Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6337:1998 Dây điện từ bằng đồng mặt cắt tròn, tráng polyester (PEW) cấp chịu nhiệt 155 độ C
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6337:1998
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6337:1998 Dây điện từ bằng đồng mặt cắt tròn, tráng polyester (PEW) cấp chịu nhiệt 155 độ C
Số hiệu: | TCVN 6337:1998 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường | Lĩnh vực: | Điện lực |
Năm ban hành: | 1998 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 6337 : 1998
DÂY ĐIỆN TỪ BẰNG ĐỒNG MẶT CẮT TRÒN, TRÁNG POLYESTER (PEW) CẤP CHỊU NHIỆT 155 0C
Polyester enamelled round copper wire (PEW)
Class 155 0C
Lời nói đầu
TCVN 6337 : 1998 được xây dựng trên cơ sở tham khảo IEC 317-3 : 1990, IEC 851 (1, 2, 3, 4, 5), JISC 3214 : 1978;
TCVN 6337 : 1998 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/E4 Dây và cáp điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
DÂY ĐIỆN TỪ BẰNG ĐỒNG MẶT CẮT TRÒN, TRÁNG POLYESTER (PEW) CẤP CHỊU NHIỆT 155 0C
Polyester enamelled round copper wire (PEW)
Class 155 0C
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho dây đồng mặt cắt tròn tráng cách điện polyester (sau đây gọi tắt là dây điện từ PEW) có cấp chịu nhiệt là 1550C được sử dụng để quấn các cuộn dây của máy điện, khí cụ điện, thiết bị điện và các dụng cụ điện.
2. Tiêu chuẩn trích dẫn
TCVN 2103 – 1994 Dây điện bọc nhựa PVC
TCVN 4305 – 1992 Dây điện từ PVF.
3. Phân loại và thông số cơ bản
3.1. Dây điện từ PEW được chế tạo theo hai loại có ký hiệu như sau:
PEW – M: Dây điện từ cách điện bằng polyester có chiều dày cách điện loại mỏng
PEW – V: Dây điện từ cách điện bằng polyester có chiều dày cách điện loại vừa
Ví dụ về cách ký hiệu: PEW – M 0,10: dây điện từ cách điện bằng polyester, chiều dày cách điện mỏng và đường kính danh định phần ruột dẫn là 0,10 mm.
3.2. Đường kính ruột dẫn danh định và dung sai kích thước của ruột dẫn, chiều dày cách điện nhỏ nhất và đường kính ngoài lớn nhất của dây được cho trong bảng 1.
Bảng 1 – Kích thước dây và điện trở ruột dẫn
Đường kính ruột dẫn danh định mm | Dung sai kích thước ruột dẫn ± mm | Chiều dày cách điện nhỏ nhất mm | Đường kính ngoài lớn nhất mm | Điện trở ruột dẫn ở 200C /m
| ||
Loại mỏng | Loại vừa | Loại mỏng | Loại vừa | Không lớn hơn | ||
0,018 0,020 0,022 0,025 0,028 0,032 0,036 0,040 0,045 0,050 0,056 0,063 0,071 0,080 0,090 0,100 0,112 0,125 0,140 0,160 0,180 0,200 0,224 0,250 0,280 0,315 0,355 0,400 0,450 0,500 0,560 0,630 0,710 0,800 0,900 1,000 1,120 1,250 1,400 1,600 1,800 2,000 2,240 2,500 2,800 3,150 3,550 4,000 4,500 5,000 |
0,003 0,003 0,003 0,003 0,003 0,003 0,003 0,003 0,003 0,003 0,003 0,004 0,004 0,004 0,004 0,005 0,005 0,005 0,006 0,006 0,007 0,008 0,009 0,010 0,011 0,013 0,014 0,016 0,018 0,020 0,022 0,025 0,028 0,032 0,036 0,040 0,045 0,050 |
0,007 0,007 0,008 0,008 0,009 0,010 0,011 0,012 0,013 0,014 0,015 0,017 0,018 0,019 0,020 0,021 0,022 0,024 0,025 0,027 0,028 0,030 0,032 0,034 0,034 0,036 0,036 0,038 0,039 0,040 0,041 0,042 0,043 0,045 0,046 0,047 0,049 0,050 |
0,012 0,014 0,015 0,016 0,017 0,019 0,021 0,023 0,025 0,027 0,029 0,032 0,033 0,035 0,038 0,040 0,042 0,045 0,047 0,050 0,053 0,056 0,060 0,063 0,065 0,067 0,069 0,071 0,073 0,075 0,077 0,079 0,081 0,084 0,086 0,089 0,092 0,094 | 0,022 0,024 0,027 0,031 0,034 0,039 0,044 0,049 0,055 0,060 0,067 0,076 0,084 0,094 0,105 0,117 0,130 0,144 0,160 0,182 0,204 0,226 0,252 0,281 0,312 0,349 0,392 0,439 0,491 0,544 0,606 0,679 0,762 0,855 0,959 1,062 1,184 1,316 1,463 1,670 1,872 2,074 2,316 2,578 2,880 3,233 3,635 4,088 4,591 5,093 | 0,024 0,027 0,030 0,034 0,038 0,043 0,049 0,054 0,061 0,066 0,074 0,083 0,091 0,101 0,113 0,125 0,139 0,154 0,171 0,194 0,217 0,239 0,266 0,297 0,329 0,367 0,411 0,459 0,513 0,566 0,630 0,704 0,789 0,884 0,989 1,094 1,217 1,349 1,502 1,706 1,909 2,112 2,355 2,618 2,922 3,276 3,679 4,133 4,637 5,141 | 73,81 69,85 49,47 38,31 30,54 23,38 18,42 14,92 11,79 9,489 7,565 6,922 4,747 3,703 2,900 2,333 1,848 1,475 1,170 0,8906 0,7007 0,5657 0,4495 0,3628 0,2882 0,2270 0,1782 0,1407 0,1109 0,08959 0,07153 0,05638 0,04442 0,03500 0,02765 0,02240 0,01785 0,01435 0,01143 0,00875 0,006915 0,00560 0,00463 0,003482 0,00286 0,002258 0,00177 0,00140 0,00116 0,000892 |
Chú thích - Đối với đường kính ruột dẫn danh định nằm giữa các giá trị cho trong bảng, cho phép áp dụng trị số đường kính danh định lớn hơn gần nhất. - Chiều dày cách điện ở đây được hiểu là hiệu của đường kính ngoài và đường kính ruột dẫn. |
4. Yêu cầu kỹ thuật
4.1. Điện trở một chiều của dây ở nhiệt độ 200C không được lớn hơn giá trị cho ở bảng 1.
4.2. Độ dãn dài tương đối khi kéo đứt không được nhỏ hơn giá trị cho ở bảng 2.
Bảng 2 – Độ dãn dài
Đường kính ruột dẫn danh định, mm | Độ dãn dài tương đối, % |
Trên 0,018 đến 0,028 (kể cả 0,028) Trên 0,028 đến 0,100 (kể cả 0,100) Trên 0,100 đến 0,280 (kể cả 0,280) Trên 0,280 đến 0,900 (kể cả 0,900) Trên 0,900 đến 5,000 (kể cả 5,000) | 5 8 15 20 30 |
4.3. Tính mềm dẻo và tính bám dính
4.3.1. Dây có đường kính ruột dẫn danh định đến 1,6 mm (kể cả 1,6mm) sau khi thử quấn trên trục thử theo điều kiện ở bảng 3 không được có vết nứt trên lớp men cách điện.
Bảng 3 – Đường kính trục thử
Đường kính ruột dẫn danh định | Độ dãn dài trước khi quấn trên trục thử % | Đường kính trục thử ** |
Đến 0,050 (kể cả 0,050) Trên 0,050 đến 1,600 (kể cả 1,600) | 20* - | 0,150 mm D |
* hoặc độ dãn dài khi đứt, tuỳ thuộc vào giá trị nào nhỏ hơn ** D đường kính ngoài của dây. |
4.3.2. Dây có đường kính ruột dẫn danh định lớn hơn 1,6 mm sau khi thử kéo dãn 30%, lớp men không được có vết nứt.
4.4. Khả năng chịu sốc nhiệt
a) Dây có đường kính ruột dẫn danh định đến 1,6 mm (kể cả 1,6 mm)
Sau khi thử sốc nhiệt ở 1750C, đường kính trục thử cho ở bảng 4, lớp men cách điện không được có vết nứt.
b) Dây có đường kính ruột dẫn danh định lớn hơn 1,6 mm
Sau khi thử sốc nhiệt ở 1750C và kéo dãn dài 25%, lớp men không được có vết nứt.
Bảng 4 – Đường kính trục thử sốc nhiệt
Đường kính ruột dẫn danh định, mm | Đường kính trục thử ** |
đến 0,040 (kể cả 0,040) Trên 0,040 đến 0,160 (kể cả 0,160) Trên 0,160 đến 0,250 (kể cả 0,250) Trên 0,250 đến 1,000 (kể cả 1,000) Trên 1,000 đến 1,600 (kể cả 1,600) | 0,150 mm* 3 D* 4 D* 2 D 3 D |
* Trước khi quấn trên trục thử, mẫu thử phải kéo dãn 20% hoặc kéo đến đứt tuỳ thuộc vào giá trị nào nhỏ hơn. ** D đường kính ngoài của dây. |
4.5. Độ bền điện
Dây phải phù hợp với các qui định tương ứng ở 4.5.1, 4.5.2 và 4.5.3 trong điều kiện nhiệt độ phòng và nhiệt độ 1550C.
4.5.1. Dây có đường kính ruột dẫn danh định đến 0,1 mm (kể cả 0,1 mm)
Trong năm mẫu thử, ít nhất phải có bốn mẫu không bị đánh thủng cách điện ở điện áp nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cho ở bảng 5.
Bảng 5 – Điện áp đánh thủng
Đường kính ruột dẫn danh định mm | Điện áp đánh thủng nhỏ nhất (giá trị hiệu dụng) V | |
Loại mỏng | Loại vừa | |
0,018 0,020 0,022 0,025 0,028 0,032 0,036 0,040 0,045 0,050 0,056 0,063 0,071 0,080 0,090 0,100 | 110 120 130 150 170 190 225 250 275 300 325 375 425 425 500 500 | 225 250 275 300 325 375 425 475 550 600 650 700 700 850 900 950 |
Chú thích - Đối với dây có đường kính ruột dẫn danh định nằm giữa các giá trị cho trong bảng cho phép áp dụng trị số đường kính ruột dẫn danh định lớn hơn gần nhất. |
4.5.2. Dây có đường kính ruột dẫn danh định trên 0,1 mm đến 2,5 mm (kể cả 2,5 mm)
Trong năm mẫu thử, ít nhất phải có bốn mẫu thử không bị đánh thủng cách điện ở điện áp nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cho ở bảng 6.
Bảng 6 – Điện áp đánh thủng
Đường kính ruột dẫn danh định mm | Điện áp đánh thủng nhỏ nhất (giá trị hiệu dụng) V | |
Loại mỏng | Loại vừa | |
0,112 0,125 0,140 0,160 0,180 0,200 0,224 0,250 0,280 0,315 0,355 0,400 0,450 0,500 0,560 0,630 0,710 0,800 0,900 1,000 đến 2.500 (kể cả 2.500) | 1 300 1 500 1 600 1 700 1 700 1 800 1 900 2 100 2 200 2 200 2 300 2 300 2 300 2 400 2 500 2 600 2 600 2 600 2 700 2 700 | 2 700 2 800 3 000 3 200 3 300 3 500 3 700 3 900 4 000 4 100 4 300 4 400 4 400 4 600 4 600 4 800 4 800 4 900 5 000 5 000 |
Chú thích - Đối với dây có đường kính ruột dẫn danh định nằm giữa các giá trị cho trong bảng cho phép áp dụng trị số đường kính ruột dẫn danh định lớn hơn gần nhất. |
4.5.3. Dây có đường kính ruột dẫn danh định lớn hơn 2,5 mm
Trong năm mẫu thử, ít nhất phải có bốn mẫu thử không bị đánh thủng cách điện ở điện áp nhỏ hơn hoặc bằng giá trị cho ở bảng 7.
Bảng 7 – Điện áp đánh thủng
Đường kính ruột dẫn danh định mm | Điện áp đánh thủng nhỏ nhất (giá trị hiệu dụng) V | |
Loại mỏng | Loại vừa | |
trên 2,500 | 1 300 | 2 500 |
4.6. Tính liên tục của lớp men cách điện
Tính liên tục của lớp men cách điện được đánh giá theo phương pháp phát hiện lỗ châm kim.
Số lỗ châm kim được quy định ở bảng 8.
Bảng 8 – Lỗ châm kim
Loại dây | Số lỗ châm kim |
- Cách điện mỏng - Cách điện vừa | không quá 2 không quá 3 |
4.7. Tính kháng mài mòn (áp dụng cho đường kính ruột dẫn danh định từ 0,25 mm đến 2,5 mm (kể cả 2,5 mm).
Dây phải phù hợp với các yêu cầu cho ở bảng 9
Bảng 9 – Tải trọng để thử mài mòn
Đường kính ruột dẫn danh định mm | Loại mỏng | Loại vừa | ||
Tải trọng trung bình nhỏ nhất N | Tải trọng nhỏ nhất của mỗi phép đo N | Tải trọng trung bình nhỏ nhất N | Tải trọng nhỏ nhất của mỗi phép đo N | |
0,250 0,280 0,315 0,355 0,400 0,450 0,500 0,560 0,630 0,710 0,800 0,900 1,000 1,120 1,250 1,400 1,600 1,800 2,000 2,240 2,500 | 2,70 2,90 3,15 3,40 3,65 3,90 4,20 4,50 4,85 5,20 5,60 6,05 6,55 7,05 7,60 8,20 8,90 9,60 10,3 11,1 11,9 | 2,30 2,45 2,65 2,85 3,05 3,30 3,55 3,80 4,10 4,40 4,70 5,10 5,50 5,95 6,45 6,98 7,55 8,15 8,75 9,40 10,1 | 4,50 4,80 5,20 5,60 6,00 6,45 6,90 7,40 7,90 8,50 9,10 9,70 10,4 11,1 11,9 12,7 13,7 14,7 15,7 16,7 17,8 | 3,80 4,10 4,40 4,75 5,10 5,45 5,85 6,25 6,70 7,20 7,70 8,20 8,80 9,40 10,0 10,8 11,6 12,4 13,3 14,2 15,1 |
4.8. Tính kháng dung môi
Dây sau khi chịu thử dung môi tiêu chuẩn và thử nghiệm bằng bút chì có độ cứng “H” lớp men cách điện không được bong.
4.9. Tính kháng mềm dính
Lớp men cách điện không bị hư hại ở nhiệt độ 2400C trong khoảng thời gian 2 min.
4.10. Độ đàn hồi
4.10.1. Dây có đường kính ruột dẫn danh định từ 0,08 mm đến 16 mm (kể cả 1,6 mm)
Dây có độ đàn hồi không vượt quá giá trị cho trong bảng 10 khi thử với tải kéo trên trục quấn qui định.
Bảng 10 – Độ đàn hồi
Đường kính ruột dẫn danh định mm | Đường kính trục quấn mm | Tải kéo N | Độ đàn hồi | |
Loại mỏng | Loại vừa | |||
0,080 0,090 0,100 | 5 | 0,25 | 70 67 64 | 80 77 73 |
0,112 0,125 0,140 | 7 | 0,50 | 64 62 59 | 73 70 67 |
0,160 0,180 0,200 | 10 | 1,0 | 59 57 54 | 67 65 62 |
0,224 0,250 0,280 | 12,5 | 2,0 | 51 49 47 | 59 56 53 |
0,315 0,355 0,400 | 19 | 4,0 | 50 48 45 | 55 53 50 |
0,450 0,500 0,560 | 25 | 8,0 | 44 43 41 | 48 47 44 |
0,630 0,710 0,800 | 37,5 | 12,0 | 46 44 41 | 50 47 43 |
0,900 1,000 1,120 1,250 1,400 1,600 | 50 | 15,0 | 45 42 39 35 32 28 | 48 45 41 37 34 30 |
Chú thích - Đối với đường kính ruột dẫn danh định nằm giữa các giá trị trong bảng cho phép áp dụng trị số đường kính danh định lớn hơn gần nhất. |
4.10.2. Dây có đường kính ruột dẫn danh định lớn hơn 1,6 mm
Dây có độ đàn hồi không vượt quá 5 độ.
5. Phương pháp thử
5.1. Điều kiện môi trường khi thử nghiệm
Nếu không có qui định nào khác, các phép thử được tiến hành trong điều kiện môi trường:
- nhiệt độ không quá 40 0C
- độ ẩm tương đối của không khí không quá 98 % (ở nhiệt độ 25 0C).
5.2. Đo kích thước của dây (3.2) theo TCVN 4305 – 1992.
5.3. Đo điện trở một chiều (4.1) theo TCVN 4305 – 1992 và TCVN 2103 – 1994.
5.4. Đo độ dãn dài tương đối khi kéo đứt (4.2) theo TCVN 4305 – 1992.
5.5. Thử nghiệm tính mềm dẻo và tính bám dính.
5.5.1. Thử nghiệm quấn trên trục thử đối với dây có đường kính ruột dẫn danh định đến 1,6 mm (kể cả 16 mm).
Mẫu thử được quấn 10 vòng trên một trục thử nhẵn có đường kính được qui định ở bảng 3 của tiêu chuẩn này. Trục thử phải được quay đều với tốc độ trong phạm vi từ 1 vòng/giây đến 3 vòng/giây. Lực căng dây phải vừa đủ để giữ cho dây tiếp xúc với trục thử sao cho không làm dây bị dãn và bị xoắn.
Đối với dây phải kéo dãn trước khi quấn thì mẫu thử cần có chiều dài khoảng 200 mm đến 250 mm giữa hai điểm kẹp và đem kéo dãn theo yêu cầu ở bảng 3, tốc độ kéo 5 mm/s ± 20 %.
Sau khi quấn, kiểm tra các vết nứt trên mẫu thử bằng kính lúp có độ phóng đại:
- 10 đến 15 lần đối với đường kính ruột dẫn danh định đến 0,04 mm (kể cả 0,04 mm);
- 6 đến 10 lần đối với đường kính ruột dẫn danh định trên 0,04 mm đến 0,5 mm (kể cả 0,5 mm);
- bằng mắt thường hoặc kính lúp có độ phóng đại đến 6 lần đối với dây có đường kính ruột dẫn trên 0,5 mm.
Thử nghiệm được tiến hành trên ba mẫu.
5.5.2. Thử nghiệm kéo dãn (áp dụng đối với dây có đường kính ruột dẫn danh định lớn hơn 1,6 mm)
Mẫu thử có chiều dài từ 200 mm đến 250 mm giữa hai điểm kẹp được kéo dãn đến trị số qui định ở 4.3.2 với tốc độ kéo 5 mm/s ± 20 %.
Sau khi kéo dãn, kiểm tra vết nứt hoặc vết bong tróc men cách điện bằng kính lúp có độ phóng đại:
- 10 đến 15 lần đối với đường kính ruột dẫn danh định đến 0,04 mm (kể cả 0,04 mm);
- 6 đến 10 lần đối với đường kính ruột dẫn danh định trên 0,04 mm đến 0,5 mm (kể cả 0,5 mm);
- bằng mắt thường hoặc kính lúp có độ phóng đại đến 6 lần đối với đường kính ruột dẫn danh định trên 0,5 mm.
Thử nghiệm được tiến hành trên ba mẫu.
5.6. Thử chịu sốc nhiệt
Mẫu thử được chuẩn bị như ở 5.5.1 và 5.5.2 và điều kiện ở bảng 4 của tiêu chuẩn này. Sau đó đặt vào tủ nhiệt có nhiệt độ 175 0C ± 5 0C trong khoảng thời gian là 30 min (tủ nhiệt phải đảm bảo khả năng tuần hoàn không khí cưỡng bức).
Sau đó lấy mẫu ra khỏi tủ nhiệt và để nguội đến nhiệt độ phòng rồi kiểm tra vết nứt như đã qui định ở 5.5.1 và 5.5.2.
Thử nghiệm được tiến hành trên ba mẫu.
5.7. Thử độ bền điện
5.7.1. Điện áp thử
Điện áp thử phải được tạo bởi thiết bị có công suất ít nhất là 500 VA, sóng của điện áp phải có dạng hình sin, tần số 50 Hz hoặc 60 Hz.
Tốc độ tăng điện áp thử từ không đến khi xảy ra đánh thủng khoảng 100 V/s. Trong trường hợp xảy ra đánh thủng trước 5 s thì tốc độ tăng điện áp thử phải giảm xuống. Đối với dây có điện áp thử qui định bằng và lớn hơn 2500 V thì tốc độ tăng điện áp thử xấp xỉ 500 V/s.
Hình 1
1 Mẫu thử 3 Hàm kẹp
2 Tấm cách điện 4 Ống kim loại
5.7.2. Thử nghiệm điện áp đánh thủng đối với dây có đường kính ruột dẫn danh định đến 0,1 mm (kể cả 0,1 mm) (phép thử tiến hành trong điều kiện nhiệt độ phòng).
Thiết bị thử và bố trí mẫu thử được mô tả trên hình 1. Ống kim loại nhẵn có đường kính khoảng 25 mm được lắp đặt nằm ngang và nối điện đến một đầu nối của nguồn điện áp thử. Một đầu dây (mẫu thử) được làm sạch lớp men cách điện và nối điện với hàm kẹp. Sau đó quấn một vòng trên ống kim loại nhẵn. Phần dây thừa ra phải được cắt bỏ và được kéo căng với tải trọng qui định ở bảng 11.
Bảng 11 – Tải trọng thử độ bền điện
Đường kính ruột dẫn danh định mm | Tải trọng đặt vào dây N |
0,018 0,020 0,022 0,025 0,028
0,032 0,036 0,040 0,045 0,050
0,056 0,063 0,071 0,080 0,090
0,100 | 0,013 0,015 0,020 0,025 0,030
0,040 0,050 0,060 0,080 0,100
0,120 0,150 0,200 0,250 0,300
0,400 |
Điện áp thử được đặt giữa ruột dẫn và ống kim loại nhẵn theo 5.7.1. Thử nghiệm được tiến hành trên năm mẫu.
5.7.3. Thử nghiệm điện áp đánh thủng đối với dây có đường kính ruột dẫn danh định trên 0,1 mm đến 2,5 mm (kể cả 2,5 mm)
a) trong điều kiện nhiệt độ phòng
Mẫu thử có chiều dài khoảng 400 mm được xoắn gập lại với nhau, khoảng xoắn khoảng 125 mm nhờ một thiết bị xoắn được mô tả trên hình 2. Tải trọng khi xoắn và số vòng xoắn cho ở bảng 12. Đoạn gập ở một đầu phải cắt rời ra và tách rời nhau càng xa càng tốt.
Điện áp thử phải được đặt vào giữa hai ruột dẫn theo 5.7.1.
Thử nghiệm được tiến hành trên năm mẫu.
b) trong điều kiện nhiệt độ 155 0C
Chuẩn bị mẫu thử tương tự như điểm a), trước khi đặt điện áp thử phải đưa mẫu vào tủ nhiệt sau khi mẫu đạt nhiệt độ 155 0C ± 5 0C nhưng không sớm hơn 15 min. Sau đó đưa điện áp thử vào giữa hai ruột dẫn theo 5.7.1. Thử nghiệm phải được kết thúc trong 30 min. Thử nghiệm được tiến hành trên năm mẫu.
Bảng 12 – Tải trọng và số vòng xoắn
Đường kính ruột dẫn danh định mm | Tải trọng N | Số vòng xoắn trên 125 mm |
Trên 0,10 đến 0,25 (kể cả 0,25) Trên 0,25 đến 0,35 (kể cả 0,35) Trên 0,35 đến 0,50 (kể cả 0,50) Trên 0,50 đến 0,75 (kể cả 0,75) Trên 0,75 đến 1,05 (kể cả 1,05) Trên 1,05 đến 1,50 (kể cả 1,50) Trên 1,50 đến 2,15 (kể cả 2,15) Trên 2,15 đến 2,50 (kể cả 2,50) | 0,85 1,70 3,40 7,00 13,50 27,00 54,00 108,00 | 33 23 16 12 8 6 4 3 |
Hình 2
1 - Hàm kẹp cố định
2 - Hàm kẹp quay
3 - Mẫu thử
5.7.4. Thử nghiệm điện áp đánh thủng đối với dây có đường kính ruột dẫn danh định trên 2,5 mm
a) trong điều kiện nhiệt độ phòng
Chuẩn bị năm điện cực bằng một dải kim loại mỏng dạng lá có bề rộng 6 mm áp vào giữa một dải băng dính có độ rộng 12 mm. Điện cực dạng lá hỗn hợp này được cắt thành từng đoạn có độ dài 75 mm. Dải băng dính này không được trùm kín các đầu cực của lá kim loại.
Mẫu thử phải có chiều dài sao cho năm điện cực có thể áp vào ở những khoảng cách xấp xỉ 50 mm. Điện cực được áp vào dây cùng với dải băng dính theo hướng vuông góc với dây và lá kim loại tiếp xúc với dây. Điện cực phải khít và chặt quanh dây.
Điện áp thử phải được đặt vào giữa ruột dẫn và các điện cực theo 5.7.1.
Thử nghiệm được tiến hành trên năm mẫu.
b) trong điều kiện nhiệt độ 155 0C
Chuẩn bị mẫu thử như ở điểm a), trước khi đặt điện áp thử phải đưa mẫu vào tủ nhiệt có nhiệt độ 155 0C ± 5 0C. Sau khi mẫu đã đạt tới nhiệt độ qui định thì đặt điện áp thử vào (mẫu vẫn nằm trong tủ nhiệt). Phép thử được thực hiện trong khoảng 15 min. Tổng thời gian mẫu nằm trong tủ nhiệt không được quá 30 min.
Thử nghiệm được tiến hành trên năm mẫu.
5.8. Thử nghiệm tính liên tục của lớp men cách điện bằng phương pháp phát hiện lỗ châm kim
Lấy một mẫu thử có chiều dài khoảng 1,5 m đối với dây có đường kính ruột dẫn danh định nhỏ hơn và bằng 0,06 mm và chiều dài 6 m đối với đường kính ruột dẫn danh định lớn hơn 0,06 mm đưa vào tủ nhiệt có nhiệt độ 125 ± 3 0C trong khoảng thời gian 10 min. Sau đó đưa ra ngoài (không được làm cong cũng như làm dãn) và ngâm vào dung dịch chứa 0,2 % natri clorua có bổ sung một lượng dung dịch cồn 3 % phenolphtalein. Đoạn mẫu ngâm trong dung dịch này có chiều dài khoảng 1 m đối với đường kính ruột dẫn danh định nhỏ hơn và bằng 0,06 mm và 5 m đối với đường kính ruột dẫn danh định lớn hơn 0,06 mm. Đưa nguồn điện một chiều 12 V vào một đầu của ruột dẫn (cực âm) và một đầu nguồn (cực dương) vào dung dịch. Thời gian đặt điện áp vào là 1 min và kiểm tra số lỗ châm kim thông qua những dòng bọt sủi.
5.9. Thử nghiệm tính kháng mài mòn được tiến hành theo TCVN 4305 - 1992
Tải trọng đặt vào theo bảng 9 của tiêu chuẩn này.
5.10. Thử nghiệm tính kháng dung môi
5.10.1. Dung môi phải đảm bảo:
- 60% hàm lượng cồn trắng có hàm lượng cồn thơm tối đa là 18%
- 30% hàm lượng xilen
- 10% hàm lượng butanol.
5.10.2. Cách tiến hành
Đoạn dây thẳng dài 150 mm phải được làm nóng ở nhiệt độ 130 0C ± 3 0C trong 10 min.
Dụng cụ bằng thủy tinh chứa đủ lượng dung môi để có thể ngâm hầu hết được phần mẫu mang thử. Nhiệt độ của dung môi phải là 60 ± 3 0C. Mẫu thử được ngâm 30 min trong dung môi, nhiệt độ phải được duy trì trong phạm vi đã qui định trong suốt thời gian thử.
Sau đó đưa mẫu ra và độ cứng của cách điện được xác định theo độ cứng của bút chì (độ cứng “H”). Thời gian từ lúc đưa mẫu ra ngoài đến khi thử độ cứng không được quá 30 s. Trước mỗi lần thử đầu bút chì phải được gọt “sắc” góc vát là 60 0 đối xứng qua trục của ruột chì (xem hình 3).
Mẫu đem thử phải được đặt chắc chắn trên bề mặt phẳng bằng thủy tinh. Bút chì có độ cứng “H” được đặt lên mặt ngoài của dây, đầu sắc của bút chì được ấn từ từ dọc theo bề mặt của dây với lực ấn khoảng 5 N.
Thử nghiệm được tiến hành trên ba mẫu. Lớp men cách điện không được bong trong cả ba mẫu.
Hình 3 – Bút chì và mẫu thử
5.11. Thử nghiệm tính mềm dính
5.11.1. Mẫu thử gồm hai đoạn dây được vuốt cho thẳng với độ giãn dài không quá 1%, bóc sạch lớp cách điện ở hai đầu dây của mẫu.
5.11.2. Thiết bị thử
Thiết bị thử được mô tả trên hình 4.
1 Mẫu thử 2 Mẫu thử 3 Piston (cây nén) 4 Piston bằng gốm 5 Tải nén 6 Khối kim loại 7 Rãnh để đặt mẫu | 8 Lỗ để đặt phần tử điều chỉnh nhiệt độ 9 Lỗ để đặt nhiệt kế 10 Lỗ để đặt tải nén 11 Phần tử đốt nóng bằng điện 12 Phần tử điều chỉnh nhiệt độ kiểu thủy ngân 13 Đầu nối cách điện dùng để nối với mẫu dây 14 Đế cách điện |
Hình 4 – Thiết bị nén dùng để thử tính kháng mềm dính
5.11.3. Cách tiến hành
Hai đoạn dây của mẫu được chuẩn bị ở trên được đặt vào thiết bị nén đã được đốt nóng trước ở nhiệt độ 240 0C ± 5 0C (xem hình 4). Chúng được đặt chồng lên nhau và vuông góc với nhau. Điểm giao nhau chính là điểm nén của piston.
Trong trường hợp đường kính của ruột dẫn danh định nhỏ hơn 0,20 mm thì đặt hai đoạn dây bên cạnh, song song với nhau, đoạn dây thứ ba sẽ đặt chồng lên hai đoạn dây trước và vuông góc với chúng.
Sau khi đã đặt mẫu vào thiết bị thử trong khoảng thời gian như qui định ở bảng 13a, tải nén có giá trị cho ở bảng 13b được đặt từ từ nhờ một piston. Nguồn điện áp xoay chiều tần số công nghiệp, 100 ± 10 V được đặt vào giữa đoạn dây ở trên và ở dưới ngay sau khi đặt lực nén lên mẫu. Nếu phía dưới gồm hai đoạn dây song song thì chúng phải được nối với nhau.
Mạch phải được thiết kế để đèn báo phát sáng khi có dòng đi qua giữa các dây khoảng 5 mA. Cho phép dùng một điện trở để giới hạn dòng trong mạch trong trường hợp có dòng quá lớn (ví dụ lớn hơn 50 mA).
Thiết bị thử phải đảm bảo đo được nhiệt độ gần điểm nén dây và không sai lệch quá ± 2 0C so với giá trị qui định.
Tải nén và điện áp đặt vào trong khoảng thời gian 2 min.
Thử nghiệm được tiến hành trên ba mẫu.
Thử nghiệm được coi là đạt yêu cầu nếu đèn báo không phát sáng trong khoảng thời gian đặt lực và đặt điện áp.
Bảng 13a – Thời gian đặt mẫu
Đường kính ruột dẫn danh định mm | Thời gian đến khi đặt tải min |
Đến 1 (kể cả 1) Trên 1 đến 2 (kể cả 2) Trên 2 đến 3 (kể cả 3) Trên 3 | 1 2 3 5 |
Bảng 13b – Tải nén
Đường kính ruột dẫn danh định mm | Tải nén N |
Trên 0,020 đến 0,032 (kể cả 0,032) Trên 0,032 đến 0,050 (kể cả 0,050) Trên 0,050 đến 0,080 (kể cả 0,080) Trên 0,080 đến 0,125 (kể cả 0,125) Trên 0,125 đến 0,200 (kể cả 0,200) | 0,25 0,40 0,70 1,125 2,20 |
Trên 0,200 đến 0,315 (kể cả 0,315) Trên 0,315 đến 0,500 (kể cả 0,500) Trên 0,500 đến 0,800 (kể cả 0,800) Trên 0,800 đến 1,250 (kể cả 1,250) Trên 1,250 đến 2,000 (kể cả 2,200) Trên 2,000 | 2,20 4,50 9,00 18,00 36,00 70,00 |
5.12. Thử độ đàn hồi
5.12.1. Dây có đường kính ruột dẫn danh định đến 1,6 mm (kể cả 1,6 mm)
Mẫu thử được quấn năm vòng trên một trục có đường kính và tải kéo qui định ở 4.10.1. Độ đàn hồi được đo theo góc bật trở lại của đầu dây khi thả tự do.
a) Thiết bị thử
Thiết bị thử cho trên hình 5. Cụ thể thêm về trục quấn cho trên hình 6 và bảng 14. Đĩa chia độ được chia thành 72 khoảng để có thể đọc trực tiếp độ đàn hồi.
b) Cách tiến hành
Thiết bị được lắp ráp với trục quấn có đường kính qui định tương ứng sao cho điểm buộc của dây thử ở vị trí tương ứng với điểm O của đĩa chia độ.
Trục quấn phải được phủ một lớp bụi phấn để tránh dính chặt dây vào trục quấn.
Tải kéo qui định được đặt vào một đầu của mẫu có chiều dài khoảng 1 m. Tay quay không được chốt để quay tự do. Đầu kia của mẫu được luồn vào khe hoặc lỗ xuyên qua trục quấn và bẻ gập lại để giữ chắc dây với trục quấn. Tải kéo được giảm dần để đặt tải kéo vào dây. Sau đó dây được treo theo phương thẳng đứng hướng về phía dưới của trục quấn cùng với vị trí “O” của đĩa chia độ và khe (hoặc lỗ) hướng xuống phía dưới.
Từ từ quay tay quay ngược chiều kim đồng hồ (nếu nhìn từ phía đĩa chia độ) cho đủ 5 vòng dây trên trục quấn. Quay tiếp cho đến khi điểm “O” của đĩa chia độ ở vị trí thẳng đứng phía trên. Giữ nguyên vị trí của dây dẫn trên trục quay, tháo bỏ tải kéo rồi cắt bỏ đoạn dây còn lại cách đầu của vòng thứ 5 khoảng 25 mm, đoạn này được bẻ gập về phía trên ngang hàng với vị trí “O” ở đĩa chia độ để sử dụng làm kim chỉ thị. Từ từ nhả các vòng dây, tránh đột ngột gây sai số. Đề phòng có vòng không nhả hết có thể dùng ngón tay để nâng nhẹ vào các vòng dây. Đọc độ đàn hồi trên đĩa chia độ ứng với điểm ngang hàng với kim chỉ thị.
Trong trường hợp dây có độ đàn hồi cao, kim chỉ thị có thể quay trở lại quá một vòng quay thì phải cộng thêm 72 vào số chỉ thị.
Bảng 14 – Kích thước của trục quấn
Kích thước tính bằng milimét
Đường kính trục quấn | Kích thước* | Độ sâu của rãnh quấn | Độ rộng của rãnh quấn | |||
a | b | c | d | e | f | |
3,0 5,0 7,0 10,0 12,5 19,0 25,0 27,5 50,0 | 6 6 6 6 6 10 12,5 12,5 12,5 | 6 7,5 9 9 9 11,0 12,5 14,5 17,5 | 30 32 34 34 40 45 45 47 50 | 0,25 0,25 0,40 0,60 0,80 1,2 2,0 2,4 2,8 | 0,04 0,08 0,12 0,16 0,20 0,30 0,15 0,25 0,40 | 0,15 0,30 0,50 0,70 0,80 1,20 0,75 1,25 2,00 |
* Xem hình 6.
1 – trục quấn
2 – đĩa chia độ
3 – thiết bị chốt hãm
4 – thiết bị chốt hãm
5 – chi tiết gá
6 – vít cố định
Hình 5 – Thiết bị để thử độ đàn hồi
Hình 6 – Kết cấu và chi tiết cụ thể của trục quấn
5.12.2. Dây có đường kính ruột dẫn danh định lớn hơn 1,6 mm
Thử nghiệm này dựa trên nguyên lý uốn cong mẫu một góc 300 sau đó nhả ra và đo góc lệch so với vị trí trước khi nhả (tính bằng độ góc).
a) Chuẩn bị mẫu
Mẫu có chiều dài ít nhất 1200 m được lấy từ cuộn dây có độ uốn cong càng ít càng tốt. Vuốt thẳng bằng tay và cắt thành những đoạn mẫu dài 400 mm.
b) Thiết bị thử
Độ đàn hồi được xác định nhờ một thiết bị cho trên hình 7 gồm hai hàm kẹp nhẵn, một hàm cố định (2) hàm kẹp còn lại di chuyển được (1) và một thước chia độ hình dẻ quạt được khắc độ (5) từ 00 đến 300, mỗi vạch chia đến 0,50.
Thiết bị thử được đặt nằm ngang trên bàn thử. Thước chia độ nằm trong mặt phẳng vuông góc với bề mặt của giá kẹp. Tâm của thước chia độ được định vị vào mép ngoài của hàm kẹp cố định (3). Tay đòn có điểm tựa ở giữa một hình vòng cung có thể di chuyển trên thước chia độ. Trên tay đòn phải có một kim nhọn hoặc được đánh dấu để đo độ đàn hồi. Trên tay đòn có chiều dài khoảng 305 mm đã được khắc theo milimét trên đó có con trượt (4).
c) Cách tiến hành
Đo đường kính ruột dẫn để xác định vị trí đặt con trượt, vị trí của con trượt trên tay đòn được xác định bằng cách nhân đường kính ruột dẫn danh định với 40.
Mẫu được cố định tại hàm kẹp, một đầu để thừa ra khoảng 12 mm ở trạng thái tự do. Dùng tay đòn từ từ nâng dây, bắt đầu ở vị trí số 1 (tương ứng với dấu 300) đến vị trí số 2 (tương ứng với dấu 00). Thời gian uốn dây không ít hơn 2 s nhưng không quá 5 s. Giữ dây ở vị trí 00 khoảng 2 s rồi từ từ hạ tay đòn cho đến khi dây rời khỏi con trượt rồi từ từ nâng tay đòn trở lại cho đến khi con trượt vừa chạm tới dây. Kim chỉ của tay đòn chỉ vào thước đo độ là giá trị độ đàn hồi (vị trí số 3).
Hình 7 – Thiết bị để đo độ đàn hồi
6. Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản
Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản theo TCVN 4305 – 1992.
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.