Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6592-2:2000 IEC 947-2:1995 Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp - Phần 2

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6592-2:2000

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6592-2:2000 IEC 947-2:1995 Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp - Phần 2: Aptomat
Số hiệu:TCVN 6592-2:2000Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Điện lực
Ngày ban hành:01/01/2000Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6592-2:2000

IEC 947-2:1995

THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT VÀ ĐIỀU KHIỂN HẠ ÁP - PHẦN 2 : ÁPTÔMÁT

Low-voltage swithgear and controlgear - Part 2: Circuit-breakers

Lời nói đầu

TCVN 6592-2 : 2000 hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn IEC 947-2: 1995;

TCVN 6592-2 : 2000 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT VÀ ĐIỀU KHIỂN HẠ ÁP - PHẦN 2 : ÁPTÔMÁT

Low-voltage swithgear and controlgear - Part 2: Circuit-breakers

1. Các vấn đề chung

Tiêu chuẩn này áp dụng các qui định chung liên quan đến IEC 947-1 (sau đây gọi tắt là Phn 1) những chỗ được trích dẫn cụ thể. Các điều, các bảng, các hình vẽ, các phụ lục của các qui định chung như vậy có thể được áp dụng bằng cách trích dẫn từ Phần 1, ví dụ như 1.2.3 của Phn 1, bảng 4 của Phần 1 hoặc phụ lục A của Phần 1.

1.1. Phạm vi áp dụng và mục đích của tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các áptômát mà các tiếp điểm chính đưc nối đến các mạch có điện áp danh định không quá 1 000 V xoay chiu hoặc không quá 1 500 V một chiu; tiêu chuẩn này cũng nêu các yêu cu bổ sung đối với áptômát phối hợp với cu chì.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các áptômát ở mọi dòng điện danh định, mọi kết cấu hoặc mọi mục đích sử dụng.

Các yêu cầu đối với áptômát có bảo vệ dòng rò được đề cập trong phụ lục B.

Các yêu cầu đối với áptômát có bảo vệ quá dòng bằng điện tử đưc đề cập trong phụ lục F.

Các yêu cầu bổ sung đối vối áptômát dùng cho hệ thống IT được đề cập trong phụ lục H.

Các yêu cu bổ sung đối với các áptômát được sử dụng như bộ khi động đóng điện trực tiếp, được nêu trong IEC 947-4-1, phần áp dụng cho công tắc tơ và bộ khởi động hạ áp.

Các yêu cầu đối với áptômát dùng để bảo vệ các đưng dây, trong các tòa nhà và các mục đích sử dụng tương tự và được thiết kế để những người không đưc đào tạo sử dụng được đ cập trong TCVN 6434: 1998 (IEC 898).

Các yêu cầu đối với áptômát dùng cho thiết bị (ví dụ thiết bị điện) được đề cập trong IEC 934.

những nơi có điu kiện đặc biệt (ví dụ như tàu xe, các xưng cán kim loại, dch vụ đường biển) phải có các yêu cầu cụ thể hoặc yêu cầu bổ sung.

Chú thích - Các áptômát liên quan đến tiêu chun này có thể có các cơ cấu để tự động cắt trong các điu kiện định trước không k quá dòng và sụt áp, ví dụ như đảo ngược công suất hoặc dòng đin. Tiêu chuẩn này không liên quan đến kiểm tra các quá trình làm việc trong các điều kiện định trưc này.

Mục đích của tiêu chuẩn này nhằm thể hiện:

a) Các đặc tính của áptômát;

b) Các điều kiện mà áptômát phải phù hợp liên quan đến:

1) Hoạt động và tác động trong làm việc bình thường;

2) Hoạt động và tác động trong trưng hợp quá tải và hoạt động và tác động trong trường hợp ngắn mạch, kể cả sự phối hợp trong làm việc (bảo vệ chọn lọc và bảo vệ dự phòng);

3) Các tính chất điện môi;

c) Các thử nghiệm để chứng tỏ các điu kiện này đã được thỏa mãn, các phương pháp để thực hiện các thử nghiệm;

d) Các thông tin ghi trên nhãn hoặc các hướng dẫn đi kèm thiết bị.

1.2. Tiêu chuẩn trích dẫn

IEC 50(441) : 1984 Thuật ngữ kỹ thuật điện quốc tế (IEV) - Chương 441: Thiết bị đóng cắt, thiết bị điều khiển và cu chì.

IEC 68-2-30 : 1980 Thử nghiệm môi trưng - Phần 2: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Db và hướng dn: Thử nóng ẩm, chu kỳ (chu kỳ 12+12 h).

IEC 112 : 1979 Phương pháp xác định chỉ s tương đối và chỉ số phóng điện bề mặt của vật liệu cách điện rắn trong điều kiện ẩm.

TCVN 5926 : 1995 (IEC 269-1 : 1986) cầu chì hạ áp. Phần 1: Yêu cu chung

IEC 269-2-1 : 1987 Cầu chì hạ áp. Phần 2: Các yêu cu bổ sung đối vi các cầu chì dùng cho người sử dụng được ủy quyn (các cầu chì công nghiệp)

TCVN 5927 : 1995 (IEC 269-3 : 1987) Cầu chì hạ áp. Phần 3: Các yêu cầu bổ sung đối vối các cầu chì dùng cho người sử dụng không qua đào tạo (cầu chì gia dụng và tương tự)

IEC 364 Lắp đặt điện cho các tòa nhà

IEC 364-4-41 : 1982 Lắp đặt điện cho các tòa nhà. Phần 4: Bảo vệ dùng cho an toàn. Chương 41: Bo vệ  chống điện giật

IEC 755 : 1983 Yêu cu chung đối với cơ cấu bảo vệ tác đng dòng rò

TCVN 6434 : 1998 (IEC 898 : 1987) Áptômát bảo vệ quá dòng dùng cho gia đình và hệ thống lắp đặt tương tự

IEC 934 : 1988 Áptômát dùng cho thiết bị (CBE)

IEC 947-1 : 1988 Thiết bị đóng cắt và điu khiển hạ áp. Phần 1:u cầu chung

IEC 947-4-1 : 1990 Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp. Phần 4: Công tắctơ khởi động từ. Mục 1: Côngtắctơ và khởi động từ kiểu cơ điện

IEC 1000-4-2 : 1995 Tương thích điện từ. Phần 4: Kỹ thuật thử nghiệm và đo lường. Mục 2: Thử nghiệm chịu phóng tĩnh điện

IEC 1000-4-3 : 1995 Tương thích điện t. Phn 4: Kỹ thuật thử nghiệm và đo lường. Mục 3: Thử nghiệm trưng điện từ, trường tần s radio và trưng bức xạ

IEC 1000-4-4 : 1995 Tương thích điện từ. Phn 4: Kỹ thuật thử nghiệm và đo lường. Mc 4: Thử nghim chịu đột biến/bướu xung

IEC 1000-4-5 : 1995 Tương thích điện từ. Phn 4: Kỹ thuật thử nghiệm và đo lường. Mục 5: Thử nghiệm chịu sóng xung

IEC 1008-1 : 1990 Áptômát tác động dòng rò không có bảo vệ quá dòng phối hợp dùng trong gia đình và các mục đích sử dụng tương tự (RCCB). Phần 1: Qui định chung

IEC 1009-1 : 1991 Áptômát tác động dòng rò có bảo vệ quá dòng phi hợp dùng trong gia đình các mục đích sử dụng tương tự (RCBO). Phần 1: Qui định chung

2. Định nghĩa

Phần ln các định nghĩa liên quan đến tiêu chuẩn này đã nêu trong điu 2 của Phần 1.

Tiêu chuẩn này có thêm các định nghĩa sau đây:

Chú thích - ở những định nghĩa không khác vi thuật ngữ kỹ thuật điện quốc tế (IEV), IEC 50 (441) thì các IEV trích dẫn sẽ được viết trong dấu móc đơn.

2.1. Áptômát: Thiết bị đóng cắt cơ khí, có khả năng đóng, mang và cắt dòng điện ở các điều kiện mạch điện bình thường và cũng có thể đóng, mang trong thời gian qui định rồi ngắt dòng điện ở điều kiện mạch điện không bình thưng được qui định, ví dụ như ngắn mạch. [IEV 441-14-20]

2.1.1. C khung: Thuật ngữ chỉ ra nhóm các áptômát mà các kích thước ngoài chung cho một dải thông số dòng điện. Cỡ khung được tính theo ampe, tương ứng với thông số dòng điện cao nhất của nhóm. Trong một c khung, chiều rộng có thể thay đổi tùy theo số cực.

Chú thích - Định nghĩa này không hàm ý tiêu chun hóa kích thước.

2.1.2. Sự thay đổi kết cấu: Sự khác biệt đáng kể trong kết cấu giữa các áptômát cỡ khung đã cho, đòi hỏi có thử nghiệm điển hình bổ sung (xem 7.1.5).

2.2. Áptômát có lp cầu chì: Sự phối hợp trong thiết bị duy nhất gồm ápttômát và các cầu chì, mỗi cầu chì được mắc nối tiếp với mỗi cực của ápmát để nối đến dây pha. [IEV 441-14-22).

2.3. Aptômát kiểu hạn chế dòng điện: Áptômát có thời gian ct đ ngắn để ngăn ngừa dòng điện ngn mạch đạt giá trị đỉnh có thể đạt ti. [IEV 441-14-21].

2.4. Áptômát kiểu cắm: Áptômát mà ngoài các tiếp điểm đóng cắt còn có bộ tiếp điểm cho phép di chuyển áptômát khỏi chỗ lắp đặt

Chú thích - Đa số các áptômát kiểu cắm ch cm được phía đu vào, còn phía tải thường đấu dây dn bằng đu ni.

2.5. Áptômát kiu ngăn kéo: Áptômát mà ngoài các tiếp điểm đóng cắt còn có bộ phận tiếp điểm cách ly, cho phép áptômát cách ly với mạch chính, ở vị trí đã kéo ra, có khoảng cách ly theo các yêu cu qui định.

2.6. Áptômát kiu hộp đúc: Áptômát có các ngăn để chứa và đỡ được ép bng vật liệu cách điện tạo nên các bộ phận cấu thành của áptômát. [IEV 441-14-24]

2.7. Áptômát không khí: Áptômát có các tiếp điểm đóng và mtrong không khí ở áp suất môi trường. [IEV 441-14-27]

2.8. Áptômát chân không: Áptômát có các tiếp điểm đóng và mở trong môi trường chân không cao. [IEV 441-14-29]

2.9. Áptômát có khí: Áptômát có các tiếp điểm đóng và m trong chất khí khác không khí, ở áp suất thường hoặc áp suất cao hơn.

2.10. Bộ nhả dòng điện đóng: Bộ nh cho phép cắt áptômát không có thời gian trễ định trước, nếu thao tác đóng, dòng diện đóng vượt quá giá trị định trước, còn khi áptômát đã vị trí đóng thì bộ nhả này được đưa về trạng thái không làm việc.

2.11. Bộ nhả ngắn mạch: Bộ nhả quá dòng được dùng để bảo vệ chống ngắn mạch.

2.12. Bộ nh ngn mạch có thi gian tr ngắn: Bộ nhả quá dòng dùng để tác động ở cuối thi gian trễ ngắn (xem 2.5.26 của Phần 1).

2.13. Bộ đóng cắt báo động: Bộ đóng cắt phụ chỉ làm việc khi áptômát mắc với bộ đóng cắt báo động này tác động.

2.14. Áptômát có khóa ngoài để ngăn ngừa đóng: Áptômát mà mỗi tiếp điểm động không đóng được đến mức có thể dẫn dòng đin nếu lệnh đóng được bắt đầu trong lúc các điu kiện qui đnh vẫn được duy trì.

2.15. Khả năng cắt (hoặc đóng) ngắn mạch: Khả năng cắt (hoặc đóng) trong các điều kiện bắt buộc, kể cả ngắn mạch.

2.15.1. Kh năng cắt ngắn mạch tới hạn: Khả năng cắt trong các điu kiện bắt buộc, theo các trình tự thử nghiệm qui định nhưng không tính đến khả năng mang liên tục dòng điện danh định của áptômát.

2.15.2. Khả năng cắt ngắn mạch làm việc: Khả năng cắt trong các điu kiện bắt buộc, theo các trình tự thử nghiệm qui định, có tính đến khả năng mang liên tục dòng điện danh định của áptômát.

2.16. Thời gian m: Áp dụng 2.5.39 của Phn 1 và các bổ sung sau:

- Trong trường hợp áptômát thao tác trực tiếp, thi điểm bắt đầu của thi gian m là thi điểm bắt đầu tăng dòng điện đủ để làm áptômát tác động;

- Trong trường hợp áptômát được thao tác từ nguồn năng lượng bên ngoài, thời điểm bắt đu của thời gian mở là thời điểm đặt vào hoặc loại bỏ năng lượng ngoài để mở bộ nh.

Chú thích - Đối với các áptômát, "thời gian mở" thưng gọi là "thi gian tác động", mặc dù, nói đúng ra thời gian tác động là thời gian giữa thi điểm bắt đầu thời gian m và thi điểm mà lệnh m bt đầu tr nên không thể đảo ngưc được.

2.17. Phối hợp các bo vệ quá dòng: Áp dụng 2.5.22 của Phần 1.

2.17.1. Chọn lọc quá dòng: Áp dụng 2.5.23 của Phần 1.[IEV 441-17-15]

2.17.2. Chọn lọc toàn phần: Chọn lọc quá dòng, trong đó nếu có hai cơ cấu bảo vệ quá dòng mắc nối tiếp thì cơ cấu bảo vệ phía phụ tải phải thực hiện bảo vệ không để cho cơ cấu bảo vệ kia tác động.

2.17.3. Chọn lọc cục bộ: Chọn lọc quá dòng, trong đó nếu có hai cấu bảo vệ quá dòng mắc nối tiếp thì cơ cấu bảo vệ phía phụ tải cấp quá dòng phải thực hiện bảo vệ không để cho cơ cấu bảo vệ kia tác động.

2.17.4. Dòng điện giới hạn chọn lọc (Is): Toạ độ dòng của giao điểm giữa đường đặc tính thời gian-dòng điện tổng của cơ cấu bảo vệ phía phụ tải và đặc tính thời gian-dòng điện trước hồ quang (đối với cầu chì) hoặc đặc tính thời gian-dòng điện tác động (đối vi áptômát) của cơ cấu bảo vệ kia.

Dòng điện giới hạn chọn lọc (xem hình A1) là giá trị giới hạn ca dòng điện mà:

- Dưới nó, khi có hai cơ cấu bảo vệ quá dòng mắc nối tiếp thì cơ cấu bảo vệ phía phụ tải hoàn thành thao tác cắt kịp thời, không để cơ cấu bảo vệ kia khởi động tác động (nghĩa là sự chọn lọc được đảm bảo);

- Trên nó, khi có hai cơ cấu bảo vệ mc nối tiếp thì cơ cấu bảo vệ phía phụ tải không hoàn thành thao tác cắt kịp thời đ ngăn nga cơ cấu bảo vệ khởi động tác động (nghĩa là sự chọn lọc không được đảm bảo).

2.17.5. Bảo vệ dự phòng: Áp dụng 2.5.24 của Phần 1.

2.17.6. Dòng chuyn giao (lB): 2.5.25 của Phần 1 đưc mở rộng như sau:

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng 2.5.25 của Phần 1 cho hai cơ cấu bảo vệ mắc nối tiếp có thời gian tác động ≥ 0,05 s. Nếu thi gian tác động < 0,05 s thì hai cơ cấu bo vệ quá dòng mắc nối tiếp được coi như kết hợp với nhau, xem phụ lục A.

Chú thích - Dòng chuyển giao là tọa độ dòng ca giao điểm giữa đặc tính thời gian-dòng điện cắt lớn nhất ca hai cơ-cu bảo vệ quá dòng mc nối tiếp.

2.18. Đặc tính I2t của áptômát: Các thông tin (thường là đưng cong) về giá trị ln nhất của I2t liên quan đến thi gian cắt dưới dạng hàm số ca dòng điện kỳ vọng (giá trị hiệu dụng đối xứng đối với điện xoay chiu) đến dòng điện kỳ vọng ln nhất ứng với khả năng cắt ngắn mạch danh định và điện áp đặt vào.

3. Phân loại

Áptômát được phân loại:

3.1. Theo mục đích sử dụng, A hoặc B (xem 4.4)

3.2. Theo môi trường cắt, ví dụ:

- Cắt trong không khí;

- Cắt trong chân không;

- Cắt trong chất khí khác không khí.

3.3. Theo thiết kế, ví dụ:

- Kết cấu hở;

- Hộp đúc.

3.4. Theo phương pháp điều khiển cơ cấu thao tác, ví dụ:

- Thao tác bằng tay phụ thuộc;

- Thao tác bằng tay độc lập;

- Thao tác bằng năng lượng phụ thuộc;

- Thao tác bằng năng lượng độc lập;

- Thao tác bằng năng lượng dự trữ.

3.5. Theo khả năng phù hợp để cách ly

- Phù hợp để cách ly;

- Không phù hợp để cách ly.

3.6. Theo yêu cầu bảo dưỡng

- Có thể bảo dưỡng;

- Loại không thể bảo dưỡng.

3.7. Theo phương pháp lắp đặt, ví dụ:

- Kiểu cố định;

- Kiểu cắm;

- Kiểu ngăn kéo.

3.8. Theo cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (xem 7.1.11 của Phần 1).

4. Đặc trưng của Áptômát

4.1. Danh mục các đặc trưng

Các đặc trưng của áptômát phải được nêu theo các hạng mục sau, nếu áp dụng:

- Kiểu áptômát (4.2);

- Các giá trị danh định và giá trị giới hạn của mạch chính (4.3);

- Mục đích sử dụng (4.4);

- Các mạch điều khiển (4.5);

- Các mạch phụ (4.6);

- Các bộ nhả (4.7);

- Các cầu chì phối hợp (áptômát phối hợp với cầu chì) (4.8);

- Đóng cắt quá điện áp (4.9).

4.2. Kiểu Áptômát

Phải nêu các điểm sau:

4.2.1. Số cực

4.2.2. Loại dòng điện

Loại dòng điện (xoay chiu hay một chiều), trong trường hp điện xoay chiều, nêu số pha và tần số danh định.

4.3. Các giá trị danh định và giá trị giới hạn của mạch chính

Các giá trị danh định được thiết lập cho áptômát phải được nêu phù hợp với 4.3.1 đến 4.4, nhưng không nhất thiết phải xác định tất cả các giá trị danh định được liệt kê tại các điểm này.

4.3.1. Điện áp danh định

Áptômát có các điện áp danh định như sau:

4.3.1.1. Điện áp làm việc danh định (Ue)

Áp dụng 4.3.1.1 của Phn 1, có m rộng như sau:

- Các áptômát đ cập trong điểm a) của chú thích 2:

Ue thường là điện áp dây.

Chú thích A - ở Canada và Mỹ, điện áp làm việc danh định Ue được nêu là:

a) Điện áp giữa các pha và đất cùng với điện áp dây (ví dụ 277/480 V) đối vi hệ thng trung tính nối đt ba pha bốn dây;

b) Điện áp y (ví dụ 480 V) đối với hệ thống ba pha ba dây không nối đất hoặc hệ thống nối đất tr kháng.

Các áptômát dùng cho hệ thống không nối đất hoặc hệ thống nối đất trở kháng (IT), yêu cầu có các thử nghiệm bổ sung theo phụ lục H.

- Các áptômát đ cập trong điểm a) của chú thích 2:

Các áptômát này yêu cu có các thử nghiệm bổ sung theo phụ lục C.

Ue phải được nêu là điện áp dây được ghi sau chữ cái C.

Chú thích B - Canada và Mỹ, các áptômát được đề cập ở điểm b) của chú thích 2, điện áp ch được ghi là điện áp dây, không có chữ cái C.

4.3.1.2. Điện áp cách ly danh định (Ui)

Áp dụng 4.3.1.2 của Phần 1.

4.3.1.3. Điện áp chịu xung đanh định (Uimp)

Áp dụng 4.3.1.3 của Phần 1.

4.3.2. Các dòng điện

Áptômát có các dòng điện sau:

4.3.2.1. Dòng điện nhiệt qui ước trong không khí lưu thông tự do (Ith)

Áp dụng 4.3.2.1 của Phần 1.

4.3.2.2. Dòng điện nhiệt qui ước trong hộp (lthe)

Áp dụng 4.3.2.2 của Phn 1.

4.3.2.3. Dòng điện danh định (ldđ)

Đối với áptômát, dòng điện danh định là dòng điện không gián đoạn danh định (lU) (xem 4.3.2.4 của Phn 1) và bằng dòng đin nhiệt qui ước trong không khí lưu thông tự do (lth).

4.3.2.4. Đặc trưng dòng điện đi với áptômát bốn cực

Áp dụng 7.1.8 của Phn 1.

4.3.3. Tần số danh định

Áp dụng 4.3.3 của Phần 1.

4.3.4. Chế độ danh định

Chế độ danh định thưng là:

4.3.4.1. Chế độ tám gi

Áp dụng 4.3.4.1 của Phần 1.

4.3.4.2. Chế độ liên tục

Áp dụng 4.3.4.2 của Phn 1.

4.3.5. Các đặc trưng ngắn mạch

4.3.5.1. Khả năng đóng ngắn mạch danh định (lcm)

Khả năng đóng ngắn mạch danh định của áptômát là giá trị của khả năng đóng ngắn mạch được ấn định bi nhà chế tạo, dùng cho áptômát ở điện áp làm việc danh định, tần số danh định và hệ số công suất qui đnh đối vi điện xoay chiều, hoặc hằng số thời gian đối với điện một chiu. Khả năng đóng ngắn mạch danh định là dòng điện đnh kỳ vọng cực đại.

Đối với điện xoay chiu, khả năng đóng ngắn mạch danh định của áptômát không được nhỏ hơn khả năng cắt ngắn mạch tới hạn danh định nhân với hệ số n của bng 2 (xem 4.3.5.3).

Đối với điện một chiu, khả năng đóng ngắn mạch danh định của áptômát không được nhỏ hơn khả năng cắt ngắn mạch ti hạn danh định của áptômát.

Khả năng đóng ngắn mạch danh định có nghĩa là áptômát phải có khả năng đóng dòng điện tương ứng với khả năng danh định của áptômát điện áp đặt vào thích hợp liên quan đến điện áp làm việc danh định.

4.3.5.2. Khả năng cắt ngắn mch danh định

Khả năng cắt ngắn mạch danh định của áptômát là giá trị ca kh năng cắt ngắn mạch được ấn định bởi nhà chế tạo, dùng cho áptômát điện áp làm việc danh định, trong các điều kiện qui định.

Khả năng cắt ngắn mạch danh định đòi hỏi áptômát phải có khả năng cắt ở bất k giá trị nào của dòng ngn mạch đến và bằng giá trị phù hợp với khả năng danh định điện áp phục hồi tần số công nghiệp, tương ứng với các giá trị điện áp thử nghiệm được công bố và:

- Đối với đin xoay chiu, hệ số công suất không nh hơn giá trị của bảng 11 (xem 8.3.2.2.4);

- Đối vi điện một chiều, hằng số thi gian không lớn hơn giá trị của bng 11 (xem 8.3.2.2.5).

Nếu điện áp phục hi tần số công nghiệp vưt quá giá trị điện áp thử nghiệm được công bố (xem 8.3.2.2.6) thì khả năng cắt ngắn mạch không đảm bảo.

Đối vi điện xoay chiều, áptômát phải có khả năng cắt dòng điện kỳ vọng tương ứng vi khả năng cắt ngắn mạch danh đnh của áptômát và có hệ số công suất liên quan cho trong bảng 11, không k g trị của thành phần một chiều là bao nhiêu trên cơ s thừa nhận thành phn xoay chiều là không đổi.

Khả năng cắt ngắn mạch danh định nên ở dạng:

- Khả năng cắt ngn mạch tới hạn danh định;

- Khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định.

4.3.5.2.1. Khả năng cắt ngắn mạch tới hạn danh định (Icu)

Khả năng cắt ngắn mạch tới hạn danh đnh của áptômát là giá trị của khả năng cắt ngắn mạch tới hạn (xem 2.15.1) được ấn định bi nhà chế tạo dùng cho áptômát ở điện áp làm việc danh đnh tương ứng, trong các điều kiện qui định của 8.3.5. Khả năng cắt ngắn mạch tới hạn ghi ở dạng giá trị của dòng điện cắt kỳ vọng tính bằng kA (giá trị hiệu dụng của thành phần xoay chiều trong trường hợp điện xoay chiều).

4.3.5.2.2. Khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định (lcs)

Khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định là giá trị của khả năng cắt ngắn mạch làm việc (xem 2.15.2) được ấn định cho áptômát bi nhà chế tạo, ứng vi điện áp làm việc danh định, trong các điều kiện qui định ở 8.3.4. Khả năng cắt ngắn mạch làm việc ghi ở dạng giá trị của dòng điện ct kỳ vọng tính bằng kA, tương đương với một trong nhng tỷ lệ phn trăm qui định của khả năng cắt ngắn mạch tới hạn danh định theo bảng 1 và được làm tròn đến số nguyên gần nhất. Khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định có thể ghi ở dạng tỷ lệ phn trăm của lcu, (ví dụ Ics = 25% Icu).

Một cách khác, khi khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định bằng dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định (xem 4.3.5.4) thì khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định được nêu là giá tr của dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định, tính bằng kA vi điểu kiện không đưc nh hơn giá tr nhỏ nhất liên quan cho trong bng 1.

Nếu lcu lớn hơn 200 kA đối với mục đích sử dụng A (xem 4.4) hoặc 100 kA đối vi mục đích sử dụng B, nhà chế tạo có thể công bố giá trị lcs là 50 kA.

Bảng 1 - Tỷ lệ tiêu chun giữa Ics và lcu

Mục đích sử dụng A

% của Icu

 

Mục đích sử dụng B

% của Icu

25

50

75

100

 

 

50

75

100

4.3.5.3. Mối tương quan chuẩn giữa khả năng đóng và cắt ngắn mạch và hệ số công suất đối với các áptômát xoay chiều

Mối tương quan chuẩn giữa khả năng cắt ngắn mạch và khả năng đóng ngắn mạch được cho trong bảng 2.

Bảng 2 - Tỷ số n giữa khả năng đóng ngắn mạch và khả năng cắt ngắn mạch có liên quan đến hệ số công suất ơng ứng (đối với áptômát xoay chiu)

Bảng 2 - Tỷ số n giữa khả năng đóng ngắn mạch và khả năng cắt ngắn mạch có liên quan đến hệ số công suất ơng ứng (đối với áptômát xoay chiu)

Khả năng cắt ngắn mạch I

kA (giá trị hiệu dụng)

Hệ số công suất

n =

Giá trị nhỏ nhất yêu cu đối với n khả năng đóng ngắn mạch

khả năng cắt ngắn mạch

4,5 ≤ I ≤ 6

6 < I ≤ 10

10 < I ≤ 20

20 < I ≤ 50

50 < I

0,7

0,5

0,3

0,35

0,2

1,5

1,7

2,0

2,1

2,2

Chú thích - Nếu khả năng cắt nhỏ hơn 4,5 kA với một số ứng dụng thì hệ số công suất xem trong bảng 11.

Khả năng đóng và ct ngắn mạch danh định ch có giá trị khi áptômát làm việc phù hợp vi yêu cu của 7.2.1.1 và 7.2.1.2.

Nếu yêu cầu đặc biệt, nhà chế tạo có thể ấn định giá trị của khả năng đóng ngắn mạch danh định cao hơn yêu cầu của bảng 2. Các thử nghiệm để kiểm tra các giá trị danh định này phải được thỏa thun giữa nhà chế tạo và người sử dụng.

4.3.5.4. Dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định (lcw)

Dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định của áptômát là giá trị dòng đin chịu thử ngắn hạn được ấn định bởi nhà chế tạo trong các điều kiện thử nghiệm qui định của 8.3.6.2.

Nếu là điện xoay chiu thì giá trị của dòng điện này là giá trị hiệu dụng của thành phn xoay chiều của dòng điện ngắn mạch kỳ vọng, được coi là hằng số trong quá trình trễ ngắn hạn.

Thi gian trễ ngắn hạn có liên quan vi dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định phải tối thiểu là 0,05 s, các giá trị ưu tiên được cho như sau:

0,05 - 0,1 - 0,25 - 0,5- 1 s

Dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định không được nhỏ hơn các giá trị thích hợp cho trong bảng 3.

Bảng 3 - Giá trị nhỏ nhất của dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định

Dòng điện danh định I

Dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định lcw

 

Giá tr nhỏ nhất

A

kA

l ≤ 2 500

12 ldđ hoặc 5 kA, chọn giá trị ln hơn

l > 2 500

30 kA

4.4. Mục đích sử dụng

Mục đích sử dụng của áptômát phải nêu áptômát có được thiết kế đặc biệt hay không để tác động chọn lọc bằng cơ cấu làm trễ thời gian định trước có ln quan đến các áptômát khác mắc nối tiếp phía phụ tải trong điu kiện ngắn mạch (xem hình A.3).

Chú ý đến sự khác nhau của các thử nghiệm áp dụng cho hai mục đích sử dụng (xem bảng 9 và 8.3.4, 8.3.5, 8.3.6 và 8.3.8).

Mục đích sử dụng được xác định trong bảng 4.

Bng 4 - Mục đích sử dụng

Mục đích sử dụng

Sự áp dụng có chú ý đến tính chọn lọc

A

Các áptômát không thiết kế để chọn lọc trong điều kiện ngắn mạch liên quan đến cơ cu bảo vệ ngắn mạch khác mắc nối tiếp ở phía phụ tải, tức là không có thi gian trễ ngắn hạn định trước đối vi tính chọn lọc trong điu kiện ngn mạch, và vì vậy không có dòng chịu th ngắn hạn danh định theo 4.3.5.4.

B

Các áptômát thiết kế để chọn lọc trong điu kiện ngắn mạch liên quan đến cơ cấu bảo vệ ngắn mạch khác mắc nối tiếp phía phụ ti, tức là có thi gian trễ ngắn hạn định trước (thi gian này có thể điu chỉnh được) được trang bị để chọn lọc trong điu kiện ngắn mạch, áptômát như vậy có dòng chịu thử ngắn hạn theo 4.3.5.4.

Chú thích - Tình trạng chọn lọc không nhất thiết đảm bảo đến giá trị bằng khả năng cắt ngắn mạch tới hạn của áptômát (ví dụ trong trường hợp làm việc của bộ nhả tức thời) nhưng ít nhất giá trị qui định trong bảng 3.

Chú thích

1) H số công suất hoc hng số thời gian tương ng với mỗi giá trị của dòng điện ngắn mạch danh định được cho trong bng 11 (xem 8.3.2.2.4 và 8.3.2.2.5).

2) Cần chú ý đến các yêu cu khác nhau của số phn trăm yêu cu nhỏ nhất của Ics đối vi mục đích sử dụng A hoặc B phù hp vi bng 1.

3) Áptômát mục đích sử dụng A có thể có thời gian trễ ngn hạn định trước dùng cho tình trạng chọn lọc trong điu kiện không phải là ngắn mạch, có dòng điện chịu th ngn hạn nh hơn giá trị cho trong bảng 3. Trong trưng hp đó, các thử nghiệm kể c thử nghiệm trình tự IV (xem 8.3.6) dòng điện chịu thử ngắn hạn được ấn định.

4.5. Mạch điểu khiển

4.5.1. Mạch điều khiển bằng điện

Áp dụng 4.5.1 ca Phn 1 có bổ sung như sau:

Nếu điện áp ngun điu khiển danh định khác với điện áp mạch chính thì các giá trị ưu tiên được chọn theo bảng 5.

Bng 5 - Giá trị ưu tiên của điện áp nguồn điu khiển danh định nếu khác vi điện áp mạch chính

Điện một chiu

V

Điện xoay chiều một pha

V

24 - 48 - 110 - 125 - 220 - 250

24 - 48 - 110 - 127 - 220 - 230

Chú tch - Nhà chế tạo cần nêu giá tr hoặc các trị của ng điện trong mạch điều khiển ở điện áp nguồn điu khiển danh định.

4.5.2. Các mạch điu khiển bằng nguồn khí (khí nén hoặc điện-khí nén)

Áp dụng 4.5.2 của Phần 1.

4.6. Mạch phụ

Áp dụng 4.6 của Phần 1.

4.7. Bộ nhả

4.7.1. Các kiểu bộ nhả

1) Bộ nhả song song;

2) B nh quá dòng:

a) Nhả tức thời;

b) Nhả có ấn định thi gian trễ;

c) Nhả có thời gian trễ nghịch đo:

- Không phụ thuộc vào tải trước đó;

- Phụ thuộc vào tải trước đó (ví dụ bộ nh loại nhiệt).

Chú thích

Thuật ngữ "bộ nh quá ti" được dùng để ch bộ nhả quá ng với mục đích bảo vệ chống quá tải (xem 2.4.30 của Phn 1). Thuật ngữ "bộ nh ngắn mạch" được dùng để ch các bộ nh quá dòng với mục đích bảo vệ chống ngắn mạch (xem 2.11).

Thut ngữ "bộ nhả điều chnh được" sử dụng trong tiêu chuẩn này cũng bao hàm c các bộ nhả có khả năng thay thế lẫn nhau.

3) Bộ nhả điện áp thấp (dùng để cắt).

4) Các bộ nhả khác.

4.7.2. Các đại lượng đặc trưng

1) Bộ nhả song song và bộ nhả điện áp thấp (dùng để cắt):

- Điện áp mạch điều khiển danh định (Uc);

- Loại dòng điện;

- Tần số danh định, nếu là điện xoay chiều.

2) Bộ nhả quá dòng:

- Dòng điện danh định (I);

- Loại dòng điện;

- Tần số danh định, nếu là điện xoay chiu;

- Dòng điện đặt (hoặc dải dòng điện đặt);

- Thời gian đặt (hoặc dải thời gian đặt).

Dòng điện danh định của bộ nhả quá dòng là giá trị dòng điện ( giá trị hiệu dụng nếu điện xoay chiều) tương ứng với giá trị dòng điện đặt lớn nhất mà bộ nhả có khả năng mang trong các điều kiện thử nghiệm qui định trong 8.3.2.5 mà độ tăng nhiệt không vượt quá các giá trị qui định trong bảng 7.

4.7.3. Dòng điện đặt ca bộ nhả quá dòng

Đối với các áptômát có lắp bộ nhả điều chỉnh được (xem chú thích 2, điểm 2, cuối 4.7.1), dòng điện đặt (hoặc di dòng điện đặt, nếu áp dụng) phải được ghi nhãn trên bộ nhả hoặc trên hệ thống có chia độ của bộ nhả. Nhãn có thể ghi trực tiếp bằng ampe hoặc bội số của giá trị dòng điện cần ghi nhãn trên bộ nhả.

Đối với các áptômát có lắp bộ nhả không điều chnh được thì có thể ghi nhãn trên áptômát. Nếu các đặc tính làm việc của bộ nhả quá tải phù hợp với các yêu cầu cho trong bng 6 thì áptômát ch cần ghi nhãn dòng điện danh định (l).

Trong trưng hợp các bộ nhả gián tiếp làm việc nh biến dòng, việc ghi nhãn có thể ghi theo dòng điện chạy qua sơ cấp biến dòng cấp điện cho bộ nhả hoặc dòng điện đặt của bộ nhả quá tải. Trong cả hai trường hợp, đu phải nêu tỷ số biến dòng.

Nếu không có qui định nào khác thì:

- Giá trị làm việc của các bộ nh quá tải trừ bộ nhả kiểu nhiệt, không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường trong giới hạn từ -C đến +40°C;

- Đối với các bộ nhả kiểu nhiệt thì giá trị được nêu vi nhiệt đ chuẩn là 30°C ± 2°C. Nhà chế tạo phải nêu rõ ảnh huởng ca sự thay đổi theo nhiệt độ môi trường (xem 7.2.1.2.4, điểm b)).

4.7.4. Thời gian tác động đặt của bộ nhả quá dòng

1) Bộ nhả quá dòng có thời gian trễ định trước

Thi gian trễ của bộ nhả quá dòng không phụ thuộc vào quá dòng. Nếu thi gian trễ là không điều chnh được thì thi gian tác động đặt là thời gian nh bằng giây của thời gian m của áptômát, hoặc nếu thi gian trễ là điều chnh được thì thời gian tác động được nêu là giá trị biên của thời gian mở.

2) Bộ nhả quá dòng có thi gian trễ nghịch đảo

Thi gian trễ của bộ nhả này phụ thuộc vào quá dòng.

Đặc tính thi gian/dòng điện được nêu dưới dạng đường cong do nhà chế tạo cung cấp. Đường cong này phải biểu thị thi gian mở, bắt đu từ trạng thái nguội, biến thiên như thế nào theo dòng điện nằm trong dải làm việc ca bộ nhả. Nhà chế tạo phải chỉ ra bằng cách thích hợp dung sai có thể áp dụng của đường cong này.

Đường cong đặc tính thời gian/dòng điện phải được nêu cho mỗi giá trị của dòng điện đặt, và nếu thời gian đt đối với dòng đin đặt đã cho có thể điều chnh được thì nên nêu bổ sung các đường cong này cho mỗi giá trị biên của thời gian đặt.

Chú thích - Nên sử dụng thang logarit, dòng điện biểu diễn theo trục hoành và thời gian theo trục tung. Hơn nữa, để nghiên cứu sự phối hợp các loại khác nhau của bo vệ quá dòng thì nên vẽ dòng điện theo bội số của dòng điện đặt, còn thời gian tính bng giây trên giấy v đ thị chuẩn được nêu chi tiết trong 5.6.1 của TCVN 5926 : 1995 (IEC 269-1) và trong hình 4(l), 4(ll) và 3(lll) ca IEC 269-2-1.

4.8. Các cu chì phối hợp (áptômát phối hợp với cấu chì)

Áp dụng 4.8 của Phần 1.

Nhà chế tạo phải cung cấp các thông tin cần thiết.

4.9. Quá điện áp đóng cắt

Áp dụng 4.9 của Phần 1 khi điện áp chịu xung danh đnh Uimp được công bố.

5. Các thông tin về sản phẩm

5.1. Nội dung thông tin

Áp dụng 5.1 của Phần 1, các nội dung liên quan đến thiết kế cụ thể.

Ngoài ra, khi có yêu cầu nhà chế tạo phải cung cấp các thông tin liên quan đến tổn thất công suất điển hình đối với các cỡ khung khác nhau (xem 2.1.1). Xem phụ lục G.

5.2. Ghi nhãn

Mỗi áptômát phải được ghi nhãn một cách bn vững.

a) Các dữ liệu sau đây phải được khắc trên áptômát hoặc trên nhãn hoặc các nhãn gắn trên áptômát được đặt ở vị trí dễ đọc và rõ ràng khi áptômát đã được lắp đặt:

- Dòng điện danh định (I);

- Thích hợp dùng cho cách ly, nếu có thì ký hiệu ;

- Chỉ ra vị trí cắt và vị trí đóng bằng ký hiệu O và | tương ứng nếu ký hiệu được sử dụng ( xem 7.1.5.1 của Phần 1).

b) Các dữ liệu sau đây cũng phải được ghi nhãn ở bên ngoài áptômát như qui định ở điểm a) nhưng không nhất thiết phải nhìn thấy khi áptômát đã được lắp đặt:

- Tên nhà chế tạo hoặc nhãn thương mại;

- Kiểu hoặc số sêri;

- TCVN 6592-2 : 2000 (IEC 947-2) nếu nhà chế to xác nhn phù hợp với tiêu chuẩn này;

- Mục đích sử dụng;

- Điện áp (các điện áp) làm việc danh định Ue (xem 4.3.1.1 và phụ lục H, nếu áp dụng);

- Tần số hoặc dải tn s danh định (ví dụ 50 Hz) và/hoặc điện một chiều ký hiệu "d.c" (hoặc ký hiệu  );

- Khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh đnh (lcs);

- Khả năng cắt ngn mạch ti hạn danh định (Icu);

- Dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định (lcw) và thêm thi gian trễ ngắn hạn nếu mục đích sử dụng là B;

- Các đầu nối nguồn và tải, trừ khi việc đấu nối là hiển nhiên;

- Các đu nối cực trung tính, nếu có, ký hiệu bằng chữ N;

- Các đầu nối đất bảo vệ, nếu có, ký hiệu là  (xem 7.1.9.3 Phần 1);

- Nhiệt độ chun, dùng cho bộ nh nhiệt không có cơ cấu bù, nếu khác 30°C.

c) Các dữ liệu sau đây phải được ghi nhãn trên áptômát như qui định ở điểm b) hoặc có sẵn trong các thông tin được công bố của nhà chế tạo:

- Khả năng đóng ngắn mạch danh định (lcm) nếu cao hơn giá trị qui định trong 4.3.5.1;

- Điện áp cách ly danh định (Ui), nếu cao hơn điện áp làm việc danh định ln nhất;

- Điện áp chịu thử xung danh định (Uimp), nếu được công bố;

- Mức ô nhiễm nếu khác 3;

- Dòng điện nhiệt qui ước trong hộp kín (Ithe) nếu khác vi dòng điện danh định;

- Mã IP, nếu có (xem phụ lục C của Phần 1);

- Các dữ liệu về thông gió và cỡ vỏ nhỏ nhất (nếu có) để gn các đặc trưng được ghi nhãn;

- Khoảng cách nhỏ nhất giữa áptômát và các phần kim loại nối đất đối với các áptômát sử dụng không có vỏ bọc.

d) Các dữ liệu sau đây có liên quan đến cơ cấu đóng, cơ cấu m ca áptômát phải được đặt hoặc trên nhãn của cơ cấu đóng cắt hoặc trên nhãn của áptômát Tuy vậy, nếu không gian không cho phép thì các dữ liệu phải có trong các thông tin được cống bố của nhà chế tạo:

- Điện áp mạch điều khiển danh định của cơ cấu đóng (xem 7.2.1.2 của Phần 1) và tần số danh định nếu là điện xoay chiu;

- Điện áp mạch điu khiển danh định của bộ nhả song song (xem 7.2.1.4 của Phần 1) và/hoặc của bộ nhả điện áp thấp (hoặc của b nh điện áp không) (xem 7.2.1.3 của Phần 1) và tần số danh định nếu là điện xoay chiu;

- Dòng điện danh định của bộ nhả quá dòng gián tiếp;

- Số lượng và chủng loại tiếp điểm phụ, loại dòng điện, tn số danh định (nếu là điện xoay chiều) điện áp danh định của thiết bị đóng cắt phụ trợ nếu các đại lượng này khác với mạch chính.

e) Nhãn của đu nối

Áp dụng 7.1.7.4 ca Phần 1 (cùng với điểm b)trên đây).

5.3. Các kết cấu dùng cho lắp đặt, vận hành và bo trì

Áp dụng 5.3 của Phần 1.

6. Các điều kiện làm việc bình thường, điều kiện lắp đặt và vận chuyển

Áp dụng điu 6 của Phần 1 và bổ sung như sau:

Mức gây ô nhiễm (xem 6.1.3.2 của Phần 1)

Nếu không có qui định nào khác của nhà chế tạo thì áptômát được lắp đặt trong điu kiện môi trưng có mức ô nhiễm 3.

7. Các yêu cầu về kết cấu và tính năng

7.1. Các yêu cu về kết cu

Chú thích - Các yêu cầu khác liên quan đến vật liệu và các bộ phận mang dòng điện đang được xem xét đối vi 7.1.1 và 7.1.2 ca Phần 1. Việc áp dụng vào tiêu chuẩn này vì thế đang được xem xét.

Áp dng 7.1 của Phn 1 và bổ sung như sau

7.1.1. Áptômát kiểu ngăn kéo

vị trí m, các tiếp điểm cách ly của mạch chính, các mạch phụ, nếu có, của áptômát kiểu ngăn kéo phải có khoảng cách ly phù hợp vi yêu cu qui định dùng cho chức năng cách ly, có tính đến dung sai chế tạo và những thay đổi kích thước do bị mòn đi.

Cơ cấu kéo phải lắp vi thiết bị chỉ thị tin cậy để chỉ ra rõ ràng các vị t của tiếp điểm cách ly.

Cơ cấu kéo phải được lắp với bộ khóa liên động, bộ khóa này ch cho phép các tiếp điểm cách ly tách ra hoặc đóng lại khi các tiếp điểm chính của áptômát được m ra.

Ngoài ra, cơ cấu kéo phải lắp với bộ khóa liên động chỉ cho phép đóng tiếp điểm chính:

- Khi tiếp điểm cách ly đã đóng hoàn toàn, hoặc

- Khi khoảng cách ly qui định giữa các bộ phận tĩnh và động của tiếp điểm cách ly đã đạt giá trị qui định (ở vị trí cách ly).

Khi áptômát vị trí m, phải có các phương tiện đảm bảo các khoảng cách ly qui định giữa các tiếp điểm cách ly không thể giảm một cách ngẫu nhiên.

7.1.2. Các yêu cầu b sung về an toàn đối với áptômát dùng để cách ly

Áp dụng 7.1.6 của Phn 1 với các bổ sung sau:

Chú thích - Nếu vị trí tác động không phải là vị trí m được ch ra thì phải được ch ra một cách rõ ràng.

V trí m được chỉ ra là vị trí duy nhất đm bo khoảng cách ly qui định giữa các tiếp điểm.

7.1.3. Khe h không khí và chiều dài đường rò

Đối với các áptômát được nhà chế tạo công bố giá trị điện áp chịu xung danh định (Uimp) thì giá trị nhỏ nhất của khe hở không khí và chiu dài đường rò được cho trong bảng 13 và 15 của Phần 1.

Đối với các áptômát mà nhà chế tạo không công bố giá tr Uimp thì giá trị nh nhất của khe h không khí và chiu dài đường rò được cho trong phụ lục D.

7.1.4. Yêu cầu v an toàn cho thao tác

Áptômát phải đảm bảo không có các đường hay các cửa khiến cho h quang có thể phóng ra khu vực có phương tiện thao tác bằng tay.

Kiểm tra sự phù hợp bằng 8.3.2.6.1, điểm b).

7.1.5. Danh mục các thay đổi kết cấu

Các áptômát thuộc c khung đã cho được coi là áptômát có thay đổi kết cấu (xem 2.1.2) nếu một trong các nét đặc biệt mô tả dưới đây thay đổi:

- Vật liệu, chất lượng b mặt và kích thước của các bộ phận mang dòng bên trong, tuy nhiên, chấp nhận những thay đổi được liệt kê trong các điểm a), b), c) dưới đây;

- Kích c, vật liệu, hình dáng và phương pháp gá lắp của tiếp điểm chính;

- Vật liệu và đặc tính vật lý của bất kỳ cơ cấu thao tác bằng tay hoàn chỉnh nào;

- Vật liệu đúc và vật liệu cách điện;

- Nguyên lý thao tác, vật liệu và kết cu của cơ cấu dập tắt h quang

- Thiết kế cơ bản của cơ cấu tác động quá dòng, tuy nhiên, chấp nhận những thay đổi được chi tiết hóa trong a), b), c) dưới đây.

Nhng thay đổi dưới đây không tạo nên thay đổi kết cấu:

a) Kích thưc các đu nối, miễn là khe hở không khí và chiều dài đường rò không giảm;

b) Trong trường hợp các bộ nhả nhiệt và từ có kích thước và vật liệu của các bộ phận hợp thành bộ nh xác định tham số dòng điện;

c) Cuộn dây thứ cấp của biến dòng thao tác các bộ nhả;

d) Các phương tiện thao tác bên ngoài hỗ trợ cho phương tiện thao tác hợp bộ.

7.2. Các yêu cầu v tính năng

7.2.1. Các điu kiện thao tác

7.2.1.1. Thao tác đóng

Để áptômát được đóng an toàn dòng điện đóng tương ứng với khả năng đóng ngắn mạch danh định của áptômát thì chủ yếu là được đóng với tốc đ và sự dứt khoát giống như quá trình thử nghiệm điển hình dùng để chứng minh cho khả năng đóng ngắn mạch.

7.2.1.1.1. Đóng bằng tay phụ thuộc

Nếu áptômát có cơ cấu đóng bằng tay phụ thuộc thì không thể ấn định khả năng đóng ngắn mạch cho dù các điều kiện của thao tác cơ khí là như thế nào.

Áptômát đóng bằng tay phụ thuộc không nên sử dụng trong các mạch điện có dòng điện đóng đỉnh k vọng vượt quá 10 kA.

Tuy nhiên, điều này không áp dụng cho các áptômát có cơ cấu đóng bằng tay phụ thuộc và có phối hợp bên trong với bộ nhả cắt nhanh làm cho áptômát cắt một cách an toàn, bất kể tốc độ và sự dt khoát mà ở đó áptômát được đóng dòng điện đỉnh k vọng vượt quá 10 kA, trong trường hợp đó, khả năng đóng ngắn mạch danh định có thể ấn định được.

7.2.1.1.2. Đóng bằng tay độc lập

Áptômát có cơ cấu đóng bằng tay độc lập có thể ấn định được khả năng đóng ngắn mạch bất luận các điều kiện ca thao tác cơ khí.

7.2.1.1.3. Đóng bằng năng lượng phụ thuộc

Cơ cấu đóng bằng năng lượng thao tác, kể c các rơle điều khiển trung gian ở những nơi cần thiết, phi có khả năng đóng tin cậy áptômát trong điu kiện bất kỳ từ không tải đến khả năng đóng danh định của áptômát, ở điện áp nguồn đo trong thời gian thao tác đóng nằm trong khoảng 85% đến 110% điện áp ngun điu khiển danh định và ở tn số danh định nếu là điện xoay chiu.

110% điện áp nguồn điều khiển danh định, thao tác đóng được hoàn thành với áptômát không tải và không được gây ra bất kỳ hỏng hóc nào cho áptômát.

85% điện áp ngun điều khiển danh định, thao tác đóng phải hoàn thành dòng điện chạy qua áptômát bằng khả năng đóng danh định nằm trong giới hạn cho phép nh hoạt động ca các rơle hoặc các bộ nhả và nếu giới hạn thi gian ln nhất được công b đối với thao tác đóng thì thời gian không được vượt quá giới hạn thời gian In nhất này.

7.2.1.1.4. Đóng bằng năng lượng độc lập

Các áptômát có cơ cấu thao tác đóng bằng năng lượng độc lập có thể ấn định được khả năng đóng ngắn mạch danh định, bất luận các điều kiện của năng lượng đóng.

Các phương tiện dùng để nạp cho cơ cấu thao tác cũng như các bộ phận hợp thành bộ điều khiển đóng phải có khả năng làm việc phù hợp vi ch dẫn của nhà chế tạo.

7.2.1.1.5. Đóng bằng năng lượng dự trữ

Kiểu cơ cấu đóng này phải có khả năng đóng tin cậy áptômát trong các điu kiện bt kỳ từ không tải đến khả năng đóng danh định của áptômát.

Khi năng lượng dự tr nằm bên trong áptômát, phải có cơ cấu để chỉ ra cơ cấu dự trữ đã được nạp đy.

Các phương tiện nạp cho cơ cấu thao tác cũng như các bộ phận hp thành bộ điều khiển đóng phải có khả năng làm việc khi điện áp nguồn phụ nằm trong khoảng 85% đến 110% điện áp ngun điều khiển danh định.

Nếu bộ nạp không đủ để hoàn thành toàn bộ thao tác đóng thì các tiếp điểm động không được rời khỏi vị trí mở.

Khi cơ cấu dự trữ năng lượng được thao tác bằng tay thì phải chỉ ra hướng thao tác.

Yêu cầu này không áp dụng đối vi các áptômát có thao tác đóng bằng tay độc lập.

7.2.1.2. Thao tác cắt

7.2.1.2.1. Điều kiện chung

Các áptômát có trang bị tự đông cắt phải là loại ưu tiên cắt và, nếu không có tha thuận nào khác giữa nhà chế tạo và ngưi sử dụng thì năng lượng dùng cho thao tác nhả phi được dự trữ trước khi hoàn thành thao tác đóng.

7.2.1.2.2. Cắt bằng bộ nhả điện áp thấp

Áp dụng 7.2.1.3 của Phn 1.

7.2.1.2.3. Cắt bằng bộ nhả song song

Áp dụng 7.2.1.4 ca Phần 1.

7.2.1.2.4. Cắt bằng bộ nhả quá dòng

a) Cắt trong điều kiện ngắn mạch

Bộ nh ngắn mạch phải làm cho áptômát tác động với độ chính xác 20% giá trị dòng điện tác động ca dòng điện đặt đi với mọi giá trị dòng điện đặt của bộ nhả dòng điện ngắn mạch.

Ngoài ra, đối vi phối hợp quá dòng (xem 2.17), nhà chế tạo phải cung cấp các thông tin (thưng là đường cong) về:

- Dòng điện đỉnh cắt lớn nhất (chạy qua) (xem 2.5.19 của Phn 1) dưới dạng hàm số dòng kỳ vọng (giá trị hiệu dụng đối xứng);

- Đặc tính l2t (xem 2.18) đối với các áptômát mục đích sử dụng A và nếu có, cả áptômát mục đích sử dụng B có điu khiển tức thời (xem chú thích 8.3.5).

Kiểm tra sự phù hợp của các thông tin này bằng các thử nghiệm điển hình liên quan trong các trình tự thử nghiệm II và trình tự thử nghiệm III (xem 8.3.4 và 8.3.5).

Chú thích - Có thể có hình thức khác ca dữ liệu để thẩm tra các đc tính phối hợp ca các áptômát, ví dụ, các thử nghiệm trên sự phối hợp c cơ cu bo vệ ngắn mạch.

b) Cắt trong điều kiện quá ti

1) Tác động tức thi hoặc có thời gian trễ định trưc

Bộ nhả phải làm cho áptômát tác động với độ chính xác ± 10% giá trị dòng điện tác động ca dòng điện đặt đối với mọi giá trị của dòng điện đặt của b nh quá tải.

2) Tác động có thi gian trễ nghịch đảo

Các giá trị qui ước đối với tác động có thời gian trễ nghịch đảo cho trong bảng 6.

nhiệt độ chuẩn (xem 4.7.3) và ở 1,05 ln dòng điện đặt (xem 2.4.37 của Phần 1), nghĩa là đối với dòng điện không tác động qui ước (xem 2.5.30 của Phn 1) trong trạng thái có điện trên tất cả các cực ca bộ nh không được xảy ra tác động trong thời gian nhỏ hơn thời gian qui ước (xem 2.5.30 của Phn 1) từ trạng thái nguội, nghĩa là vi áptômát nhiệt độ chuẩn.

Hơn nữa, cuối thời gian qui ước, nếu giá trị dòng điện được tăng đột ngột đến 1,3 ln dòng điện đặt, nghĩa là với dòng điện tác động qui ước (xem 2.5.31 của Phn 1), bộ nhả phải tác động ở thời điểm sớm hơn thời gian qui ưc.

Chú thích - Nhiệt độ chuẩn là nhiệt đ môi trường mà dựa vào đó xây dựng đặc tính thời gian-dòng đin của áptômát.

Bảng 6 - Đặc tính tác động cắt của bộ nhả quá dòng có thời gian trễ nghịch đảo ở nhiệt độ chuẩn

Tất cả các cực đều mang tải

Thi gian qui ước

Dòng điện không tác động qui ước

Dòng điện tác động qui ước

h

1,05 lần dòng điện đặt

1,30 ln dòng điện đặt

2*

* 1 h khi l ≤ 63 A

Nếu nhà chế tạo công bố bộ nhả ít phụ thuộc vào nhiệt độ môi trưng thì các giá trị dòng điện trong bảng 6 phải áp dụng ở dải nhiệt độ công b của nhà chế tạo với dung sai 0,3%/°C.

Di nhiệt độ phải được ít nhất là 10°C về cả hai phía của nhiệt độ chuẩn.

7.2.2. Độ tăng nhiệt

7.2.2.1. Các gii hạn của độ tăng nhiệt

Độ tăng nhiệt của các bộ phận khác nhau trong áptômát đo trong các điu kiện qui định 8.3.2.5 không được vượt quá các giá trị giới hạn cho trong bng 7, quá trình thử nghiệm đưc thực hiện phù hợp với 8.3.3.6. Độ tăng nhiệt của các đu nối không được vượt quá các giá trị giới hạn cho trong bảng 7, quá trình thử nghiệm được thực hiện theo 8.3.4.3 và 8.3.6.3.

7.2.2.2. Nhiệt độ môi trường

Giới hạn của độ tăng nhiệt cho trong bảng 7 chỉ được áp dụng nếu duy trì nhiệt độ môi trường nằm trong giới hạn cho trong 6.1.1 của Phần 1.

7.2.2.3. Mạch chính

Mạch chính của áptômát, kể cả bộ nhả quá dòng nếu mắc với mạch chính phải mang được dòng điện nhiệt qui ước (Ith hoặc lthe, nếu áp dụng, xem 4.3.2.1 và 4.3.2.2) mà độ tăng nhiệt không vượt quá giới hạn qui định trong bảng 7.

7.2.2.4. Mạch điều khiển

Các mạch điều khiển, kể cả các cơ cấu mạch điều khiển đưc đùng để đóng và cắt áptômát, phải có các chế độ danh định như qui định trong 4.3.4 và chịu được các thử nghiệm độ tăng nhiệt trong các điều kiện thử nghiệm qui định trong 8.3.2.5 mà độ tăng nhiệt không vượt quá các giới hạn qui định trong bảng 7.

Các yêu cầu điu này phải đưc kiểm tra trên áptômát mi. Ngoài ra, theo la chọn của nhà chế tạo, có thể kiểm tra bằng các thử nghiệm độ tăng nhiệt 8.3.3.6.

7.2.2.5. Các mạch phụ

Mạch phụ, kể các các cơ cấu phụ phải có khả năng mang dòng điện nhiệt qui ước của mạch phụ mà độ tăng nhiệt không vượt quá các gii hạn qui định trong bảng 7 khi được thử nghiệm theo 8.3.2.5.

Bảng 7 - Gii hạn độ tăng nhiệt dùng cho các đầu nối và các bộ phận chạm tới được

Diễn tả các bộ phận *

Giới hạn độ tăng nhiệt **

°C

- Các đầu nối dùng cho mối nối ngoài

80

- Phương tiện thao tác bằng tay:

 

là kim loại

25

phi kim loại

35

- Những bộ phận cần chạm tới nhưng không phải tay nắm:

 

là kim loi

40

phi kim loại

50

- Những bộ phận không cần chạm ti trong làm việc bình thường

 

là kim loại

50

phi kim loại

60

* Không quy định các giá trị đối vi các bộ phận khác với liệt kê này nhưng không được gây ra các hỏng hóc vật liệu cách điện ca các bộ phận bên cạnh.

** Giới hạn đ tăng nhiệt được qui định không áp dụng đối vi mẫu mới nhưng được dùng để kiểm tra độ tăng nhiệt trong trình tự th nghiệm thích hợp được qui định trong điu 8.

7.2.3. Các đặc tính điện môi

Nếu nhà chế tạo công bố giá trị điện áp chịu xung danh định (Uimp) thì áp dụng các yêu cầu của Phần 1 và áptômát phải thỏa mãn các thử nghiệm điện môi qui định trong 8.3.3.4 của Phần 1.

Nếu không công bố giá trị điện áp chịu xung danh định và để kiểm tra khả năng chịu điện môi thực hiện trong các trình tự thử nghiệm thì áptômát phải thỏa mãn các thử nghiệm điện môi được qui định trong 8.3.3.2.1, 8.3.3.2.2, 8.3.3.2.3 và 8.3.3.2.4.

7.2.4. Khả năng đóng và cắt trong các điều kiện không tải, tải bình thường và quá tải

7.2.4.1. Đặc tính quá tải

Yêu cu này áp dụng cho các áptômát có dòng điện danh định đến và bằng 630 A.

Áptômát phải có khả năng thực hiện số chu kỳ thao tác có dòng điện trong mạch chính lớn hơn dòng điện đanh định của áptômát trong các điu kiện thử nghiệm theo 8.3.3.4.

Mỗi chu kỳ thao tác gồm có thao tác đóng và tiếp theo là thao tác cắt.

7.2.4.2. Khả năng thực hiện thao tác

Áp dụng 7.2.4.2 của Phần 1 và các bổ sung sau đây:

Áptômát phải có khả năng thỏa mãn các yêu cầu của bng 8:

- Đối với thử nghim thực hiện thao tác không có dòng điện trong mạch chính các điu kiện thử nghiệm qui định trong 8.3.3.3.3;

- Đối với thử nghiệm thực hiện thao tác có dòng điện trong mạch chính ở các điu kiện thử nghim qui định trong 8.3.3.3.4.

Mỗi chu k thao tác gm có thao tác đóng và tiếp theo là thao tác cắt (thử nghim thực hiện thao tác không có dòng điện) hoặc thao tác đóng và tiếp theo là thao tác cắt (thử nghim thực hiện thao tác có dòng điện).

Bảng 8 - Số chu kỳ thao tác

1

2

3

4

5

Dòng điện danh định *

Số chu kỳ thao tác

Số chu kỳ thao tác

A

trong 1 h **

Không có dòng điện

Có dòng điện ***

Tổng cộng

I 100

120

8 500

1 500

10 000

100 < I 315

120

7 000

1 000

8 000

315 < l 630

60

4 000

1 000

5 000

630 < I 2 500

20

2 500

500

3 000

2 500 < I

10

1 500

500

2 000

* Là dòng điện danh định lớn nhất đối với c khung đã cho.

** Cột 2 nêu tốc độ thao tác nhỏ nhất. Tốc độ này có thể tăng lên nếu có sự đồng ý của nhà chế tạo; trong trường hợp đó, tốc độ được sử dụng phải được nêu trong biên bản thử nghiệm.

*** Mỗi chu kỳ thao tác, áptômát phải được duy trì ở tình trạng đóng trong thời gian thích hợp để đảm bảo dòng điện được xác lập hoàn toàn nhưng không quá 2 s.

7.2.5. Khả năng đóng và khả năng cắt trong điều kiện ngắn mạch

Áp dụng 7.2.5 của Phần 1 có mở rộng như sau:

Khả năng đóng ngắn mạch danh định phải phù hợp với 4.3.5.1 và 4.3.5.3.

Khả năng cắt ngắn mạch danh định phải phù hợp với 4.3.5.2.

Dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định phải phù hợp với 4.3.5.4.

Chú thích - Nhà chế tạo phi có trách nhiệm đm bo đc tính ca áptômát là phù hợp vi khả năng ca áptômát để chịu được các ứng suất v nhiệt và điện động vốn có.

7.2.6. Đóng cắt quá điện áp

Áp dụng 7.2.6 của Phần 1. Các mạch thử nghiệm và phương pháp đo thích hợp đang được xem xét.

7.2.7. Các yêu cầu bổ sung dùng cho các áptômát phù hợp để cách ly

Các áptômát phù hợp để cách ly phải được thử nghiệm theo 8.3.3.2.

Các yêu cu bổ sung khác (ví dụ liên quan đến dòng điện rò) áp dụng đi vi các áptômát này đang được xem xét.

7.2.8. Các yêu cầu dành riêng cho áptômát phối hợp với cầu chì

Chú thích - Sự phối hp giữa các áptômát và cu chì riêng r được mắc trong cùng một mạch điện xem trong phụ lục A.

Sự phi hợp giữa áptômát và cầu chì phải phù hợp v mọi mặt vi tiêu chuẩn này cho ti khả năng cắt ngắn mạch ti hạn. Đặc biệt, áptômát này phải thỏa mãn các yêu cầu của trình tự thử nghiệm V (xem 8.3.7).

Áptômát phải đảm bảo không để cu chì tác động nếu xuất hiện quá dòng không vượt quá dòng điện giới hạn chọn lọc Is được nhà chế tạo công bố.

Với mọi quá dòng đến và bằng khả năng cắt ngắn mạch tới hạn danh định ấn định cho bộ phối hợp thì áptômát phải cắt khi một hoặc nhiều cầu chì tác động (để ngăn ngừa mất một pha). Nếu áptômát được nhà chế tạo nêu là có cơ cấu khóa ngoài để ngăn ngừa đóng (xem 2.14) thì áptômát phải không đóng lại được khi chưa thay dây bị chảy hoặc thiếu dây chảy hoặc chưa đặt lại cơ cấu khóa ngoài.

8. Các thử nghiệm

8.1. Loại thử nghiệm

Áp dụng 8.1 của Phn 1 vi các bổ sung sau:

8.1.1. Các thử nghiệm để kiểm tra các đặc tính của áptômát là:

- Các thử nghim điển hình (xem 8.3);

- Thử nghiệm thường xuyên hoặc thử nghiệm mẫu (xem 8.4).

8.1.2. Các thử nghiệm điển hình bao gm các thử nghiệm sau:

Thử nghiệm

Điu

Độ tăng nhiệt

Các giới hạn tác động và các đặc tính tác động

Các đặc tính điện môi

Khả năng thực hiện thao tác

Đặc tính quá tải (nếu có)

Khả năng cắt ngắn mạch

Dòng điện chịu thử ngắn hạn (nếu có)

Khả năng phối hợp cầu chì và áptômát

8.3.2.5

8.3.3.1

8.3.3.2

8.3.3.3

8.3.3.4

8.3.4 và 8.3.5

8.3.6

8.3.7

Các thử nghiệm điển hình đưc thực hiện bởi nhà chế tạo, trong xưởng hoặc trong bất kỳ phòng thử thích hợp mà nhà chế tạo lựa chọn.

8.1.3 Các thử nghiệm thưng xuyên hoặc thử nghim mẫu gm các thử nghiệm sau:

Thử nghiệm

Điều

Thao tác cơ khí

8.4.1

Hiệu chun các bộ nhả

8.4.2

Chịu điện môi

8.4.3

Chú thích - Thử nghiệm mẫu để kiểm tra khe hở không khí theo 8.3.3.4.3 của Phần 1 đang được xem xét.

Chú thích — Thử nghiệm mẫu để kiểm tra khe hở Không khf thao 8.3.3.4.3 của Phần 1 dang đưạc xem

8.2. Phù hp vi yêu cu kết cu

Áp dụng 8.2 của Phần 1 (xem chú thích ca 7.1).

8.3. Thử nghiệm điển hình

Để tránh lặp lại các thử nghiệm chung áp dụng cho các trình tự thử nghim, các điều kiện thử nghiệm chung được nhóm lại phn đầu của điu này tnh ba dạng:

- Các điều kiện thử nghiệm áp dụng cho tất cả các trình tự (8.3.2.1 đến 8.3.2.4);

- Các điều kiện thử nghim áp dụng cho thử nghiệm độ tăng nhiệt (8.3.2.5);

- Các điều kiện thử nghiệm áp dng cho thử nghiệm ngắn mạch (8.3.2.6).

Ngoài ra, các điều kiện thử nghiệm chung này được tham khảo hoặc dựa trên những qui định chung của Phần 1.

Mỗi trình tự thử nghiệm cn tham khảo áp dụng các điều kiện thử nghiệm chung. Yêu cầu này sử dụng các trích dẫn tham khảo nhưng cho phép mi trình tự thử nghiệm được đưa ra dưới hình thức đơn giản nhất.

Xuyên suốt điều này, thuật ng "thử nghiệm" được dùng cho mọi thử nghiệm được tiến hành, thuật ngữ "kiểm tra" có nghĩa là "thử nghiệm để kiểm tra" và đưc sử dụng khi kiểm tra tình trạng của áptômát tiếp sau thnghiệm trước đó trong trình tự thử nghim mà vì đó có thể gây ảnh hưng bất li.

Để dễ tìm điu kin thử nghiệm hoặc thử nghiệm cụ thể, sử dụng bảng thứ t abc nêu trong 8.3.1 với các thuật ngữ thường sử dụng nhất ( không nht thiết phải chính xác theo thuật ngữ được nêu trong đề mc liên quan).

8.3.1. Trình t thử nghiệm

Các thử nghiệm điển hình được nhóm lại với nhau theo số trình tự cho trong bảng 9.

Đi với mỗi trình tự, thử nghiệm phải được tiến hành theo thứ tự được liệt kê.

Liên quan đến 8.1.1 của Phần 1, các thử nghiệm sau đây của trình tự thử nghiệm I (xem 8.3.3) thể được b qua trong trình tự và được thực hiện trên mẫu riêng:

- Thử nghiệm các đặc tính điện môi (8.3.3.2);

- Thử nghim bộ nhả điện áp thấp của 8.3.3.3.2 (điểm c) và 8.3.3.3.3 để kiểm tra các yêu cầu 7.2.1.3 của Phần 1;

- Thử nghiệm bộ nhả tác động song song của 8.3.3.3.2 (điểm d) và 8.3.3.3.3 để kiểm tra các yêu cầu 7.2.1.4 của Phần 1;

- Thử nghiệm bổ sung cho khả năng thao tác không có dòng điện dùng cho các áptômát kiểu ngăn kéo (8.3.3.3.5).

Áp dụng các trình tự thử nghiệm theo quan hệ giữa Ics, lcu và lcw được cho trong bảng 9a.

Thứ tự các thử nghiệm (xếp theo thứ tự abc)

Điu kiện thử nghiệm chung

Điều

Chuẩn bị các áptômát, yêu cầu chung

8.3.2.1

Chuẩn bị các áptômát để thử nghiệm ngắn mạch

8.3.2.6.1

Các biên bản (phân tích số liệu các biên bn)

8.3.2.6.6

Điện áp phục hi

8.3.2.2.6

Hệ số công suất

8.3.2.2.4

Hằng số thi gian

8.3.2.2.5

Mạch thử nghim ngắn mạch

8.3.2.6.2

Qui trình thử nghiệm ngắn mạch

8.3.2.6.4

Sai số cho phép

8.3.2.2.2

Tần số

8.3.2.2.3

Thử nghiệm độ tăng nhiệt

8.3.2.5

 

Các thử nghiệm

(dùng cho cả hệ thống các trình tự thử nghiệm, xem bảng 8)

Điều

Áptômát phối hợp với cầu chì (các thử nghiệm ngắn mạch)

8.3.7.1 - 8.3.7.5 - 8.3.7.6

Áptômát kiểu ngăn kéo (thử nghiệm bổ sung)

8.3.3.3.5

Bộ nhả quá tải (kiểm tra)

8.3.3.7 - 8.3.4.4 - 8.3.5.1 - 8.3.5.4 - 8.3.6.1 - 8.3.6.6 - 8.3.7.4 - 8.3.7.8 - 8.3.8.1 - 8.3.8.6

Các giới hạn tác động và các đặc tính tác động

8.3.3.1

Dòng điện chịu thử ngắn hạn

8.3.6.2 - 8.3.8.2

Đặc tính quá tải

8.3.3.4

Độ tăng nhiệt (kiểm tra)

8.3.3.6 - 8.3.4.3 - 8.3.6.3 - 8.3.7.2 - 8.3.8.5

Khả năng cắt ngắn mạch làm việc

8.3.4.1 - 8.3.8.3

Khả năng cắt ngn mạch tới hạn

8.3.5.2

Khả năng thực hiện thao tác

8.3.3.3

Tính chịu điện môi

8.3.3.2

Tính chất điện môi (kiểm tra)

8.3.3.5 - 8.3.4.2 - 8.3.5.3 - 8.3.6.5 - 8.3.7.3 - 8.3.7.7 - 8.3.8.4

Thử nghiệm ngắn mạch cực riêng rẽ (đối với hệ thống pha-đất)

Phụ lục C

Thử nghiệm ngắn mạch cực riêng rẽ (đối với hệ thống IT)

Phụ lục H

Thử nghim khả năng cắt ngắn mạch ở dòng điện chịu thử ngắn hạn lớn nhất

8.3.6.4

Bảng 9 - Hệ thống toàn bộ các trình tự thử nghiệm 1)

Trình tự thử nghiệm

Áp dụng cho

Các thử nghiệm

 

I

Tính chất chung của các đặc tính (8.3.3)

 

 Tất cả các áptômát

Các giới hạn tác động và đặc tính tác động

Tính chất điện môi

Thao tác khí và khả năng thực hiện thao tác

Đặc tính quá tải (nếu có)

Kiểm tra chịu điện môi

Kiểm tra đ tăng nhiệt

Kiểm tra nhả quá tải

 

II

Khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định (8.3.4)

 

 Tất c các áptômát 2)

Khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định

Kiểm tra chịu điện môi

Kiểm tra độ tăng nhiệt

Kiểm tra nhả quá tải

 

III

Khả năng cắt ngn mạch tới hạn danh định (8.3.5)

 Tất cả các áptômát 3) mục đích sử dụng A và các áptômát mục đích sử dụng B có điều khiển tức thời *

Kiểm tra nhả quá tải

Khả năng cắt ngn mạch lớn nhất danh định

Kiểm tra chịu điện môi

Kiểm tra nhả quá tải

 

IV

Dòng điện chịu th ngn hn danh định (8.3.6)

 

Áptômát mục đích sử dụng B 2)

Kiểm tra nhả quá tải

Dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định

Kim tra độ tăng nhiệt

Khả năng cắt ngắn mạch ở dòng điện chịu th ngắn hạn ln nhất

Kiểm tra chịu điện môi

Kiểm tra nh quá ti

 

Trình tự thử nghiệm

Áp dụng cho

Các thử nghiệm

 

V

Đặc tính của áptômát phối hợp với cu chì (8.3.7)

Cấp 1

Ngắn mạch dòng điện gii hạn chọn lọc

 

Kiểm tra độ tăng nhiệt

 

Kiểm tra chu điện môi

 

Kiểm tra nhả quá tải

 

Các áptômát phối hợp với cầu chì

 

 

Cấp 2

Ngn mạch dòng chuyển giao

 

Ngắn mạch khả năng cắt ngắn mạch ln nhất danh định

 

Kiểm tra chịu điện môi

 

Kiểm tra nhả quá tải

 

Trình tự thử nghiệm phối hợp (8.3.8)

Áptômát mục đích sử dụng B:

- Khi lcw =Ics

(thay cho tnh tự thử nghiệm II và IV)

- Khi Icw = lcs = Icu

(thay cho trình tự thử nghim II, III và IV)

Kiểm tra nh quá ti

Dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định

Khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định

Kiểm tra chịu điện môi

Kiểm tra độ tăng nhiệt

Kiểm tra nhả quá tải

Trình tự thử nghiệm ngắn mạch cực riêng rẽ (Phụ lục C)

Các áptômát dùng trong các hệ thống pha-đất

Khả năng cắt ngắn mạch cực riêng rẽ (ISU)

Kiểm tra chịu điện môi

Kiểm tra nhả quá tải

Trình tự thử nghiệm ngn mạch cực riêng rẽ (Phụ lục H)

Các áptômát dùng trong các hệ thống IT

Khả năng cắt ngắn mạch cực riêng rẽ (IIT)

Kiểm tra chịu điện môi

Kiểm tra nhả quá tải

* Xem chú thích 8.3.5.

1) Để lựa chọn các áptômát thử nghiệm và áp dụng các trình tự thử nghiệm khác theo quan hệ giữa Ics, lcu, và lcw xem trong bng 9a.

2) Trừ khi áp dụng trình tự thử nghiệm phối hp.

3) Trừ:

- Khi lcs = lcu, (nhưng phải xem 8.3.5)

- Khi áp dụng trình tự thử nghiệm phối hp

- Áptômát phối hp với cầu chì.

Bảng 9a - Khả năng áp dụng các trình tự thử nghiệm theo quan hệ giữa Ics, Icu và Icw 1)

Quan hệ Ics, Icu và Icw

Trình tự thử nghiệm

Mục đích sử dụng

A

A

Phối hợp vi cu chì

B

B

Phối hợp vi cu chì

Trường hợp 1

I

X

X

X

X

 

II

X

X

X

X

Ics Icu đi với mục đích sử dụng A

III

X

 

X 2)

 

Ics Icu ≠ Icw đối với mục đích sử dụng B

IV

X 4)

 

X

X

 

V

 

X

 

X

Trưng hp 2

I

 

 

X

X

 

II

 

 

X

X

Ics = Icu ≠ Icw  đối với mục đích sử dụng B

III

 

 

X 2)

 

 

IV

 

 

X

X

 

V

 

 

 

X

 

Phối hp

 

 

X 3)

X 3)

Trưng hợp 3

I

X

X

X

X

 

II

X

X

X

X

Ics = Icu đối vi mục đích sử dụng A

III

 

 

 

 

Ics = Icu ≠ Icw đối với mục đích sử dụng B

IV

X 4)

 

X

X

 

V

 

X

 

X

Trường hợp 4

I

 

 

X

 

 

II

 

 

X

 

Ics = Icu = Icw đối vi mục đích sử dụng B

III

 

 

 

 

 

IV

 

 

X

 

 

V

 

 

 

 

 

Phối hp

 

 

X 3)

 

1) Bảng áp dụng cho mọi giá trị của Ue. Nếu nhiu giá trị Ue, thì áp dụng bng cho mỗi Ue, áp dụng trình tự thử nghiệm được đánh dấu X trong ô liên quan.

2) Th nghiệm ch áp dụng nếu Icu > Icw.

3) Theo công bố hoc theo tha thuận với nhà chế tạo, trình tự này có thể áp dụng cho các áptômát mục đích sử dụng B, trong trưng hợp đó, trình tự thử nghiệm này thay thế cho trình tự II và IV.

4) Trình tự thử nghiệm IV chỉ áp dụng cho những áptômát được đề cập ở chú thích 3 ca bảng 4.

8.3.2. Điu kiện chung cho thử nghiệm

Chú thích

1) Các điu kiện thử nghiệm để kiểm tra quá điện áp đóng cắt đang được xem xét.

2) Các thử nghiệm theo yêu cu ca tiêu chuẩn này không làm loi tr sự cn thiết đi với các thử nghiệm bổ sung liên quan đến các ápmát đưc lắp thành tổ hp, ví dụ như các thử nghiệm phù hợp vi lEC 439.

8.3.2.1. Yêu cầu chung

Nếu không có thỏa thuận nào khác của nhà chế tạo thì mỗi trình tự thử nghiệm đưc thực hiện trên mẫu (hoặc bộ mẫu) áptômát sạch và mới.

Số lượng mẫu dùng cho thử nghiệm mỗi trình tự thử nghiệm và các điều kiện thử nghiệm (ví dụ các giá trị đặt của bộ nhả quá tải, đầu nối dây) theo các thông số của áptômát được ghi trong bảng 10.

Nếu cần, các thông tin bổ sung được cho trong các điều liên quan.

Nếu không có qui định nào khác thì các thử nghiệm được tiến hành trên áptômát có dòng điện danh định lớn nhất trong cỡ khung đã cho, và được coi là đảm bảo cho tất c các dòng điện danh định của cỡ khung đó.

Trong trường hợp có một hay nhiều thay đổi kết cấu (xem 2.1.2 và 7.1.5) nằm trong c khung, phải thử nghiệm phù hợp với chú thích 8 của bảng 10 trên các mẫu khác nữa.

Nếu không có qui định nào khác thì bộ nhả ngắn mạch phải đặt ở giá trị ln nhất (thi gian và dòng điện) đối với mọi thử nghiệm.

Các áptômát đem thử nghiệm phải có các chi tiết quan trọng trong tổng số chi tiết của áptômát là phù hợp với thiết kế của kiểu loại mà các áptômát này đại diện.

Nếu không có qui định nào khác, các thử nghiệm phải được tiến hành với cùng loại dòng điện và trong trường hợp điện xoay chiu, thử nghiệm phải được tiến hành ở cùng tần số danh định và với cùng số pha như trong làm việc bình thường.

Nếu cơ cu truyền động được điểu khiển bằng điện thì phải được cung cấp ở điện áp thấp nhất theo qui định ở 7.2.1.1.3. Ngoài ra, cơ cấu truyền động điều khiển bằng điện phải được cấp điện thông qua mạch điều khiển áptômát cùng với cơ cấu đóng cắt thích hợp. Phải kiểm tra để chng tỏ rằng các hoạt động của áptômát là chính xác ở chế độ không tải khi thao tác trong các điu kiện nêu trên.

Áptômát thử nghiệm phải được lắp đặt đy đủ trên giá đỡ của nó hoặc giá đỡ tương đương.

Áptômát phải được thử nghiệm trong không khí lưu thông tự do.

Nếu áptômát có thể sử dụng trong v riêng và đã qua thử nghiệm môi trưng không khí lưu thông tự do thì phải bổ sung thêm thử nghiệm áptômát đặt trong vỏ có kích thước nhỏ nhất được nêu bởi nhà chế tạo, sử dụng mẫu mới, theo 8.3.5, Ue lớn nhất/Icu tương ứng, vi bộ nhả được đặt giá trị ln nhất (xem chú thích 1 bảng 10).

Chi tiết v thử nghiệm này, kể cả kích thước của vỏ phải được ghi trong biên bản thử nghiệm.

Chú thích - Vỏ riêng là v được thiết kế và có kích thước để ch chứa được một áptômát.

Tuy nhiên, nếu áptômát có thể sử dụng trong vỏ riêng được qui định và được thử nghim từ đầu đến cuối trong vỏ có kích thước nhỏ nhất được nêu bởi nhà chế tạo thì các thử nghiệm trong không khí lưu thông tự do không cần thực hiện nhưng với điu kiện vỏ này phải là kim loại trần, không được cách điện. Các chi tiết, k cả kích thước của vỏ phải được ghi trong biên bản thử nghiệm.

Đối vi các thử nghiệm trong không khí lưu thông tự đo, để thực hiện các thử nghiệm liên quan đến khả năng thực hiện thao tác có dòng điện (8.3.3.3.4), quá tải (8.3.3.4). ngắn mạch (8.3.4.1, 8.3.5.2, 8.3.6.4, 8.3.7.1, 8.3.7.5, 8.3.7.6 và 8.3.8.3) và dòng điện chịu thử ngắn hạn (8.3.6.2, 8.3.8.2) nếu áp dụng phải có màn chắn kim loại được đặt về mọi phía của áptômát theo chỉ dẫn của nhà chế tạo. Các chi tiết, kể cả khoảng cách giữa màn chắn kim loại đến áptômát phải được ghi trong biên bản thử nghiệm.

Màn chắn kim loại có những đặc trưng sau đây:

- Cấu tạo: các sợi đan thành mắt lưới,

hoặc kim loại được khoan lỗ,

hoặc kim loại được cắt trích rồi kéo giãn ra;

- Tỷ lệ diện tích lỗ/tổng diện tích: 0,45 - 0,65;

- Kích c lỗ: không quá 30 mm2;

- Bề mặt: để trn hoặc mạ lớp dẫn điện;

- Điện trở: phải được kể đến trong các tính toán đối với dòng điện kỳ vọng trong mạch của phần tử chảy (xem 8.3.4.2.1, điểm d) của Phn 1) khi được đo từ điểm xa nhất trên tấm chắn kim loại mà h quang thể phóng tới.

Mômen xoắn đặt lên các đầu nối bắt ren phải phù hợp vi yêu cầu của nhà chế tạo, nếu không có yêu cầu thì phải phù hợp với bảng 3 của Phần 1.

Việc bảo dưỡng hoặc thay thế các bộ phận là không được phép.

Để thử nghiệm được tiến hành thuận lợi, thông thường người ta đưa ra các yếu tố tăng tính khắc nghiệt của thử nghiệm (ví dụ như chọn tn số thao tác cao nhất trong chế độ thao tác để giảm thi gian thử nghiệm, điều này phải được thực hiện theo thỏa thuận với nhà chế tạo,

Đối với thử nghiệm một pha trên cực riêng rẽ của áptômát nhiu cực, thích hp cho sử dụng trong hệ thống pha-đất, xem phụ lục C.

Đối vi thử nghiệm bổ sung dùng cho áptômát trong hệ thống không nối đất hoặc nối đất tr kháng (IT), xem phụ lục H.

Bng 10 - Số lượng mẫu dùng cho thử nghiệm

Trình tự thử nghiệm

S lượng được ghi nhãn ca

Ue

Đu nối lưi/tải ghi nhãn

Số lượng mẫu

Mu s

Dòng đin đặt 1)

Điện áp thử nghim

Dòng điện thử nghiệm

Kiểm tra độ tăng nhiệt

Chú thích

 

1

2

Nhiu

Không

 

 

Min

Max

 

ơng ứng

Max

 

 

I

X

X

X

X

X

1

1

 

X

Ue max

xem 8.3.3

X

8)

II

X

 

 

X

 

2

1

 

X

Ue

X

 

X

8)9)

(Ics)

 

 

 

 

 

 

2

X

 

Ue

X

 

 

2)

và phối

 

 

 

 

 

 

1

 

X

Ue

X

 

X

8)9)

hợp

X

 

 

 

X

3

2

X

 

Ue

X

 

 

2)

 

 

 

 

 

 

 

3

 

X

Ue

X

 

X

3)

 

 

 

 

 

 

 

1

 

X

Ue max tương ứng

 

X

X

8)9)

 

 

X

 

X

X

3

2

X

 

Ue max tương ng

 

X

 

2)

 

 

 

 

 

 

 

3

 

X

Ue max

X

 

X

4)

 

 

 

 

 

 

 

1

 

X

Ue max tương ứng

 

X

X

8)9)

 

1

2

Nhiều

Không

 

 

Min

Max

 

Tương ứng

Max

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

X

 

Ue max tương ứng

 

X

 

2)

 

 

 

X

X

X

4

3

 

X

Ue trung gian

X

 

X

6)

 

 

 

 

 

 

 

4

 

X

Ue max

X

 

X

4)

III

 

 

 

 

 

2

1

 

X

Ue

X

 

 

8)

(Icu)

X

 

 

X

 

2

X

 

Ue

X

 

 

2)

 

 

 

 

 

 

 

1

 

X

Ue

X

 

 

8)

 

X

 

 

 

X

3

2

X

 

Ue

X

 

 

2)

 

 

 

 

 

 

 

3

 

X

Ue

X

 

 

3)

 

 

 

 

 

 

 

1

 

X

Ue max tương ứng

 

X

 

8)

 

 

X

 

X

X

3

2

X

 

Ue max tương ứng

 

X

 

2)

 

 

 

 

 

 

 

3

 

X

Ue max

X

 

 

4)

 

 

 

 

 

 

 

1

 

X

Ue max tương ứng

 

X

 

8)

 

 

 

 

 

 

 

2

X

 

Ue max tương ứng

 

X

 

2)

 

 

 

X

X

X

4

3

 

X

Ue trung gian

X

 

 

6)

 

 

 

 

 

 

 

4

 

X

Ue max

X

 

 

4)

IV (Icw)

Như đối vi trình tự thử nghim Ill

5)

V

 

 

 

 

 

2

1

 

X

Ue max

X

 

 

7(8)

(Icu)

X

X

X

X

X

2

X

 

Ue max

X

 

 

2)

 

1

2

Nhiều

Không

 

 

Min

Max

 

Tương ứng

Max

 

 

Cực riêng rẽ (phụ lục C)

(Isu)

X

X

X

X

X

2

1

2

 

X

X

 

Ue max

Ue max

Isu

Isu

 

 

8)

-

Cực riêng rẽ (phụ lục H) (Isu)

X

X

X

X

X

1

 

 

X

Ue max

lIT

 

 

8)

1) Min là giá trị nh nhất của I trong c khung đã cho, trong trường hp bộ nhả quá tải có thể điều chỉnh được thì có nghĩa là giá trị đt nh nhất của ldđ nhỏ nhất, max là I lớn nhất trong cỡ khung đã cho.

2) Không cn mu này trong trường hp áptômát ch có mt tham s dòng điện không điu chnh được trong c khung đã cho và trong trường hợp áptômát chỉ có bộ nh song song (nghĩa là không có bộ nh quá dòng hợp bộ).

3) Đi chiu nối.

4) Đổi chiều nối nếu đu nối không ghi nhãn.

5) Áp dụng cho các áptômát mục đích sử dụng B và cũng có tháp dụng cho các áptômát mục đích sử dụng A được đề cập trong chú thích 3 của bảng 4.

6) Theo thỏa thuận giữa phòng thử nghiệm và nhà chế tạo.

7) Nếu đầu nối không ghi nhãn, mẫu bổ sung phi được thử nghiệm vi đổi chiều nối.

8) Trong trưng hợp có một hay nhiều thay đổi kết cấu (xem 2.1.2 và 7.1.5) nằm trong c khung, mu khác được thử thí nghiệm dòng điện danh định lớn nhất phù hp vi mỗi kết cấu, ở các điu kiện áp dụng cho mẫu 1.

9) Yêu cầu của chú thích 8 chỉ áp dụng cho trình tự phối hợp.

                 

8.3.2.2. Các đại lượng thử nghim

8.3.2.2.1. Giá trị của các đại lượng thử nghiệm

Áp dụng 8.3.2.2.1 của Phần 1.

8.3.2.2.2. Dung sai của các đại lượng thử nghiệm

Áp dụng 8.3.2.2.2 của Phn 1.

8.3.2.2.3. Tần số của mạch thử nghiệm đối với điện xoay chiu

Mọi thử nghiệm phải được thực hiện ở tần số danh định của áptômát. Đối với tất cả các thử nghiệm ngắn mạch, nếu khả năng cắt danh định về cơ bản phụ thuộc vào giá trị tần số thì dung sai không được vượt quá ± 5%.

Nếu nhà chế tạo công bố khả năng cắt danh định về cơ bản không phụ thuộc vào giá trị tn số thì dung sai không được vượt quá ± 25%.

8.3.2.2.4. Hệ số công suất của mạch thử nghiệm

Áp dụng 8.3.4.1.3 của Phn 1 có sửa đổi như sau:

Bảng 16 của Phần 1 được thay bằng bảng 11 của tiêu chuẩn này.

Bảng 11 - Các giá trị của hệ số công suất và hằng s thi gian tương ứng vi dòng điện thử nghiệm

Dòng điện thử nghim I

kA

Hệ số công suất

Hằng s thời gian

ms

Ngắn mạch

Khả năng thực hiện thao tác

Quá tải

Ngắn mạch

Khả năng thực hiện thao tác

Quá ti

I ≤ 3

0,9

 

 

5

 

 

3 < I ≤ 4,5

0,8

 

 

5

 

 

4,5 < I ≤ 6

0,7

 

 

5

 

 

6 < l ≤ 10

0,5

0,8

0,5

5

2

2,5

10 < I ≤ 20

0,3

 

 

10

 

 

20 < I ≤50

0,25

 

 

15

 

 

50 <1

0,2

 

 

15

 

 

8.3.2.2.5. Hằng số thi gian của mạch thử nghiệm

Áp dụng 8.3.4.1.4 của Phần 1 với các sửa đổi như sau:

Bảng 16 của Phần 1 được thay bằng bảng 11 của tiêu chuẩn này.

8.3.2.2.6. Điện áp phục hi tần số công nghiệp

Áp dụng 8.3.2.2.3, điểm a) của Phn 1.

8.3.2.3. Đánh giá kết quả thử nghiệm

Tình trạng của áptômát thử nghim phải được kiểm tra bằng cách kiểm tra khả năng áp dụng đối với mỗi trình tự.

Áptômát được coi là thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn này nếu áptômát tha mãn các yêu cầu của mỗi trình tự được áp dụng.

Hộp đúc áptômát không được vỡ nhưng nhng vết nt nhỏ có thể được chấp nhận.

Chú thích - Các vết nứt nh do kết quả của áp lực khí ln hoặc ứng suất nhiệt trong quá trình phát sinh h quang khi ngắt dòng điện sự c rt cao và về bản chất chỉ là trên b mặt. Kết quả là các vết nt không xuyên qua toàn bộ chiều dày hộp đúc của áptômát.

8.3.2.4. Biên bản thử nghiệm

Áp dụng 8.3.2.4 ca Phần 1.

8.3.2.5. Các điu kiện thử nghim dùng cho thử nghiệm độ tăng nhiệt

Áptômát phải thỏa mãn các yêu cầu của 7.2.2.

Áp dụng 8.3.3.3 của Phần 1, tr 8.3.3.3.6 với bổ sung như sau:

Áptômát phải được lắp đặt phù hp với 8.3.2.1.

Các cuộn dây của bộ nhả điện áp thấp (nếu có) phải được cung cấp ở điện áp ngun điều khiển danh định lớn nhất.

Đối với áptômát bốn cực, thử nghim thực hiện trước hết trên ba cực có bộ nhả quá dòng trước. Đối vi các áptômát có dòng điện danh định không quá 63 A, thử nghiệm bổ sung phải được thực hiện bằng cách cho dòng điện thử nghiệm chạy qua cực thứ tư và cực liền kề vi nó. Đối vi các giá trị dòng điện danh định cao hơn, phương pháp thử nghiệm phải có thỏa thuận rng giữa nhà chế tạo và người sử dụng.

8.3.2.6. Các điều kiện để thử nghiệm ngắn mạch

8.3.2.6.1. Yêu cầu chung

Chú thích 1 - Chú ý đến chú thích 3, để tránh lặp lại các th nghiệm không cần thiết do có yêu cầu mới của điểm b).

M rộng 8.3.4.1.1 của Phn 1 như sau:

a) Áptômát phải được lắp đặt phù hợp với 8.3.2.1.

b) Nếu không chứng minh được rằng, dù cơ cấu thao tác bằng tay ở vị trí bất kỳ, không có lỗ thủng xung quanh cơ cấu thao tác bằng tay đến mức có thể xuyên qua sợi y đàn đường kính 0,26 mm tới khu vực buồng dập h quang, thì b trí thử nghiệm sau đây phải được áp dụng:

Chỉ vi thao tác cắt, một tấm polyetylen trong, t khối thấp, có chiều dày 0,05 mm ± 0,01 mm, kích thước 100 mm x 100 mm được đt như hình 1, được cố định và căng vừa phải vào khung và đặt ở khoảng cách 10 mm từ:

- Chỗ li ra lớn nhất của cơ cấu đóng bằng tay của áptômát loại không có hốc dùng cho cơ cấu đóng này;

- Hoặc vành của hốc thụt vào dành cho cơ cấu đóng bằng tay của áptômát loại có hốc dùng cho cơ cấu đóng này.

Tấm polyetylen phải có tính chất vật lý sau:

- Tỷ khối ở 23°C: 0,92 g/cm3 ± 0,05 g/cm3;

- Điểm nóng chảy: 110°C đến 120°C.

Phía cách xa áptômát phải đặt một tấm đỡ để đề phòng tấm polyetylen bị rách do sức ép của sóng xuất hiện trong quá trình thử nghiệm ngắn mạch (xem hình 1).

Đối với các thử nghiệm khác ngoài thử nghiệm trong vỏ riêng rẽ phải có tấm chắn bằng vt liệu cách điện hoặc bằng kim loại đặt giữa màn chắn kim loại và tấm chắn polyetylen (xem hình 1).

Chú thích 2 - Bố trí thử nghiệm này ch áp dụng cho thao tác O, vì có khó khăn trong bố trí đối vi thao tác CO và thao tác O được coi là khắc nghiệt không kém thao tác CO (xem 8.3.2.6.4).

Chú thích 3 - Để giảm bt khó khăn trong việc thiết lập loại trình tự thử nghiệm để kiểm tra sự phù hợp với điều này, tạm thời cho phép có thỏa thuận của nhà chế tạo, kiểm tra bằng thao tác O riêng rẽ đi vi mỗi trình tự thử nghiệm được áp dụng.

c) Áptômát phải được thao tác trong quá trình thử nghiệm sao cho càng giống với điều kiện làm việc càng tốt.

Áptômát thao tác bằng năng lượng phụ thuộc phải được đóng trong quá trình thử nghiệm vi nguồn điều khiển (điện áp hoặc áp lực) ở 85% giá trị danh định.

Áptômát thao tác bằng năng lượng độc lập phải được đóng trong quá trình thử nghiệm với cơ cấu thao tác được nạp đến giá trị lớn nhất được nêu bởi nhà chế tạo.

Áptômát thao tác bằng năng lưng dự trữ phải được đóng trong quá trình thử nghiệm vi cơ cấu thao tác được nạp 85% điện áp danh định ở nguồn phụ.

d) Nếu áptômát được lắp với bộ nhả quá dòng điều chỉnh được thì giá trị đặt của các bộ nh này phải được đặt như qui định đối với mỗi trình tự thử nghiệm.

Đối với áptômát không lắp bộ nh quá dòng nhưng được lắp với bộ nhả song song thì bộ nhả này phải có điện vi điện áp đặt bằng 70% điện áp nguồn điu khiển danh định của bộ nhả (xem 7.2.1.2.3), trong thời gian không sm hơn bắt đầu ngn mạch nhưng không chậm hơn 10 ms sau khi khi đầu ngắn mạch.

e) Ở tất cả các thử nghiệm này, phía lưi của mạch thử nghim phải được nối đến các đầu nối phù hợp của áptômát như ghi nhãn của nhà chế tạo. Nếu không đưc ghi nhãn thì việc đấu nối thử nghiệm phải theo qui định của bảng 10.

8.3.2.6.2. Mạch thử nghiệm

Áp dụng 8.3.4.1.2 ca Phần 1.

8.3.2.6.3. Hiệu chuẩn mạch thử nghiệm

Áp dụng 8.3.4.1.5 của Phn 1.

8.3.2.6.4. Qui trình thử nghiệm

Áp dụng 8.3.4.1.6 của Phần 1 với các mở rộng sau:

Sau khi hiệu chuẩn mạch thử nghiệm theo 8.3.2.6.3, các mối nối tạm thời được thay bằng áptômát th nghiệm và các cáp nối, nếu có.

Các thử nghiệm v tính năng trong điều kiện ngắn mạch phải được thực hiện theo các trình tự trong bng 9 (xem 8.3.1).

Đối với áptômát có dòng điện danh định đến và bằng 630 A, chiều dài 75 cm của cáp có mặt cắt tương ứng với dòng điện nhiệt qui ước (xem 8.3.3.3.4, bảng 9 và 10 của Phn 1) phải bố trí như sau:

- 50 cm trên phía nguồn,

- 25 cm trên phía tải.

Trình tự thao tác phải trình tự áp dụng cho mỗi trình tự thử nghiệm, như qui định trong 8.3.4.1. 8.3.5.2,

8.3.7.6.

Đối vi các áptômát bn cực, trình tự thao tác bổ sung trên một hoặc nhiu mẫu mi phù hợp với bng 10 phải được thực hiện trên cực thứ tư và cực liền kề với nó, đối với trình tự III và IV hoặc IV và V, có thể áp dụng điện áp đặt vào là Ue/, sử dụng mạch điện cho hình 12 của Phần 1. Dòng điện thử nghiệm phải được thỏa thuận giữa nhà chế tạo và ngưi sử dụng nhưng không được nhỏ hơn 60% lcu hoặc lcw, nếu áp dụng.

Theo yêu cầu của nhà chế tạo, các thử nghiệm bổ sung này có thể thực hiện trên các mẫu giống nhau, mỗi thử nghiệm trong trình tự thử nghiệm liên quan bao gm các thử nghiệm dành riêng:

- Trên ba pha lin kề của các cực;

- Trên cực thứ tư và cực liền k.

Các ký hiệu sau đây được sử dụng để chỉ trình tự thao tác:

O: biểu thị thao tác cắt;

CO: biểu thị thao tác đóng tiếp tục sau khi đã qua thi gian m thích hợp bi thao tác cắt;

t: biểu thị khoảng thời gian giữa hai tác động ngn mạch liên tiếp, thời gian này là 3 min hoặc thời gian đặt lại áptômát, chọn giá trị nào lớn hơn. Giá trị thực tế của thời gian t phải được nêu trong biên bản thử nghiệm.

Giá trị ln nhất của I2t (xem 2.5.18 ca Phần 1) trong quá trình thử nghiệm này có thể được ghi trong biên bản thử nghiệm (xem 7.2.1.2.4 điểm a)).

Chú thích - Giá trị lớn nhất l2t được ghi lại trong quá trình thử nghiệm có thể không phải là giá trị lớn nhất có thể xảy ra đối vi điều kiện bắt buộc. Phải có thử nghiệm bổ sung nếu giá tr ln nhất này cn được xác định.

8.3.2.6.5. Tác đng của áptômát trong quá trình thử nghiệm đóng ngắn mạch và cắt ngắn mạch

Áp dụng 8.3.4.1.7 của Phần 1.

8.3.2.6.6. Phân tích số liệu của biên bản

Áp dụng 8.3.4.1.8 của Phn 1.

8.3.2.6.7. Kiểm tra sau khi thử nghiệm ngắn mạch

a) Sau các thao tác cắt của thử nghiệm khả năng đóng và cắt ngn mạch 8.3.4.1, 8.3.5.2, 8.3.6.4, 8.3.7.1, 8.3.7.6 và 8.3.8.3, nếu áp dụng, tấm polyetylen không được xuất hiện các lỗ có thể nhìn thấy được bằng mắt thưng hay kính thị lực nhưng không dùng kính phóng đại.

Chú thích - L nh có khả năng nhìn thấy có đưng kính nhỏ hơn 0,26 mm thì được bỏ qua.

b) Sau thử nghiệm ngắn mạch, áptômát phải phù hợp với các kiểm tra được qui định đối với mỗi trình tự thử nghiệm, nếu áp dụng.

8.3.3. Trình tự thử nghiệm I: Tính chất chung của các đặc tính.

Trình tự thử nghiệm này áp dụng cho tất cả các áptômát và gồm các thử nghiệm sau:

Thử nghiệm

Điu

Các gii hạn tác động và các đặc tính tác động

Tính chất điện môi

Thao tác cơ khí và khả năng thực hiện thao tác

Đặc tính quá ti (khi có thể áp dụng)

Kiểm tra chịu điện môi

Kiểm tra độ tăng nhiệt

Kiểm tra nhả quá ti

Kiểm tra bộ nhả điện áp thấp và bộ nhả song song (nếu áp dụng)

8.3.3.1

8.3.3.2

8.3.3.3

8.3.3.4

8.3.3.5

8.3.3.6

8.3.3.7

8.3.3.8

Một mẫu phải được thử nghiệm; bộ nhả có thể điu chỉnh được phải được đặt ở giá trị phù hp với bảng 10.

8.3.3.1. Thử nghiệm các giới hạn tác động và các đặc nh tác động

Áp dụng 8.3.3.2 của Phần 1 có sửa đổi như sau:

8.3.3.1.1. Yêu cầu chung

Nhiệt độ môi trường phải được đo như đối với thử nghiệm độ tăng nhiệt (xem 8.3.2.5).

Khi bộ nhả cắt quá dòng bình thường là b phận lp sn của áptômát thì phải kiểm tra bộ nhả này trong áptômát tương ứng.

Bộ nhả riêng rẽ phải được lắp đặt ging như trong điu kiện làm việc bình thường. Áptômát hoàn chỉnh phải được lắp đặt phù hợp với 8.3.2.1. Hệ thống thử nghiệm phải đưc bảo vệ chống ảnh hưng quá mức của nóng hoặc lạnh t bên ngoài.

Việc đấu ni bộ nhả riêng rẽ, nếu có, hoặc ápmát hoàn chỉnh phải được thực hiện như làm việc bình thường, với ruột dẫn có mặt cắt phù hợp với dòng điện danh định (I) (xem bảng 9 và 10 của 8.3.3.3.4 của Phần 1) và chiều dài y phù hợp với 8.3.3.3.4 của Phần 1.

Đối với các áptômát có bộ nhả quá dòng điều chỉnh được, các thử nghiệm phải được tiến hành ở dòng điện đặt lớn nhất và nhỏ nhất, với ruột dẫn phù hợp với dòng điện danh định (l) (xem 4.7.2).

Các thử nghiệm được tiến hành ở điện áp thích hp bất kỳ.

8.3.3.1.2. Ct trong điều kiện ngắn mạch

Tác động của bộ nhả ngắn mạch (xem 4.7.1) phải được kiểm tra 80% và 120% giá trị dòng điện ngắn mạch đặt của bộ nhả. Dòng điện thử nghiệm phải có dạng đối xứng.

Tại dòng điện thử nghiệm bằng 80% dòng điện ngắn mạch đặt, bộ nh không được tác động, dòng điện được duy trì:

- Trong 0,2 s trưng hợp bộ nhả tức thi;

- Trong khoảng thời gian gấp đôi thi gian trễ được nêu bởi nhà chế tạo, trong trưng hợp bộ nhả thời gian tr định trước.

dòng điện thử nghiệm có giá trị bằng 120% dòng điện ngắn mạch đặt, bộ nhả phải tác động ở:

- Trong 0,2 s trưng hợp bộ nhả tức thi;

- Trong khoảng thi gian gấp đôi thi gian trễ được nêu bi nhà chế tạo, trong trưng hợp bộ nhả thời gian tr định trước.

Tác động của bộ nhả ngắn mạch nhiều cực phải được kiểm tra bằng cách mang tải trên hai cực mắc nối tiếp với dòng điện thử nghiệm, sử dụng mọi phối hợp có thể có của các cực có bộ nhả ngắn mạch.

Ngoài ra, tác động của bộ nh ngắn mạch phải được kiểm tra trên mỗi cực riêng rẽ giá trị dòng điện tác động được công bố bi nhà chế tạo, các giá trị này, các bộ nhả phải tác động với:

- Trong 0,2 s ở trường hợp bộ nhả tức thi;

- Trong khoảng thời gian gấp đôi thời gian trễ được nêu bi nhà chế tạo, trong trường hợp bộ nhả có thời gian trễ định trước.

Bộ nhả có thời gian trễ định trước còn phải phù hợp với yêu cầu của 8.3.3.1.4.

8.3.3.1.3. Cắt trong điều kiện quá ti

a) Bộ nhả tức thời hoặc có thời gian trễ định trước

Tác động của bộ nhả tức thời hoc bộ nhả có thời gian trễ định trước (xem 4.1.7) phải được kiểm tra ở 90% và 110% dòng điện quá tải đặt của bộ nhả. Dòng điện thử nghim phải có dạng đối xứng, ở dòng điện thử nghiệm bằng 90% dòng điện quá tải đặt, b nhả không được tác động, dòng điện được duy trì:

- Trong 0,2 s ở trưng hợp bộ nhả tức thời;

- Trong khoảng thời gian gấp đôi thời gian trễ được nêu bởi nhà chế tạo, trong trường hợp bộ nhả có thời gian trễ định trước.

dòng điện 110% dòng điện quá tải đt, bộ nhả phải tác động:

- Trong 0,2 s ở trường hợp bộ nhả tức thời;

- Trong khoảng thời gian gấp đôi thời gian trễ được nêu bi nhà chế tạo, trong trường hợp bộ nhả có thời gian trễ định trước.

Ngoài ra, bộ nhả có thời gian trễ định trước phải phù hợp với yêu cu của 8.3.3.1.4.

Tác động của bộ nhả cắt nhiều cực phải được kiểm tra vi tất cả các pha mang tải đng thi vi dòng là dòng điện thử nghiệm.

Chú thích - Trường hợp áptômát có lắp bộ nh quá tải cực trung tính, việc kiểm tra bộ nhả quá tải này đang được xem xét.

b) Bộ nhả có thời gian trễ nghịch đảo

Đặc tính tác động của bộ nhả quá tải có thời gian trễ nghịch đảo phải đưc kiểm tra phù hợp với các yêu cầu về nh năng của 7.2.1.2.4, điểm b), 2).

Đối với các bộ nhả phụ thuộc vào nhiệt độ môi trưng, đặc tính tác động phải được kiểm tra nhiệt độ chuẩn (xem 4.7.3 và 5.2, điểm b)), bộ nh được mang điện trên tất c các pha cực.

Nếu thử nghim này được thực hiện ở nhiệt độ môi trường khác thì việc hiệu chỉnh phải được thực hiện phù hp với dữ liệu nhiệt độ/dòng điện của nhà chế tạo.

Đối với các bộ nhả được nhà chế tạo công bố là không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, đặc tính tác động phải được kiểm tra hai phép đo, một 30°C ± 2°C, một ở 20°C ± 2°C hoặc 40°C ± 2°C, bộ nhả được mang điện trên tất cả các pha cực.

Ở dòng điện thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng, phải làm một thử nghiệm bổ sung để khẳng định rằng các đặc tính thời gian/dòng điện của bộ nhả là phù hợp (nằm trong dung sai được nêu) với các đường cong được nhà chế tạo cung cấp.

Chú thích - Ngoài các thử nghiệm của điu này, các bộ nhả của áptômát cũng phải được kiểm tra trên từng pha trong các trình tự thử nghiệm III, IV và V (xem 8.3.5.1, 8.3.5.4, 8.3.6.1, 8.3.6.6, 8.3.7.4, 8.3.7.8, 8.3.8.1 8.3.8 6).

8.3.3.1.4. Thử nghiệm bổ sung đối với bộ nhả có thời gian trễ định truớc

a) Thời gian trễ

Thử nghiệm này được thực hiện ở dòng điện bằng 1,5 lần dòng điện đặt:

- Trong trường hợp bộ nhả quá tải, mang tải trên tất cả các pha;

Chú thích - Trường hp các áptômát có lp bộ nhả quá tải cực trung tính, việc kiểm tra bộ nhả quá tải này đang được xem xét.

- Trong trưng hp bộ nhả ngắn mạch, dòng điện thử nghiệm chạy qua hai cực mc nối tiếp, sử dụng mọi phối hợp có thể có của các cực có bộ nhả ngắn mạch.

Thời gian trễ đo được phải nằm trong giới hạn được nêu của nhà chế tạo.

b) Khoảng thời gian không tác động

Thử nghiệm này được thực hiện các điều kiện giống như đối vi thử nghiệm của điểm a) trên đây dùng cho cả hai bộ nh quá tải và ngắn mạch:

Trưc tiên, cho dòng điện bằng 1,5 lần dòng điện đặt và duy trì trong thi gian bằng thời gian không tác động được nêu bởi nhà chế tạo, sau đó giảm dòng điện xuống bằng dòng định mức và duy trì ở giá trị này trong khoảng thời gian gấp đôi thời gian trễ được nêu bởi nhà chế tạo. Áptômát phải không được tác động.

8.3.3.2. Thử nghiệm các đặc tính điện môi

Thử nghiệm phải được tiến hành:

- Phù hợp với 8.3.3.4 của Phần 1, nếu nhà chế tạo có công bố giá trị điện áp chịu xung danh định Uimp (xem 4.3.1.3);

- Phù hp với 8.3.3.2.1, 8.3.3.2.2, 8.3.3.2.3 và 8.3.3.2.4 nếu không công bố giá trị Uimp, và, kiểm tra chịu điện môi phù hợp với các điều liên quan của tiêu chuẩn này.

Các áptômát phù hp với mục đích cách ly phải được thử nghiệm theo 8.3.3.4 của Phn 1. Yêu cu này không áp dụng để kiểm tra chịu điện môi thực hin trong trình tự thử nghiệm.

8.3.3.2.1. Tình trạng của áptômát đối vi các thử nghiệm

Thử nghiệm điện môi phải được thực hiện trên áptômát được lắp đặt như trong các điều kiện làm việc, kể cả các dây dẫn bên trong và trạng thái khô.

Khi đế của áptômát là vật liệu cách điện, các bộ phận là kim loại phải đưc đặt tất cả các điểm cố định phù hợp với các điu kiện lắp đặt bình thưng của áptômát và các bộ phận này phải đưc coi là bộ phận khung của áptômát. Khi áptômát cho dù có phải là hộp đúc hay không, được lắp đặt trong vỏ cách điện thì vỏ này phải được phủ lá kim loại và nối đến khung. Nếu tay thao tác là kim loại thì phải được nối đến khung; nếu tay thao tác là vật liệu cách điện thì phải được phủ lá kim loại nối đến khung.

Khi độ bền điện môi của áptômát phụ thuộc vào việc cuốn băng của đu dây hoặc sử dụng cách điện đặc biệt thì trong quá trình thử nghiệm cũng phải sử dụng băng cuốn hoặc vật liệu cách điện này.

8.3.3.2.2. Đặt điện áp thử nghiệm

Khi áptômát có các mch điện chứa động cơ, dụng cụ đo điện, thiết bị đóng cắt và thiết bị bán dẫn mà các thiết bị này theo các qui định liên quan có điện áp thử nghim điện môi thấp hơn qui định trong 8.3.3.2.3 thì trước khi thử các thử nghim qui định đối với áptômát, các thiết bị này phải được tách ra.

a) Mạch chính

Đối với các thử nghiệm này, bất kỳ mạch điều khiển và mạch phụ nào mà bình thường không nối vi mạch chính đu phải đưc nối đến các bộ phận của áptômát mà trong làm việc bình thường được nối đất.

Điện áp thử nghiệm phải được đặt trong 1 min vào:

1) Với áptômát ở vị trí đóng:

- Giữa tất cả các phần mang điện của tất cả các cực nối với nhau và khung của áptômát;

- Giữa mỗi cực và các cực còn lại được nối đến khung của áptômát.

2) Vi áptômát ở vị trí cắt và, thêm nữa, ở vị tri đã tác động, nếu có:

- Giữa tất cả các phần mang điện của tất cả các cực nối với nhau và khung của áptômát;

- Giữa đu nối của phía này nối với nhau và các đầu nối của phía kia nối với nhau,

b) Mạch điều khiển và mạch phụ

Đối với các thử nghiệm này, mạch chính phải đưc nối đến tất cả các phn của áptômát mà trong làm việc bình thường được nối đất.

Điện áp thử nghiệm đặt trong 1 min vào:

1) Giữa tất cả các mạch điu khiển và mạch phụ mà bình thường không nối đến mạch chính, được nối vi nhau và khung của áptômát;

2) Khi cần, giữa mỗi phần của mạch điều khiển và mạch phụ, mà trong làm việc bình thưng cách điện với các phần khác và các phần khác được ni vi nhau.

8.3.3.2.3. Giá trị điện áp thử nghiệm

Điện áp th nghim phải có dạng hình sin và có tần số trong khoảng 45 Hz đến 62 Hz. Điện áp thử nghim phải sao cho khi giá trị của điện áp được điều chỉnh đến các giá trị yêu cu cho trong bảng 12 và sau đó cho ngắn mạch, dòng điện ra phải ít nhất là 0,2 A.

Điện áp thử nghiệm đặt trong 1 min với các giá trị như sau:

a) Đối với mạch chính, mạch điu khiển, mạch phụ không đ cập ở điểm b) dưới đây thì giá trị điện áp theo bảng 12;

b) Đối vi mạch điu khiển và mạch phụ mà nhà chế tạo ch ra rằng không thích hợp để nối đến mạch chính thì:

- Khi điện áp cách điện danh định Ui không quá 60 V: đặt điện áp có giá trị 1 000 V;

- Khi điện áp cách điện danh định Ui vượt quá 60 V: đặt điện áp có giá trị 2Ui + 1 000 V nhưng khôngi 1 500 V.

Bảng 12 - Điện áp thử nghiệm điện môi tương ứng với điện áp cách điện danh định

Điện áp cách diện danh định Ui

V

Điện áp thử nghiệm điện môi

(giá trị hiệu dụng xoay chiu) V

Ui ≤ 60

1 000

60 < Ui ≤ 300

2 000

300 < Ui ≤ 690

2 500

690 < Ui ≤ 800

3 000

800 < Ui ≤ 1 000

3 500

1 000 < Ui ≤; 1 500 *

3 500

* Ch đối với điện một chiều

8.3.3.2.4. Kết qu đạt được

Thử nghim là đạt yêu cu nếu mẫu không bị đánh thủng hoặc phóng điện bề mặt.

8.3.3.3. Các thử nghiệm thao tác cơ khí và khả năng thực hiện thao tác

8.3.3.3.1. Điu kiện chung của thử nghiệm

Áptômát phải được lắp đặt phù hợp với 8.3.2.1, tuy nhiên, khi thực hiện các thử nghiệm này, áptômát có thể được lắp đặt trên một khung kim loại. Áptômát phải đưc bảo vệ chống ảnh hưởng không đáng có của nóng hoặc lạnh.

Các thử nghiệm phải được thực hiện nhiệt độ môi trưng của phòng thử nghiệm.

Điện áp nguồn của mỗi mạch điu khiển phải được đo tại các đầu nối ở dòng điện danh định.

Tất cả các điện tr hay điện kháng tạo thành các phn của cơ cấu điều khiển phải được nối vào mạch. Tuy nhiên, không được lắp điện kháng bổ sung xen giữa nguồn hiện có và các đầu nối của cơ cấu.

Các thử nghiệm 8.3.3.3.2, 8.3.3.3.3 và 8.3.3.3.4 phải được thực hiện trên cùng một áptômát nhưng thứ tự thử nghim là tuỳ ý. Tuy nhiên, đối với các thử nghiệm vi bộ nhả điện áp thấp và bộ nh song song thì các thử nghim của 8.3.3.3.2 và 8.3.3.3.3, tùy theo kh năng, có thể thực hiện trên mẫu mới.

Trong trường hợp các áptômát cho phép bảo dưỡng, nếu có yêu cu thực hiện số lượng thao tác nhiều hơn số lượng qui định trong bảng 8 thì số thao tác bổ sung này phải thực hiện trước, tiếp theo là bảo dưỡng theo chỉ dẫn của nhà chế tạo và cuối cùng là thực hiện số lượng thao tác phù hợp với bảng 8 mà không cho phép bất kỳ việc bảo dưỡng nào trong quá trình còn lại của tnh tự thử nghiệm này.

Chú thích - Để thử nghiệm được thuận lợi, cho phép chia từng thử nghim thành hai hay nhiều chu k nhưng mi chu kỳ phải ít nht là 3 h.

8.3.3.3.2. Kết cấu và thao tác cơ khí

a) Kết cấu

Áptômát kiểu ngăn kéo phải được kiểm tra theo các yêu cầu nêu trong 7.1.1.

Áptômát thao tác bng năng lượng dự trữ phải được kiểm tra phù hợp với 7.2.1.1.5, liên quan đến bộ chỉ thị nạp và hướng thao tác của bộ dự trữ năng lưng bằng tay.

b) Thao tác cơ khí

Thử nghiệm phải được thực hiện như qui định trong 8.3.3.3.1 nhằm mục đích sau:

- Để chứng tỏ áptômát hoạt động tốt khi cơ cấu đóng có điện;

- Để chứng tỏ tác động đúng của áptômát khi thao tác đóng được bắt đầu trong điều kiện cu tác động đã được khi động;

- Để chứng t hoạt động của cơ cấu thao tác bằng năng lượng, khi áptômát đã được đóng không gây ra hỏng hóc cho áptômát hoặc nguy hiểm cho người thao tác.

Thao tác cơ khí của áptômát có thể được kiểm tra trong điu kiện không tải.

Áptômát thao tác bằng năng lượng phụ thuộc phải phù hợp vi yêu cầu trong 7.2.1.1.3.

Áptômát thao tác bằng năng lượng phụ thuộc phải làm việc được ở cơ cấu thao tác đã được nạp đến giới hạn năng lượng lớn nhất và nhỏ nhất được nêu bởi nhà chế tạo.

Áptômát thao tác bằng năng lượng dự trữ phải phù hợp vi các yêu cu của 7.2.1.1.5 với điện áp nguồn phụ bằng 85% và 110% điện áp ngun điều khiển danh định. Áptômát cũng phải chứng tỏ rằng các tiếp điểm động không thể rời khỏi v trí mở khi cơ cấu thao tác nạp chưa đủ và được chỉ ra bằng cơ cấu chỉ thị.

Đối với những áptômát ưu tiên cắt, khi bộ nhả tức thời vị trí làm tác động áptômát thì các tiếp điểm động không được vị trí tiếp xúc hoặc vị trí đóng.

Nếu thời gian đóng và thi gian cắt của áptômát được nêu bởi nhà chế tạo thì những thi gian này phải phù hợp vi các giá trị được nêu.

c) B nhả điện áp thấp

Bộ nhả điện áp thấp phải phù hợp với các yêu cầu 7.2.1.3 của Phần 1. Với mục đích này, bộ nh phi được lp vào áptômát có thông số dòng điện ln nhất thích hợp với bộ nhả.

i) Điện áp tác động

Phải chứng tỏ rằng bộ nhả tác động để cắt áptômát ở các điện áp giới hạn được qui định.

Điện áp phải được giảm từ giá trị danh định về 0 V với tốc độ đều trong thời gian xấp xỉ 30 s.

Thử nghiệm đối với giới hạn dưới được thực hiện không có dòng điện ở mạch chính và cuộn dây của bộ nhả không bị nung nóng trước.

Trong trường hợp bộ nh có dải điện áp danh định thì thử nghiệm này áp dụng cho điện áp lớn nhất trong dải.

Thử nghiệm đối với gii hạn trên được thực hiện bắt đầu từ nhiệt độ không đổi tương ứng vi việc đặt điện áp điều khiển danh định vào bộ nhả và dòng điện danh đnh vào các cực chính của áptômát. Th nghiệm này có thể phối hp với thử nghim độ tăng nhiệt ca 8.3.3.6.

Trường hợp bộ nhả có dải điện áp danh định, thử nghiệm này được thực hiện c điện áp ngun điều khiển danh định lớn nhất và nhỏ nhất.

ii) Thử nghiệm đối với các giới hạn của thao tác

Để áptômát ở trạng thái cắt, ở nhiệt độ của phòng thử nghiệm và vi điện áp bằng 30% điện áp nguồn điu khiển lớn nhất danh định, áptômát phải không đóng được bằng cơ cấu thao tác. Khi tăng điện áp nguồn lên 85% điện áp nguồn điều khiển nhỏ nhất, phải đóng được áptômát bằng cơ cấu thao tác.

iii) Thực hiện trong điều kiện quá điện áp

Với áptômát ở trng thái đóng và không có dòng điện trong mạch chính, bộ nhả điện áp thấp phải chịu đưc 110% điện áp nguồn điều khiển danh định trong 4 h mà không làm ảnh hưng đến các chức năng của bộ nhả.

d) Bộ nhả song song

Bộ nhả song song phải phù hợp vi yêu cầu 7.2.1.4 của Phần 1. Với mục đích này, bộ nhả phải được lắp với áptômát có dòng điện danh định lớn nhất mà bộ nhả có thể thích hp.

Bộ nhả phải được kiểm tra để chứng tỏ áptômát cắt ở 70% điện áp ngun điều khiển danh định khi thử nghiệm ở nhiệt độ môi trưng là +55°C ± 2°C, không có dòng chạy trong mạch chính của áptômát. Trong trường hợp bộ nhả có dải điện áp nguồn điu khiển danh định thì điện áp thử nghim phải bằng 70% điện áp nguồn điều khiển danh định nhỏ nhất.

8.3.3.3.3. Khả năng thực hiện thao tác không có dòng điện

Thử nghiệm phải được thực hiện các điu kiện qui định trong 8.3.2.1. Số lưng chu kỳ thao tác cần thực hiện trên ápmát được cho trong cột 3 của bảng 8. Số lượng chu kỳ thao tác trong mỗi giờ được cho trong cột 2 của bảng 8.

Các thử nghiệm phải được thực hiện khi không có dòng điện trong mạch chính ca áptômát.

Đối với các áptômát có thể lắp bộ nh song song, 10% của tổng số chu kỳ thao tác phải là đóng/tác động tức thi bằng bộ nhả song song được cung cấp điện ở điện áp nguồn điu khiển danh định lớn nhất.

Đối với các áptômát có thể lắp bộ nhả điện áp thấp, 10% của tổng số chu kỳ thao tác phải là đóng/tác động tức thời điện áp ngun điều khiển danh định nhỏ nhất, điện áp đặt vào bộ nhả này được cắt đi sau mỗi thao tác đóng để tác động áptômát.

Trong mỗi trường hợp, một nửa số chu kỳ thao tác thích hợp được thực hiện c đầu, nửa kia thực hiện ở bước cuối của thử nghiệm.

Đối với các áptômát có lắp bộ nhả điện áp thấp, trước khi thử nghiệm khả năng thao tác, b nh điện áp thấp không được cấp điện, áptômát phải không đóng được khi đã cđóng thử 10 lần.

Các thử nghiệm phải được thực hiện trên áptômát có cơ cấu đóng của chính nó. Trong trường hợp áptômát được lắp với cơ cấu đóng bằng điện hoặc khí nén, các cơ cấu này phải được cung cấp điện áp nguồn điều khiển danh định hoặc áp lực danh định của cơ cấu. Cần chú ý để đảm bảo rằng độ tăng nhiệt của các bộ phận điện hợp thành không vượt quá giới hạn cho trong bảng 7.

Trong trường hợp áptômát thao tác bng tay, phải thao tác như trong sử dụng bình thường.

8.3.3.3.4. Khả năng thực hiện thao tác có dòng điện

Các điều kiện và phương pháp lắp đặt áptômát phải như qui định trong 8.3.2.1, mạch thử nghiệm phải phù hợp với 8.3.3.5.2 của Phn 1.

Tốc độ thao tác và số chu kỳ thao tác cần thực hiện được cho trong cột 2 và 4 của bảng 8.

Áptômát phải thao tác đóng và cắt dòng điện danh định điện áp làm việc danh định lớn nhất của áptômát theo qui định của nhà chế tạo, hệ số công suất hoặc hằng s thời gian phù hợp với bảng 11, dung sai cho phép theo 8.3.2.2.2.

Các thử nghiệm trên áptômát xoay chiu phi thực hiện ở tn số nằm trong khoảng 45 Hz và 62 Hz.

Đối với các áptômát có lắp bộ nhả điều chỉnh được, các thử nghiệm phải thực hiện giá trị quá tải đặt lớn nhất và giá trị ngắn mạch đt nhỏ nhất.

Các thử nghiệm phải được thực hiện trên áptômát cùng vi cơ cấu đóng cắt của chính nó. Trong trường hợp áptômát được lắp cơ cấu đóng bằng điện hoặc khí nén, các cơ cấu này phải đưc cung cấp điện áp nguồn điu khiển danh định hoặc áp lực danh định, cần chú ý để đảm bảo rằng đ tăng nhiệt của các bộ phận hợp thành không vượt quá gii hạn cho trong bảng 7.

Áptômát thao tác bằng tay phải được thao tác như trong sử dụng bình thường.

8.3.3.3.5. Thử nghiệm bổ sung cho khả năng thực hiện thao tác không có dòng điện đối với áptômát kiểu ngăn kéo

Thử nghiệm khả năng thực hiện thao tác không có dòng điện phải được thực hiện trên cơ cấu kéo vàc khóa liên động kèm theo của áptômát kiểu ngăn kéo.

S chu kỳ thao tác phải là 100.

Sau thử nghiệm này, các tiếp điểm cách ly, cơ cấu kéo, khóa liên động phải phù hợp với sử dụng tiếp theo. Điều này phải được kiểm tra bằng cách xem xét.

8.3.3.4. Tính năng quá tải

Thử nghiệm này áp dụng cho các áptômát có dòng điện đến và bằng 630 A.

Chú thích - Theo yêu cu của nhà chế tạo, thử nghiệm cũng có thể thực hiện trên các áptômát có dòng điện danh định ln hơn 630 A.

Tình trạng ca áptômát và phương pháp lp đặt phải theo qui định của 8.3.2.1 và mạch thử nghiệm phải phù hợp với 8.3.3.5.2 của Phn 1.

Thử nghiệm phải được thực hiện điện áp làm việc lớn nhất Ue max được cho bởi nhà chế tạo đối với áptômát.

Đối với các áptômát có bộ nh điu chỉnh được, thử nghim phải được thực hiện với bộ nhả của áptômát được đặt giá trị lớn nhất.

Áptômát phải được cắt bằng tay chín lần và ba lần cắt tự động bằng tác động của bộ nhả quá dòng, trừ trường hợp các áptômát có bộ nhả ngắn mạch đặt vị trí ln nhất lại nhỏ hơn ng điện thử nghiệm, trong trường hợp đó cả 12 thao tác phải là tự động.

Trong thời gian của mỗi chu kỳ thao tác bằng tay, áptômát phải được giữ ở trạng thái đóng một thời gian thích hợp để đảm bảo rằng dòng điện đã đưc thiết lập hoàn toàn nhưng không quá 2 s.

Số chu kỳ thao tác trong mỗi giờ phải theo qui định trong cột 2 của bảng 8. Nếu áptômát không phải đóng tốc độ qui định thì có thể giảm tốc độ đủ để áptômát có thể đóng được, dòng điện cũng được thiết lập hoàn toàn.

Nếu điều kiện nơi thử nghiệm không cho phép thử tốc độ thao tác cho trong bảng 8 thì có thể thao tác chậm hơn nhưng phải được ghi vào biên bản thử nghiệm.

Các giá trị dòng điện thử nghiệm và điện áp phục hi phải phù hợp với bng 13, hệ số công suất hoặc hằng s thời gian, trong trường hợp cụ thể, phù hợp với bảng 11, dung sai cho phép phù hợp với 8.3.2.2.2.

Chú thích - Nếu có tha thuận của nhà chế tạo, thử nghiệm có thể thực hin điều kin khắc nghiệt hơn qui định.

Bảng 13 - Các đại lượng đặc trưng của mạch thử nghiệm dùng cho tính năng quá tải

 

Xoay chiều

Mt chiều

ng điện

6 l

2,5 I

Điện áp phc hồi

1,05 Ue max

1,05 Ue max

Ue max = điện áp làm việc lớn nhất của áptômát

Các thử nghiệm trên áptômát xoay chiu phải được thực hiện ở tn số trong khoảng 45 Hz và 62 Hz.

Dòng điện ngắn mạch kỳ vọng ở điểm nối đến đu nối nguồn của áptômát phải đạt ít nhất 10 lần giá trị của dòng thử nghiệm hoặc ít nhất là 50 kA, chọn giá trị thấp hơn.

8.3.3.5. Kiểm tra chịu điện môi

Tiếp sau thử nghiệm 8.3.3.4 không được bo dưỡng, phải tiến hành thử nghiệm kiểm tra kh năng của áptômát chịu được điện áp bằng hai ln điện áp làm việc danh định nhưng ít nhất là 1 000 V theo 8.3.3.2.2 điểm a).

8.3.3.6. Kiểm tra độ tăng nhiệt

Tiếp sau thử nghiệm 8.3.3.5, thử nghiệm độ tăng nhiệt phải được thực hiện dòng điện nhiệt qui ưc theo 8.3.2.5. Cuối thử nghim, các giá trị của độ tăng nhiệt không được vượt quá qui định trong bảng 7.

8.3.3.7. Kiểm tra bộ nhả quá tải

Ngay sau thử nghiệm 8.3.3.6 phải kiểm tra hoạt động của bộ nhả quá ti ở 1,45 lần giá trị dòng điện đặt của bộ nhả nhiệt độ chuẩn (xem 7.2.1.2.4, điểm b), 2).

Với thử nghiệm này, tất cả các cực phải mắc nối tiếp, hoặc cách khác, có thể sử dụng nguồn ba pha cho thử nghiệm này.

Thử nghiệm này có thể thực hiện điện áp bất kỳ.

Thời gian tác động không được vượt quá thời gian tác động qui ưc.

Chú thích

1) Vài thỏa thuận của nhà chế tạo, giữa các thử nghiệm 8.3.3.6 và 8.3 3.7 có thể có khoảng thời gian nhất định.

2) Thử nghiệm có th thực hiện theo cách khác ở nhiệt độ môi trường và ng điện qui đổi phù hợp với các dữ liệu của nhà chế tạo về nhiệt đ/dòng điện, đối vi các b nhả phụ thuộc nhiệt độ môi trường.

8.3.3.8. Kiểm tra bộ nhả điện áp thấp và bộ nhả song song

Các áptômát có lắp bộ nh điện áp thấp phải chịu được các thử nghiệm 8.3.3.3.2. điểm c); i), tuy nhiên, các thử nghim đối với giới hạn trên và giới hạn dưới phải được thực hiện ở nhiệt độ phòng thử nghiệm và không dòng đin chy trong mch chính. Bộ nh phải không tác đng 70% điện áp ngun điều khiển nh nhất và phải tác động 35%điện áp nguồn điều khiển danh định lớn nhất.

Áptôt có lắp b nhả song song phải chịu được thử nghiệm 8.3.3.3.2, điểm d), tuy nhiên, thử nghiệm th thực hiện nhiệt đ của phòng thử nghim. Bộ nh phải tác động ở 70% điện áp nguồn điều khiển danh định nh nhất.

8.3.4. Trình tự thử nghiệm II: Khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định

Trừ khi trình tự thử nghiệm kết hợp được áp dụng (xem 8.3.8), trình tự thử nghiệm này áp dụng cho tất cả các áptômát và gm các thử nghim sau:

Thử nghiệm

Điu

Khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định

8.3.4.1

Khả năng chịu điện môi

8.3.4.2

Kiểm tra độ tăng nhiệt

8.3.4.3

Kiểm tra bộ nhả quá tải

8.3.4.4

Trong trường hp lcs = Icu, xem 8.3.5.

Số lượng mẫu cần thử nghiệm và giá trị đặt của bộ nhả điu chỉnh được phải phù hợp vi bng 10.

8.3.4.1. Thử nghiệm khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định

Thử nghiệm ngắn mạch được thực hiện trong điều kiện thử nghiệm chung qui định ở 8.3.2 với giá trị dòng điện kỳ vọng lcs, theo công b của nhà chế tạo, phù hợp với 4.3.5.2.2.

H s công suất dùng cho thử nghiệm này theo bảng 11 đối với dòng đin th nghiệm tương ng.

Trình tự thao tác phải là:

0 - t - CO - t - CO

Trong trường hợp áptômát có lắp cầu chì, bất kỳ cầu chì nào bị nổ đu phải thay thế sau mỗi thao tác

Khoảng thời gian t có thể được kéo dài vì lý do này.

8.3.4.2. Kiểm tra chịu điện môi

Tiếp sau thử nghiệm 8.3.4.1 phải kiểm tra kh năng chịu điện môi theo 8.3.3.5.

8.3.4.3. Kiểm tra độ tăng nhiệt

Tiếp sau thử nghiệm 8.3.4.2 phải kiểm tra độ tăng nhiệt các đầu nối theo 8.3.2.5. Độ tăng nhiệt không được vượt quá các giá trị cho trong bng 7.

Việc kiểm tra độ tăng nhiệt này không cần phải thực hiện khi mà, đối với một cỡ khung đã cho, thử nghim 8.3.4.1 đã được thực hiện trên áptômát có l nhỏ nhất hoặc giá trị đặt nhỏ nhất của bộ nhả quá tải.

8.3.4.4. Kiểm tra bộ nh quá tải

Ngay sau thử nghiệm theo 8.3.4.3, phải kiểm tra tác động của bộ nhả quá tải phù hợp vi 8.3.3.7.

Chú thích - Với thỏa thuận của nhà chế tạo, có thể có khoảng thi gian nhất định gia thử nghiệm 8.3.4.3 và 8.3.4.4.

8.3.5. Trình tự thử nghiệm III: Khả năng cắt ngắn mạch tới hạn danh định

Trừ khi áp dụng các trình tự thử nghiệm phối hợp (xem 8.3.8), trình tự thử nghiệm này áp dụng cho các áptômát mục đích sử dụng A và cho các áptômát mục đích sử dụng B có khả năng cắt ngắn mạch tới hạn danh định cao hơn dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định.

Chú thích - Đối vi loại này ca áptômát mục đích sử dụng B, bộ nhả tức thời tác động ở dòng điện cao hơn giá tr đưc nêu ở cột 2 của bảng 3 (4.3.5.4), loại b nhả này có thể được gọi là "điều khiển tức thời".

Đối với các áptômát mục đích sử dụng B có dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định bằng khả năng cắt ngắn mạch tới hạn danh định thì không phải thực hiện trình tự thử nghiệm này, vì trong trường hợp này, khả năng cắt ngắn mạch ti hạn được kiểm tra khi thực hiện trình tự thử nghim IV.

Đối với áptômát phối hợp với cu chì, trình tự thử nghiệm V áp dụng thay cho trình tự này.

Khi lcs = lcu, không cần thực hiện trình tự thử nghiệm này, nhưng các kiểm tra dưới đây phải tiến hành bổ sung trong trình tự thử nghim II:

- Kiểm tra theo 8.3.5.1 đầu trình tự thử nghiệm

- Kiểm tra theo 8.3.5.4 ở cuối trình tự thử nghiệm.

Trình tự thử nghiệm này có các thử nghim sau:

Thử nghiệm

Điu

Kiểm tra bộ nhả quá tải

8.3.5.1

Khả năng cắt ngắn mạch tới hạn danh định

8.3.5.2

Khả năng chịu điện môi

8.3.5.3

Kiểm tra bộ nhả quá ti

8.3.5.4

Số lượng mẫu cn thử nghiệm và các giá trị đặt của bộ nhả điều chỉnh được phải phù hợp với bảng 10.

8.3.5.1. Kiểm tra bộ nhả quá tải

Tác động ca bộ nhả quá tải phải được kiểm tra ở hai ln giá trị dòng điện đặt của bộ nhả trên từng cực riêng rẽ. Thử nghiệm này có thể thực hiện ở điện áp bất kỳ.

Chú thích - Đối với bộ nh phụ thuc vào nhiệt độ môi trưng, nếu nhiệt độ môi trường khác với nhiệt đ chun thì dòng điện thử nghiệm được hiệu chnh phù hợp vi các dữ liệu nhiệt độ/dòng diện của nhà chế tạo.

Thời gian tác động không được vượt quá giá trị lớn nhất được nêu bởi nhà chế tạo đối với hai ln dòng điện đặt ở nhiệt độ chuẩn, trên một cực.

8.3.5.2. Thử nghiệm khả năng cắt ngn mạch tới hạn danh định

Tiếp theo th nghiệm 8.3.5.1, thử nghiệm khả năng cắt ngắn mạch được thực hiện với giá trị dòng điện k vọng bằng khả năng cắt ngắn mạch tới hạn danh định như công bố của nhà chế tạo trong điều kiện chung theo 8.3.2.

Trình tự thao tác phải là:

O - t - CO

8.3.5.3. Kiểm tra chịu điện môi

Tiếp theo thử nghiệm 8.3.5.2, phải kiểm tra chịu điện môi theo 8.3.3.5.

8.3.5.4. Kiểm tra bộ nhả quá tải

Sau thử nghiệm 8.3.5.3, phải kim tra tác động của bộ nhả quá ti phù hợp vi 8.3.5.1, tuy nhiên, dòng điện thử nghiệm phải bằng 2,5 lần giá trị dòng điện đặt của bộ nhả quá tải.

Thời gian tác động không được vượt quá giá trị lớn nhất được nêu bi nhà chế tạo đối với hai lần dòng điện đặt, nhiệt độ chuẩn, trên một cực.

8.3.6. Trình tự thử nghiệm IV: Dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định

Trừ khi áp dụng các trình tự thử nghiệm phối hợp (xem 8.3.8), trình tự thử nghiệm này áp dụng cho các áptômát mục đích sử dụng B và các áptômát mục đích sử dụng A được đề cập chú thích 3 của bảng 4. gm các thử nghiệm sau:

Thử nghiệm

Điu

Kiểm tra bộ nhả quá tải

Dòng điện chịu th ngắn hạn danh định

Kiểm tra độ tăng nhiệt

Khả năng cắt ngắn mạch ở dòng điện chịu thử ngắn hạn lớn nhất

Khả năng chịu điện môi

Kiểm tra bộ nhả quá tải

8.3.6.1

8.3.6.2

8.3.6 3

8.3.6.4

8.3.6.5

8.3.6.6

Khi áptômát thuộc mục đích sử dụng B phi hợp với cu chì, bộ phối hợp này phải thỏa mãn các yêu cầu của trình tự thử nghiệm này.

Số mẫu thử nghiệm và giá trị đặt của bộ nhả điều chỉnh được phải phù hợp với bảng 10.

8.3.6.1. Kiểm tra bộ nhả quá tải

Tác động của bộ nhả quá tải phải được kiểm tra phù hợp với 8.3.5.1.

8.3.6.2. Thử nghiệm dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định

Áp dụng 8.3.4.3 của Phần 1, với bổ sung sau:

Đối với thử nghiệm này, bộ nhả quá dòng bất kỳ, kể cả bộ nhả điều khiển tức thời, nếu có, có thể tác động trong quá trình thử nghiệm phải được làm cho không tác động.

8.3.6.3. Kiểm tra độ tăng nhiệt

Sau thử nghiệm 8.3.6.2, phải kiểm tra độ tăng nhiệt các đầu nối theo 8.3.2.5. Độ tăng nhiệt không được vượt quá các giá trị cho trong bảng 7.

8.3.6.4. Thử nghiệm khả năng ngắn mạch dòng điện chịu thử ngắn hạn lớn nhất

Sau thử nghiệm 8.3.6.3, thử nghiệm ngắn mạch phải được thực hiện với trình tự thao tác như sau:

O - t - CO

Dưới các điều kiện chung của 8.3.2 vi giá trị dòng điện kỳ vọng bằng với giá trị trong thử nghiệm dòng điện chịu thử ngắn hạn (xem 8.3.6.2) và ở điện áp cao nhất ứng với dòng điện chịu thử ngắn hạn danh đnh.

Áptômát phải duy trì trạng thái đóng trong thời gian ngắn tương ứng đ với thời gian đặt ln nhất có thể có của bộ nhả ngắn mạch có thời gian trễ và bộ nhả bỏ qua tức thời, nếu có, không được tác động. Nếu áptômát có b nhả ng điện đóng (xem 2.10) thì yêu cu này không áp dụng đối với thao tác CO, vì nếu dòng điện kỳ vọng vượt quá giá trị định trước thì bộ nhả sẽ tác động.

8.3.6.5. Kiểm tra chịu điện môi

Sau thử nghim 8.3.6.4 phải kiểm tra chịu điện môi theo 8.3.3.5.

8.3.6.6. Kiểm tra bộ nh quá tải

Sau thử nghiệm 8.3.6.5 phải kiểm tra tác động của bộ nhả quá tải theo 8.3.5.6.1.

8.3.7. Trình tự thử nghiệm V: Đặc tính của áptômát phối hợp vi cầu chì

Trình tự thử nghiệm này áp dụng cho áptômát phối hợp vi cầu chì. Trình tự này thay cho trình tự thử nghiệm III và gm các thử nghiệm sau:

 

Thử nghiệm

Điu

c 1

Ngắn mạch dòng điện giới hạn chọn lọc

8.3.7.1

 

Kiểm tra độ tăng nhiệt

8.3.7.2

 

Kiểm tra chịu điện môi

8.3.7.3

Bước 2

Kiểm tra bộ nhả quá tải

8.3.7.4

 

Ngắn mạch 1,1 lần dòng chuyển giao

8.3.7.5

 

Ngắn mạch khả năng cắt ngắn mạch tới hạn

8.3.7.6

 

Kiểm tra chịu điện môi

8.3.7.7

 

Kiểm tra bộ nhả quá tải

8.3.7.8

Trình tự thử nghiệm này được chia thành hai bước:

- Bước 1: gồm các thử nghiệm từ 8.3.7.1 đến 8.3.7.3;

- c 2: gồm các th nghiệm từ 8.3.7.4 đến 8.3.7.8.

Hai bước này có thể tiến hành:

- Trên hai áptômát riêng, hoặc

- Trên cùng một áptômát, có bảo dưỡng giữa các bước, hoặc

- Trên cùng một áptômát, không bảo dưỡng bất kỳ bước nào, trong trưng hợp có thể bỏ qua th nghiệm theo 8.3.7.3.

Thử nghiệm theo 8.3.7.2 chỉ cần thực hiện khi Ics > Is

Thử nghiệm theo 8.3.7.1, 8.3.7.5 và 8.3.7.6 phải được thực hiện ở điện áp làm việc lớn nhất của ápmát.

Số lượng mẫu cần thử nghiệm và giá trị đặt của bộ nhả điều chỉnh được phải phù hp với bảng 10.

8.3.7.1. Ngắn mạch ở dòng điện giới hạn chọn lọc

Thử nghiệm ngắn mạch được thực hiện các điu kiện chung của 8.3.2 vi giá trị dòng điện kỳ vọng bằng dòng điện giới hạn chọn lọc được công bố bi nhà chế tạo (xem 2.17.4).

Thử nghiệm này phải được lắp cu chì.

Thử nghiệm phải gm một thao tác O, ở cuối thử nghiệm cầu chì phải còn nguyên vẹn.

8.3.7.2. Kiểm tra độ tăng nhiệt

Chú thích - Kiểm tra đ tăng nhiệt được thực hiện vì cu chì có thể chảy trong quá trình thử nghiệm ngn mạch của trình tự thử nghim II, 8.3.4.1, trong trường hợp đó, thử nghiệm 8.3.7.1 là khc nghiệt hơn.

Sau thử nghiệm 8.3.7.1, độ tăng nhiệt các đu nối phải được kiểm tra theo 8.3.2.5.

Đ tăng nhiệt không được vượt quá giá trị cho trong bảng 7.

8.3.7.3. Kim tra chịu điện môi

Sau thử nghiệm 8.3.7.2, phải kiểm tra chịu điện môi theo 8.3.3.5.

8.3.7.4. Kiểm tra bộ nhả quá ti

Tác động của bộ nhả quá tải phải được kiểm tra theo 8.3.5.1.

8.3.7.5. Ngắn mạch ở 1,1 lần dòng chuyển giao

Sau thử nghiệm 8.3.7.4, thử nghiệm ngắn mạch được thực hiện trong điu kiện chung giống như 8.3.7.1, với giá trị dòng điện kỳ vọng bằng 1,1 lần dòng chuyển giao được công b bởi nhà chế tạo (xem 2.17.6).

Cầu chì phải được lắp vào để thử nghim.

Thử nghiệm phải có một thao tác "O", ở cuối thử nghiệm phải có ít nhất hai cầu chì bị chy.

8.3.7.6. Ngắn mạch ở khả năng cắt ngắn mạch ti hạn

Sau thử nghiệm 8.3.7.5, thử nghiệm ngắn mạch đưc thực hiện trong các điều kiện chung giống như 8.3.7.1 với dòng điện kỳ vọng có giá trị bằng khả năng cắt ngắn mạch tới hạn lcu được công bố bởi nhà chế tạo.

Bộ cầu chì mới phải được lắp vào để thử nghiệm.

Trình tự thao tác phải là:

O - t - CO

Bộ cầu chì mới khác phải được lắp trong khoảng thời gian t, thời gian này có thể phải kéo dài vì lý do thay cầu chì.

8.3.7.7. Kiểm tra chịu điện môi

Sau thử nghiệm 8.3.7.6 và với bộ cu chì mới đã được lắp, phải kiểm tra chịu điện môi theo 8.3.3.5.

8.3.7.8. Kiểm tra bộ nh quá tải

Sau thử nghiệm 8.3.7.7, phải kiểm tra tác động của bộ nhả quá tải theo 8.3.5.1 nhưng ở dòng điện thử nghiệm là 2,5 lần dòng điện đặt của bộ nhả.

Thời gian tác động không được vượt quá giá trị lớn nhất được nêu bởi nhà chế tạo ứng vi hai ln dòng điện đặt, ở nhiệt độ chuẩn, trên một cực.

8.3.8. Trình tự thử nghiệm phối hợp

Theo công bố hoặc theo thoả thuận của nhà chế tạo, trình tự thử nghiệm này có thể áp dụng cho các áptômát mục đích sử dụng B:

a) Khi dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định bằng khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định (lcw = lcs,) thì trình tự thử nghiệm này thay thế cho các trình tự thử nghiệm II và IV;

b) Khi dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định bằng khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định và bằng khả năng cắt ngn mạch tới hạn danh định (lcw = lcs = lcu) thì trình tự th nghim này thay thế cho các trình tự thử nghiệm II, III và IV.

Trình tự thử nghiệm này có các thử nghim sau:

Thử nghiệm

Điều

Kiểm tra bộ nhả quá tải

Dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định

Khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định *

Kiểm tra chịu điện môi

Kiểm tra độ tăng nhiệt

Kiểm tra bộ nhả quá tải

8.3.8.1

8.3.8.2

8.3.8.3

8.3.5.4

8.3.8.5

8.3.8.6

* Đối vi các áptômát nằm trong trường hợp điểm b) nêu trên thì khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định cũng chính là khả năng cắt ngắn mạch ti hạn danh định.

Số lượng mẫu cần thử nghim và giá trị đặt của bộ nhả điu chỉnh được phải phù hợp vi bảng 10.

8.3.8.1. Kiểm tra bộ nhả quá tải

Tác động của bộ nhả quá tải phải được kiểm tra phù hợp với 8.3.5.1.

8.3.8.2. Thử nghiệm dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định

Sau thử nghiệm 8.3.8.1, phải thực hiện thử nghiệm dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định theo 8.3.6.2.

8.3.8.3. Thử nghiệm khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định

Sau thử nghiệm 8.3.8.2, phải thực hiện thử nghiệm khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định theo 8.3.4.1, ở điện áp ln nhất tương ng vi dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định. Áptômát phải được giữ trong trạng thái đóng thi gian ngắn hạn tương ứng để với thời gian đặt lớn nhất có thể có của bộ nhả ngắn mạch có thi gian trễ ngắn hạn.

Trong thử nghiệm này, bộ nhả bỏ qua tức thi (nếu có) không được tác động và bộ nhả dòng điện đóng (nếu có) phải tác động.

8.3.8.4. Kiểm tra chịu điện môi

Sau thử nghiệm 8.3.8.3, phải kiểm tra chịu điện môi theo 8.3.3.5.

8.3.8.5. Kiểm tra độ tăng nhiệt

Sau thử nghiệm 8.3.8.4, phải kiểm tra độ tăng nhiệt trên các đầu nối thao 8.3.2.5.

Độ tăng nhiệt không được vượt quá giá trị cho trong bảng 7.

Đối với cỡ khung đã cho, không cần thực hiện kiểm tra này, thử nghiệm 8.3.8.3 đưc thực hiện trên áptômát có I nhỏ nhất hoặc giá trị đặt nhỏ nhất của bộ nhả quá tải.

8.3.8.6. Kiểm tra bộ nh quá tải

Để nguội áptômát sau khi thử nghiệm theo 8.3.8.5, ri kiểm tra tác động của bộ nh quá tải theo 8.3.3.7.

Sau đó, phải kiểm tra tác động của bộ nhả quá tải trên mỗi cực riêng rẻ theo 8.3.5.1 nhưng dòng điện thử nghiệm phải bằng 2,5 ln dòng điện đặt của bộ nh.

Thi gian tác động không được vượt quá giá trị ln nhất được nêu bởi nhà chế tạo đối với hai lần dòng điện đặt, nhiệt độ chuẩn, trên một cực.

8.4. Các thử nghiệm mẫu hoặc thử nghim thường xuyên

Các phân tích kỹ thuật và thống kê cho thấy không phải lúc nào cũng yêu cu tiến hành các thử nghiệm thường xuyên trên mỗi áptômát, trong trường hợp đó, thử nghiệm mẫu có thể thay thế.

8.4.1. Các thử nghiệm thao tác cơ khí

Nhà chế tạo phải thực hiện các thử nghiệm sau đây và tự chịu trách nhiệm với kết quả thử nghiệm.

a) Ở điện áp ngun điều khiển lớn nhất và/hoặc áp lực lớn nhất qui đnh:

Năm thao tác đóng và năm thao tác ct;

b) Ở điện áp nguồn điều khiển nhỏ nhất và/hoặc áp lực nhỏ nhất qui định:

m thao tác đóng và năm thao tác cắt;

c) Ở điện áp nguồn điều khiển và/hoặc áp lực danh định:

- Năm thao tác ưu tiên cắt;

- Đối với các áptômát tự động đóng lại, năm thao tác tự động đóng lại;

d) Đối với áptômát thao tác bằng tay:

Năm thao tác đóng và năm thao tác cắt.

c thử nghiệm phải thực hiện không có dòng điện trong mạch chính, tr khi cần cho thao tác của bộ nhả.

Trong quá trình thử nghiệm thường xuyên, không được điu chnh áptômát và thao tác phải tốt.

Sau các thử nghiệm này, áptômát phải được xem xét để xác định xem có b phận hợp thành nào bị hỏng hay không và các bộ phận có trong tình trạng thao tác tốt hay không.

8.4.2. Kiểm tra hiệu chuẩn bộ nhả

Nếu áp dụng, thử nghiệm để kiểm tra hiệu chuẩn bộ nhả phải thực hiện như sau:

a) Bộ nhả quá dòng

Thử nghiệm có thể thực hiện riêng cho mỗi loại bộ nhả quá dòng (xem 4.7.1, điểm 2) bội số dòng đin đặt để kiểm tra thời gian tác động phù hợp với dữ liu của nhà chế tạo.

b) Bộ nhả song song (dùng để cắt)

Thử nghiệm phải được thực hiện để kiểm tra tác động của bộ nhả phù hợp với 7.2.1.4 của Phn 1. Thử nghim được thực hiện với bộ nhả song song lắp với áptômát hoặc lắp với cơ cấu thử nghiệm dựa vào hoạt động khí của bộ nhả áptômát. Thử nghiệm có thể thực hiện bất kỳ nhiệt độ thích hợp nào vi điều kiện điện áp thử nghiệm được giảm đến giá trị thích hợp vi bộ nhả để tác động trong các điu kiện qui định trong 8.3.3.3.2. điểm d). Trong trưng hợp bộ nhả có dải điện áp danh định thì điện áp thử nghim được giảm theo 70% điện áp nguồn điều khiển danh định nhỏ nhất.

c) Bộ nhả điện áp thấp

Thử nghiệm được thực hiện để kiểm tra tác động của bộ nhả phù hợp với 7.2.1.3 ca Phn 1.

i) Điện áp giữ

Bộ nhả phải đóng điện áp 85% điện áp nguồn điu khiển danh định nhỏ nhất.

ii) Điện áp nhả

Bộ nhả phải m khi điện áp giảm chậm đến giá trị nằm trong khoảng 70% và 35% điện áp nguồn điều khiển danh định (trong khoảng từ 5 s đến 10 s), điều chỉnh đến giá trị thích hợp cho bộ nhả để tác động trong các điu kiện qui định trong 8.3.3.3.2, điểm c), i). Trong trường hợp bộ nhả có dải điện áp thử nghiệm thì giới hạn trên phải tương ứng với giá trị nhỏ nhất của dải và giới hạn dưới phải tương ứng với giá trị lớn nhất của dải.

d) Các bộ nhả khác

Các thử nghiệm phải dựa vào thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng.

8.4.3. Các thử nghiệm điện môi

Thử nghiệm phải được thực hiện trên áptômát sạch.

Giá trị điện áp thử nghim phải phù hợp với 8.3.3.2.3,

Thời gian của mỗi thử nghim có thể giảm xuống còn 1 s.

Điện áp thử nghiệm phải đặt như sau:

- Giữa các cực khi áptômát ở trạng thải đóng;

- Giữa các cực và khung khi áptômát trạng thái đóng;

- Qua các đu nối ca mi cực khi áptômát ở trạng thái m;

- Trên mạch điều khiển và mạch phụ như nêu trong 8.3.3.2.2, điểm b).

Không cần sử dụng lá kim loại như nêu trong 8.3.3.2.1.

Phương tiện thao tác 1)

Tấm kim loại

Trường hợp áptômát đóng bằng nút ấn                                 Trường hợp áptômát đóng bng tay đóng

Kích thước tính bằng milimét

1) Phương tiện thao tác, kể c phn nối thêm bất kỳ mà bình thường được lắp để thao tác đóng.

2) Tấm che cứng nhằm mục đích ngăn ngừa h quang phát ra từ khu vực ngoài khu vực ca tay đóng hoặc nút ấn bay đến tấm polyetylen (không yêu cầu khi thử nghiệm trong vỏ riêng rẽ).

3) Tấm che cứng và mặt trước của màn chắn kim loại có thể kết hp lại thành một tấm kim loại dẫn điện.

4) Làm bằng vật liệu cứng thích hợp để tránh làm rách tấm polyetylen.

Hình 1 - Bố trí thử nghiệm (không thể hiện cáp nối) để thử nghiệm ngắn mạch

 

Phụ lục A

(qui định)

Sự kết hợp trong điều kiện ngắn mạch giữa áptômát và thiết bị bảo vệ ngắn mạch khác mắc trong cùng mạch điện

A.1. Lời mở đầu

Để đảm bảo phối hp trong điu kiện ngắn mạch giữa áptômát (C1) và thiết bị bảo vệ ngắn mạch khác (SCPD) mắc trong cùng mch điện, cn chú ý đến các đc tính của từng thiết bị cũng như sự phối hợp tác đng của chúng.

Chú thích - SCPD có thể kết hp vi phương tiện bảo vệ bổ sung, ví d như bảo v quá tải.

SCPD có thể là cầu chì (hoc b cầu chì) - xem hình A1 - hoặc một áptômát khác (C2) (xem hình A.2 đến A.5).

S so sánh các đc tính tác đng riêng rẽ của một trong hai thiết bị được mắc có thể không đầy đủ, khi hai thiết bị này làm việc trong mạch mắc nối tiếp vì trở kháng của các thiết bị không phải lúc nào cũng không đáng kể. Nên xét đến vấn đ này. Đối với các dòng điện ngắn mạch, nên thay t bằng l2t.

C1 được mắc nối tiếp với SCPD khác vì nhiều lý do, ví dụ như phương pháp phân phối năng lượng đì với h thống hoặc do khả năng cắt ngắn mạch của áptômát C1 có thể không đ để đạt được mục tiêu áp dng. Trong trường hp đó SCPD có thể đưc lắp xa C1. SCPD có thể bảo vệ đường dây chính cung cấp cho một số áptômát C1 hoặc chỉ cho một áptômát C1.

Đối với các ứng dụng như thế. người sử dụng hoặc người được uỷ quyn có thể quyết định, trên cơ s nghiên cứu xem cấp phối hợp nào là tốt nhất. Phụ lục này nêu các hướng dẫn phục vụ các quyết định đó và cũng dựa trên các thông tin mà nhà chế tạo cn cung cấp cho người sử dụng sau này.

Hướng dẫn cũng nêu các yêu cầu thử nghiệm cần thiết cho mục đích sử dụng.

Thuật ngữ "phối hợp" bao hàm sự cân nhắc các chọn lọc (xem 2.5.23 của Phần 1 và 2.17.2 và 2.17.3) cũng như cân nhắc bảo vệ dự phòng (xem 2.5.24 của Phn 1).

Cân nhắc sự chọn lọc nói chung có thể thực hiện bằng cách nghiên cứu (xem điu A.5), trong khi đó việc kiểm tra bảo v dự phòng thường yêu cầu sử dụng các thử nghiệm (xem điều A.6).

Khi xem xét khả năng cắt ngắn mạch, có thể tham khảo khả năng cắt ngắn mạch ti hạn danh định (lcu) hoặc khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định (lcs) tuỳ theo chỉ tiêu mong muốn.

A.2. Phạm vi áp dụng và đối tượng áp dụng

Phụ lục này nêu các hướng dẫn và nêu các yêu cầu đối với sự phì hợp các áptômát với các SCPD khác được mắc trong cùng mạch điện, bo vệ dự phòng cũng như bảo vệ chọn lọc.

Đối tượng của phụ lục này là:

- Các yêu cầu chung đối với sự phối hp của áptômát với SCPD khác;

- Các phương pháp và các thử nghiệm (nếu cần thiết) dùng để kiểm tra các điu kiện phối hợp đă được thỏa mãn.

A. 3. Các yêu cu chung đối với sự phối hợp áptômát với SCPD khác

A.3.1. Lưu ý chung

Giả thiết rằng sự phối hợp phải sao cho chỉ có áptômát (C1) tác động ở tất cả các giá trị quá dòng đạt đến giới hạn của khả năng cắt ngắn mạch danh định của nó.

Chú thích - Nếu giá trị dòng sự cố k vọng tại vị trí lp đặt là nh hơn khả năng cắt ngắn mạch ti hạn danh định của C1 thì có thể coi SCPD lắp trong mạch vì lý do khác chứ không phải để bảo vệ dự phòng.

Trong thực tế cần lưu ý rằng:

a) Nếu giá trị dòng điện giới hạn chọn lọc ls (xem 2.17.4) quá thấp thì có thể làm ảnh hưởng đến bảo vệ chọn lọc,

b) Nếu giá trị dòng điện sự cố kỳ vọng tại vị trí lắp đặt vượt quá khả năng cắt ngắn mạch tới hạn danh định của C1 thì SCPD phải được chọn sao cho tác động của C1 phù hợp vi A.3.3 và dòng chuyển giao lB (xem 2.17.6), nếu có, phù hợp với yêu cầu của A.3.2.

Tùy thuộc khả năng áp dụng, SCPD phải được đặt ở phía nguồn của C1. Nếu SCPD đặt ở phía tải thì việc nối giữa C1 và SCPD phải được bố trí để giảm đến mức thấp nhất nguy hiểm của ngắn mạch.

Chú thích - Trong trường hợp bộ nhả có thể đổi lẫn được, lưu ý này phải áp dụng cho tng bộ nhả ln quan.

A.3.2. Dòng chuyển giao

Với mục đích bảo vệ dự phòng, dòng chuyển giao lB không được vượt quá khả năng cắt ngắn mạch ti hạn danh định lcu của C1 khi lắp đặt riêng (xem hình A.4).

A.3.3. Tác động của C1 trong mạch phối hợp SCPD

Vi tất cả các giá trị quá dòng đến và bằng khả năng ct ngn mạch của mạch phối hợp, C1 phải phù hợp vi các yêu cầu 7.2.5 của Phần 1 và sự phối hợp phải phù hợp với các yêu cu của 7.2.1.2.4 điểm a).

A.4. Các loại và các đặc tính của SCPD được mắc phối hợp

Nhà chế tao áptômát phải cung cấp các thông tin v kiểu loại và đc tính của SCPD đ sử dng với C1 và v dòng đin ngắn mch kỳ vng lớn nhất để có th phối hp ở đin áp làm vic được nêu, khi có yêu cu.

Tên nhà chế to, loại thiết kế, đin áp danh định, dòng đin danh đnh và khả năng cắt ngắn mch thuc các chi tiết v SCPD được sử dng đối với bất kỳ thử nghim nào phù hp vi phụ lục này phải được nêu trong biên bn thử nghiệm.

Dòng đin ngắn mch qui ước lớn nht (xem 2.5.29 của Phn 1) phải không được vượt quá khả năng cắt ngắn mạch tới hạn danh đnh của SCPD.

Nếu SCPD đưc mắc phối hp là áptômát thì phải tha mãn các yêu cầu ca tiêu chuẩn này hoc với bất kỳ tiêu chuẩn liên quan khác.

Nếu SCPD được mắc phối hp là cầu chì thì phải phù hp với tiêu chuẩn cầu chì thích hợp.

A.5. Kiểm tra sự chọn lọc

S chn lọc thường được coi là công việc nghiên cứu, nghĩa là bằng cách so sánh các đặc tính tác đng của C1 và SCPD được phối hợp. ví d, khi SCPD được phối hp là mt áptômát (C2) có thời gian trễ định trước. Nhà chế to của cả C1 và SCPD phải có đủ dữ liệu cần thiết về các đc tính tác động liên quan để có thể xác định dòng Is cho từng phối hợp riêng biệt.

Trong trường hp nhất định, các thử nghiệm ls là cn thiết cho sự phối hợp, ví dụ:

- Khi C1 là loại gii hn dòng đin C2 không có thời gian trễ định trước;

- Khi thời gian cắt ca SCPD nhỏ hơn giá trị tương ứng với một nửa chu kỳ.

Đ đt được s chn lc mong muốn khi SCPD được mắc là một áptômát thì C2 có thể có thời gian gian trễ định trước.

Sự chn lọc có thể là cc bộ (xem hình A.4) hoặc toàn phn, đến khả năng cắt ngắn mạch danh định lcu, (hoc lsc) của C1. Đối với chn lọc toàn phn, đặc tính không tác đng của C2 hoặc đặc tính trước h quang ca cu chì phải nằm trên đc tính tác động (thời gian cắt) của C1.

Hình A.2 và A.3 minh họa cho chọn lọc toàn phn.

A.6. Kiểm tra bảo vệ dự phòng

A.6.1. Xác định bo vệ dòng điện chuyển giao

Kiểm tra s phù hợp với yêu cu A.3.2 bằng cách so sánh đặc tính cắt của C1 và của SCPD được phối hợp trên tất cả các giá trị đặt của C1 và, trên tất cả các giá trị đặt của C2, nếu có.

A.6.2. Kiểm tra bảo vệ dự phòng

a) Kiểm tra bằng thử nghiệm

Kiểm tra sự phù hợp với yêu cầu của A.3.3 bằng cách thử nghiệm phù hợp với A.6.3. Trong trường hp này, tất cả các điều kiện thử nghim phải theo qui định ở 8.3.2.6 vi điện trở và điện cảm có thể điều chỉnh được để thử nghiệm áptômát trên phía nguồn của mạch phối hp.

b) Kiểm tra bằng cách so sánh các đặc tính

Trong một số trường hợp, khi SCPD là một áptômát (xem hình A.4 và A.5), có thể so sánh đặc tính tác động của C1 và SCPD phối hợp, đặc biệt chú ý đến các điểm sau đây;

- Giá trị tích phân Jun của C1 lcu và của SCPD ở dòng điện kỳ vọng của phối hợp;

- Các yếu tố trên C1 (năng lượng hồ quang, dòng điện đỉnh lớn nhất, dòng điện cắt) tại dòng điện cắt đỉnh của SCPD.

Tính phù hợp của sự phối hợp có thể được đánh giá bằng cách xem xét đặc tính I2t tác động tổng lớn nhất của SCPD, trên dải từ khả năng cắt ngắn mạch danh định lcu (hoặc Ics) của C1 đến dòng ngắn mạch kỳ vọng yêu cầu nhưng không vượt quá giá trị l2t cho phép lớn nhất tại khả năng cắt ngắn mạch danh định của C1, hoặc giá trị giới hạn thấp hơn khác được nêu bi nhà chế tạo.

Chú thích - Khi SCPD được phối hợp là một cu chì, giá trị nghiên cứu được gii hạn đến Icu của C1.

A.6.3. Các thử nghim để kiểm tra bảo vệ dự phòng

Nếu C1 được lắp bộ nhả cắt quá dòng điều chỉnh được thì đặc tính tác động phải phù hợp với thời gian nhỏ nhất và các dòng điện đặt.

Nếu C1 được lắp bộ nhả cắt quá dòng tức thời nào thì đặc tính tác động phải phù hợp vi bộ nhả ấy.

Nếu SCPD được phối hợp là một áptômát (C2) có lắp bộ nhả cắt quá dòng điều chỉnh được thì đặc tính tác động sử dụng phải phù hợp với thời gian ln nhất và các dòng điện đặt.

Nếu SCPD được phối hợp là một bộ cu chì thì mỗi thử nghiệm phải được thực hiện trên một bộ cu chì còn mới, dù rằng các cu chì sử dụng ở các thử nghiệm trước đó không bị nổ.

Nếu có, các dây cáp đấu nối phải như qui định trong 8.3.2.6.4, tuy nhiên, nếu SCPD được phối hợp là áptômát (C2) thì chiu dài toàn bộ của cáp (75 cm) được mắc vi áptômát C2 có thể trên phía nguồn (xem hình A.6).

Mỗi thử nghiệm phải gồm trình tự thao tác O - t - CO được thực hiện phù hợp với 8.3.5 của tiêu chuẩn này, cho dù ở lcu hay Ics thì thao tác CO cũng thực hiện trên C1.

Thử nghiệm được thực hiện với dòng điện kỳ vọng lớn nhất đối vi ứng dụng mong muốn. Dòng điện này không được vượt quá dòng điện ngắn mạch qui ước danh định (xem 4.3.6.6 của Phần 1).

Thử nghiệm khác nữa phải thực hiện dòng đin kỳ vọng bằng khả năng cắt ngắn mạch danh định Icu (hoặc lcs) của C1, đối với thử nghiệm này, mẫu C1 mới được sử dụng và nếu SCPD được phối hợp là ápmát thì mẫu C2 cũng là mẫu mới.

Trong quá trình mỗi thao tác

a) Nếu SCPD được phối hợp là áptômát (C2) mà:

- Hoc cả C1C2 phải tác động cả hai dòng điện thử nghiệm thì sau đó không yêu cu có th nghim khác.

Đây là trường hợp chung và chỉ có tác dụng bảo vệ dự phòng.

- Hoặc C1 phải tác đng và C2 phải vị trí đóng tại cuối mỗi thao tác, ở cả hai dòng điện thử nghiệm thì sau đó không yêu cầu có các thử nghiệm khác.

Điều này đòi hòi các tiếp điểm của C2 tách ra tạm thời trong quá trình của mỗi tác động. Trong trường hp này, sự phục hi lại nguồn được đảm bảo, ngoài việc bảo vệ dự phòng (xem chú thích 1 trên hình A.4). Quá trình gián đoạn nguồn, nếu có, phải được ghi lại trong quá trình thử nghiệm.

- Hoặc C1 phải tác động ở dòng điện thử nghim thấp và cả C1C2 phải tác đng ở dòng điện thử nghim cao.

Điều này đòi hỏi các tiếp điểm của C2 tách ra tạm thời ở dòng điện thử nghiệm thấp. Các thử nghiệm bổ sung phải được tiến hành ở các dòng điện trung gian để xác định dòng điện thấp nhất mà tại đó cả C1 lẫn C2 tác động, mà đến dòng điện đó thì phục hồi điện áp nguồn được đảm bảo. Thời gian gián đoạn ca nguồn, nếu có, phải được ghi lại trong quá trình thử nghiệm này.

b) Nếu SCPD được phối hợp là cầu chì (hoặc bộ cầu chì):

- Trong trường hợp mạch một pha có ít nhất một cầu chì phải nổ;

- Trong trường hợp mạch nhiều pha có hai hoặc nhiu hơn hai cầu chì phải nổ, hoặc một cầu chì phải nổ và C1 phải tác động.

A.6.4. Kết quả cần đạt được

Áp dụng 8.3.4.1.7 ca Phần 1.

Sau các thử nghiệm, C1 vẫn phải phù hợp với 8.3.5.3 và 8.3.5.4.

Ngoài ra, nếu SCPD được phối hợp là áptômát (C2) thì phải được kiểm tra bằng các thao tác bằng tay hoặc phương tiện thích hp khác, các tiếp điểm của C2 phải chứng t không bị dính.

I - Dòng điện ngn mạch kỳ vọng

lcu - Khả năng cắt ngắn mạch ti hn danh định (4.3.5.2.1)

Is - Dòng điện giới hạn chọn lọc (2.17.4)

IB - Dòng chuyển giao (2.17.6)

A - Đặc tính trước h quang ca cu chì

B - Đặc nh tác động của cu chì

C - Đặc tính tác động của áptôt, không có dòng điện giới hạn (N)

(thời gian cắt/dòng điện và I2t/dòng điện)

Chú thích

1) A là giới hạn dưới, B và C là giới hạn trên.

2) Vùng không đoạn nhiệt đối với I2t được biểu diễn bng đường chấm gạch.

Hình A.1 - Phối hợp bảo vệ quá dòng giữa áptômát và cầu chì hoặc bo vệ dự phòng bằng cầu chì: đặc tính tác động

C1 - Áptômát có hạn chế dòng điện (L) (Đặc tính thi gian cắt)

C2 - Áptômát không có hạn chế dòng điện (N) (Đặc tính tác động)

C1 - Áptômát không có hạn chế dòng điện (N) (Đặc tính thời gian cắt)

C2 - Áptômát có thời gian trễ ngắn hạn định trưc (STD) (Đặc tính tác động)

Các giá tr của lcu (hoặc lcs) không biểu diễn trên đồ thị

Hình A.2                                                                                                    Hình A.3

Chọn lọc toàn phần giữa hai áptômát

C1 - Aptômát không có hạn chế dòng điện (N)

C2 - Áptômát có hạn chế dòng điện (L)

C1, C2 - Aptomat không có hạn chế dòng điện (N)

 

IB - Dòng chuyển giao

Chú thích

1) Nếu có, sự phục hi ca ngun bằng C2 xuất hiện.

2) Icu ( C1 + C2) ≤ Icu (C2)

3) Đối với giá trị I > lB, đường cong là đưng kết hp (biểu diễn bằng nét đậm) các dữ liệu của đường cong này phải có được t các thử nghiệm.

Hình A.4                                                                                              Hình A.5

Bảo vệ dự phòng bằng áptômát - đặc tính tác động

S - Nguồn

Ur1, Ur2, Ur3, Ur4, Ur5, Ur6 - Bộ cảm biến điện áp

V - Vôn mét

A - Thiết bị đóng điện

R1 - Điện trở điều chỉnh được

N - Trung tính của nguồn ( hoặc trung tính giả)

F - Phần tử chảy ( 8.3.4.1.2, điểm d) của Phần 1)

L - Điện kháng điều chỉnh được

RL - Điện trở hạn chế dòng điện sự cố

B - Dây nối tạm thời để hiệu chuẩn

I1, I2, I3 - Cơ cấu cảm biến dòng điện

T - Nối đất: chỉ có một điểm nối ( phía phụ tải hoặc phía nguồn)

r - điện trở song song (8.3.4.1.2 điểm b) của Phần 1)

W1 - 75 cm chiều dài danh định của cáp dùng cho SCPD

W2 - 50 cm, chiều dài danh định của cáp dùng cho C1

W3 - 25 cm, chiều dài danh định của cáp dùng cho C1

SCPD - Áptômát C2 hoặc bộ ba cầu chì

Chú thích

1) Các phụ tải điều chỉnh được như L và R1 có thể đặt ở phía điện áp cao hoặc ở phía điện áp thấp của mạch nguồn, thiết bị đóng điện A được đặt ở phía có điện áp thấp

2) Ur1, Ur2, Ur3 có thể chọc cách khác, nối giữa pha và trung tính.

3) Trong trường hợp thiết bị được dùng để sử dụng ở hệ thống pha - đất thì phần tử chảy F phải được nối đến một pha của nguồn.

4) Ở Mỹ và Canađa (xem chú thích 4.3.1.1) F phải được nối đến:

- Một pha của nguồn đối với các thiết bị được ghi nhãn có một giá trị Ue;

- Trung tính đối với thiết bị có ghi nhãn với hai điện áp.

Hình A.6 - Ví dụ về mạch thử nghiệm dùng cho các thử nghiệm khả năng cắt ngắn mạch có điều kiện, thể hiện cả các cáp nối dùng cho áptômát 3 cực (C1)

 

Phụ lục B

(qui định)

Áptômát có kết hợp bảo vệ dòng điện rò

M đầu

Để bảo vệ chống điện giật, các thiết bị phản ứng với các dòng rò khác nhau được dùng như một hệ thống bảo vệ. Các thiết bị này được gắn thường xuyên hoặc như một bộ phận cấu thành với áptômát để đạt được hai mục đích:

- Bảo vệ chống quá tải và chống ngắn mạch cho hệ thống điện lắp đặt;

- Bảo vệ con người khỏi tiếp xúc gián tiếp, có nghĩa là tăng thêm nguy hiểm của điện thế đất do suy giảm cách điện.

Thiết bị dòng điện rò cũng có thể có bảo vệ bổ sung chống lửa cháy và các nguy hiểm khác mà các nguy hiểm này có thể tăng lên dẫn đến sự cố chạm đất kéo dài mà điều này không thể loại ra bằng các thiết bị bảo vệ quá dòng.

Thiết bị dòng điện rò có dòng điện rò danh định không quá 30 mA cũng được dùng làm phương tiện bảo vệ bổ sung chống tiếp xúc trực tiếp trong trường hợp các phương tiện bảo vệ thích ứng bị hỏng.

Các yêu cầu lắp đặt của các thiết b trên đây được qui định trong các mục khác nhau của IEC 364.

Phụ lục này chủ yếu dựa trên các yêu cầu liên quan của IEC 755, IEC 1008-1 và IEC 1009-1.

B.1 Phạm vi áp dụng và đối tượng

Phụ lục này áp dụng cho các áptômát có bảo vệ dòng điện rò (CBR). Phụ lục này đề cập các yêu cu đối với thiết bị mà khi phối hợp vi nhau vừa phát hiện dòng rò vừa so sánh các giá trị đo được với giá trị đặt trước và gây ra cắt mạch cần bảo vệ khi vượt quá giá trị này.

Phụ lục này áp dụng cho:

- Các áptômát phù hợp tiêu chuẩn này mà chức năng của nó có chức năng bảo vệ dòng điện rò (dưới đây gọi tắt là bộ CBR tích hợp);

- Các CBR bao gồm sự kết hợp giữa thiết bị dòng điện rò (sau đây gọi tắt là bộ r.c) với áptômát phù hợp tiêu chuẩn này, mà sự kết hp bằng cơ và điện có thể được thực hiện hoặc ở nhà chế tạo hoặc tại nơi sử dụng theo hướng dẫn của nhà chế tạo.

Chú thích - Cơ cu cảm biến dòng điện trung tính, nếu có, có thể nằm ngoài áptômát hoặc có thể kết hp vi áptômát nếu hộp cho phép.

Phụ lục này ch áp dụng cho các CBR sử dụng mạch điện xoay chiu.

Chức năng dòng điện rò CBR được đề cập trong phụ lục này có thể phụ thuộc hoặc độc lp với điện áp lưới. CBR phụ thuộc vào sự đổi ngun không đề cập phụ lục này.

Phụ lục này không áp dụng cho các thiết bị có cơ cấu biến dòng (trừ cơ cấu cảm biến dòng trung tính) hoc các thiết bị xử lý được lắp đặt tách rời khỏi áptômát.

Đối tượng ca phụ lục này là:

a) Các đặc trưng cơ bản của chức năng dòng điện rò;

b) Các yêu cầu đặc biệt mà CBR phải phù hợp

- Trong điu kiện mạch điện bình thường;

- Trong điều kiện mạch điện không bình thường dù v bản chất có hay không có dòng rò;

c) Các thử nghiệm phải tiến hành để kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu của điểm b) nói trên cùng với các qui trình thử nghiệm thích hợp;

d) Các thông tin liên quan đến sản phẩm.

B.2. Định nghĩa

Các định nghĩa sau đây bổ sung vào điều 2 ca tiêu chuẩn này. Các định nghĩa này được trích từ IEC 755.

B.2.1. Các định nghĩa liên quan đến các dòng điện chạy từ phần mang điện xuống đất.

B.2.1.1. Dòng sự cố chạm đất: Dòng điện chạy xuống đất do bị hỏng cách điện.

B.2.1.2. Dòng rò xuống đất: Dòng điện chạy từ phần mang điện của hệ thống lắp đặt xuống đất khi cách điện không bị hỏng.

B.2.2. Các định nghĩa liên quan đến cấp điện cho CBR

B.2.2.1. Lượng nguồn: Lượng ngun điện hoặc chỉ riêng nó hoặc phối hợp với đại lượng khác phải đặt đến CBR để có thể hoàn thành các chức năng ca CBR trong các điu kiện qui định.

B.2.2.2. Lượng nguồn đầu vào: Lượng nguồn điện mà nhờ đó làm tác động CBR trong các điều kiện qui định.

Các điu kiện này có thể bao hàm, ví dụ như cấp điện cho một số phần tử phụ nào đó.

B.2.2.3. Dòng điện rò (lΔ): Tổng véctơ của các dòng điện chạy trong mạch chính của CBR, được biểu thị bằng giá trị hiệu dụng.

B.2.2.4. Dòng điện rò tác động: Giá trị dòng rò làm cho CBR tác động trong các điều kiện qui định.

B.2.2.5. Dòng điện rò không tác động: Giá trị dòng rò mà tại đó (hoặc thấp hơn) CBR không tác động trong các điều kiện qui định.

B.2.3. Các định nghĩa liên quan đến tác động và chức năng của CBR

B.2.3.1. Áptômát có bảo vệ dòng rò (CBR): Áptômát (xem 2.1) được thiết kế để làm m các tiếp điểm khi dòng điện rò đạt đến giá trị đã cho trong các điều kiện qui định.

B.2.3.2. CBR mà chức năng không phụ thuộc vào điện áp lưới: CBR mà chức năng phát hiện, so sánh và tác động không phụ thuộc vào điện áp lưới.

Chú thích - Thiết bị này được định nghĩa trong 2.3.2 ca IEC 755 là thiết bị dòng rò không có nguồn phụ.

B.2.3.3. CBR mà chức năng phụ thuộc vào điện áp lưới: CBR mà chức năng phát hiện, so sánh và tác động phụ thuộc vào điện áp lưới.

Chú thích

1) Định nghĩa này một phần bao hàm c định nghĩa thiết bị dòng rò có ngun phụ nêu trong 2.3.3 ca IEC 755.

2) Có thể hiểu là điện áp lưới để phát hiện, so sánh hoặc tác động được đặt vào CBR.

B.2.3.4. Phát hiện: Bao gồm chức năng cảm nhận sự có mặt dòng điện rò.

Chú thích - Chức năng này có thể được thực hiện, ví dụ như biến dòng cộng các vectơ của các dòng điện.

B.2.3.5. So sánh: Bao gồm chức năng làm cho CBR có thể tác động khi dòng điện rò được phát hiện vượt quá các giá trị chuẩn được qui định.

B.2.3.6. Tác động: Bao gồm chức năng làm cho các tiếp điểm chính của CBR tự động chuyển từ vị trí đóng sang vị trí m, làm gián đoạn dòng điện chạy qua các tiếp điểm này.

B.2.3.7. Thi gian không tác động giới hạn: Thời gian trễ lớn nhất để CBR không tác động khi dòng điện rò cao hơn dòng rò không tác động danh định đặt vào nó.

B.2.3.8. CBR có thi gian trễ: CBR được thiết kế đặc biệt để đạt được giá tr định trước của thời gian không tác động giới hạn, tương ng với giá trị đã cho của dòng điện rò.

Đặc tính thời gian trễ - dòng điện rò có thể có tính chất nghịch đảo hoặc không với đặc tính thời gian/dòng điện.

B.2.3.9. CBR với bộ r.c có khả năng đặt lại: CBR với bộ r.c cho phép đặt lại như trước bằng phương tiện khác vi phương tiện thao tác của CBR, sau khi xảy ra dòng điện rò và trước khi đóng lại.

B.2.3.10. Thiết bị thử nghiệm: Thiết bị dựa vào dòng điện rò để kiểm tra tác động của CBR.

B.2.4. Các định nghĩa liên quan đến các giá trị và dãy đại lượng điện

B.2.4.1. Giá trị gii hạn của quá dòng không tác động trong trường hợp phụ tải mt pha: Giá trị ln nhất .của quá dòng một pha (trên bất cứ cực nào) chạy qua CBR, nhưng không có dòng rò, không làm cho CBR tác động (xem B.7.2.7).

B.2.4.2. Khả năng cắt và khả năng đóng ngắn mạch dòng rò: Giá trị của thành phần xoay chiều của dòng đin ngắn mch kỳ vọng rò mà CBR có thể đóng, mang đối với thi gian đầu của CBR rồi cắt trong các điều kiện qui định trong sử dụng và tác động.

B.3. Phân loại

B.3.1. Phân loại theo phương pháp tác động của chức năng dòng rò

B.3.1.1. CBR hoạt đng không phụ thuộc vào điện áp lưới (xem B.2.3.2).

B.3.1.2. CBR hoạt động phụ thuộc vào điện áp lưới (xem B.2.3.3 và B.7.2.11).

B.3.1.2.1. Cắt tự động có hoặc không có thời gian trễ trong trường hợp sự cố điện áp lưới.

B.3.1.2.2. Không tự động cắt trong trường hợp sự cố điện áp lưới.

B.3.1.2.2.1. Có thể tác động trong trường hợp tình trạng nguy hiểm (ví dụ do chạm đất) do sự cố điện áp lưới:

- Trong trường hợp mất một pha trong hệ thống ba pha;

- Trong trường hợp sụt áp.

Chú thích - Phân loại trong điều này cũng bao hàm các CBR không có khả năng tự động cắt khi không tồn tại tình trạng nguy hiểm.

B.3.1.2.2.2. Không tác động trong trường hợp tình trạng nguy hiểm (ví dụ do chạm đất) do sự cố điện áp lưới.

B.3.2. Phân loại theo khả năng điều chnh dòng điện rò

B.3.2.1. CBR có một dòng điện rò tác động danh định

B.3.2.2. CBR có nhiều giá trị đặt của ng điện rò tác động (xem chú thích B.4.1.1)

- Có cấp;

- Vô cấp.

B.3.3. Phân loại theo thi gian trễ của chức năng dòng điện rò

B.3.3.1. CBR không có thời gian trễ: loại không có thi gian trễ.

B.3.3.2. CBR có thời gian trễ: loại có thời gian trễ (xem B.2.3.8)

B.3.3.2.1. CBR không điều chỉnh được thời gian trễ

B.3.3.2.2. CBR điu chỉnh được thời gian trễ

- Có cấp;

- Vô cấp.

B.3.4. Phân loại theo tác động khi có thành phần một chiều:

- CBR loại AC (xem B.4.4.1);

- CBR loại A (xem B.4.4.2).

B.4. Các đặc trưng của CBR liên quan đến chức năng dòng rò của CBR

B.4.1. Các giá trị danh định

B.4.1.1. Dòng điện rò tác động danh đnh (lΔ)

Giá trị hiệu dụng ca dòng điện rò tác động hình sin (xem B.2.2.4) được ấn định cho CBR của nhà chế tạo, mà ở giá trị đó CBR phải tác động trong các điều kiện qui định.

Chú thích - Đối với CBR có nhiều giá trị đt của dòng điện rò tác động thì giá trị đặt cao nhất đưc chỉ định là danh đnh. Xem điều B.5 v nhãn.

B.4.1.2. Dòng điện rò không tác động danh định (lΔno)

Giá trị hiệu dụng ca ng điện rò không tác động hình sin (xem B.2.2.5) được ấn định cho CBR của nhà chế tạo, mà ở giá trị đó CBR không tác động trong các điều kiện qui định.

B.4.1.3. Kh năng đóng và khả năng cắt ngắn mạch dòng rò danh định (lΔm)

Giá trị hiệu dụng của thành phần xoay chiều của dòng điện ngắn mạch rò kỳ vọng (xem B.2.4.2) được ấn định cho CBR của nhà chế tạo mà CBR có thể đóng, mang và cắt trong các điều kiện qui định.

B.4.2. Các giá trị ưu tiên và các giá trị giới hạn

B.4.2.1. Các giá trị ưu tiên của dòng điện rò tác động danh định (lΔ)

Các giá trị ưu tiên của dòng điện rò tác động danh đnh là

0,006 A - 0,01 A - 0,03 A - 0,1 A - 0,3 A - 0,5 A - 1 A - 3 A - 10 A - 30 A

Các giá trị cao hơn có thể được yêu cầu.

lΔ có th diễn đạt theo phần trăm của dòng điện danh định.

B.4.2.2. Giá trị nhỏ nhất của dòng điện rò không tác động danh định (lΔno)

Giá trị nhỏ nht của dòng điện rò không tác động danh định là 0,5 lΔ.

B.4.2.3. Giá trị giới hạn của quá dòng không tác động trong trường hợp phụ tải một pha

Giá tr giới hn của quá dòng không tác động trong trường hợp phụ tải một pha phải phù hợp vi B.7.2.7

B.4.2.4. Đặc tính tác động

B.4.2.4.1. Loại không có thi gian trễ

Đc tính tác động của loại không có thời gian trễ đưc cho trong bảng B.1.

Bảng B.1 - Đặc tính tác động của loại không có thời gian trễ

Dòng điện rò

lΔ

2 lΔ

5 lΔ 1)

10 lΔ 2)

Thời gian cắt lớn nhất (s)

0,3

0,15

0,04

0,04

1) Đối với CBR có lΔ < 30 mA, 0,25 A có thể sử dụng thay cho 5 lΔ

2) 0,5 A nếu 0,25 A được sử dụng theo chú thích 1).

Các CBR có lΔ ≤ 30 mA phải thuộc loại không có thi gian trễ.

B.4.2.4.2. Loại có thi gian trễ

B.4.2.4.2.1. Thời gian không tác động giới hạn (xem B.2.3.7)

Đối với loại có thời gian trễ, thi gian không tác động gii hạn được xác định 2 lΔ và phải được nhà chế tạo công bố.

Thời gian không tác động gii hạn thấp nhất ở 2 lΔ là 0,06 s.

Các giá trị ưu tiên của thời gian không tác động giới hạn ở 2 lΔ là:

0,06 s - 0,1 s - 0,2 s - 0,3 s - 0,4 s - 0,5 s - 1 s

Để bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp, thi gian trễ ln nhất lΔ 1 s (xem 413.1 của IEC 364-4-41).

B.4.2.4.2.2. Đặc tính tác động

Đối vi các CBR có thời gian không tác động giới hạn lớn hơn 0,06 s, nhà chế tạo phải công bố thời gian cắt lớn nhất lΔ, 2 lΔ, 5 lΔ và 10 lΔ.

Đối với các CBR có thời gian không tác động gii hạn là 0,06 s thì đặc tính tác động được cho trong bảng B.2.

Bảng B.2 - Đặc tính tác động đối với loại có thi gian trễ và có thi gian không tác động giới hạn là 0,06 s

Dòng điện rò

lΔ

2 lΔ

5 lΔ

10 lΔ

Thời gian cắt lớn nhất (s)

0,5

0,2

0,15

0,15

Trong trường hợp CBR có đặc tính thi gian/dòng điện nghịch đảo, nhà chế tạo phải nêu đặc tính thời gian cắt/dòng điện rò.

B.4.3. Giá trị của khả năng đóng và khả năng cắt ngắn mạch rò danh định (IΔm)

Giá trị nhỏ nhất của IΔm là 25% lcu.

Các giá trị cao hơn có thể được thử nghiệm và được nhà chế tạo công bố.

B.4.4. Đặc tính tác động trong trưng hợp chạm đất khi có hoặc không có thành phần một chiu

B.4.4.1. CBR loại AC

CBR tác động tin cậy đối với dòng điện rò xoay chiu hình sin, không có thành phần một chiu cho dù được đặt vào đột ngột hay tăng chậm.

B.4.4.2. CBR Ioại A

CBR dùng để tác động tin cậy đối với dòng điện rò xoay chiu hình sin, khi có dòng rò một chiều đập mạch qui định, cho dù được đặt vào đột ngột hay tăng chậm.

B.5. Ghi nhãn

a) Các dữ liệu sau đây phải được ghi nhãn trên các CBR tích hợp (xem B.1.1), ngoài nội dung ghi nhãn qui định 5.2 và phải đọc được dễ dàng vị trí lắp đt:

- Dòng điện rò tác động danh định lΔ

- Các giá trị đặt của dòng điện rò tác động, nếu có;

- Thi gian không tác động gii hạn 2 lΔ, dùng cho loại có thi gian trễ, ký hiệu là Δt, tiếp đến là thi gian không tác động giới hạn tính bằng ms, ở loại có thời gian không tác động giới hạn là 0,06 s có thể ghi nhãn theo cách khác, bằng ký hiệu  (chữ S nằm trong hình vuông);

- Nếu áp dụng, ghi cả phương tiện thao tác của thiết bị thử nghiệm bằng chữ cái T (xem B.7.2.6);

- Đặc tính thao tác đối với các trường hợp dòng điện rò có hoặc không có thành phần một chiu:

đối với CBR loại AC dùng ký hiệu

đối với CBR loại A có ký hiệu

b) Các dữ liệu sau đây phải được ghi nhãn trên bộ r.c và phải đọc được dễ dàng vị trí lắp đặt

- Điện áp (các điện áp) danh định nếu khác với điện áp (các điện áp) danh định của áptômát.

- Giá trị (hoặc dải) tn số danh định nếu khác với tn s (dải tn số) của áptômát:

- Chỉ ra I ≤ ... A (l là thông số dòng điện ln nhất của áptômát mà bộ r.c có thể phối hợp);

- Dòng điện rò tác động danh định IΔdđ;

- Các giá trị đặt của dòng điện rò tác động, nếu có;

- Thời gian không tác động giới hạn, như qui định ở điểm a);

- Phương tiện thao tác của cơ cấu thử nghiệm, như qui định ở điểm a);

- Đặc tính tác động trong trường hợp dòng điện rò có hoặc không có thành phn một chiều:

đối với CBR loại AC bằng ký hiệu

đối với CBR loại A bằng ký hiệu

c) Các dữ liệu sau đây phải được ghi nhãn trên các bộ r.c và phải đọc được dễ dàng sau khi lắp ráp với áptômát;

- Tên nhà chế tạo hoặc nhãn hàng hóa;

- Kiểu hoặc số sêri;

- Dấu hiệu nhận biết của áptômát (các áptômát) có thể lắp vi bộ r.c, trừ khi việc lắp không đúng (làm mất tác dụng bo vệ) là không thể thực hiện được từ kết cấu;

- IEC 947-2.

d) Các dữ liệu sau đây phải được ghi nhãn trên CBR tích hợp hoặc trên bộ r.c, nếu có, hoặc có sẵn trong tài liệu của nhà chế tạo:

- Khả năng đóng và khả năng cắt ngn mạch rò danh định lΔm nếu cao hơn 25% lcu (xem B.4.3)

- Sơ đ nối dây, kể cả sơ đồ mạch thử nghiệm và nếu có, sơ đồ đấu vào lưới nếu là CBR phụ thuộc vào điện áp lưới.

B.6. Các điều kiện làm việc bình thưng, điều kiện lắp đặt và vận chuyển

Áp dụng theo điều 6.

B.7. Các yêu cu v thiết kế và tác động

B.7.1. Các yêu cu v thiết kế

Thiết kế phải đảm bảo đ không thể thay đổi đặc tính tác động của CBR nếu không có những phương tiện chuyên dùng đ thay đổi các giá trị đặt của dòng điện rò tác động danh định hoặc thời gian trễ định trước.

Nếu CBR phối hợp vi bộ r.c thì áptômát phải được thiết kế và lắp ráp sao cho:

- Hệ thống ghép cơ khí và/hoặc nối điện của bộ r.c và áptômát được phối hp phải không có bất kỳ yêu cầu nào ảnh hưởng bất lợi đến hệ thống lắp đặt hoặc gây ra nguy hiểm trong sử dụng;

- Bộ r.c không đưc gây ra các ảnh hưởng bất lợi cho cả hoạt động bình thường lẫn khả năng thực hiện thao tác của áptômát;

- Bộ r.c không phải chịu bất kỳ nguy hiểm nào do ngắn mạch trong các trình tự thử nghiệm.

B.7.2. Các yêu cầu tác đng

B.7.2.1. Tác động trong trường hợp có dòng rò

CBR phải tự động cắt áptômát khi có dòng rò xuống đất hoặc dòng chạm đất bằng hoặc vượt quá dòng điện rò tác động danh định trong thời gian lớn hơn thời gian không tác động.

Tác động của CBR phải phù hợp với thời gian yêu cầu được qui định trong B.4.2.4. Kiểm tra sự phù hợp bng các thử nghiệm của B.8.2.

B.7.2.2. Khả năng đóng và khả năng cắt ngắn mạch dòng rò đanh định IΔm

CBR phải thỏa mãn các yêu cầu thử nghiệm của B.8.10.

B.7.2.3. Khả năng thực hiện thao tác

CBR phải phù hợp vi các thử nghiệm của B.8.1.1.1.

B.7.2.4 .Ảnh hưng của điu kiện môi trường

CBR phải hoạt đng tốt ngay cả trong các ảnh hưởng của điều kiện môi trường.

Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm của B.8.11.

B.7.2.5. Độ bền điện môi

CBR phải chịu được các thử nghiệm của B.8.3.

B.7.2.6. Thiết bị thử nghiệm

Để kiểm tra CBR dùng để bảo vệ chống điện giật phải có thiết bị thử nghiệm cung cấp dòng điện giống như dòng điện rò để cho chạy qua b phận phát hiện, để thử nghiệm khả năng tác động của CBR.

Thiết bị thử nghiệm phải tha mãn các thử nghiệm B.8.4.

Dây dẫn bảo vệ, nếu có, phải không trở thành có điện khi thiết bị thử nghiệm làm việc.

Mạch bảo vệ phải không có điện do tác động của thiết b thử nghiệm khi CBR ở vị trí cắt.

Thiết bị thử nghiệm không được là phương tiện duy nhất tạo ra thao tác cắt và thiết bị thử nghim cũng không được thiết kế để sử dụng cho chức năng này.

Phương tiện thao tác của thiết bị thử nghiệm phải được ký hiệu bằng chữ T và không được có màu đỏ hoc xanh, nên sử dụng màu sáng.

Chú thích - Thiết bị th nghiệm chỉ dùng để kiểm tra chức năng tác động mà không kiểm tra các giá tr mà tại đó chức năng được thực hiện như dòng đin rò tác động danh định và thi gian cắt.

B.7.2.7. Giá trị quá dòng không tác động trong trường hợp phụ tải một pha

CBR phải chịu được mà không tác động ở dòng điện nhỏ hơn hai giá trị quá dòng sau đây:

- 6 I;

- 80% của dòng điện đặt ln nhất của bộ nh ngắn mạch.

Kiểm tra sự phù hp bằng thử nghiệm B.8.5.

Tuy nhiên, thử nghiệm này là không cần thiết trong trưng hợp CBR thuộc mục đích sử dụng B vì các yêu cu của điều này được kiểm tra trong quá trình của trình tự thử nghim IV (hoặc trong các trình tự th nghiệm phối hợp).

Chú thích - Các thử nghiệm đối vi phụ tải nhiu pha cân bằng là không cn thiết vìc thử nghiệm đó coi như được đ cập đến trong các yêu cu của điều này.

B.7.2.8. Khả năng của CBR không tác động do dòng điện xung phát sinh từ điện áp xung

B.7.2.8.1. Khả năng không tác động trong trường hợp đóng vào lưới điện điện dung

CBR phải chịu được thử nghiệm của B.8.6.1.

B.7.2.8.2. Khả năng không tác động trong trường hợp phóng điện bề mặt không liên tục CBR phải chịu được thử nghiệm của B.8.6.2.

B.7.2.9. Tác động của CBR loại A trong trường hợp chạm đất có thành phn dòng điện một chiều

Đặc tính tác động của CBR trong trường hợp dòng điện chạm đất có thành phần dòng điện một chiu phải sao cho giá trị thi gian cắt ln nhất cho trong bảng B.1 và B.2 tuỳ trưng hợp áp dụng phải có hiệu lực nhưng các dòng điện thử nghim qui định được tăng thêm:

- Hệ số 1,4 đối với các CBR có lΔ > 0,015 A;

- Hệ số 2 đối với các CBR có lΔ < 0,015 A (hoặc 0,03 A, chọn giá trị cao hơn).

Kiểm tra sự phù hợp bằng các thử nghim của B.8.7.

B.7.2.10. Các điều kiện thao tác đối với CBR có bộ r.c đặt lại được

Đi với các CBR có bộ r.c đặt lại được (xem B.2.3.9), sau khi tác động do dòng điện rò phải không đóng lại được nếu không đặt lại.

Kiểm tra sự phù hợp bằng các thử nghiệm liên quan của điều B.8.

B.7.2.11. Yêu cầu bổ sung đối vi CBR mà các chức năng phụ thuộc vào điện áp lưới

CBR mà các chức năng phụ thuộc vào điện áp lưới phải tác động tin cậy ở bất kỳ giá trị nào của điện áp lưới nằm trong khoảng 0,85 và 1,1 ln giá trị danh định.

Kiểm tra sự phù hp bằng các thử nghiệm liên quan của B.8.2.3.

Tuỳ theo loại CBR mà các chức năng phụ thuộc vào điện áp lưi phải phù hợp với các yêu cầu cho trong bảng B.3.

Bảng B.3 - Yêu cu đối với CBR mà chức năng phụ thuộc vào điện áp lưi

Loại cơ cấu theo B.3.1

Tác động trong trường hp mất điện lưi

CBR tự động cắt trong trường

Không có thi gian tr

Cắt không có thời gian trễ theo điểm a) của B.8.8.2

hợp sự cố điện áp lưới (B.3.1.2.1)

Có thi gian trễ

Cắt có thi gian tr theo điểm b) của B.8.8.2

CBR không tự động cắt trong trường hợp sự c điện áp lưới (B.3.1.2.2)

Không cắt

CBR không tự động cắt trong trường hợp sự cố điện áp lưới nhưng có thể cắt trong trưng hp xuất hiện điu kiện nguy hiểm (8.3.1.2.2.1)

Cắt theo B.8.9

B.8. Các thử nghiệm

Điều này qui định các thử nghiệm đối với CBR có dòng điện rò tác động danh định lΔ đến và bằng 30 A.

Các thử nghiệm ca điều này có thể áp dụng cho lΔ > 30 A nếu có thỏa thun giữa nhà chế tạo và người sử dụng.

Các thiết bị đo dùng để đo dòng điện rò phải có cấp chính xác thấp nhất là 0,5 (xem IEC 51) và phải hiển thị (hoặc cho phép xác định) giá trị hiệu dụng thực.

Sai số tương đối của thiết bị đo thời gian không được quá 10% của giá trị đo.

B.8.1. Yêu cầu chung

Các thử nghiệm qui đnh trong phụ lục này là thử nghiệm điển hình và là các thử nghiệm bổ sung của điều 8.

Các CBR được đưa đến phải chịu tất cả các trình tự thử nghiệm liên quan của điều 8.

Đối vi kiểm tra chịu điện môi trong các trình tự thử nghiệm này, mạch điu khiển của cơ cấu dòng rò mà chức năng phụ thuộc vào điện áp lưới có thể được cách ly với mạch chính (xem 8.3.3.2.2).

Đối với CBR có bộ r.c tách rời áptômát thì việc lắp ráp với nhau phải thực hiện theo hưng dẫn của nhà chế tạo.

Trong trường hợp CBR có nhiều giá trị đặt của dòng tác động rò, thử nghiệm phải thực hiện giá trị đt thấp nhất, nếu không có qui định nào khác.

Trong trường hợp CBR có thời gian trễ điều chỉnh được (xem B.3.3.2.2), nếu không có qui định nào khác thì thi gian trễ phải đặt ở giá trị lớn nhất.

B.8.1.1. Các thử nghiệm được tiến hành trong trình tự thử nghiệm ca điều 8.

B.8.1.1.1. Khả năng thực hiện thao tác

Trong các chu kỳ thao tác có dòng (xem 8.3.3.3.4) được qui định trong bng 8 (xem 7.2.4.2) thì một phn ba số thao tác cắt phải được thực hiện bằng tác động của cơ cấu thử nghiệm, một phn ba số thao tác cắt nữa phải được thực hiện bằng dòng điện rò có giá trị là IΔdđ (hoặc, nếu có, là giá trị đặt thấp nhất của dòng đin rò tác động) đt lên một cực bất kỳ.

CBR phải tác động trong tất c các chu kỳ thao tác này.

B.8.1.1.2. Kiểm tra khả năng chịu các dòng điện ngắn mạch

B.8.1.1.2.1. Khả năng cắt ngắn mạch làm việc danh định (trình tự thử nghiệm II)

Sau các thử nghiệm 8.3.4, việc kiểm tra sự tác động tin cậy của CBR trong trường hợp dòng điện rò phải được thực hiện phù hợp vi B.8.2.4.1.

B.8.1.1.2.2. Khả năng cắt ngắn mạch ti hạn danh định (tnh tự thử nghiệm III)

Để kiểm tra sự tác động tin cậy của bộ nh quá dòng, các thử nghiệm trên một cực được qui định trong 8.3.5.1 và 8.3.5.4 phải được thay bằng các thử nghiệm hai cực ở mọi khả năng có thể phối hợp ca lần lượt các cực, các điều kiện thử nghiệm được qui định trong 8.3.5.1 và 8.3.5.4 nhưng áp dụng cho hai cực.

Sau các thử nghiệm 8.3.5, việc kiểm tra sự tác động tin cậy của CBR phải được thực hiện phù hợp vi B.8.2.4.3.

B.8.1.1.2.3. Dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định (trình tự thử nghiệm IV hoặc trình tự thử nghim phối hợp)

a) Tác động trong quá trình thử nghiệm dòng điện chịu thử ngắn hạn danh định

Phải không tác động trong các thử nghiệm 8.3.6.2 hoặc 8.3.8.2, tuỳ trường hp áp dụng.

b) Kiểm tra bộ nhả quá tải

- Đối với trình tự thử nghiệm IV

Để kiểm tra sự tác đng tin cậy của bộ nhả quá dòng phù hợp với 8.3.6.1 và 8.3.6.6, các thử nghim một cực được qui định trong 8.3.5.1 phải được thay bằng các thử nghiệm trên hai cực, thực hiện trên mọi khả năng phối hợp của các cực một cách ln lượt.

- Đối với trình tự thử nghiệm phi hợp

Để kiểm tra sự tác động tin cậy của bộ nhả quá tải phù hợp với 8.3.8.1, các thử nghim một cực được qui định trong 8.3.5.1 phải được thay bằng các thử nghiệm trên hai cực, thực hiện trên mọi khả năng phối hợp ca các cực một cách lần luợt.

Để kiểm tra sự tác động tin cậy của bộ nhả quá tải phù hợp với 8.3.8.6, thử nghiệm qui định trong 8.3.3.7 phải được thực hiện trên nguồn điện ba pha.

c) Kiểm tra cấu tác động dòng điện rò

Sau các thử nghiệm của 8.3.6 hoặc 8.3.8, tuỳ trường hợp, việc kiểm tra cơ cấu tác động dòng điện rò phải được thực hiện phù hợp với B.8.2.4.3.

B.8.1.1.2.4. Áptômát phối hợp với cầu chì (trình tự thử nghiệm V)

Để kiểm tra sự tác động tin cậy của bộ nhả quá dòng, các thử nghiệm một cực được qui định trong 8.3.7.4 và 8.3.7.8 phải được thay thế bằng các thử nghiệm hai cực ở mọi khả năng phối hợp ln lượt các cực, ở các điu kiện thử nghiệm như qui định trong 8.3.7.4 và 8.3.7.8 nhưng được áp dụng vào hai cực.

Tiếp theo các thử nghiệm của 8.3.7, việc kiểm tra sự tác động tin cậy của CBR phải được thực hiện phù hp với B.8.2.4.3.

B.8.1.1.2.5. Trình tự thử nghiệm phối hợp

Tiếp theo các thử nghiệm của 8.3.8, việc kiểm tra sự tác động tin cậy của CBR phải được thực hiện phù hợp với B.8.2.4.3.

B.8.1.2. Trình tự thử nghim bổ sung

Trình tự thử nghiệm bổ sung phải được thực hiện trên CBR phù hợp với Bảng B.4.

Bảng B.4 - Trình tự thử nghiệm bổ sung

Trình tự

Thử nghiệm

Điu

B I

Đặc tính tác động

Tính chất điện môi

Hoạt động ca cơ cấu thử nghiệm các giới hạn điện áp danh định

Giá trị gii hạn của dòng điện không tác động trong điều kiện quá dòng

Khả năng chống các tác động không mong muốn do ảnh hưởng của xung dòng phát

sinh từ điện áp xung

Tác động trong trường hợp dòng chạm đất có thành phần một chiu

Tác động trong trường hợp sự c điện áp lưới đối với CBR được phân loại trong

B.3.1.2.1

Tác động trong trường hợp sự cố điện áp lưới đối với CBR được phân loại trong B.3.1.2.2.1

B.8.2

B.8.3

B.8.4

B.8.5

B.8.6

 

B.8.7

B.8.8

 

B.8.9

B Il

Khả năng cắt và khả năng đóng ngắn mạch rò (lΔm)

B.8.10

B Ill

nh hưởng của điều kiện môi trường

B.8.11

Mỗi trình tự thử nghim phải thực hiện trên một mẫu.

Trình tự thử nghiệm BI

B.8.2. Kiểm tra đặc tính tác động

B.8.2.1. Mạch thử nghiệm

CBR được lp đặt như trong sử dụng bình thường.

Mạch thử nghiệm phải phù hợp với hình B.1.

B.8.2.2. Điện áp thử nghiệm đối vi CBR mà chức năng không phụ thuộc vào điện áp lưới

Các thử nghiệm được thực hiện điện áp thích hợp bất kỳ.

B.8.2.3. Điện áp thử nghiệm đối với CBR mà chức năng phụ thuộc vào điện áp lưới

Các thử nghiệm phải được thực hiện ở các giá trị điện áp sau đây đặt lên các đầu nối liên quan:

- 0,85 ln điện áp danh định thấp nhất đối vi các thử nghiệm qui định trong B.8.2.4 và B.8.2.5.1;

- 1,1 lần điện áp danh đnh cao nhất đối với các thử nghiệm qui định trong B.8.2.5.2.

B.8.2.4. Thử nghiệm không tải 20°C ± 5°C

Việc đấu nối dây như hình B.1, CBR phải chịu các thử nghiệm B.8.2.4.1. B.8.2.4.2 và B.8.2.4.3 cũng như 8.2.4.4 nếu có, tất cả ch thực hiện trên một cực. Mỗi thử nghim phải có ba phép đo hoặc kiểm tra, nếu có.

Nếu không có qui định nào khác trong phụ lục này thì:

- Đối với CBR có nhiều giá trị đt của dòng điện rò tác động, các thử nghiệm phải được thực hiện cho mỗi giá trị đặt;

- Đối vi CBR có các giá trị đặt thay đổi vô cấp dòng điện rò tác động thì các thử nghiệm phải được thực hiện ở giá trị cao nhất và thấp nhất của giá trị đặt và ở một giá trị đặt trung gian;

- Đối với CBR của loại thay đổi được thời gian trễ thì thời gian trễ được đặt tại giá trị nhỏ nhất.

B.8.2.4.1. Kiểm tra sự tác động tin cậy trong trưng hợp tăng đều dòng điện rò

Các thiết bị đóng cắt S1S2 và CBR đang vị trí đóng, dòng điện rò được tăng từ t, bắt đầu từ giá tr không lớn hơn 0,2 lΔ để đạt đến giá tr lΔ trong 30 s, dòng điện tác động được đo ở mỗi lần tác động. Ba giá trị đo được phải lớn hơn IΔno và nhỏ hơn hoặc bằng lΔ.

B.8.2.4.2. Kiểm tra sự tác động tin cậy khi đóng có dòng điện rò

Mạch thử nghiệm được hiệu chuẩn tại giá trị dòng điện rò tác động danh định lΔ (hoặc ở giá trị đặt cụ thể của dòng điện rò tác động, nếu có, xem B.8.2.4) và các thiết bị đóng cắt S1S2 ở v trí đóng, CBR được đóng trên mạch sao cho mô phỏng các điều kiện làm việc càng giống càng tốt. Thời gian cắt được đo ba ln.

Không được có giá trị đo nào vượt quá giá trị giới hạn được qui định đối với lΔ trong B.4.2.4.1 hoặc B.4.2.4.2.2, nếu có.

B.8.2.4.3. Kiểm tra sự tác động tin cậy trong trường hợp xuất hiện đột ngột dòng điện rò

Mạch thử nghiệm được hiệu chuẩn từng giá trị của dòng điện rò tác động IΔ được qui đnh trong B.4.2.4.1 hoặc B.4.2.4.2, nếu có, và thiết bị đóng cắt S1 cùng CBR vị trí đóng, dòng điện rò được đưa vào một cách đột ngột bằng cách đóng S2.

CBR phải tác động tức thi trong mỗi ln thử.

Ba phép đo thi gian cắt được tiến hành ở từng giá trị IΔ. Không giá trị nào được vượt quá giá trị giới hạn liên quan.

B.8.2.4.4. Kiểm tra thời gian không tác động giới hạn của CBR đi với loại có thời gian trễ

Mạch thử nghiệm được hiệu chuẩn giá trị 2 lΔ, thiết bị đóng cắt thử nghiệm S1và CBR ở vị trí đóng, dòng điện đưa vào đột ngột bằng cách đóng S2 và đặt trong thời gian bằng thi gian không tác động giới hạn được nhà chế tạo công bố, phù hợp với B.4.2.4.2.1.

Trong c ba lần kiểm tra CBR không được tác động. Nếu CBR có giá trị đặt của dòng điện rò tác động điu chnh được và/hoặc thi gian trễ điu chỉnh được thì thử nghim được thực hiện, nếu , ở giá trị đặt thấp nhất ca dòng điện rò tác động và ở giá trị đặt lớn nhất của thi gian trễ.

B.8.2.5. Các thử nghiệm các giới hạn nhiệt độ

Chú thích - Giới hạn trên ca nhiệt đ có th là nhiệt đ chuẩn.

Các gii hạn nhiệt độ nêu ở điều này có thể được mở rộng do thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng, nhưng các thử nghiệm phải được tiến hành ở các giới hạn nhiệt độ thỏa thuận.

B.8.2.5.1. Thử nghim không tải ở -C

CBR được đặt trong phòng có nhiệt độ ổn định trong khoảng -C đến - C. Sau khi đạt đến nhiệt độ ổn định đã nêu, CBR phải chịu các thử nghiệm B.8.2.4.3 và, nếu có, B.8.2.4.4.

B.8.2.5.2. Thử nghiệm có tải ở nhiệt độ chuẩn hoặc ở +40°C

CBR được nối theo hình B.1 và đặt trong phòng có nhiệt độ ổn định bằng nhiệt độ chuẩn (xem 4.7.3) hoặc ở 40°C ± 2°C khi không có nhiệt độ chuẩn. Dòng điện phụ tải bằng I (không cho trên hình B.1) chạy qua tất cả các cực pha.

Sau khi đạt đến nhiệt độ ổn định, CBR phải chu các thử nghim B.8.2.4.3 và, nếu có, B.8.2.4.4.

B.8.3. Kiểm tra tính chất điện môi

Tính chất điện môi của CBR phải được thử nghiệm đối với khả năng chịu điện áp xung.

Thử nghiệm được thực hiện theo 8.3.3.4 của Phn 1.

B.8.4. Kiểm tra tác động của cơ cấu thử nghiệm ở các giới hạn của điện áp danh định

a) CBR được cung cấp điện áp bằng 1,1 ln điện áp danh định cao nhất, cơ cấu thử nghiệm được tác động nhanh 25 lần, cách nhau 5 s, CBR được đóng lại trước mỗi lần tác động.

b) Thử nghiệm a) sau đó được lặp lại ở 0,85 lần điện áp danh định thấp nhất, cơ cấu được tác động ba lần,

c) Thử nghim a) sau đó được lặp lại nhưng chỉ một lần, phương tiện thao tác ca cơ cấu thử nghiệm được giữ v trí đóng trong 5 s.

Đối với các thử nghiệm này:

- Trường hợp CBR có đánh dấu đầu nối ngun và đu nối tải thì việc nối ngun phải phù hợp vi nhãn;

- Trường hp CBR không đánh dấu đầu nối nguồn và đầu nối tải thì việc nối nguồn thực hiện lần lượt trên mỗi bộ đu nối hoặc theo cách khác nối đến c hai bộ đu nối cùng một lúc.

mi thử nghiệm, CBR phải tác động.

Đối với CBR có dòng điện rò tác động điều chỉnh được thì:

- Giá trị đặt nhỏ nhất phải sử dụng cho thử nghiệm a) và c);

- Giá trị đặt lớn nhất phải sử dụng cho thử nghiệm b).

Đối với CBR có thời gian trễ điu chỉnh đưc thì thử nghim được thực hiện giá trị đặt ln nhất của thi gian trễ.

Chú thích - Kiểm tra độ bền bởi thiết bị thử nghiệm, ở các thử nghiệm ở B.8.1.1.1 được xem là đảm bo.

B.8.5. Kiểm tra giá tr giới hạn của dòng không tác động trong điu kiện quá dòng

CBR được nối theo hình B.2.

Trở kháng Z được điu chỉnh để dòng điện chạy trong mạch bằng giá trị thấp hơn trong hai giá trị dưới đây:

- 6 I;

- 80% giá trị đt ln nhất của bộ nh ngắn mạch.

Chú thích - Với mục đích điu chỉnh dòng điện, CBR D (xem hình B.2) có thể thay thế bng dây dẫn tr kháng không đáng kể.

Đối với CBR có giá trị đặt của dòng điện rò điều chỉnh được thì thử nghiệm được thực hiện ở giá trị đặt thấp nhất.

Các CBR mà chức năng không phụ thuộc vào điện áp lưới thì thử nghim được thực hiện ở bất kỳ điện áp thích hp nào.

Các CBR mà chức năng phụ thuộc vào điện áp lưới thì điện áp cung cấp được nối ở phía lưới vi giá trị điện áp danh đnh của CBR (hoặc nếu liên quan, với giá trị bất kỳ nào của dải điện áp danh định).

Thử nghiệm được thực hiện ở hệ số công suất là 0,5.

Thiết bị đóng cắt S1 đang m được đóng vào và m ra sau 2 s. Thử nghiệm được lặp lại ba lần đối với mỗi khả năng phối hợp của tuyến dòng điện, khoảng cách giữa các thao tác đóng kế tiếp ít nht là 1 min.

CBR không được tác đng tức thời.

Chú thích - Thi gian 2 s có thể giảm (nhưng không được nhỏ hơn thời gian cắt nhỏ nhất) để đề phòng tác động nhanh do tác động của b nh quá tải (các bộ nhả quá tải) của CBR.

B.8.6. Kiểm tra khả năng chống tác động không mong muốn do các xung dòng điện sinh ra từ điện áp xung.

Đối với CBR có thời gian trễ điu chnh được (xem B.3,3.2.2) thời gian trễ phải được đặt giá trị nhỏ nhất

B.8.6.1. Kiểm tra khả năng chống tác đng không mong muốn trong trưng hợp đóng vào lưới điện điện dung

Để thử nghim CBR phải s dụng máy phát ra dòng điện dạng sóng có thể cung cấp dòng điện dao đng tt dn như cho trong hình B.4.

Ví dụ về sơ đồ mạch điện nối CBR cho trong hình B.5.

Một cực bất kỳ của CBR được chọn phải chịu 10 lần xung dòng điện. Cực tính của xung phải được đảo lại sau hai lần đặt. Khoảng thi gian giữa hai lần đặt liên tiếp là 30 s. Xung dòng điện phải đưc đo bằng phương tiện riêng và điều chỉnh được, sử dụng mẫu CBR bổ sung cùng loại (xem B.3.4) để đáp ứng các yêu cu sau:

- Giá trị đỉnh: 200 A ;

- Thời gian đu sóng giả định: 0,5 µs ± 30%;

- Chu kỳ của sóng dao động kế tiếp: 10 µs ± 20%;

- Mỗi đỉnh kế tiếp: khoảng 60% của đỉnh trước.

CBR không được tác động trong các thử nghiệm.

B.8.6.2. Kiểm tra khả năng chống tác động không mong muốn trong trường hợp phóng điện bề mặt gián đoạn

Để thử nghiệm CBR, phải sử dụng máy phát dòng điện có thể cung cấp dòng điện sóng xung 8/20 µs, không đổi cực tính, như cho trong hình B.6.

Ví dụ v sơ đồ nối CBR cho trong hình B.7.

Một cực bất kỳ của CBR được chọn phải chịu 10 lần đặt dòng điện sóng. Cực tính của dòng điện sóng xung phải đưc đảo lại sau hai lần đặt. Khoảng thi gian giữa hai lần đặt liên tiếp 30 s.

Dòng điện xung phải được đo bằng phương tiện riêng và điu chỉnh được, sử dụng mu CBR bổ sung cùng loại (xem B.3.4) để đáp ứng các yêu cầu sau:

- Giá trị đnh: 250 A ;

- Thời gian đầu sóng giả định (T1): 8 µs ± 10%;

- Thời gian giảm xuống một nửa giá trị đỉnh (T2): 20 µs ± 10%.

CBR không được tác động trong các thử nghiệm.

B.8.7. Kiểm tra tác động của CBR loại A trong trường hợp dòng chạm đất có thành phần một chiều

B.8.7.1. Điều kiện thử nghiệm

Áp dụng các điều kiện thử nghiệm của B.8 và B.8.2.1, B.8.2.2 và B.8.2.3, tuy nhiên mạch thử nghim phải là mạch được cho trong B.8 và B.9.

B.8.7.2. Các yêu cu cn kiểm tra

B.8.7.2.1. Kiểm tra sự tác đng tin cậy trong trường hợp dòng rò có dạng dòng một chiều đập mạch tăng liên tục

Thử nghiệm phải được thực hiện theo hình B.8.

CBR D và thiết bị đóng cắt phụ S1, S2 ở vị trí đóng. Các thyristor phải được điều khiển sao cho góc lệch của dòng điện phải đạt được α bằng 0°, 90° và 135°. Mỗi cực của CBR phải được thử nghiệm từng góc lệch dòng điện, hai lần vị trí I và hai lần ở vị trí II của thiết bị đóng cắt phụ S3.

mỗi thử nghiệm, dòng điện bắt đầu từ 0 phải được tăng với tốc độ khoảng:

1,4 IΔdđ

A/s đối với CBR có IΔdđ > 0,015 A;

30

2 IΔdđ

A/s đối với CBR có IΔdđ ≤ 0,015 A;

30

Dòng điện tác động phải phù hợp với bảng B.5.

Bảng B.5 - Dải dòng điện tác động đối với CBR trong trưng hợp chạm đất có thành phn một chiều

Góc α

Dòng điện tác động

A

Gii hạn dưi

Giới hạn trên

0,35 IΔdđ

 

0,03 A đối với IΔdđ 0,015 A

90°

0,25 IΔdđ

hoặc

135°

0,11 IΔdđ

1,4 IΔdđ đối với IΔdđ > 0,015 A

B.8.7.2.2. Kiểm tra sự tác động tin cậy trong trường hợp dòng rò có dạng một chiều đập mạch xuất hiện đột ngột

Thử nghiệm phải đưc thực hiện theo hình B.8.

Mạch thử nghiệm phải được hiệu chuẩn một cách tuần tự tại các giá tr qui định dưới đây và thiết bị đóng cắt phụ S1 và CBR ở vị trí đóng, dòng điện rò được đặt đột ngột bằng cách đóng S2.

Chú thích - Trong trường hợp CBR mà chức năng phụ thuc vào đin áp lưới, được phân loại theo B.3.1.2.2.1 thì mạch điu khiển của CBR phải được cung cấp từ phía lưới của mạch chính, việc kiểm tra này không tính đến thời gian cần cp điện CBR. Trong trường hợp này, việc kiểm tra đưc coi như thực hiện bng dòng điện rò được đt vào do đóng S1, đóng CBR trong thử nghiệm và đóng S2 trước đó.

Bốn phép đo phải được thực hiện ở từng giá trị của dòng điện thử nghiệm tại góc lệch dòng điện α = 0°, trong đó hai phép đo khi thiết bị đóng cắt phụ vị I và hai phép đo khi thiết bị đóng cắt phụ ở vị trí II.

Đối với CBR có lΔ > 0,015 A, thử nghim phải được thực hiện ở từng giá trị của lΔ qui định trong bảng B.1 nhân vi hệ số 1,4.

Đối với CBR có lΔ ≤ 0,015 A, thử nghiệm phải được thực hiện từng giá trị của lΔ qui định trong bảng B.1 nhân với hệ số 2 (hoặc 0,03 A chọn giá trị nào cao hơn).

Không đưc có giá trị nào vượt quá giá trị giới hạn qui định (xem 7.2.9).

B.8.7.2.3. Kiểm tra tác động tin cậy với phụ tải nhiệt độ chuẩn

Các thử nghiệm B.8.7.2.1 và B.8.7.2.2 được lặp lại, cực thử nghiệm và một cực khác của CBR mang tải với dòng điện danh định, dòng điện này được đặt ngay trước khi thử nghim.

Chú thích - Tải với dòng điện danh định không biểu diễn trên hình B.8.

B.8.7.2.4. Kiểm tra tác động tin cậy trong trưng hợp có xung rò một chiều đập mạch có xếp chng dòng một chiều được làm phẳng 0,006 A

CBR phải được thử nghiệm theo hình B.9 vi dòng điện rò được chnh lưu nửa sóng (góc lệch dòng điện α = 0°) được xếp chồng lên dòng một chiu được làm phng 0,006 A.

Thử nghiệm lần lượt từng cực của CBR, thử hai ln cho mỗi vị trí I và II.

Đối với CBR có lΔ > 0,015 A, dòng điện nửa sóng, bắt đầu từ không, được tăng đu đến xấp x 1,4 lΔ/30 ampe mỗi giây, CBR phải tác động tức thời trước khi dòng điện đt đến giá tr không quá 1,4 lΔ + 0,006 A.

Đối với CBR có lΔ≤ 0,015 A, dòng điện nửa sóng, bắt đu từ không, được tăng đều đến xấp x 2 lΔ / 30 ampe mỗi giây, CBR phải tác động tức thời trước khi dòng điện đạt đến giá trị không quá 0,03 A + 0,006 A.

B.8.8. Kiểm tra tác động của CBR mà chức năng phụ thuộc vào điện áp lưới được phân loại trong B.3.1.2.1

Đối với CBR có dòng điện rò tác động điều chỉnh được, thử nghiệm được thực hiện ở giá trị đặt thấp nhất.

Đối với CBR có thời gian trễ điều chỉnh được, th nghiệm được thực hiện một vị trí đặt bất kỳ của thi gian trễ.

B.8.8.1. Xác định giá trị giới hạn của điện áp lưới

Đặt điện áp bằng điện áp danh định trên đầu nối phía lưới của CBR và sau đó giảm từ từ v không trong khoảng thi gian tương ứng với giá trị o lớn hơn trong hai giá trị được ghi dưới đây cho đến khi xuất hiện cắt tự động:

- Khoảng 30 s;

- Đủ dài có chú ý đến việc cắt trễ của CBR, nếu có (xem B.7.2.11).

Đo các giá trị điện áp tương ứng.

Tiến hành đo ba lần, tất cả các giá trị đo được phải nhỏ hơn 0,85 lần điện áp danh định thấp nhất của CBR.

Sau các phép đo này, phải kiểm tra tác động tức thời của CBR khi đặt dòng điện rò bằng lΔ, ở điện áp đặt cao hơn giá trị điện áp cao nhất đo được.

Tuy nhiên, phải kiểm tra giá trị điện áp bất kỳ thấp hơn điện áp đo được thấp nhất, không thể đóng được CBR bằng tay.

B.8.8.2. Kiểm tra tự động ct trong trưng hp sự cố điện áp lưới

CBR đang ở vị trí đóng, đặt điện áp bằng điện áp danh định của CBR lên các đầu nối phía lưi, hoặc trong trường hợp có dải điện áp danh định thì đặt một trong các giá trị điện áp trong dải. Sau đó cắt điện. CBR phải tác động tức thời. Khoảng thời gian giữa thời điểm cắt điện và thời điểm mở ra của các tiếp điểm chính phải được đo.

Thực hiện phép đo ba lần:

a) Đối vi CBR cắt không có thi gian trễ (xem B.7.2.11) không được có giá trị nào vưt quá 0,2 s;

b) Đối với CBR cắt có thời gian trễ, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất phải nằm trong dải mà nhà chế tạo đã chỉ ra.

B.8.9. Kiểm tra tác động của CBR mà chức năng phụ thuộc vào điện áp lưới theo phân loại trong B.3.1.2.2.1 trong trường hợp sự cố điện áp lưi

Đi với CBR có dòng điện rò tác động điều chnh được, thử nghiệm được thực hiện giá trị đặt thấp nhất.

Đối với CBR có thời gian trễ điu chỉnh được, thử nghiệm được thực hiện ở giá trị đặt bất kỳ.

B.8.9.1. Trưng hợp mất một pha trong ba pha của hệ thống

Nối CBR theo hình B.3 và đặt điện áp bằng điện áp danh định vào phía lưới, hoặc nếu có dải điện áp danh định thì đặt điện áp bằng 0,85 lần điện áp danh định thấp nhất của di.

Cắt điện một pha bằng cách cắt S4; sau đó CBR được đem thử nghiệm theo B.8.2.4.3. Đóng lại S4, một thử nghiệm khác được thực hiện bằng cách cắt S5, sau đó CBR được đem thử nghiệm theo B.8.2.4.3.

Quá trình thử nghiệm này được lặp lại bằng cách nối biến trở R đến tng pha trong hai pha còn lại một cách ln lượt.

B.8.9.2. Trong trường hợp sụt áp (phân loại trong B.3.1.2.2.1)

Nối CBR theo hình B.3 và đặt điện áp bằng điện áp danh định vào phía i, hoặc nếu có dải điện áp danh định thì đặt điện áp bằng điện áp danh định thấp nhất.

Cắt điện ngun bằng cách cắt S1, CBR không được tác động.

Sau đó đóng S1 lại để cấp ngun và điện áp được giảm như sau:

- Đối vi CBR có lΔ ≤ 1 A, giảm đến 50 V so với trung tính;

- Đối với CBR có lΔ > 1 A, giảm xuống còn 55% điện áp danh định thấp nhất.

Sau đó đặt dòng điện có giá trị lΔ vào CBR, CBR phải tác động tức thời.

Quá trình thử nghiệm này được lặp lại bằng cách nối lần lượt biến tr R đến một trong hai pha còn lại.

Trình tự thử nghiệm BII

B.8.10. Kiểm tra khả năng đóng và khả năng cắt ngắn mạch dòng điện rò

Thử nghiệm này để kiểm tra khả năng đóng, mang trong thời gian qui định và khả năng cắt dòng điện ngắn mạch của CBR.

B.8.10.1. Điều kiện thử nghiệm

CBR phải thử nghiệm theo các điu kiện thử nghiệm chung qui định trong 8.3.2.6, sử dụng hình 9 ca Phn 1 nhưng cách nối sao cho dòng điện ngắn mạch là dòng điện rò.

Thử nghiệm được tiến hành ở điện áp pha-trung tính trên một cực không phải là cực trung tính. Các mạch điện không mang dòng ngắn mạch rò được nối đến điện áp nguồn đầu nối phía lưới của CBR.

Tuỳ từng trường hp, CBR đươc điều chỉnh giá trị đt thấp nhất của dòng điện rò tác động và ở giá trị đặt ln nhất của thi gian trễ.

Nếu CBR có nhiều hơn một giá trị lcu, mỗi giá tr có lΔm tương ng thì thử nghiệm được thực hiện giá trị lớn nhất của lΔm, tại điện áp pha-trung tính tương ứng.

B.8.10.2. Qui trình thử nghiệm

Trình tự thao tác để thực hiện là:

O - t - CO

B.8.10.3. Tình trạng của CBR sau thử nghiệm

B.8.10.3.1. Sau thử nghiệm B.8.10.2, CBR không được xuất hiện hỏng có ảnh hưởng đến sử dụng tiếp theo của CBR và không cần bảo dưỡng vẫn phải:

- Chịu được trong 1 min điện áp bằng hai ln điện áp làm việc danh định ln nhất trong các điều kiện 8.3.3.2;

- Đóng và cắt đưc dòng điện danh định điện áp làm việc lớn nhất của CBR.

B.8.10.3.2. CBR phải có khả năng thỏa mãn các thử nghiệm được qui định trong B.8.2.4.3 nhưng giá trị 1,25 IΔdđ, và không đo thi gian cắt. Thử nghiệm này được thực hiện trên một cực bất kỳ, chọn tuỳ ý.

Nếu CBR có dòng điện rò tác động điu chỉnh được thì thử nghiệm được thực hiện ở giá trị đặt thấp nhất, vi dòng điện bằng 1,25 ln giá trị đt.

B.8.10.3.3. Tuỳ từng trường hợp, CBR cũng phải được đưa đến để thnghiệm theo B.8.2.4.4.

B.8.10.3.4. CBR mà chức năng phụ thuộc điện áp lưới cũng phải chịu các thử nghiệm B.8.8 hoặc B.8.9, nếu có.

Trình tự thử nghiệm B III

B.8.11. Kiểm tra ảnh hưởng của điều kiện môi trưng

Thử nghiệm được thực hiện theo IEC 68-2-30.

Nhiệt độ phải là 55°C ± 2°C và số chu kỳ phải là:

- 6 chu kỳ đối với IΔdđ > 1 A

- 28 chu kỳ đối với IΔdđ ≤ 1 A

Chú thích - 28 chu k được áp dụng cho CBR có nhiều giá trị đặt của dòng điện rò tác động, khi một trong các giá trị đặt IΔdđ 1 A.

cuối các chu kỳ, CBR vẫn phải phù hợp vi các thử nghiệm B.8.2.4.3 nhưng với dòng điện rò tác động bng 1,25 IΔdđ và không đo thi gian cắt. Chỉ cn kiểm tra một lần.

Tùy từng trường hợp mà CBR vẫn phải phù hợp với B.8.2.4.4: ch cần kiểm tra một ln.

- s - Ngun

- V - Vôn mét

- A - Ampemét

- S1 - Thiết bị đóng ct tất c các cực

- S2 - Thiết bị đóng cắt một cc

- D - CBR thử nghiệm

- R - Biến tr

Hình B.1 - Mạch thử nghiệm để kiểm tra đặc tính tác động (xem B.8.2)

- S - Ngun

- S1 - Thiết bị đóng ct hai cực

- V - Vôn mét

- A - Ampemét

- D - CBR thử nghiệm

- Z - Tr kháng điu chỉnh được

Hình B.2 - Mạch thử nghiệm để kiểm tra giá trị gii hạn của dòng điện không tác động trong các điu kiện quá dòng (xem B.8.5)

- S - Ngun

- V - Vôn mét

- A - Ampemét

- S1 - Thiết bị đóng cắt tất c các cc

- S2- Thiết bị đóng cắt một cực

- S3, S4, S5 - Thiết bị đóng ct một cực cắt lần lượt từng pha

- D - CBR thử nghim

- R - Biến tr

Hình B.3 - Mạch thử nghiệm để kiểm tra tác động của CBR được phân loại theo B.3.1.2.2.1 (xem B.8.9)

Hình B.4 - Dòng điện dạng sóng 0,5 µs/100 kHz

(X) Đầu nối đất, nếu có, được nối đến đu nối trung tính khi có ký hiệu này, hoặc nếu không có ký hiệu này thì được nối đến đầu nối pha bất k.

Chú thích - Các giá trị ghi trên linh kiện chỉ để tham khảo, có thể điều chnh cho phù hợp với dạng sóng yêu cu ca hình B.4.

Hình B.5 - Ví dụ về mạch điện th nghiệm để kiểm tra khả năng chống các tác động không mong muốn

Hình B.6 - Xung dòng 8/20 µs

(X) Đu nối đất nếu có, được nối đến đầu nối trung tính khi có ký hiệu này, hoặc nếu không có ký hiệu này thì được nối đến đầu nối pha bất kỳ.

RCCB: Áptômát tác động dòng rò không có bảo vệ quá dòng phối hợp.

Hình B.7 - Mạch thử nghiệm ng để kiểm tra khả năng chống các tác động không mong muốn trong trường hợp dòng phóng điện bề mặt gián đoạn (B..8.6.2)

S - Nguồn

V - Vôn mét

A - Ampemét (đo các giá trị hiệu đụng)

D - CBR thử nghiệm

SCR - Thyristor

R - Biến trở

S1- Thiết bị đóng cắt tất cả các cực

S2- Thiết bị đóng cắt một cực

S3- Thiết bị đóng ct hai ngả

Hình B.8 - Mạch thử nghiệm dùng để kiểm tra kh năng tác động tin cậy của CBR trong trường hợp dòng rò có dạng đập mạch một chiều (xem B.8.7.2.1, B.8.7.2.2 và B.8.7.2.3)

S - Nguồn

V - Vôn mét

A - Ampemét (đo các giá trị hiệu dụng)

D - CBR thử nghiệm

SCR - Thyristor

R1, R2 - Biến trở

S1 - Thiết b đóng cắt tất c các cực

S2 - Thiết bị đóng cắt một cực

S3 - Thiết bị đóng cắt hai ng

Hình B.9 - Mạch thử nghiệm dùng để kiểm tra khả năng tác động tin cậy của CBR trong trường hợp dòng rò có dạng đập mạch một chiều xếp chồng dòng một chiu được làm phẳng (xem B.8.7.2.4)

 

Phụ lục C

(qui định)

Các trình tự thử nghiệm ngắn mạch cực riêng rẽ

C.1. Những vấn đ chung

Trình tự thử nghiệm này áp dụng cho các áptômát nhiu cực, sử dụng trong hệ thống điện pha-đất và phù hợp với 4.3.1.1, bao gồm các thử nghiệm sau đây:

Thử nghiệm

Điều

Khả năng cắt ngắn mạch cực riêng rẽ (lsu)

C.2

Kiểm tra chịu điện môi

C.3

Kiểm tra bộ nh quá ti

C.4

C.2 Thử nghiệm khả năng cắt ngắn mạch cực riêng rẽ

Thử nghiệm được thực hiện trong các điều kiện chung của 8.3.2 vi giá trị dòng điện kỳ vọng Isu bằng 25% khả năng cắt ngắn mạch danh định tới hạn lcu.

Chú thích - Các giá trị cao hơn 25% lcu có thể được thử nghiệm và được nhà chế tạo công b.

Điện áp đặt vào phải là điện áp pha-pha tương ứng với điện áp làm việc danh định lớn nhất của áptômát mà điện áp này áptômát thích hợp sử dụng trong hệ thống điện pha-đất. Số lượng mẫu thử nghiệm và các giá trị đặt của bộ nhả điều chỉnh được phi phù hợp với bng 10. Hệ số công suất phải phù hợp với bảng 11, tương ứng với dòng điện thử nghiệm.

Mạch thử nghiệm phải phù hợp với 8.3.4.1.2 và hình 9 của Phần 1, ngun S được cấp từ hai trong ba pha của nguồn, phần tử chảy F được nối đến pha còn lại. Cực hoặc các cực còn lại phải được nối đến pha này qua phần tử chảy F.

Trình tự thao tác phải là:

O - t - CO

và phải đưc thực hiện lần lượt trên từng cực riêng rẽ.

C.3. Kiểm tra chịu điện môi

Sau thử nghiệm C.2, phải kiểm tra chịu điện môi theo 8.3.5.3.

C.4. Kiểm tra bộ nhả quá tải

Sau thử nghiệm C.3, phải kiểm tra tác động của bộ nhả quá tải theo 8.3.5.4.

 

Phụ lục D

(tham khảo)

Khe hở không khí và chiều dài đường rò

D.1 Những vấn đ chung

D.1.1. Các giá trị thích hợp ca khe h không khí và chiều dài đường rò phụ thuộc nhiều vào các thay đổi của điu kiện môi trường, loại cách điện, cách bố trí các đường rò và các điều kiện mà ở đó áptômát được sử dụng. Vì thế, việc lựa chọn các giá trị thích hợp là trách nhiệm của nhà chế tạo.

D.1.2. Bề mặt của các bộ phận cách điện cần chú ý khi thiết kế để tạo ra các g và được sắp xếp sao cho làm gián đoạn các vật dẫn lắng đọng có thể hình thành trong quá trình sử dụng.

D.1.3. Các bộ phận dẫn chỉ được bọc ngoài bằng vecni hoặc êmay, hoặc ch được bảo vệ bằng cách ôxy hóa hoặc tương tự, không được coi là cách điện theo quan niệm của khe hở không khí và chiều dài đưng rò.

D.1.4. Khe h không khí và chiu dài đường rò phải được duy trì trong các trường hợp sau đây:

- Trên một phía không nối điện với bên ngoài và phía kia khi dây dn có cách điện hoặc dây dẫn trần của bất kỳ loại nào và bất kỳ kích thước được qui định nào của áptômát mà trạng thái lắp đặt phù hợp với công bố của nhà chế tạo, nếu có;

- Sau khi đổi lẫn các bộ phận có thể đổi lẫn được, có tính đến dung sai chế tạo cho phép ln nhất;

- Có kể đến khả năng làm giảm khe h không khí và chiều dài đường rò hoặc do ảnh hưng ca nhiệt độ, lão hóa, va đập, rung động hoặc do các điều kiện ngắn mạch mà áptômát phải chịu.

D.2. Xác định khe hở không khí và chiu dài đường rò

Để xác định khe h không khí và chiu dài đường rò cần lưu ý các điểm sau:

D.2.1. Để xác định chiều dài đường rò, các rãnh rộng ít nhất 2 mm và sâu ít nhất 2 mm được đo theo chiu dài đưng viền của rãnh. Các rãnh có kích thước nhỏ hơn kích thước này và bất kỳ rãnh nào có thể bị bụi bẩn lấp đầy thì được bỏ qua và chỉ được nh kích thước thẳng,

D.2.2. Để xác định chiu dài đường rò, chiều cao của các g nhỏ hơn 2 mm thì được bỏ qua. Các g chiu cao ít nhất 2 mm được đo như sau:

- Theo độ dài đường viền của gờ nếu các g là các phần liền của bộ phận cấu thành bằng vật liệu cách điện (ví dụ như đúc hoặc hàn);

- Theo độ dài ngắn hơn của hai đưng: chiều dài điểm nối hoặc mặt nghiêng của gờ, nếu gờ không phải là phần liền của bộ phận cấu thành làm bằng vật liệu cách điện.

D.2.3. Việc áp dụng các điều nêu trên được minh họa bằng các ví dụ từ 1 đến 11 của phụ lục G trong Phần 1.

 

Phụ lục E

(tham khảo)

Các điểm phải có thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng

Chú thích - Trong phụ lục này;

- "Thỏa thuận” được dùng theo nghĩa rộng;

- Người sử dụng" bao gm cả nơi thử nghiệm.

áp dụng phụ lục J của Phần 1 liên quan đến các điu của tiêu chuẩn này cùng với các b sung sau đây:

Điều của tiêu chuẩn này

Điểm

4.3.5.3

Áptômát dùng cho khả năng đóng ngắn mạch cao hơn giá trị cho trong bảng 2

7.2.1.2.1

Tác động cắt tự động không phải là tác động tức thi và nhờ năng lượng dự trữ

Bảng 10

Đặt bộ nhả quá tải giá trị trung gian dùng cho thử nghiệm ngắn mạch

8.3.2.5

Phương pháp thử độ tăng nhiệt dùng cho áptômát bốn cực có dòng điện nhiệt qui ước cao hơn 63 A

8.3.2.6.4

Giá trị dòng điện thử nghiệm để thử ngắn mạch trên cực thứ tư của áptômát bốn cực

8.3.3.1.3, điểm b)

Giá trị dòng điện thử nghiệm để kiểm tra đặc tính thi gian/dòng điện nghịch đảo

8.3.3.4

Tăng mức độ ngặt nghèo của điu kiện đối với thử nghim tính năng quá tải

8.3.3.7

Khoảng thời gian chậm lại cho phép giữa kiểm tra độ tăng nhiệt và kiểm tra rơle quá

8.3.4.4

tải trong trình tự thử nghiệm I và II

8.4.2

Hiệu chuẩn bộ nhả không phải là bộ nhả quá dòng, bộ nhả song song và bộ nhả điện áp thấp

B.8

Khả năng áp dụng của các thử nghiệm khi > 30 A

B.8.2.5

M rộng giới hạn nhiệt độ môi trường thử nghiệm

F.4.1.3

Thử nghiệm dòng điện thấp hơn hai lần dòng điện đặt

 

Phụ lục F

(qui định)

Các yêu cầu bổ sung dùng cho áptômát có bảo vệ quá dòng bằng điện tử

F.1 Phạm vi áp dụng

Phụ lc này áp dụng cho các áptômát có bảo vệ quá dòng bằng phương tiện điện tử, được phối hợp bên trong áptômát và không phụ thuộc vào điện áp lưới và bất kỳ nguồn cung cấp phụ nào.

Các thử nghiệm để kiểm tra tính năng của áptômát trong các điều kiện môi trưng được nêu trong phụ lục này.

Các thử nghiệm đặc biệt đối với phương tiện điện tử dùng cho các chức năng không phải là bảo vệ quá dòng không đề cập phụ lục này. Tuy nhiên, các thử nghiệm ở phụ lục này phải đảm bảo rằng các phương tiện điện tử này không cản tr việc thực hiện chức năng bảo vệ quá dòng.

Các yêu cầu để kiểm tra sự phát ra tần số cao có thể gây nhiu đến các thiết bị khác đang được xem xét.

F.2. Danh mục các thử nghiệm

Chú thích - Nếu có tiêu chuẩn v các điu kiện môi trường cụ thể, phải trích dẫn một cách hệ thống.

F.2.1. Các thử nghiệm chịu nhiễu

F.2.1.1. Các thử nghiệm chịu nhiễu âm tần trong hệ thống lưới cung cấp

a) Thử nghiệm được thực hiện phù hợp vi F.4.1 nếu liên quan đến chịu nhiễu từ dòng điện không hình sin do sóng hài.

b) Thử nghiệm được thực hiện phù hợp vi F.4.2 nếu liên quan đến chịu nhiễu từ suy giảm dòng điện và ngắt dòng điện.

F.2.1.2. Thử nghiệm chịu nhiễu quá độ và nhiễu cao tn truyền dẫn

Các thử nghiệm được thực hiện theo F.5.

F.2.1.3. Các thử nghiệm chịu nhiễu tĩnh điện

Thử nghiệm được thực hiện theo F.6.

F.2.1.4. Thử nghiệm chịu nhiễu trường điện từ

a) Khi nhiễu sinh ra từ máy phát tần số radio, các thử nghiệm được thực hiện theo F.7.

b) Khi nhiễu sinh ra từ dòng điện tần s công nghiệp các dây dẫn đt cạnh nhau, việc kiểm tra khả năng không bị tác động giả và không hỏng coi như được đảm bảo bằng các trình tự thử nghiệm.

F.2.2. Thử nghiệm nóng khô

Thử nghiệm được thực hiện theo F.8.

F.2.3. Thử nghiệm nóng ẩm

Thử nghiệm đưc thực hiện theo B.8.11 của phụ lục B, với số chu kỳ áp dụng là 6.

F.2.4. Thử nghiệm đột biến nhiệt

Thử nghiệm được thực hiện theo F.9.

F.3. Điu kiện chung cho thử nghiệm

Thử nghiệm theo phụ lục này có thể thực hiện tách rời các trình tự thử nghim của điều 8.

Đối với các thử nghiệm điện từ (F.2.1.2, F.2.1.3 và F.2.1.4) mỗi c khung thử nghiệm một áptômát.

Đối với các thử nghiệm âm tn (F.2.1.1), đối với mỗi cỡ khung, một áptômát của một loại cảm biến dòng được thử nghiệm, s thay đổi số vòng dây không được coi là thay đổi trong phạm vi này.

Mỗi thử nghiệm cn một áptômát mi hoặc một áptômát có thể được sử dụng cho một số thử nghiệm theo công bố của nhà chế tạo.

Sau mỗi thử nghiệm hoặc sau một loạt các thử nghiệm được thực hiện trên cùng một áptômát, phải kiểm tra để phù hợp với các yêu cầu của 7.2.1.2.4. Nếu các thử nghiệm được thực hiện trước trình tự thử nghiệm I thì không cần phải kiểm tra trên áptômát đó nữa.

Trong quá trình thử nghiệm theo F.2.1, yêu cu tất cả các giá trị đặt của bộ nhả phải điều chỉnh về giá trị nhỏ nhất, ngoại trừ F.2.1.1, ở đó thử nghiệm được thực hiện giá trị nhỏ nhất nhưng có thể thực hiện giá trị thuận lợi bất kỳ khác.

Đối với các áptômát có bảo vệ quá dòng bằng điện tử, chấp nhận đặc tính tác động là giống nhau, cho dù tiến hành các thử nghiệm:

- Trên các cực riêng rẽ của áptômát nhiều cực;

- Trên hai hoặc ba cực nối tiếp;

- Bằng cách nối cả ba pha.

Điều này cho phép so sánh các kết quả thử nghiệm đạt được vi các tổ hợp các cực khác nhau như yêu cầu của các trình tự thử nghiệm khác nhau.

Đối với CBR (xem ph lục B)

- Trong trường hợp F.2.1.2, F.2.1.3 và F.2.1.4, các thử nghiệm được thực hiện trên các cp cực của áptômát nhiều cực để tránh tác đng nhầm bi dòng điện rò;

- Trong trường hợp F.2.1.1, các thử nghiệm được thực hiện trên tổ hợp bất kỳ của các cực với điu kiện là tránh tác động nhầm do dòng điện rò.

F.4. Các thử nghiệm chịu nhiễu âm tn trong hệ thống lưới cung cấp

Mục đích của thử nghiệm này nhằm kiểm tra khả năng của bộ nhả quá dòng khi có thành phn hài, hạ thấp dòng điện và gián đoạn dòng điện.

F.4.1. Thử nghiệm dòng không hình sin do thành phần hài

Thử nghiệm này phải được áp dụng cho các áptômát có cơ cấu phát hiện dòng điện nhạy vi giá trị hiệu dụng của dòng điện.

Thông tin này phải đưc ghi nhãn "giá trị hiệu dụng" vị trí gần nhất của cơ cấu đặt giá trị quá dòng của áptômát hoặc ghi trong tài liệu ca nhà chế tạo.

F.4.1.1. Điu kiện thử nghiệm

Các thử nghiệm phải được thực hiện ở cả tần số 50 Hz và 60 Hz.

Dòng điện thử nghiệm được tạo ra từ nguồn có công suất dựa trên hoạt động của thyristor, lõi thép bão hòa, cung cấp công suất theo chương trình hoặc sử dụng nguồn đặc biệt khác.

Dạng sóng ca dòng điện thử nghiệm phải là một trong hai dạng dưới đây:

- Dạng sóng có thành phần cơ bản và thành phần sóng hài bậc ba bậc năm;

- Dạng sóng tổng hợp gồm thành phần cơ bản và các thành phần bậc ba, bậc năm, bậc bảy.

Dòng điện thử nghiệm được nêu trong F.4.1.1.1 và F.4.1.1.2 cho dạng a) và trong F.4.1.1.3 cho dạng b).

F.4.1.1.1. Thử nghiệm có sóng hài bậc ba và hệ số đnh

Dòng điện th nghiệm phải được xác định như sau:

- 72% thành phần cơ bản ≤ hài bậc 3 ≤ 88% thành phần cơ bản

- Hsố đỉnh: 2,0 ± 0,2.

Chú thích - Hệ số đỉnh là giá trị đỉnh của dòng điện chia cho giá trị hiệu dụng của sóng dòng điện.

F.4.1.1.2. Thử nghiệm sóng hài bậc năm và hệ số đỉnh

Dòng điện thử nghiệm phải được xác định như sau:

- 45% thành phần cơ bản ≤ hài bc 5 ≤ 55% thành phần cơ bản

- Hệ số đnh: 1,9 ± 0,2.

F.4.1.1.3. Thử nghiệm sóng hài tổng hợp và có hệ số đỉnh

Dòng điện thử nghiệm phải được xác định như sau:

- Thi gian dẫn dòng trong mỗi nửa chu kỳ ≤ 42% thi gian cả chu kỳ

- Hệ số đnh ≥ 2,1.

Chú thích - Dòng diện thử nghiệm này có thành phn hài là:

- Hài bậc 3: > 60%

- Hài bậc 5: >14%

- Hài bậc 7: > 7%

thành phn cơ bn

F.4.1.2. Qui trình thử nghiệm

Thử nghiệm được tiến hành trên cặp cực pha bất kỳ theo điểm b) của 7.2.1.2.4 và theo yêu cầu F.4.1.3, với dòng điện thử nghiệm điện áp thích hợp bất kỳ, đấu nối theo hình F.1.

Tất cả các thiết bị phụ trợ phải được tách ra trong quá trình thử nghiệm.

F.4.1.3. Yêu cu thử nghiệm

Trong quá trình đặt từng giá trị dòng điện thử nghiệm, đặc tính tác động quá tải phải phù hợp với các yêu cu sau:

- Ở dòng điện bng 0,95 lần dòng điện không tác động qui uớc (xem bảng 6), không được tác động. Thời gian thử nghiệm phải bằng 10 lần thời gian tác động tương ứng vi hai lần giá trị dòng điện đặt;

- Ở dòng điện bằng 1,05 lần dòng điện tác động qui ước (xem bảng 6), phải tác động trong thời gian qui ước;

- Ở dòng điện bằng 2 lần dòng điện đặt, thời gian tác động phải nằm trong các giá trị 1,1 ln thi gian lớn nhất và 0,9 lần thi gian nhỏ nhất của đặc tính thời gian-dòng điện do nhà chế tạo công bố.

Chú thích - Nếu dòng điện bằng 2 ln dòng điện đặt không đt được bằng thiết bị thử nghiệm có sn thì sử dụng dòng điện thử nghiệm thấp hơn nhưng là dòng điện cao nhất có thể, trên cơ s thỏa thuận vi nhà chế tạo.

F.4.2. Thử nghiệm vi dòng điện suy giảm và dòng điện gián đoạn

F.4.2.1. Điều kiện thử nghim

Mạch thử nghiệm phải theo hình F.1.

F.4.2.2. Qui trình thử nghiệm

Thử nghiệm được thực hiện trên một cặp cực bất kỳ với dòng điện thử nghiệm hình sin điện áp thích hp bất kỳ. Đặt dòng điện theo hình F.2 và theo bảng F.1, T là chu kỳ của dòng điện hình sin.

Bảng F.1 - Các tham số thử nghiệm đối vi dòng điện suy giảm và dòng diện gián đoạn

Thứ tự thử nghiệm

I2

Δt

1

 

0,5 T

2

 

1 T

3

0

5 T

4

 

25 T

5

 

50 T

6

 

10 T

7

0,4 I1

25 T

8

 

50 T

9

 

10 T

10

0,7 I1

25 T

11

 

50 T

Khoảng thời gian cho mỗi thử nghiệm phải là ba đến bốn lần thời gian tác động lớn nhất tương ng vi hai lần giá trị dòng điện đặt hoặc 10 min, chọn giá trị nào thấp hơn.

F.4.2.3. Yêu cầu thử nghiệm

Áptômát không được tác động tức thời trong bất kỳ thời gian nào của thử nghiệm.

F.4.3. Thử nghiệm với sự thay đổi tần số nguồn

Thử nghiệm áp dụng cho các áptômát được công bố là không nhạy với những thay đổi của tn số nguồn (tức là 50 Hz hoặc 60 Hz).

F.4.3.1. Điều kiện thử nghiệm

Dòng điện thử nghiệm phải có dạng hình sin và được tạo ra từ ngun riêng.

Tn số dòng điện phải điều chỉnh được đến các giá trị tương ứng với các nấc là 1 Hz, nằm trong dải tn số công bố của nhà chế tạo.

F.4.3.2. Qui trình thử nghiệm

Thử nghiệm đưc thực hiện trên cặp cực bất kỳ với dòng điện thử nghiệm điện áp thích hợp bất kỳ, theo hình F.1.

Trong quá trình thử nghiệm, các thiết bị phụ trợ phải được tách ra.

F.4.3.3. Yêu cu thử nghiệm

Đối với mỗi tần số thử nghiệm, đặc tính tác động quá tải phải phù hợp với các yêu cu sau đây:

- Ở dòng điện bằng 0,95 ln dòng điện không tác động qui ước (xem bảng 6), không được tác động. Thi gian thử nghiệm phải bằng 10 lần thi gian tác động tương ứng với hai giá trị dòng điện đặt;

- Ở dòng điện bằng 1,05 lần dòng điện tác động qui ước (xem bảng 6), phải tác động trong thời gian qui ưc;

- Ở dòng điện bằng 2 lần dòng điện đặt, thời gian tác động phải nằm trong các giá trị 1,1 lần thời gian lớn nhất và 0,9 lần thời gian nhỏ nhất của đặc tính thi gian-dòng điện do nhà chế tạo công bố.

Mỗi giá trị đặt của dòng điện tác động tức thời và của dòng điện tác động ngắn hạn, nếu thích hợp, phải được điu chỉnh đến 2,5 lần ng điện đặt. Nếu không đạt được thì sử dụng giá trị đặt cao hơn gần nhất.

F.5. Các thử nghiệm chịu nhiễu quá độ và cao tn truyn dẫn

Mục đích của thử nghiệm này nhằm kiểm tra tác động đúng của bộ nhả quá dòng khi có quá độ điện.

F.5.1. Tiêu chuẩn trích đẫn

- IEC 1000-4-4 : 1995 Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4: Kỹ thuật đo lường và thử nghiệm. Mục 4: Thử nghiệm chịu quá độ đin nhanh/bướu xung

- IEC 1000-4-5 : 1995 Tương thích điện từ (EMC) - Phn 4: Kỹ thuật đo lưng và thử nghiệm. Mục 5: Thử nghiệm chịu sóng xung.

F.5.2. Thử nghiệm

F.5.2.1. Điều kiện thử nghiệm

- Các thử nghiệm bướu xung quá độ nhanh (IEC 1000-4-4): thử nghiệm thực hiện ở cấp bốn, chế độ chung

- Các thử nghiệm chịu sóng xung điện áp/dòng điện (IEC 1000-4-5): thử nghiệm được thực hiện ở chế độ chung và chế độ so lệch

ở cấp 4 kV/2 kA đối với các áptômát có Uimp ≤ 4 kV

ở cấp 6 kV/2kA đối vi các áptômát có Uimp > 4 kV.

Mạch thử nghiệm phải theo hình F.3, F.4, F.5 hoặc F.6, nếu có.

Áptômát phải được thử nghiệm trong vỏ kim loại nối đến tấm sàn nối đất dùng đ đỡ máy phát quá độ theo hình F.7 (không vẽ các đường cáp nối).

Khoảng cách nhỏ nhất từ các bộ phn dẫn điện đến v kim loại phải là 0,1 m. L cửa phải cho phép tiếp cận được đến cơ cấu tác động, đến tất cả các phương tiện đặt và bộ chỉ thị, nếu liên quan.

F.5.2.2 .Qui trình thử nghiệm

F.5.2.2.1. Thử nghiệm theo IEC 1000-4-4: Quá độ nhanh

a) Quá độ được đặt vào mạch chính:

Thử nghiệm được thực hiện lần lượt trên tất cả các cực theo hình F.3.

b) Quá độ được đặt vào các mạch phụ mà mạch phụ này có thể nối đến mạch chính:

Thử nghiệm được thực hiện giữa đu vào và đầu ra của mỗi mạch phụ mà mạch phụ này có thể nối đến mạch chính theo hình F.5.

F.5.2.2.2. Thử nghiệm theo lEC 1000-4-5: Xung điện áp/xung dòng điện

Phải đặt 10 quá độ lên mỗi cực tính.

Thử nghiệm xung được lặp lại sáu lần mỗi phút, xung không được đng bộ hóa.

a) Quá độ đưc đặt vào mạch chính:

Thử nghiệm được thực hiện lần lượt trên tất cả các cực theo hình F.3 hoặc F.4, nếu có.

b) Quá độ được đặt vào các mạch phụ mà mạch phụ này có thể nối đến mạch chính:

Thử nghiệm được thực hiện giữa đầu vào và đầu ra của mỗi mạch phụ mà mạch phụ này có thể nối đến mạch chính theo hình F.5 hoặc F.6, nếu có.

F.5.2.3. Yêu cu thử nghiệm

Trong thi gian đặt quá độ, đặc tính tác động quá tải phải phù hợp với các yêu cầu sau:

- Ở dòng điện bằng 0,9 lần dòng điện đặt, không được tác động trong thi gian đặt quá độ. Thời gian thử nghiệm phải bằng 3 đến 4 ln thời gian tác động lớn nhất tương ứng vi hai lần giá trị dòng điện đặt hoặc 10 min, chọn giá trị nào thấp hơn;

- Ở dòng điện bằng hai ln dòng điện đặt, thi gian tác động phải nằm trong khoảng thi gian tác động lớn nhất và 0,5 lần thời gian tác động nh nhất được nêu trong đặc tính thời gian-dòng điện của nhà chế tạo.

Mỗi giá trị đặt của dòng điện tác động tức thời và của dòng điện tác động ngắn hạn, nếu thích hợp, phải được điu chỉnh đến 2,5 lần dòng điện đặt. Nếu không đạt đưc thì sử dụng giá trị đặt cao hơn gn nhất.

F.6. Thử nghiệm chịu nhiễu tĩnh điện

Mục đích ca thử nghiệm này nhằm kiểm tra khả năng của bộ nhả quá dòng khi có phóng điện tĩnh điện, ví dụ người thao tác chạm tay vào áptômát.

F.6.1. Tiêu chuẩn trích dẫn

IEC 1000-4-2 : 1995 Tương thích điện từ (EMC) - Phần 4: Kỹ thuật đo lường và thử nghim. Mục 2: Thử nghiệm chịu phóng tĩnh điện.

F.6.2. Các thử nghiệm

F.6.2.1. Điều kiện thử nghiệm

Thử nghiệm được thực hiện bằng phóng điện tiếp xúc theo IEC 1000-4-2, mức 4, tương ứng vi điện áp 8 kV. Mạch thử nghiệm phải theo hình F.1.

Áptômát phải được thử nghiệm trong vỏ kim loại nối đến tấm sàn nối đất, đỡ máy phát quá độ theo hình F.7 (không vẽ cáp nối).

Khoảng cách nhỏ nhất giữa các bộ phận dẫn điện và v kim loại phải là 0,1 m. Lỗ cửa phải cho phép tiếp cận được đến cơ cấu thao tác, đến tất cả các bộ chỉ thị và phương tiện nhận biết, nếu liên quan.

F.6.2.2. Qui trình thử nghiệm

Thử nghiệm được thực hiện trên tất cả các bộ phận của áptômát mà bình thường người thao tác phải chạm tới (ví dụ như các phương tiện đặt, bảng điu khiển, tay đẩy, vỏ).

Dòng điện thử nghiệm được đặt đến một cặp cực pha bất kỳ điện áp thích hợp bất kỳ.

Trong trường hợp xuất hiện phóng điện điểm thử nghiệm nào đó thì thử nghiệm đưc lặp lại 10 lần, mỗi lần ít nhất là 1 s.

Phóng điện phải được tiến hành trên vỏ kim loại đủ các điểm với số ln thích hợp (xem 8.3.2 của IEC 1000-4-2).

Áptômát phải được đóng lại nhiu ln, nếu xảy ra tác động ở giá trị gấp hai lần dòng điện đặt trong quá trình thử nghiệm do nhiễu điểm phóng điện.

F.6.2.3. Yêu cu thử nghiệm

Trong quá trình đặt quá độ, đặc nh tác động quá tải phải phù hợp vi các yêu cầu sau đây:

- ng điện bằng 0,9 lần dòng điện đặt, không được tác động;

- dòng điện bằng 2 ln dòng điện đặt, thi gian tác động phải phù hợp với đặc nh thi gian-dòng điện của nhà chế tạo.

Mỗi giá trị đặt của dòng đin tác động tức thời và của dòng điện tác động ngắn hạn, nếu thích hợp, phải được điu chnh đến 2,5 lần dòng điện đặt. Nếu không đạt được thì sử dụng giá trị đặt cao hơn gn nhất.

F.7. Các thử nghiệm chịu nhiễu trưng điện tử

Mục đích của thử nghiệm này để kiểm tra độ chịu đựng của bộ nhả quá dòng khi có trường điện từ phát ra từ máy phát tần số radio.

F.7.1. Tiêu chuẩn trích dẫn

IEC 1000-4-3 : 1995 Tương thích điện từ (EMC) - Phn 4: Kỹ thuật đo lường và thử nghiệm. Mục 3: Thử nghiệm chịu trưng điện từ phát xạ, tần số radio.

F.7.2. Các thử nghiệm

F.7.2.1. Điu kiện thử nghim

Cấp khắc nghiệt được yêu cầu là 10 V/m, từ 26 MHz đến 1 GHz (cấp 3).

Nguồn tín hiệu: Máy phát (các máy phát) tín hiệu phải có khả năng phủ dải tần số và có khả năng tự động quét với tốc độ bằng 0,005 octa/s (1,5 X 10-3 decat/s) hoặc nhỏ hơn, hoặc có bước bằng 10 kHz (từ 26 MHz đến 200 MHz) và 20 kHz (từ 200 MHz đến 1 000 MHz) có khả năng điu chỉnh bằng tay.

Máy phát tín hiệu dùng để điều chỉnh biên độ.

Tốc độ quét là 0,005 octa/s (1,5 X 10-3 decat/s) hoặc thấp hơn.

Thử nghiệm được thực hiện với điều chỉnh biên độ bằng 80% hoặc lớn hơn, với sóng hình sin 1 000 Hz.

Khi tần số thấp hơn 50 MHz, thử nghiệm đưc thực hiện với điều chnh biên độ bằng 90%, vi sóng hình sin 1 000 Hz.

Sơ đ mạch th nghiệm theo hình F.1. Tất cả các mạch phụ phải được tách ra trong quá trình thử nghiệm. Áptômát có thể được thử nghiệm ở không khí lưu thông tự do hoặc trong vỏ riêng (xem F.5.2.1 và F.6.2.1) phù hp với hướng dn của nhà chế tạo.

Nếu dây vào và dây ra của áptômát không được qui định thì chiều dài 1 m của cáp có vỏ bọc phải đưc sử dụng và được lắp sao cho áptômát lộ ra để chịu nhiễu nhiều nhất.

Thử nghiệm phải được thực hiện trong phòng bán vang hoặc phòng không vang.

Khi sử dụng ăngten phát tín hiệu phân cực như ăngten hình hai nón hoặc ăngten tun hoàn loga thì thử nghiệm được thực hiện hai ln, một ln phân cực ngang và một lần ở phân cực dọc, trên hai mặt được coi là nhạy nhất.

F.7.2.2. Qui trình thử nghiệm

Dòng điện th nghiệm được đt lên một cặp cực của pha bất kỳ và điện áp đặt vào là điện áp thích hợp bất kỳ.

Máy phát tín hiệu hoạt động để quét qua từng dải tần số yêu cầu và dừng lại ít nhất là ba tần số cho mỗi octa để kiểm tra chức năng bảo vệ của áptômát.

F.7.2.3. Yêu cầu thử nghiệm

Khi quét qua di tần số yêu cầu, đặc tính tác động quá tải phải phù hợp với các yêu cầu sau:

- Ở dòng điện bằng 0,9 ln dòng điện đặt quá tải, không đưc tác động;

- Ở một trong ba tần số ngừng mỗi octa, dòng điện bằng 2 ln dòng điện đặt, thi gian tác động phi nằm trong khoảng thời gian tác động ln nhất và 0,5 lần thời gian tác động nhỏ nhất của đặc tính thời gian-dòng điện của nhà chế tạo.

Mỗi giá tr đặt của dòng điện tác động tức thời và của dòng điện tác đng ngắn hạn, nếu thích hợp, phải được điu chỉnh đến 2,5 ln dòng điện đặt. Nếu không đạt được thì sử dụng giá trị đặt cao hơn gần nhất.

F.8 Thử nghiệm nóng khô

F.8.1. Qui trình thử nghiệm

Thử nghiệm được thực hiện trên áptômát theo 7.2.2 dòng điện danh định ln nhất đối với c khung đã cho, trên tất cả các cực, trừ cực trung tính của áptômát bốn cực, ở nhiệt độ môi trường 40°C. Thời gian thử nghiệm, khi đạt được sự cân bằng nhiệt phải là 168 h.

Mômen xoắn đt lên các đầu nối phải phù hợp vi hướng dẫn của nhà chế tạo. Nếu không có hướng dn thì áp dụng bảng 4 của Phần 1.

Thử nghiệm khác có thể được thực hiện theo thứ tự sau:

- Đo và ghi lại đ tăng nhiệt cao nhất của không khí xung quanh các linh kiện điện tử trong quá trình kiểm tra độ tăng nhiệt của trình tự thử nghiệm I;

- Lắp đặt bộ điều khin điện tử vào phòng thử nghiệm;

- Cung cấp nguồn điều khiển điện tử với giá trị điện đu vào;

- Thay đổi nhiệt độ của phòng thử nghiệm đến giá trị cao hơn giá trị độ tăng nhiệt đã ghi lại đối với không khí xung quanh linh kiện điện tử là 40°C và duy trì nhiệt độ này trong 168 h.

F.8.2. Yêu cu thử nghiệm

Áptômát hoặc linh kiện điện tử phải phù hợp các yêu cu sau:

- Áptômát không được tác động;

- Hoạt động của bộ điu khiển điện tử không làm cho áptômát tác động.

F.8.3. Kiểm tra bộ nhả quá tải

Sau thử nghiệm F.8.1. hoạt động của bộ nhả quá tải của áptômát phải đưc kiểm tra theo 7.2.1.2.4. điểm b).

F.9. Thử nghiệm nhiệt đột ngột

F.9.1. Điu kiện thử nghiệm

Thiết kế của bộ điều khiển điện tử phải sao cho chịu được chu kỳ thay đổi nhiệt độ theo hình F.8.

Quá trình tăng nhiệt và giảm nhiệt với tốc độ C ± 1°C trong một phút. Khi đạt tới nhiệt độ này, phải duy trì ít nhất là 2 h. Số chu kỳ là 28 chu kỳ.

F.9.2. Qui trình thử nghiệm

Đối với các thử nghiệm này, bộ điều khiển điện tử:

- Có thể lắp đặt bên trong hoặc lắp tách ri đối với các áptômát có dòng điện danh định ≤ 250 A;

- Phải lắp đặt tách rời đối vi tất cả các áptômát khác;

- Phải mang dòng như khi làm việc với mọi dòng điện danh định.

F.9.3. Yêu cu thử nghiệm

Bộ điều khiển điện tử phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Hoạt động ca bộ điều khiển điện tử không làm cho áptômát tác động trong thời gian 28 chu kỳ.

F.9.4. Kiểm tra bộ nhả quá tải

Tiếp theo thử nghiệm F.9.2, hoạt động của bộ nhả quá tải của áptômát phải được kiểm tra theo 7.2.1.2.4, điểm b)

Hình F.1 - Mạch thử nghiệm dùng để kiểm tra ảnh hưởng của nhiễu âm tần, nhiễu tĩnh điện và nhiễu trường điện từ

I1 - dòng điện đặt         l2 - dòng điện thử nghiệm suy giảm đột ngột          Δt - thi gian suy giảm đột ngột

Hình F.2 - Dòng điện thử nghiệm để kiểm tra ảnh hưởng của dòng điện suy giảm đột ngột và dòng đin gián đoạn

Hình F.3 - Mạch thử nghiệm để kiểm tra ảnh hưởng của quá độ trong mạch chính (chế độ chung)

Hình F.4 - Mạch thử nghiệm để kiểm tra ảnh hưng của quá độ trong mạch chính (chế độ so lệch)

Hình F.5 - Mạch thử nghiệm để kiểm tra ảnh hưng của quá độ trong các mạch phụ (chế độ chung)

Hình F.6 - Mạch thử nghiệm để kiểm tra ảnh hưởng của quá độ trong các mạch phụ (chế độ so lệch)

Hình F.7 - H thống lắp đặt thử nghiệm dùng để kiểm tra ảnh hưởng của nhiễu quá độ dẫn và nhiễu tĩnh điện

Hình F.8 - Chu kỳ th nghiệm đột biến nhiệt

 

Phụ lục G

(qui định)

Tổn thất công suất

G.1. Những vấn đề chung

Tổn thất công suất không phải là đặc trưng cơ bản của áptômát và không cn phải ghi trên nhãn sn phẩm.

Tổn thất công suất được thể hiện dưới dạng nhiệt phát ra trong các điều kiện qui định.

Việc đo tổn thất công suất phải được thực hiện trong không khí lưu thông tự do, trên mẫu mi và tính bằng oát.

G.2. Phương pháp thử nghiệm

G.2.1. Tổn thất công suất được xác định như sau, đấu nối theo hình G.1.

ΔUk Ik cos φk

Trong đó

p là s cực dây pha;

k là số cực;

ΔU là điện áp rơi;

I là dòng điện thử nghiệm bằng ldđ nm trong dung sai theo 8.3.2.2.2;

cos φ là hệ s công suất.

Nên sử dụng oátmét trên từng pha.

G.2.2. Đi vi các áptômát xoay chiu có dòng điện danh định không quá 400 A, có thể dùng điện xoay chiều một pha phép đo không đo hệ số công suất.

Nối dây theo hình G.2, tổn thất công suất được xác định như sau:

Trong đó

p là số cực dây pha;

k là số cực;

ΔU là điện áp rơi;

I là dòng điện danh định.

G.2.3. Đối vi các áptômát một chiều, tổn thất công suất được đo với điện một chiều.

Tổn thất công suất đưc xác định như trong G.2.2.

G.3. Qui trình thử nghiệm

Xác định tổn thất công suất phải thực hiện với dòng điện danh định nơi có điều kiện nhiệt độ ổn định.

Điện áp rơi phải được đo giữa đầu nối phía vào và đu nối phía ra của mỗi cực.

Các dây nối đến thiết bị đo (như vônmét, oátmét) phải được xoắn lại với nhau. Tổn thất công suất trong phép đo phải là nhỏ nhất trong khả năng có thể và phải đặt vào các điểm giống như đối với mỗi cực.

Để xác định tổn thất công suất của áptômát xoay chiu ba cực và bốn cực theo G.2.1, thử nghiệm được thực hiện trong điều kiện dòng điện ba pha (xem hình G.1), không có dòng trong cực thứ tư ở trưng hợp áptômát bốn cực.

Hình G.1 - Ví dụ ca phép đo tổn thất công suất theo G.2.1

Hình G.2 - Ví dụ của phép đo tổn tht công suất theo G.2.2 và G.2.3

 

Phụ lục H

(qui định)

Trình tự thử nghiệm đối với áptômát dùng cho hệ thống IT

Chú thích - Trình tự thử nghim này áp dụng cho trường hợp sự cố thứ cấp trong sự có mt của s cố sơ cấp trên phía ngược lại của áptômát khi lắp trong hệ thông IT (xem 4.3.1.1).

H.1. Những vn đề chung

Trình tự thử nghiệm này áp dụng cho áptômát nhiều cực dùng trong hệ thống IT, phù hp với 4.3.1.1, gm các thử nghiệm sau:

Thử nghiệm

Điều

Ngn mạch cực riêng biệt (IIT)

H.2

Kiểm tra chịu điện môi

H.3

Kiểm tra bộ nhả quá tải

H.4

H.2. Ngắn mạch cực riêng biệt

Thử nghiệm ngắn mạch được thực hiện trên cực riêng biệt của áptômát nhiu cực trong các điu kiện chung của 8.3.2 ở dòng điện lIT bằng:

- 1,2 ln giá trị đặt lớn nhất của dòng điện tác động của bộ nhả thi gian trễ ngắn hạn hoặc, nếu không có bộ nhả này thì dòng điện bằng 1,2 ln giá trị đt lớn nhất của dòng điện tác động của bộ nhả tức thời,

hoặc, nếu liên quan

- 1,2 ln giá trị đặt ln nhất của dòng điện tác động của bộ nhả có thời gian trễ định trước, nhưng không ln hơn 50 kA.

Chú thích - Giá trị IT cao hơn có thể yêu cu để thay vào thử nghiệm và được nhà chế tạo công bố.

Điện áp đặt vào phải là điện áp pha-pha tương ứng với điện áp làm việc danh định lớn nhất của áptômát mà ở điện áp này là thích hợp áp dụng trong h thống IT. Số lượng mẫu thử nghiệm và giá trị đặt của bộ nhả điều chnh được phải theo bảng 10. Hệ số công suất phải theo bảng 11, tương ứng với dòng điện thử nghim.

Mạch thử nghiệm phải theo 8.3.4.1.2 và hình 9 của Phn 1. Ngun S được lấy trên hai pha của nguồn ba pha, phần tử chảy F được nối đến pha còn lại. Cực còn lại hoặc các cực còn lại cũng phải được nối đến các pha đó theo đưng đi qua phần tử chảy F.

Trình t thao tác phải là:

O - t - CO

và phải thực hin trên từng cực dây pha riêng rẽ và thực hiện ln lượt.

H.3. Kiểm tra chịu điện môi

Sau thử nghiệm của điều H.2, phải kiểm tra chịu điện môi theo 8.3.5.3.

H.4. Kiểm tra bộ nhả quá tải

Sau thử nghiệm của điều H.3, phi kiểm tra chịu điện môi theo 8.3.5.4.

H.5. Ghi nhãn

Các áptômát dùng ở mọi giá trị điện áp danh định được thử nghiệm theo phụ lục này hoặc được đm bảo bằng các yêu cu thử nghiệm thì không phải ghi nhãn bổ sung.

Các áptômát dùng mọi giá trị điện áp danh định được thử nghiệm theo phụ lục này hoặc không được đảm bo bằng các thử nghim như vậy thì phải chỉ ra bằng ký hiệu  và phải ghi trên áptômát ngay sau gía trị điện áp danh định, ví dụ 690 V  phù hp với 5.2, điểm b).

Chú thích - Nếu áptômát không được thử nghiệm theo phụ lc này thì ghi nhãn riêng bằng ký hiệu  th được áp dụng và được đặt để đảm bảo không nhầm lẫn với tất cả các thông s điện áp.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi