10 mức phạt mới từ 15/02/2025 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cần lưu ý
Ngày 30/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Theo đó, kể từ ngày 15/02/2025, một số hành vi sẽ bị xử phạt theo quy định mới.
Dưới đây là 10 mức phạt mới từ 15/02/2025 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cần lưu ý:
STT | Hành vi | Mức phạt cũ | Mức phạt mới |
1 | Vi phạm quy định về hồ sơ đã được cấp phép | 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng | 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng |
2 | Vii phạm sửa chữa Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam. | 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng | 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng |
3 | Thay đổi mức vốn điều lệ, vốn được cấp, nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động chưa được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản | 80.000.000 đồng đến 100.000.000 | 1200.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng |
4 | Giải thể doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chấm dứt hoạt động chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không theo quy định của pháp luật | 1000.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng | 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng |
5 | Hành vi vi phạm quy định về chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm | 180.000.000 đồng đến 200.000.000 | 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng |
6 | Hành vi vi phạm về gian lận trong kinh doanh bảo hiểm | 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng | 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng |
7 | Hành vi vi phạm quy định về triển khai bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe | 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng | 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng |
8 | hành vi vi phạm quy định về sản phẩm bảo hiểm, hoa hồng bảo hiểm | 120.000.000 đồng đến 140.000.000 | 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng |
9 | Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về ký quỹ | Không quy định | 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng |
10 | hành vi vi phạm quy định về vốn | 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng | 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng |
Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
Căn cứ Điều 3 Nghị định 174/2024/NĐ-CP, mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, tổ chức, cá nhân bị áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền.
Hình thức cảnh cáo áp dụng đối với cá nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
Ngoài ra, chủ thể vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Các biện pháp khắc phục hậu quả đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
- Buộc thực hiện công bố hoặc công bố đúng quy định hoặc thông báo hoặc buộc cải chính thông tin;
- Buộc chuyên gia tính toán thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo quy định pháp luật
- Buộc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô sử dụng chuyên gia tính toán thực hiện đầy đủ nhiệm vụ
- Buộc cung cấp cho bên mua bảo hiểm các tài liệu trong quá trình giao kết của các hợp đồng bảo hiểm chưa hết thời hạn hợp đồng tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
- Buộc giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi, điều khoản, quyền và nghĩa vụ;
- Buộc cung cấp cho bên mua bảo hiểm bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm chưa hết thời hạn hợp đồng tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
- Buộc thông báo cho Bộ Tài chính về việc cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng;
- Buộc thực hiện đúng quy định pháp luật;
- Buộc dừng sử dụng người trực tiếp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm;
- Buộc nộp lại Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam;
- Buộc hoàn trả lại số tiền đã chiếm đoạt.
Trên đây là 10 mức phạt mới từ 15/02/2025 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cần lưu ý.