5 ưu đãi với doanh nghiệp chế xuất 2025

Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hoá để xuất khẩu ra quốc tế. Vậy doanh nghiệp chế xuất được hưởng các ưu đãi gì?

1. 5 ưu đãi với doanh nghiệp chế xuất mới nhất

1.1 Ưu đãi đầu tư và chính sách thuế

Theo khoản 3 Điều 26 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi về đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan từ thời điểm mục tiêu đầu tư thành lập doanh nghiệp chế xuất được ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của cơ quan thẩm quyền.

Sau khi hoàn thành việc xây dựng, doanh nghiệp chế xuất được cơ quan hải quan thẩm quyền xác nhận đáp ứng các điều kiện về kiểm tra, giám sát hải quan về thuế xuất, nhập khẩu trước khi chính thức hoạt động.

ưu đãi với doanh nghiệp chế xuất
5 ưu đãi với doanh nghiệp chế xuất (Ảnh minh hoạ)

1.2 Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Tại Phụ lục II ban hành kèm Nghị định 31/2021/NĐ-CP, khu chế xuất được xếp vào diện được hưởng ưu đãi đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi về thuế thuế nhập doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC, thuế thu nhập doanh nghiệp từ việc thực hiện dự án đầu tư mới tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn thì được áp dụng mức thuế suất ưu đãi là 20% trong thời hạn 10 năm.

Đồng thời, theo Điều 6 Thông tư 151/2014/TT-BTC thì doanh nghiệp chế xuất còn được miễn thuế 02 năm và giảm 50% thuế phải nộp trong thời gian 04 năm tiếp theo đối với nguồn thu nhập từ việc thực hiện dự án đầu tư mới.

1.3 Ưu đãi thuế giá trị gia tăng

Theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC, doanh nghiệp chế xuất thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, cụ thể quy định như sau:

“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT

...

20. …Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.”

Như vậy, doanh nghiệp chế xuất sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng.

1.4 Ưu đãi thuế xuất - nhập khẩu

Căn cứ theo Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, các đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp dưới đây:

- Hàng quá cảnh, trung chuyển, chuyển khẩu.

- Hàng viện trợ không hoàn lại, viện trợ mục đích nhân đạo.

- Hàng xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan mà chỉ sử dụng trong phạm vi khu phi thuế quan; hàng chuyển từ khu phi thuế quan này đến khu phi thuế quan khác.

- Phần dầu khí dùng để trả thuế tài nguyên khi xuất khẩu cho Nhà nước.

Theo khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC, khu chế xuất là khu phi thuế quan, do đó doanh nghiệp chế xuất không phải chịu thuế xuất nhập khẩu.

1.5 Ưu đãi về tiền sử dụng đất

Tại điểm b khoản 3 Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP quy định miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sau thời gian miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước của thời gian xây dựng cơ bản là 07 năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện về kinh tế xã hội khó khăn.

Do đó, trong trường hợp doanh nghiệp chế xuất có dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện về kinh tế xã hội khó khăn thì sẽ được miễn tiền thuê đất thêm 07 năm sau thời gian được miễn tiền thuê của thời gian xây dựng cơ bản.

2. Doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp thường khác nhau thế nào?

Doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp thường khác nhau thế nào?
Doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp thường khác nhau thế nào? (Ảnh minh hoạ)

Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp thường khác:

Doanh nghiệp chế xuất

Doanh nghiệp thường






Thủ tục hải quan, chính sách thuế

Bán hàng vào khu chế xuất

Có thể làm thủ tục hải quan hoặc không làm.

Không phải chịu thuế tiêu dùng.

Bắt buộc phải làm thủ tục hải quan.

Thuế suất 0% (trừ một số trường hợp đặc biệt thì vẫn phải chịu thuế).

Bán hàng vào khu vực nội địa

Bắt buộc phải làm thủ tục hải quan.

Không chịu thuế tiêu dùng (doanh nghiệp nội địa phải nộp thuế).

Phải xin cấp phép quyền phân phối hàng hoá.

Không làm thủ tục hải quan.

Phải nộp thuế tiêu dùng.

Chỉ cần đăng ký phân phối trên chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Cung cấp dịch vụ cho nội địa

Không làm thủ tục hải quan.

Kê khai thuế tương tự với doanh nghiệp thông thường được phép cung cấp dịch vụ.

Không làm thủ tục hải quan.

Phải nộp thuế tiêu dùng.

Chỉ cần đăng ký phân phối trên chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Mua hàng từ khu chế xuất

Có thể làm thủ tục hải quan hoặc không làm.

Không phải chịu thuế GTGT.

Bắt buộc phải làm thủ tục hải quan.

Phải nộp thuế tiêu dùng.

Mua hàng, dịch vụ từ khu vực nội địa

Bắt buộc phải làm thủ tục hải quan (trừ văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng,...)

Thuế suất 0% (trừ một số trường hợp đặc biệt thì vẫn phải chịu thuế).

Không làm thủ tục hải quan.

Phải nộp thuế tiêu dùng.

Sử dụng ngoại tệ

Trên hợp đồng và khi thanh toán

Không sử dụng, trừ trường hợp mua hàng từ nội địa.

Không sử dụng, trừ trường hợp bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất.

Trên đây là những thông tin về ưu đãi với doanh nghiệp chế xuất.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục