Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4691:1989 Đèn điện chiếu sáng - Yêu cầu kỹ thuật chung
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4691:1989
Số hiệu: | TCVN 4691:1989 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Lĩnh vực: | Điện lực | |
Ngày ban hành: | 01/01/1989 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4691-89
ĐÈN ĐIỆN CHIẾU SÁNG YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG
Luminaires. General specifications
Tiêu chuẩn này qui định những yêu cầu kỹ thuật chung và phương pháp thử cho các đèn điện chiếu sáng bên trong và bên ngoài công trình có điện áp dưới 400V. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các đèn phóng điện trong chất khí được khởi động bằng xung với điện áp xung không quá 5kV.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho đèn pha trên các phương tiện giao thông, đèn tín hiệu và các đèn chuyên dụng trong các công trình đặc biệt.
Thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn này tuân theo TCVN 4274-86.
1. Phân loại
1.1. Theo đặc trưng kỹ thuật ánh sáng.
1.1.1. Theo phân bố quang thông đèn được phân loại phù hợp với TCVN 4274-86.
1.1.2. Theo dạng đường cong cường độ sáng đèn được phân loại theo bảng 1 và hình 1.
1.1.3. Cho phép phân loại đèn chỉ theo phân bố quang thông mà không cần đường cong cường độ sáng đối với các đèn chiếu sáng cục bộ, đèn chiếu sáng nhà ở, đèn quảng cáo.
Bảng 1
Dạng đường cong cường độ sáng | Vùng góc có cường độ sáng cực đại (0) | Hệ số hình dạng của đường cong cường độ sáng; Kf | |
Ký hiệu | Tên gọi | ||
a | Phân bố tập trung | Từ 0 đến 15 | Kf ³ 3 |
b | Phân bố sâu | Từ 0 đến 30; từ 180 đến 150 | 2 £ Kf < 3 |
c | Phân bố dạng côsin | Từ 0 đến 25; từ 180 đến 145 | 1,3 £ Kf < 2 |
d | Phân bố rộng vừa | Từ 35 đến 55, từ 145 đến 125 | 1,3 £ Kf |
e | Phân bố rộng | Từ 55 đến 85; Từ 125 đến 95 | 1,3 £ Kf |
f | Phân bồ đều | Từ 0 đến 180 | Kf £ 1,3 trong đó: Imin > 0,7 Imax |
g | Phân bố dạng sin | Từ 70 đến 90 | 1,3 < Kf trong đó: |
từ 110 đến 90 | I0 < 0,7 Imax |
Chú thích:
Imax - Cường độ sáng cực đại
Imin - Cường độ sáng nhỏ nhất
I0 - Cường độ sáng ở hướng a = 0o
Hình 1. Các dạng đường cường độ sáng
1.1.4. Các đèn có đường cong cường độ sáng không phù hợp với bảng 1 được xếp vào loại đèn có phân bố cường độ sáng đặc biệt.
1.2. Theo cấp bảo vệ chống điện giật - theo TCVN 4274 - 86 (cấp O.I.II.III).
1.3. Theo cấp bảo vệ vỏ ngoài - theo TCVN 4255 - 86.
1.4. Theo kết cấu và điều kiện môi trường sử dụng - theo TCVN 4274 - 86.
1.5. Theo kiểu lắp đặt
Đèn cố định
Đèn lắp trên trần
Đèn lắp trên tường
Đèn treo
Đèn lắp gá
Đèn lắp trên cột
Đèn lắp trên dầm chìa
Đèn lắp sàn
Đèn không cố định
Đèn bàn
Đèn đặt trên sàn
Đèn xách tay
Đèn đeo trên mũ.
1.6. Theo mức độ an toàn cháy
Đèn dùng để lắp trực tiếp trên các vật liệu dễ cháy.
Đèn dùng để lắp đặt trực tiếp trên các vật liệu không cháy.
2. Yêu cầu kỹ thuật
2.1. Yêu cầu kỹ thuật ánh sáng.
2.1.1. Loại phân bố quang thông và dạng đường cong cường độ sáng của đèn phải phù hợp với mục 1 của tiêu chuẩn này và được qui định trong các tiêu chuẩn cho từng kiểu đèn hoặc nhóm đèn riêng biệt.
2.1.2. Những yêu cầu còn lại về kỹ thuật ánh sáng phải được qui định trong các tiêu chuẩn cho từng kiểu đèn hoặc nhóm đèn riêng biệt bao gồm:
Góc bảo vệ của đèn
Hệ số hiệu dụng của đèn
Độ chói theo kích thước của đèn
2.2. Yêu cầu kỹ thuật điện
2.2.1. Yêu cầu cách điện
2.2.1.1. Đèn phải được cách điện bảo vệ theo các cấp phù hợp với TCVN 4274 - 86.
2.2.1.2. Cấp bảo vệ của đèn phải qui định trong các tiêu chuẩn cho từng nhóm đèn hoặc kiểu đèn riêng biệt.
2.2.1.3. Lớp men hoặc sơn phủ các bộ phận của đèn không được coi là lớp cách điện.
2.2.1.4. Điện trở cách điện của các đèn không được nhỏ hơn 2 MW.
Các ống lót cách điện và lớp cách điện giữa các phần mang điện với các bộ phận kim loại dễ va chạm của các đèn cấp II phải có điện trở không nhỏ hơn 4 MW.
2.2.1.5. Cách điện của các đèn phải chịu được điện áp thử có trị số qui định, tần số 50 Hz trong thời gian 1 phút mà không bị đánh thủng hoặc phóng điện bề mặt. Trị số điện áp thử cách điện cho các đèn và các chi tiết được qui định như sau:
Cách điện của các đèn cấp 0; I phải chịu được điện áp thử 1,5 kV. Cách điện giữa các phần mang điện với các bộ phận kim loại dễ va chạm và ống lót cách điện của các đèn cấp II phải chịu được điện áp thử đến 4 kV.
Cách điện của các đèn cấp III phải chịu được điện áp thử 500 V.
Cách điện của các chi tiết kẹp giữ dây dẫn ở các đèn cấp 0; I phải chịu được điện áp thử 1,5 kV, ở các đèn cấp II là 2,5 kV; ở các đèn cấp III là 500 V.
2.2.1.6. Phải nối với cực bảo vệ các bộ phận kim loại dễ va chạm trong đèn cấp I có thể mang điện khi lớp cách điện bị hỏng, điện trở tiếp xúc giữa các bộ phận trên với cực bảo vệ không được lớn hơn 0,1 W.
2.2.1.7. Những bộ phận kim loại sau có thể không cần nối bảo vệ:
a) Những bộ phận được ngăn cách với phần mang điện bằng các chi tiết kim loại đã được nối đất.
b) Vỏ kim loại của chân đèn huỳnh quang
c) Vỏ kim loại của tắc-te
d) Nắp đậy, khung, cửa đóng mở được bảo đảm chỉ dẫn điện ở trạng thái làm việc.
2.2.1.8. Cực bảo vệ phải có ký hiệu
Cực bảo vệ phải được bắt vít, bề mặt tiếp xúc của cực bảo vệ phải được bảo đảm chống gỉ.
2.2.1.9. Bề mặt tiếp xúc dùng để nối bảo vệ liên tục các bộ phận của đèn phải bảo đảm dẫn điện tốt.
2.2.1.10. Cách điện của dây dẫn bảo vệ phải có mầu khác với dây dẫn điện.
2.2.1.11. Các đèn cấp III không cần có cực bảo vệ.
2.2.2. Yêu cầu bảo vệ chống chạm.
2.2.2.1. Kết cấu của đèn phải loại trừ khả năng va chạm ngẫu nhiên với phần mang điện trong khi sử dụng bình thường hoặc tháo lắp các chi tiết mà không cần dụng cụ (trừ bóng đèn và đui đèn).
Yêu cầu này không đòi hỏi đối với chân đèn huỳnh quang và vỏ kim loại của tắc te. Vỏ kim loại của tắc te trong các đèn cấp II phải được che chắn để không thể ngẫu nhiên chạm phải trong khi sử dụng bình thường.
2.2.2.2. Kết cấu bảo vệ tránh va chạm ngẫu nhiên phải bền vững, chắc chắn và chỉ tháo ra được khi dùng dụng cụ. Cho phép sử dụng kết cấu tháo lắp được không cần dụng cụ nếu hệ thống đóng ngắt mạch tự động bảo đảm ngắt điện ở các bộ phận cần bảo vệ.
2.2.2.3. Các tụ điện trong đèn có điện dung lớn hơn 0,5 MF đều phải có thết bị phóng điện bảo đảm giảm điện áp trên tụ xuống 50V trong thời gian 1 phút sau khi đèn được ngắt khỏi lưới điện.
Các đèn được nối vào lưới điện bằng phích cắm và có tụ điện với điện dung lớn hơn 0,1 MF phải có thiết bị phóng điện bảo đảm giảm điện áp trên phích cắm xuống dưới 34V trong thời gian không quá 1 giây sau khi ngắt khỏi lưới điện.
2.2.3. Yêu cầu đối với hệ số công suất.
Các đèn phóng điện trong chất khí phải có hệ số công suất không nhỏ hơn trị số qui định.
Hệ số công suất cụ thể của các đèn phải được qui định trong các tiêu chuẩn cho từng kiểu đèn hoặc nhóm đèn riêng biệt.
2.3. Yêu cầu đối với kết cấu đèn.
2.3.1. Yêu cầu đối với kết cấu của đèn để sử dụng trong các điều kiện môi trường khác nhau phải được qui định trong các tiêu chuẩn cho từng kiểu đèn hoặc nhóm đèn riêng biệt.
2.3.2. Cấp bảo vệ vỏ ngoài của đèn phải phù hợp với TCVN 4255 - 86 và không được nhỏ hơn:
IP20 đối với đèn chiếu sáng trong nhà
IP23 đối với đèn chiếu sáng bên ngoài.
Cấp bảo vệ cụ thể của các đèn phải được qui định trong các tiêu chuẩn cho từng nhóm đèn hoặc kiểu đèn riêng biệt.
2.3.3. Các đèn phải có kết cấu chống ẩm và chịu được tác động liên tục của độ ẩm trong thời gian:
48h đối với đèn có cấp bảo vệ IP20.
168h đối với đèn có cấp bảo vệ cao hơn IP20.
2.3.4. Các chi tiết bằng kim loại của đèn phải được bảo vệ chống ăn mòn tương ứng với điều kiện sử dụng đèn.
Cho phép:
a) Bảo vệ chống ăn mòn các chi tiết bằng lò xo thép bằng cách bôi trên mặt một lớp mỡ.
b) Không cần lớp phủ bảo vệ trên mép cắt hoặc lỗ đục ở các chi tiết làm bằng thép lá đã sơn sử dụng trong các đèn có cấp bảo vệ IP20.
2.3.5. Các bộ phận bằng cao su của đèn phải bền chịu được tác động của điều kiện môi trường sử dụng đèn.
2.3.6 Các thông số kỹ thuật của đèn không được thay đổi trong quá trình và sau quá trình thử tác động cơ học. Dạng và độ lớn tác động cơ học phải được qui định trong các tiêu chuẩn cho từng kiểu đèn hoặc nhóm đèn riêng biệt.
2.3.7. Những chi tiết bảo đảm an toàn cho đèn như các tấm chắn bằng vật liệu xuyên sáng có tác dụng chống lọt bụi và hơi nước, bảo vệ chống chạm tới các bộ phận mang điện, các chi tiết bằng sứ và các chi tiết khác phải chịu được lực va đập có trị số cụ thể qui định trong các tiêu chuẩn cho từng kiểu đèn hoặc nhóm đèn riêng biệt.
2.3.8. Cơ cấu treo đèn phải chịu được tải trọng tĩnh tương đương 5 lần khối lượng của đèn.
Chỉ được phép treo trên dây thép những đèn có khối lượng không quá 5 kg.
Không cho phép treo đèn bằng dây dẫn cách điện không có vỏ bọc hoặc vỏ bảo vệ.
2.3.9. Đèn di động phải đứng vững không bị lật khi đặt tự do trên các bề mặt có độ nghiên không lớn 10o.
2.3.10. Đèn phải có độ bền cơ học chịu được rung động và va đập phù hợp với qui định trong các tiêu chuẩn cho từng kiểu đèn hoặc nhóm đèn riêng biệt.
2.3.11.Kết cấu của đèn phải đảm bảo yêu cầu:
Cố định chắc chắn các bộ phận tháo lắp được để loại trừ khả năng tự nới lỏng trong quá trình sử dụng.
2.3.12. Cấu tạo của các khớp quay phải bảo đảm không làm hư hại hoặc đèn lên dây dẫn điện trong quá trình sử dụng.
Cấu tạo của các đèn điều chỉnh được có cấp bảo vệ IP20 phải đảm bảo định vị được bộ phận điều chỉnh ở vị trí làm việc mà không cần đến dụng cụ.
2.3.13. Các yêu cầu đối với cánh tản quang và lưới bảo vệ phải được qui định trong các tiêu chuẩn cho từng kiểu đèn hoặc nhóm đèn riêng biệt.
2.3.14. Nếu trong đèn có cơ cấu hội tụ thì phải bảo đảm đặt bóng đèn vào đúng vị trí tính toán hoặc tiêu điểm của hệ thống quang học. Đồng thời phải chỉ rõ vị trí của đui đèn cho từng loại bóng đèn khác nhau và giới hạn vị trí tận cùng của đui đèn.
2.3.15. Các ốc vít lắp ráp cơ khí trong đèn phải phù hợp với những qui định trong các tiêu chuẩn hiện hành đối với các sản phẩm cơ khí.
2.4. Yêu cầu đối với dây dẫn và chi tiết lắp ráp điện trong đèn.
2.4.1. Các chi tiết lắp ráp điện trong đèn phải phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành đối với từng chi tiết cụ thể.
2.4.2. Đui đèn phải phù hợp với yêu cầu qui định trong TCVN 1835 - 76.
2.4.3. Công tắc lắp trong đèn phải được cố định chắc chắn và chỉ tháo ra được khi có dụng cụ.
Dòng điện danh định của công tắc phải phù hợp với qui định trong TCVN 1834 - 76.
Chỉ cho phép sử dụng đui đèn kèm công tắc trong các đèn có cấp bảo vệ IP20.
2.4.4. Chấn lưu sử dụng cho đèn phóng điện trong chất khí phải phù hợp với qui định trong TCVN 2555 - 78 và các tiêu chuẩn khác.
2.4.5. Nối dây dẫn bên trong đèn phải bằng ổ phích cắm, hộp đấu dây, bằng cách hàn nhiệt, hàn chảy và dập.
Không cho phép nối dây bằng cách buộc xoắn.
Phần dây dẫn hở ở chỗ nối phải được bọc lớp cách điện tương đương với cách điện của vỏ bọc dây dẫn.
2.4.6. Phải đảm bảo cho dây dẫn điện không bị kéo căng hoặc cuộn rối trong mọi điều kiện sử dụng bình thường.
2.4.7. Chỉ cho phép lắp đặt dây dẫn điện ở bên ngoài đối với các đèn có cấp bảo vệ IP20. Các dây dẫn này phải được kẹp giữ chắc chắn và không bị hư hỏng trong quá trình sử dụng bình thường.
2.5. Yêu cầu nối vào lưới điện.
2.5.1. Các đèn phải được nối vào lưới điện bằng một trong những phương pháp sau đây:
a) Dùng cực tiếp xúc hoặc hộp đấu dây.
b) Dùng phích cắm trong đèn.
c) Dùng dây nối cố định kèm phích cắm.
d) Dùng thiết bị nối điện cơ hỗn hợp.
Cho phép đấu dây nối vào đèn bằng cách nối trực tiếp vào đui đèn.
2.5.2. Dây nối vào các đèn không cố định cấp II có các bộ phận kim loại dễ va chạm và các đèn đặt trên sàn nhà phải có vỏ cách điện bảo vệ.
Phích cắm ở dây nối vào đèn không cố định cấp II phải được nối cố định không thể tháo rời.
2.5.3. Khoảng trống để nối dây dẫn vào đèn phải đủ rộng để có thể uốn dây tự do và nối dây có vỏ bọc bảo vệ.
2.5.4. Lỗ luồn dây dẫn qua các bộ phận bằng kim loại phải có ống lót cách điện. Lỗ luồn dây dẫn qua các vật liệu cách điện không được sắc cạnh.
2.5.5. Các mối nối dây dẫn trong đèn phải phù hợp với qui định của TCVN 3624 - 81.
2.6. Yêu cầu về chế độ nhiệt.
2.6.1. Khi đèn làm việc ở nhiệt độ môi trường phù hợp với TCVN 1443 - 82, được lắp đặt ở vị trí bất lợi nhất cho chế độ nhiệt và sử dụng đúng điện áp danh định thì nhiệt độ của từng bộ phận hoặc chi tiết của đèn không được vượt quá trị số quy định cho từng chi tiết hoặc vật liệu.
2.6.2. Bộ phận làm bằng vật liệu cách điện và bộ phận gá lắp các chi tiết dẫn điện phải đảm bảo độ bền chịu nhiệt.
2.7. Yêu cầu về an toàn cháy.
2.7.1. Những bộ phận bằng vật liệu cách điện để gá lắp các chi tiết dẫn điện không được dễ bắt lửa.
2.7.2. Đèn lắp đặt trực tiếp trên vật liệu dễ cháy phải có cấu tạo bảo đảm ngăn cách hoàn toàn với vật liệu đó bằng vật liệu không cháy.
Chỉ cho phép đục lỗ qua vật liệu ngăn cách dễ luồn dây dẫn và cố định đèn.
2.73. Cấu tạo của đèn hoặc tụ điện phải bảo đảm chống cháy trong trường hợp tụ điện quá tải nhiệt, bốc cháy hoặc nổ.
3. Phương pháp thử
3.1. Quy định chung.
3.1.1. Đèn thử nghiệm phải được lắp ráp hoàn chỉnh và hoạt động bình thường. Bóng đèn phải có công suất và điện áp phù hợp với trị số ghi trên nhãn đèn.
Đèn có dây nối cố định khi thử nghiệm phải có đủ dây.
Đèn có các chi tiết thay thế khác nhau phải được thử nghiệm với chi tiết có thể cho kết quả xấu nhất.
3.1.2. Phải tiến hành thử nghiệm ở điều kiện môi trường phù hợp với qui định của TCVN 1966 - 77.
3.1.3. Các dụng cụ đo điện phải phù hợp với yêu cầu của TCVN 1679 - 75.
3.1.4. Khi thử nghhiệm phải sử dụng điện áp phù hợp với điện áp danh định của đèn.
Nếu trị số điện áp có thể ảnh hưởng tới kết quả các phép đo thì dao động điện áp không được vượt quá 1%.
3.1.5. Sản phẩm được đánh giá đạt tiêu chuẩn nếu thử nghiệm theo tất cả các thông số điều cho kết quả phù hợp.
3.1.6. Những yêu cầu khác không qui định phương pháp thử trong tiêu chuẩn này có thể đo đạc hoặc kiểm tra bằng mắt, nếu cần có thể tháo lắp thử.
3.2. Thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật sánh sáng.
3.2.1. Các quang kế, tấm lọc sáng đầu thu quang điện phải phù hợp với qui định của TCVN 4436 - 87.
3.2.2. Chỉ đo các thông số ánh sáng của đèn khi đã ổn định chế độ nhiệt.
3.2.3. Khi đo phải đặt các đèn ở vị trí làm việc. Cho phép đặt đèn ở vị trí khác và có hệ số hiệu chỉnh nếu cường độ sáng thay đổi.
3.2.4. Phải loại trừ ánh sáng từ các nguồn bên ngoài và các bề mặt phản xạ tới đầu thu quang điện đồng thời giảm ánh sáng phản xạ từ trần tường tới mức thấp nhất.
3.2.5. Góc bảo vệ của đèn được đo và tính qua số liệu đo theo công thức sau đây và hình 2, 3, 4.
g - góc bảo vệ độ.
h - là độ cao tối thiểu từ vật phát sáng đến đường thẳng nằm ngang đi qua mép ngoài của chao đèn, mm.
I - Khoảng cách lớn nhất theo phương nằm ngang tính từ mép ngoài của chao đèn đến chân đường vuông góc kể từ vật phát sáng xuống đường nằm ngang hoặc khoảng cách lớn nhất giữa các phần tử của lưới chắn, mm.
Hình 2 | Hình 4 |
Hình 3
3.2.6. Cường độ sáng của đèn được đo ở các mặt phẳng kính, mặt phẳng dọc và mặt phẳng ngang đi qua tâm sáng của đèn. Đối với các đèn đối xứng thì đo ở tất cả các mặt phẳng đối xứng. Đèn đối xứng tròn được đo ở 2 mặt phẳng kính vuông góc với nhau.
Hệ thống mặt phẳng để đo cường độ sáng của đèn phải phù hợp với qui định trong TCVN 4274 - 86.
3.2.6.1. Cường độ sáng ở một hướng được xác định theo công thức sau:
la = Ea.l2
la - cường độ sáng ở hướng đo a, cd.
Ea - độ rọi trên đầu thu quang điện, lx.
l - khoảng cách từ tâm quang của đèn đến bề mặt đầu thu quang điện, n.
3.2.6.2. Đường cong cường độ sáng của đèn tính cho một nguồn sáng quy ước có quang thông 1000 ml được xây dựng trên cơ sở những số liệu đo và chuyển đổi theo công thức sau:
lq = K.la,
lq - trị số cường độ sáng của đèn với nguồn sáng qui tắc, cd.
K - hệ số chyuyển đổi được tính theo công thức sau:
fbđ - quang thông tổng cộng của tất cả các nguồn sáng lắp trong đèn, lm.
3.2.6.3. Để xác định dạng đường cong cường độ sáng của các đèn đối xứng phải tính hệ số hình dạng đường cong theo công thức sau:
lmax - trị số cực đại của cường độ sáng
ltb - trị số trung bình số học của cường độ sáng
la - Cường độ sáng ở hướng a
a - có trị số theo dãy số học 5, 15, 25, … 75, 95 hoặc theo dãy số học 95, 105, .., 165, 175, độ.
3.2.7. Quang thông của đèn được tính theo công thức sau:
fđ - Quang thông của đèn, lm
la - Cường độ sáng trung bình của đèn theo hướng a, cd.
W - Góc khối của vùng không gian chuyển tải quang thông, Sr.
3.2.8. Hệ số hiệu dụng của đèn được tính bằng tỷ số giữa quang thông của đèn và quang thông tổng cộng của các bóng đèn lắp trong đèn.
3.2.9. Quang thông của đèn có thể xác định bằng cầu quang kế theo TCVN 4436 - 87.
Hệ số hiện dụng của đèn đo trong cầu quang kế được tính theo công thức sau:
Trong đó: n là chỉ số của đồng hồ đo trong các trường hợp sau:
n1 - Đèn đặt trong cầu quang kế được bật sáng, bóng đèn phụ trợ tắt.
n2 - Đèn đặt trong cầu quang kế tắt, bóng đèn phụ trợ sáng.
n3 - Đè đưa ra khỏi cầu quang kế chỉ còn lại bóng đèn bật sáng, bóng đèn phụ trợ tắt.
n4 - Đèn đưa ra khỏi cầu quang kế chỉ còn lại bóng đèn tắt, bóng đèn phụ trợ bật sáng.
3.2.10. Độ chói theo kích thước bề mặt phát sáng của đèn ở hướng đo trong miền hạn chế độ chói được tính theo công thức sau:
LA - Độ chói theo kích thước bề mặt phát sáng của đèn ở hướng đo a, cd/m2.
A - Diện tích hình chiếu bề mặt phát sáng nhìn thấy của đèn theo hướng a, m2.
la - Cường độ sáng của đèn ở hướng a, cd.
3.3. Thử nghiệm theo yêu cầu kỹ thuật điện.
3.3.1. Kiểm tra nối bảo vệ bằng cách quan sát và xác định điện trở tiếp xúc bằng cách cho dòng điện chạy qua giữa cực bảo vệ và phần mang điện dễ va chạm. Đo dòng điện và độ sụt áp, từ đó xác định điện trở tiếp xúc.
3.3.. Phải đo điện trở cách điện theo yêu cầu ở điều 2.2.1.4 của tiêu chuẩn này. Phương pháp xác định điện trở cách điện áp dụng theo TCVN 3234 - 79
3.3. Cấp bảo vệ vỏ ngoài của đèn và yêu cầu bảo vệ chống chạm được kiểm tra theo TCVN 4255 - 86.
3.3.4. Kiểm tra hoạt động phóng điện của các tụ điện bằng cách đo điện áp trên tụ hoặc chân phích cắm sau khi ngắt khỏi lưới điện kết quả đo phải thỏa mãn yêu cầu ở điều 2.2.2.3 của tiêu chuẩn này.
3.3.5. Hệ số công suất được xác định bằng cách đo điện áp lưới U, dòng điện qua đèn I, công suất tiêu thụ của đèn P và tính theo công thức sau:
Các dụng cụ đo được bố trí theo sơ đồ
V - Vôn mét
WW - Oát mét
A - Ampemet
K - Các công tắc đóng ngắt mạch.
Hình 5
cho phép đo hệ số công suất của đèn bằng cos j kế
3.4. Các đèn phải thử nghiệm độ bền cơ học và chịu rung động.
3.5. Các đèn phải được thử nghiệm chịu độ ẩm theo phương pháp qui định trong TCVN 1611 - 76.
3.6. Thử nghiệm theo yêu cầu chế độ nhiệt.
3.6.1. Chế độ nhiệt của đèn được kiểm tra bằng cách đo nhiệt độ nung nóng các chi tiết trong đèn.
Đo nhiệt độ bằng phương pháp dùng cặp nhiệt và tạo nhiệt độ môi trường ổn định.
Đầu dò cặp nhiệt độ phải tiếp xúc trực tiếp với bề mặt cần đo. Cặp nhiệt phải được cố định chắc chắn trong suốt thời gian thử nghiệm.
3.6.2. Các đèn phải được đặt ở vị trí làm việc bình thường và được lắp đầy đủ các phụ kiện.
Chỉ đo nhiệt độ khi đã ổn định chế độ nhiệt trên tất cả các bộ phận cần kiểm tra của đèn.
3.6.3. Các đèn được đánh giá chịu được thử nghiệm nếu nhiệt độ các bộ phận của đèn không vượt quá nhiệt độ giới hạn cho phép của vật liệu.
4. Ghi nhãn
Trên các đèn phải có nhãn phù hợp với qui định của TCVN 2548 - 78.
Nhãn đèn phải được ghi rõ ràng đầy đủ những nội dung sau:
Ký hiệu thương phẩm của cơ sở sản xuất;
Ký hiệu qui ước của loại đèn;
Điện áp danh định;
Tần số danh định của nguồn điện sử dụng, Hz;
Công suất danh định của đèn, W;
Nếu đèn có nhiều bóng thì ghi ký hiệu nPW
n - số bóng đèn; P công suất danh định của bóng đèn;
Loại bóng đèn,
Hệ số công suất, cos j.