7 doanh nghiệp bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là loại bảo hiểm để bảo vệ doanh nghiệp trước các trách nhiệm phát sinh từ hoạt động hành nghề. Dưới đây là các trường hợp doanh nghiệp bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp:

Stt

Trường hợp

Căn cứ

1

Tổ chức hành nghề luật sư (Văn phòng luật sư và Công ty luật) có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình

khoản 6, Điều 40, Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Luật sư 2012

2

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

điểm c khoản 2 Điều 8, Điều 92 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000

3

Công ty kiểm toán

Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm toán viên hoặc trích lập Quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định để tạo nguồn chi trả bồi thường thiệt hại do lỗi của doanh nghiệp gây ra cho khách hàng

khoản 4 Điều 25 Nghị định 105/2004/NĐ-CP

4

Nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng

Nhà thầu tư vấn mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên

điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Xây dựng 2014

5

Công ty chứng khoán

Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại công ty hoặc trích lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật và sơ suất của nhân viên trong công ty

khoản 7 Điều 71 Luật Chứng khoán 2006

6

Công ty quản lý quỹ

khoản 1 Điều 72, khoản 7 Điều 71 Luật Chứng khoán 2006

7

Doanh nghiệp thẩm định giá

Doanh nghiệp thẩm định giá phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp để tạo nguồn chi trả bồi thường thiệt hại (nếu có) do doanh nghiệp thẩm định giá gây ra cho người sử dụng kết quả thẩm định giá

khoản 1 Điều 6 Thông tư 38/2014/TT-BTC


Ngoài các doanh nghiệp bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kể trên, LuatVietnam thông tin thêm là cơ sở khám, chữa bệnh cũng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với người đã được cấp chứng chỉ hành nghề và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo Nghị định 102/2011/NĐ-CP gồm:

- Bác sỹ, y sỹ;

- Điều dưỡng viên;

- Hộ sinh viên;

- Kỹ thuật viên;

- Lương y;

- Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

>> Các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Thủ tục thành lập công ty - Tư Vấn Quang Minh

Bạn đã từng mơ ước về việc sở hữu một công ty riêng hay muốn biến ước mơ đó trở thành hiện thực? Nếu câu trả lời là có, thì việc thành lập một công ty là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bắt đầu hành trình kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, thủ tục thành lập công ty có thể khá phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong bài viết này, Tư Vấn Quang Minh sẽ hướng dẫn các bạn về quy trình và hồ sơ cần thiết để thành lập một công ty tại Việt Nam.