Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng điều kiện gì?

Một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là kiểu dáng công nghiệp. Và bản mô tả kiểu dáng công nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy bản này ghi thế nào?

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp được định nghĩa cụ thể tại khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009 và mới đây sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật 2022 (sắp có hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:

13. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp

Theo đó, để kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ cần phải đáp ứng các điều kiện chung nêu tại Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 gồm:

- Có tính mới: Kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những loại đã được thể hiện công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào trong/ngoài nước trước ngày nộp đơn/ngày ưu tiên (nếu có).

- Có tính sáng tạo: Căn cứ vào kiểu dáng công nghiệp đã được công khai mà người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng cũng không tạo ra một cách dễ dàng.

- Có khả năng áp dụng công nghiệp: Được được coi là khả năng dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt có hình dáng là kiểu dáng đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Và các kiểu dáng công nghiệp không được bảo hộ gồm sản phẩm có hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có hoặc của công trình xây dựng dân dụng/công nghiệp hoặc không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Như vậy, có thể hiểu kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài, được thể hiện bằng hình dạng nhìn thấy được quá trình khai thác công dụng và nó sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng 03 điều kiện là tính mới, tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp.

ban mo ta kieu dang cong nghiep

Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp cần đáp ứng yêu cầu gì?

Khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, bản mô tả kiểu dáng công nghiệp là một trong những giấy tờ, tài liệu quan trọng, bắt buộc phải có. Theo đó, tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp được đăng ký kèm theo đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp là ảnh chụp, bản vẽ và bản mô tả kiểu dáng công nghiệp.

Đồng thời, bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm 33.5 Điều 33 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN sửa đổi bởi điểm c khoản 28 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN gồm các nội dung như sau:

- Tên kiểu dáng công nghiệp: Tên sản phẩm, thể hiện ngắn gọn bằng từ ngữ thông dụng, không mang tính chất quảng cáo, không có ký tự, chú thích, chỉ dẫn thương mại.

- Lĩnh vực sử dụng: Lĩnh vực sử dụng cụ thể trong đó nêu rõ mục đích, công dụng, chức năng của sản phẩm đó.

- Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất: Cần phải nêu rõ có/không có kiểu dáng công nghiệp tương tự. Trong trường hợp có thì chỉ ra kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất với sản phẩm cùng loại nêu trong đơn, đã được biết đến rộng rãi trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có).

- Ảnh chụp hoặc bản vẽ: Ảnh chụp, bản vẽ phối cảnh ba chiều, hình chiếu, mặt cắt… của kiểu dáng công nghiệp. Trong đó, phải liệt kê lần lượt phù hợp với số thứ tự được ghi của ảnh chụp, bản vẽ.

- Phần mô tả: Phải thể hiện trong bộ ảnh chụp, bản vẽ phải liệt kê thứ tự ảnh chụp, bản vẽ trong bộ ảnh chụp, bản vẽ và đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp.

Ngoài ra, cần được mô tả chi tiết như sau:

  • Bộc lộ hoàn toàn bản chất của kiểu dáng công nghiệp trong đó nêu đầy đủ điểm tạo dáng thể hiện bản chất; chỉ ra đặc điểm tạo dáng mới, khác biệt so với kiểu dáng tương tự gần nhất, phù hợp với đặc điểm tạo dáng thể hiện trong bộ ảnh chụp, bản vẽ.
  • Đặc điểm tạo dáng trình bày lần lượt theo thứ tự: Đặc điểm hình khối, đường nét, tương quan giữa đặc điểm hình khối, và/hoặc đường nét, màu sắc (nếu có).
  • Mô tả sản phẩm ở các trạng thái khác nhau nếu có các trạng thái sử dụng khác nhau ví dụ như điện thoại gập được hoặc không gập đều sử dụng bình thường thì phải mô tả kiểu dáng ở cả hai trạng thái gập và không gập.
  • Kiểu dáng có nhiều phương án: Nêu phương án cơ bản, đánh số lần lượt trong đó chỉ rõ đặc điểm tạo dáng khác biệt của từng phương án so với phương án cơ bản.
  • Kiểu dáng công nghiệp là kiểu dáng của bộ sản phẩm: Mô tả kiểu dáng của từng sản phẩm.
Như vậy, khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp, người có nhu cầu cần phải thực hiện bản mô tả kiểu dáng công nghiệp đáp ứng các điều kiện nêu trên. Nếu có nhu cầu tư vấn thêm về vấn đề này, độc giả vui lòng gọi điện đến 0938.36.1919
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2024

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giúp các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập cơ sở kinh doanh với đầy đủ tư cách pháp nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Vậy các bước để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thế nào?

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Hướng dẫn thủ tục hải quan

Trong xuất nhập khẩu, có một loại hình là xuất nhập khẩu tại chỗ. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Loại hàng hóa nào được thực hiện xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ? Thủ tục hải quan khi hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như thế nào?