Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3788:1983 Phụ tùng đường dây - Khái niệm cơ bản - Thuật ngữ và định nghĩa

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3788:1983

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3788:1983 Phụ tùng đường dây - Khái niệm cơ bản - Thuật ngữ và định nghĩa
Số hiệu:TCVN 3788:1983Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Điện lực
Ngày ban hành:08/06/1983Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 3788-83

PHỤ TÙNG DƯỜNG DÂY - KHÁI NIỆM CƠ BẢN - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Overhead line hardnare - Basic concepts - Terms and definitions

 

Tiêu chuẩn này quy định những thuật ngữ và định nghĩa, các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực phụ tùng đường dây.

Những thuật ngữ quy định trong tiêu chuẩn này dùng cho các loại tài liệu, sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy, tài liệu kỹ thuật và tra cứu. Trong những trường hợp khác cũng nên dùng các thuật ngữ này.

Thuật ngữ

Định nghĩa

1. Phụ tùng đường dây

Phụ tùng của các đường dây tải điện trên không và các thiết bị phân phối đặt ở ngoài trời.

Chú thích: Phụ tùng đường dây dùng để treo dây dẫn và dây chống sét trên cột của đường dây tải điện trên không, nối về cơ và điện, giảm rung và dao động của dây dẫn, bảo vệ chuỗi cách điện khỏi tác động của hồ quang điện, cân bằng điện thế và tạo ra khe hở phóng điện cho trước.

2. Cái treo cách điện

Một hoặc một số cái cách điện đã lắp với nhau cùng với phụ tùng đường dây.

Chú thích: Cần phân biệt cái treo cách điện cho dây dẫn và cho dây chống sét.

3. Phụ tùng liên kết

Phụ tùng đường dây để nối các bộ phận của cái treo cách điện và để giữ chặt cái treo và dây chống sét với cột.

4. Chi tiết

Chi tiết phụ tùng liên kết để tạo khớp nối động trong hai mặt phẳng vuông góc nhau của cái treo cách điện hoặc các bộ phận kẹp giữ dây chống sét với cột.

5. Cái móc của phụ tùng liên kết

Chi tiết của phụ tùng liên kết dùng để tạo khớp nối dạng xích.

6. Khâu nối trung gian

Một khâu của phụ tùng liên kết để nối dài cái treo cách điện, để chuyển từ dạng ghép nối này sang dạng ghép nối khác hoặc để nối các bộ phận mang tải khác nhau, để thay đổi trục của khớp nối để điều chỉnh chiều dài và làm đơn giản việc lắp ráp cái treo cách điện.

Chú thích: Tùy theo chức năng mà phân ra khâu nối trung gian nối dài, khâu nối trung gian chuyển tiếp, khâu nối trung gian tháo được, khâu nối trung gian điều chỉnh và khâu nối trung gian lắp ráp

7. Khóa tăng (tăng đơ)

Chi tiết của phụ tùng liên kết dùng để điều chỉnh chiều dài một cách liên tục

8. Đòn nối của phụ tùng liên kết

Chi tiết phụ tùng liên kết dùng để nối chuỗi cách điện, thanh cách điện hoặc các dây dẫn trong cùng một pha.

9. Khuyên nối của phụ tùng liên kết

Chi tiết của phụ tùng liên kết dùng để nối mũ của cái cách điện treo với phụ tùng đường dây.

10. Chày nối của phụ tùng liên kết

Chi tiết của phụ tùng liên kết dùng để nối thanh cách điện với cái cách điện treo trong chuỗi cách điện.

11. Vấu nối của phụ tùng liên kết

Chi tiết của phụ tùng liên kết dùng để nối thanh cách điện đường dây hoặc chày nối với phụ tùng đường dây.

12. Đầu kẹp đỡ

Đầu kẹp để giữ dây dẫn với chuỗi đỡ của các cách điện kiểu treo hoặc thanh, cũng còn dùng để giữ dây chống sét với các bộ phận đỡ dây chống sét.

13. Đầu kẹp kéo

Đầu kẹp để kẹp dây dẫn hoặc dây chống sét với chuỗi kéo của cái cách điện

14. Đầu kẹp nối

Đầu kẹp để nối dây chống sét và dây dẫn.

15. Đầu kẹp nối đất

Đầu kẹp để nối về điện dây chống sét với thiết bị nối đất của cột

16. Đầu kẹp sửa chữa

Đầu kẹp để nối chỗ đường dây bị hư hỏng trong thời gian sửa chữa.

17. Phụ tùng tiếp xúc

Phụ tùng đường dây để nối điện, tạo mạch phân nhánh và còn để nối với các khí cụ

18. Đầu nối khí cụ

Đầu để nối dây dẫn với đầu ra của khí cụ

19. Đầu nối phân nhánh

Chi tiết của phụ tùng đường dây để chống rung động của dây dẫn và dây chống sét.

20. Bộ chống rung

Chi tiết của phụ tùng đường dây để chống rung động của dây dẫn và dây chống sét.

21. Thanh giữ cự ly

Chi tiết của phụ tùng đường dây để giữ một khoảng cách nhất định cho trước giữa các dây dẫn phân rời của cùng một pha

22. Tải trọng

Chi tiết của phụ tùng đường dây để tăng tải trọng tác động lên cái treo cách điện.

23. Phụ tùng bảo vệ

Phụ tùng đường dây dùng để giảm điện thế của điện trường để cân bằng điện thế trên các phần tử của cái treo cách điện, đồng thời để bảo vệ cái cách điện khỏi tác động của hồ quang điện.

Chú thích: Tùy theo kết cấu mà phân ra màn bảo vệ và vòng bảo vệ.

24. Sừng phóng điện

Chi tiết của phụ tùng đường dây để tạo ra khoảng cách phóng điện trên cái cách điện hoặc trên chuỗi cách điện của cái treo cách điện và dây chống sét.

25. Bộ treo kiểu puti

Chi tiết của phụ tùng đường dây dùng để treo dây dẫn ở các cột trung gian có khoảng vượt lớn

26. Chốt hãm của phụ tùng đường dây

Chi tiết của phụ tùng đường dây có khớp nối cầu dùng để ngăn ngừa chuỗi cách điện treo rời khỏi phụ tùng liên kết

27. Phụ tùng kẹp giữ cách điện đứng.

-

Chú thích: Tùy theo kết cấu mà phân ra thanh và móc

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi