 15/01 năm tiếp theo.

  • Cơ quan nhận báo cáo: Sở Tài nguyên và Môi trường.

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất cần cập nhật vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.

báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

2. Các trường hợp thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Theo Điều 27 Thông tư 03/2024/TT-BTNMT quy định các trường hợp cần thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất nhằm mục đích sau:

Trường hợp 1: Phục hồi các khu vực, tầng chứa nước bị suy thoái, cạn kiệt theo kế hoạch bảo vệ nước dưới đất đã được phê duyệt.

Bổ sung nhân tạo nước dưới đất nhằm phục hồi các khu vực, tầng chứa bị suy thoái phải thực hiện theo phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Trường hợp 2: Gia tăng khả năng khai thác đối với công trình khai thác nước dưới đất của tổ chức, cá nhân.

Trường hợp 3: Nghiên cứu khoa học, thử nghiệm giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất.

Tuy nhiên, việc bổ sung nhân tạo nước dưới đất trong trường hợp 2 và 3 phải thực hiện lấy ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường về phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất trước khi thực hiện.

Tổ chức, cá nhân thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất lập và tiến hành nộp hồ sơ theo các bước như sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

- Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cho ý kiến về phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất
  • Phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất

  • Sơ đồ, bản vẽ công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất
  • Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác có liên quan của dự án (nếu có).

- Số lượng: 01 bộ

- Hình thức nộp hồ sơ:

  • Trực tiếp
  • Dịch vụ bưu chính

  • Điện tử: Cổng dịch vụ công trực tuyến
- Cơ quan nhận hồ sơ: Sở Tài nguyên và Môi trường

Ngoài ra, các công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất chỉ được vận hành chính thức sau khi đánh giá kết quả vận hành thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu về lượng nước, chất lượng nước bổ sung nhân tạo.

3. Lấy ý kiến về kết quả vận hành thử nghiệm bổ sung nhân tạo nước dưới đất

Đối với trường hợp bổ sung nhân tạo nước dưới đất nhằm gia tăng khả năng khai thác đối với công trình khai thác nước dưới đất, tổ chức, cá nhân cần thực hiện lấy ý kiến về kết quả vận hành thử nghiệm.

Các bước thực hiện như sau:

Bước 1. Chuẩn bị và nộp báo cáo 

- Nội dung chính báo cáo gồm:

  • Mô tả kết quả vận hành thử nghiệm.

  • Đánh giá việc đáp ứng các yêu cầu về lượng nước, chất lượng nước bổ sung nhân tạo.

​- Thời gian gửi báo cáo: 30 ngày kể từ ngày kết thúc vận hành thử nghiệm,

- Cơ quan nhận báo cáo: Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Hình thức nộp báo cáo

  • Trực tiếp

  • Dịch vụ bưu chính

  • Điện tử: Cổng dịch vụ công trực tuyến

Bước 2. Trả kết quả

Trong thời hạn 30 ngày, trên cơ sở phương án bổ sung nhân tạo nước dưới đất, kết quả vận hành thử nghiệm, Sở Tài nguyên và Môi trường cho ý kiến bằng văn bản với 02 nội dung sau:

  • Kết quả vận hành thử nghiệm của công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất

  • Về việc đáp ứng yêu cầu để vận hành bổ sung nhân tạo nước dưới đất chính thức gửi tổ chức, cá nhân.

Trên đây là tham khảo cho câu hỏi báo cáo thực hiện bổ sung nhân tạo nước dưới đất có bắt buộc không?

1900 6192 để được giải đáp qua tổng đài
0936 385 236 để sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn
Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa

Tin cùng chuyên mục

Những Luật, Nghị định nào sẽ được sửa đổi để triển khai Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân?

Những Luật, Nghị định nào sẽ được sửa đổi để triển khai Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân?

Những Luật, Nghị định nào sẽ được sửa đổi để triển khai Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân?

Để triển khai Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, Chính phủ đã có văn bản yêu cầu các Bộ, ngành rà soát, sửa đổi, hoàn thiện một số Luật và Nghị định. Dưới đây là thông tin chi tiết.

​Chính sách mới đối với doanh nghiệp đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết 68-NQ/TW

​Chính sách mới đối với doanh nghiệp đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết 68-NQ/TW

​Chính sách mới đối với doanh nghiệp đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết 68-NQ/TW

Tại Nghị quyết 68-NQ/TW 2025, Bộ Chính trị đã nêu các nhiệm vụ, giải pháp để phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo để đạt được mục tiêu đến năm 2030 thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước đứng đầu khu vực châu Á.

Nghị quyết 198 của Quốc hội: Chi tiết 6 chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 198 của Quốc hội: Chi tiết 6 chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 198 của Quốc hội: Chi tiết 6 chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Nhằm thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 198 năm 2025 được Quốc hội thông qua ngày 17/5/2025, đặt ra nhiều cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, bền vững

Toàn văn Nghị quyết 68 NQ TW và tóm tắt 6 nội dung quan trọng với doanh nghiệp

Toàn văn Nghị quyết 68 NQ TW và tóm tắt 6 nội dung quan trọng với doanh nghiệp

Toàn văn Nghị quyết 68 NQ TW và tóm tắt 6 nội dung quan trọng với doanh nghiệp

Nghị quyết 68 NQ TW về phát triển kinh tế tư nhân đã đặt ra nhiều giải pháp đột phá nhằm cải cách môi trường kinh doanh, nâng cao vai trò doanh nghiệp. Dưới đây là thông tin toàn văn và các nội dung nổi bật được nêu rõ trong nghị quyết này.