Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3683:1981 Dụng cụ đốt nóng bằng điện dùng trong sinh hoạt

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3683:1981

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3683:1981 Dụng cụ đốt nóng bằng điện dùng trong sinh hoạt - Thuật ngữ và định nghĩa
Số hiệu:TCVN 3683:1981Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Điện lực
Ngày ban hành:21/10/1981Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 3683 - 81

DỤNG CỤ ĐỐT NÓNG BẰNG ĐIỆN DÙNG TRONG SINH HOẠT - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Domestic heating electric appliances - Terms and difinitions.

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa các khái niệm cơ bản cho các khái niệm cơ bản cho các dụng cụ đột nóng bằng điện dùng trong sinh hoạt được dùng trong khoa học, kỹ thuật và sản xuất.

Những thuật ngữ quy định trong tiêu chuẩn này dùng cho các loại tài liệu, sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy, tài liệu kỹ thuật và tra cứu. Trong các trường hợp khác cũng nên dùng các thuật ngữ này.

Những thuật ngữ tương đương không cho phép dùng có ký hiệu «Kep».

Nếu bản thân thuật ngữ tiêu chuẩn đã chứa đựng đầy đủ ý nghĩa của nó thì không cần định nghĩa, khi đó trong cột «định nghĩa» sẽ có dấu gạch ngang.

Thuật ngữ

Định nghĩa

KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. Dụng cụ đốt nóng bằng điện dùng trong sinh hoạt

Dụng cụ có bộ phận đốt nóng bằng điện được sử dụng trong sinh hoạt,

2. Suất công suất thể tích của dụng cụ đốt nóng bằng điện

Công suất ứng với một đơn vị thể tích có ích của không gian làm việc của dụng cụ đốt nóng bằng điện.

3. Suất công suất bề mặt của dụng cụ đốt nóng bằng điện.

Công suất ứng với một đơn vị bề mặt làm việc của dụng cụ đốt nóng bằng điện

4. Công suất dụng cụ đốt nóng bằng điện ở trạng thái nóng.

Trị số xác lập của công suất tiêu thụ ở một nấc điều chỉnh xác định và được đo ở nhiệt độ làm việc của dụng cụ đốt nóng bằng điện.

5. Công suất dụng cụ đốt nóng bằng điện ở trạng thái nguội.

Công suất tính toán cho từng nấc điều chỉnh xác định.

6. Sự lấy nhiệt có ích.

Lấy nhiệt đảm bảo cho dụng cụ điện làm việc bình thường khi khai thác

7. Chế độ sự cố của dụng cụ đốt nóng bằng điện. Kep. Chế độ không bình thường.

Chế độ làm việc với các thông số không tuân theo các giá trị danh định và các điều kiện khai thác bình thường có thể làm hỏng dụng cụ dùng điện

8. Chế độ quá tải của dụng cụ đốt nóng bằng điện.

Chế độ làm việc cho phép của dụng cụ dùng điện với các thông số đã tăng hơn giá trị danh định

9. Sự làm việc không tải của dụng cụ đốt nóng bằng điện.

Chế độ làm việc của dụng cụ điện khi không có sự lấy nhiệt có ích.

Kep. Làm việc không lấy nhiệt.

 

10. Nhiệt độ làm việc của dụng cụ đốt nóng bằng điện.

Nhiệt độ trung bình của bề mặt hoặc không gian làm việc của dụng cụ điện ở chế độ danh định.

11. Thời gian đốt nóng của dụng cụ đốt nóng bằng điện.

Khoảng thời gian để tăng nhiệt độ bề mặt hoặc không gian làm việc của dụng cụ đốt nóng bằng điện từ nhiệt độ môi trường đến nhiệt độ làm việc khi không tải

12. Độ nóng đều của bề mặt làm việc (không gian làm việc) của dụng cụ đốt nóng bằng điện.

Hiệu lớn nhất của nhiệt độ ở hai điểm bất kỳ của bề mặt làm việc (không gian làm việc) khi làm việc không tải.

13. Cái đốt nóng bằng điện kiểu hở.

Cái đốt nóng bằng điện có phần tỏa nhiệt tiếp xúc trực tiếp với môi trường.

14. Cái đốt nóng bằng điện kiểu kín

Cái đốt nóng bằng điện có phần tỏa nhiệt được đặt trong vỏ có đệm chất cách điện nhưng dẫn nhiệt.

15. Cái đốt nóng bằng điện kiểu bảo vệ.

Cái đốt nóng điện có phần tỏa nhiệt được bảo vệ chất cách điện.

16. Dụng cụ đốt nóng bằng điện dùng trong sinh hoạt loại di động.

Dụng cụ đốt nóng bằng điện dùng trong sinh hoạt có thể di chuyển dễ dàng khi sử dụng.

17. Dụng cụ đốt nóng bằng điện dùng trong sinh hoạt loại lĩnh tại.

Dụng cụ đốt nóng bằng điện dùng trong sinh hoạt đặt yên một chỗ hoặc khó di chuyển khi sử dụng.

18. Dụng cụ đốt nóng bằng điện lắp trong.

Dụng cụ đốt nóng bằng điện dùng trong sinh hoạt là một bộ phận của đồ đặc, kết cấu xây dựng hoặc một kết cấu khác.

DỤNG CỤ LÀ ĐIỆN VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA CHÚNG

19. Bàn là điện.

-

20. Mặt đáy bàn là.

Mặt phẳng của bàn là điện đế ép vải khi là.

21. Tâm mặt đáy bàn là điện.

Điểm giữa của trục đối xứng của mặt đáy bàn là.

22. Bàn là điện có bộ phận làm ẩm bằng hơi nước.

Bàn là điện tự động làm ẩm vải bằng hơi nước khi là.

23. Bàn là điện có bộ phận phun nước.

Bàn là điện tự động làm ẩm vải bằng cách phun nước khi là.

24. Máy là điện

Thiết bị đốt nóng bằng điện dùng để là, có truyền động.

 

Chú thích: Tùy theo dạng truyền động máy là điện có loại truyền động bằng tay hoặc bằng chân.

25. Tâm đáy của máy là điện.

Chi tiết của máy là có dạng mặt phẳng hoặc cong để ép vải khi là sau khi đã được đốt nóng.

26. Cái làm ẩm của bàn là điện

-

27. Cái làm ẩm bằng hơi nước của bàn là điện.

Cái làm ẩm của bàn là điện dùng để tạo và đầy hơi nước đến mặt đáy bàn là điện.

28. Cái làm ẩm bằng hơi nước có bình chứa nước.

Cái làm ẩm bằng hơi nước có bình cấp nước cho khoang tạo hơi đặt ở mặt đáy bàn là.

29. Cái làm ẩm bằng hơi nước có bình tạo hơi nước.

Cái làm ấm bằng hơi nước có bình tạo hơi nước được đốt nóng riêng bằng điện.

30. Đầu phun của bàn là điện.

-

31. Thời gian tạo hơi nước.

Thời gian để toàn bộ nước chứa trong cái làm ẩm biến thành hơi.

32. Nhiệt độ của chu trình đốt nóng đầu tiên.

Nhiệt độ cao nhất ở tâm mặt đáy bàn là điện sau khi bộ phận điều chỉnh nhiệt độ tác động lần thứ ba.

33. Nhiệt độ trung bình của mặt đáy bàn là điện.

Trị số trung bình cộng của các nhiệt độ trung bình tại những điểm quy định trên mặt đáy bàn là điện ở nấc điều chỉnh cho trước.

DỤNG CỤ ĐIỆN ĐỂ NẤU ĂN

34. Bếp điện kiểu tủ.

Dụng cụ đốt nóng bằng điện dùng trong sinh hoạt có mặt đốt và tủ rán.

 

Chú thích: Tùy theo cách đặt mà chia ra hai loại: để bàn hoặc để trên sàn.

35. Tủ rán bằng điện.

Dụng cụ đốt nóng bằng điện dùng trong sinh hoạt để nấu nướng các món ăn ở bên trong phần không gian làm việc của tủ được lắp riêng chung với các bộ phận khác.

36. Bếp điện.

Dụng cụ đốt nóng bằng điện loại di động dùng trong sinh hoạt gồm một hay một số mặt đốt.

37. Chảo điện.

-

38. Cặp nướng bằng điện.

-

39. Cái nước chả bằng điện.

-

40. Cái luộc trứng bằng điện.

-

41. Cái hàm thức ăn trẻ em bằng điện.

Dụng cụ đốt nóng bằng điện dùng trong sinh hoạt để hâm nóng các chai đựng thức ăn của trẻ em.

42. Chảo rán điện

Dụng cụ đốt nóng bằng điện dùng trong sinh hoạt để rán thức ăn ngập trong dầu mỡ.

43. Nồi điện.

-

44. Nồi áp suất bằng điện.

Nồi điện dùng để nấu ăn trong áp suất cao.

45. Ấm pha cà phê bằng điện.

-

46. Ấm pha cà phê bằng điện kiểu thủy khí động.

Ấm pha cà phê bằng điện, bằng luồng nước hoặc hơi nước đi qua.

47. Ấm pha cà phê bằng điện kiểu áp suất.

Ấm pha cà phê bằng điện, làm việc với áp suất lớn hơn áp suất khí quyển.

48. Ấm điện.

-

49. Ấm xamôva bằng điện

Ấm đun nước chạy điện có hình dạng ấm xamôva.

50. Cái nướng bánh mỳ bằng điện.

Dụng cụ đốt nóng bằng điện dùng trong sinh hoạt để nướng bánh mỳ đã cắt lát.

51. Tủ nấu thức ăn bằng tia hồng ngoại chạy điện.

-

52. Nồi ủ thức ăn bằng điện.

Dụng cụ đốt nóng bằng điện dùng trong sinh hoạt để giữ thức ăn nóng ở nhiệt độ không đổi.

53. Chi tiết đốt nóng bằng điện.

Chi tiết của dụng cụ đốt nóng bằng điện dùng trong sinh hoạt có phần tử đốt nóng, và vỏ dẫn nhiệt.

54. Chi tiết đốt nóng bằng điện vỏ gang.

-

55. Chi tiết đốt nóng bằng điện được dập trong vỏ thép

-

56. Chi tiết đốt nóng bằng điện kiểu ống

-

57. Đường kính làm việc của chi tiết đốt nóng bằng điện.

-

58. Chi phí điện năng của tủ rán.

Chi phí điện năng cho một đơn vị khối lượng bên trong của tủ rán để tăng nhiệt độ đến trị số cho trước.

DỤNG CỤ ĐIỆN ĐỂ ĐUN NƯỚC.

59. Bình đun nước bằng điện.

Dụng cụ đốt nóng bằng điện dùng trong sinh hoạt loại tĩnh tại dùng để đun nước.

60. Bình đun nước lưu thông bằng điện.

Bình đun nước bằng điện dùng để đun nước chảy qua.

61. Bình đun nước toàn khối bằng điện.

Bình đun nước bằng điện dùng để đun nước trong một thể tích khí.

62. Bình đun nước giữ nhiệt bằng điện.

Bình đun nước toàn khối chạy điện có thùng cách điện để đun và giữ nước nóng trong một thời gian dài.

63. Bình đun nước nhanh sôi bằng điện

Bình đun nước toàn khối bằng điện không có thùng cách nhiệt dùng để đun nước nhanh.

64. Bình đun nước giữ nhiệt một phần bằng điện.

Bình đun nước toàn khối bằng điện có thùng cách nhiệt dùng để đun nước trong thời gian dài và giữ nước nóng có khả năng tăng nhanh quá trình đun lại.

65. Bình đun nước áp suất thấp chạy điện.

Bình đun nước bằng điện được thông với ống dẫn nước có áp suất nước đến 15N/cm2.

66. Bình đun nước áp suất cao chạy điện

Bình đun nước bằng điện được thông với ống dẫn nước có áp suất lớn hơn 15N/cm2.

67. Bình đun nước áp suất khí quyển bằng điện.

Bình đun nước bằng điện có kèm theo bình chứa thông với môi trường xung quanh.

68. Cái đun nóng bằng điện kiểu nhúng.

Dụng cụ đốt nóng bằng điện dùng trong sinh hoạt khi làm việc được nhúng chìm trong chất lỏng.

69. Cái đun nước cho bể nuôi sinh vật bằng điện.

Dụng cụ đốt nóng bằng điện dùng trong sinh hoạt để sưởi ấm nước trong bể sinh vật có khối lượng nước nhất định đến nhiệt độ cho trước.

DỤNG CỤ ĐIỆN DÙNG ĐỂ SƯỞI.

70. Dụng cụ sưởi bằng điện

Dụng cụ đốt nóng bằng điện dùng trong sinh hoạt dùng để sưởi ấm trong phòng.

71. Dụng cụ sưởi nhanh bằng điện

Dụng cụ sưởi bằng điện không cách nhiệt dùng để tăng nhanh nhiệt độ đến trị số làm việc.

72. Dụng cụ sưởi bằng điện kiểu đối lưu.

Kẹp. Lò sưởi điện.

Dụng cụ sưởi nhanh bằng điện truyền nhiệt chủ yếu bằng dòng đối lưu tự nhiên từ bên trong.

73. Dụng cụ sưởi bằng điện kiểu giữ nhiệt.

Dụng cụ sưởi bằng điện loại tỉnh tại với chất cách nhiệt có quán tính.

74. Quạt gió nóng chảy điện

Dụng cụ sưởi bằng điện truyền nhiệt bằng dòng đối lưu cưỡng bức.

75. Bộ tản nhiệt bằng điện Kep. Lò sưởi bằng điện.

Dụng cụ sưởi bằng điện có truyền nhiệt bằng dòng đối lưu và bức xạ nhiệt từ bề mặt của vỏ.

76. Lò sưởi bằng điện kiểu bức xạ.

Dụng cụ sưởi bằng điện truyền nhiệt bằng bức xạ có cái phản xạ nhiệt.

77. Cái phản xạ nhiệt.

Bề mặt lõm, thường là gương lõm tạo ra luồng nhiệt phản xạ có hướng.

78. Cái phản xạ nhiệt kiểu định vị.

Cái phản xạ nhiệt không thể điều chỉnh vị trí được.

79. Cái phản xạ nhiệt kiểu xoay.

Kính phản xạ nhiệt có thể điều chỉnh được vị trí để thay đổi hướng luồng nhiệt.

MỎ HÀN ĐIỆN

80. Mỏ hàn điện.

-

81. Mỏ hàn điện đốt nóng xung.

Mỏ hàn điện có dung lượng nhiệt nhỏ làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại.

82. Mỏ hàn điện đốt nóng liên tục.

Mỏ hàn điện làm việc ở chế độ liên tục.

83. Mỏ hàn điện đốt nóng tăng cường.

Mỏ hàn điện làm việc ở chế độ liên tục và cho phép tăng công suất tiêu thụ trong thời gian ngắn để tăng nhanh nhiệt độ đến trị số làm việc.

84. Mỏ hàn điện có cái đốt nóng bên trong.

Mỏ hàn điện có cái đốt nóng lắp bên trong lõi mỏ hàn.

85. Mỏ hàn điện có cát đốt nóng bên ngoài.

Mỏ hàn điện có cái đốt nóng lắp bên ngoài lõi mỏ hàn.

86. Lõi mỏ hàn.

Chi tiết kim loại của mỏ hàn điện để tích nhiệt cần thiết cho việc hàn.

87. Đầu mỏ hàn.

Đầu làm việc của lõi mỏ hàn.

88. Lõi mỏ hàn thay được

-

89. Lõi mỏ hàn không thay được.

-

90. Chăn điện

Chăn có cái đốt nóng bằng điện kiểu mềm.

91. Chăn điện được đốt nóng đều

-

92. Chăn điện được đốt nóng không đều

-

93. Băng điện

Băng có cái đốt nóng bằng điện kiểu mềm.

94. Gối điện

Gối có cái đốt nóng bằng điện kiểu mềm.

95. Cái chườm điện

Cái chườm có cái đốt nóng bằng điện kiểu mềm.

96. Thảm điện

Thảm có cái đốt nóng bằng điện kiểu mềm.

97. Ủng điện

Ủng dùng trong nhà có cái đốt nóng bằng điện kiểu mềm.

98. Thắt lưng điện.

Thắt lưng có cái đốt nóng kiểu mềm.

99. Đệm điện.

Đệm có cái đốt nóng bằng điện kiểu mềm.

100. Dụng cụ sưởi bằng đèn điện dùng trong y tế.

Dụng cụ đốt nóng bằng đèn điện dùng trong sinh hoạt có luồng nhiệt được định hướng để chữa bệnh.

101. Cái hong tay.

Dụng cụ đốt nóng bằng điện dùng trong sinh hoạt có luồng không khí nóng được định hướng để làm khô tay.

102. Cái hong quần áo.

Dụng cụ đốt nóng bằng điện dùng trong sinh hoạt truyền nhiệt tự nhiên hoặc nhân tạo để làm khô quần áo.

103. Cái sấy tóc bằng điện.

Dụng cụ đốt nóng bằng điện dùng trong sinh hoạt có luồng khí nóng được định hướng để làm khô tóc.

104. Cái làm bóng ảnh bằng điện.

Dụng cụ đốt nóng bằng điện dùng trong sinh hoạt để làm khô và làm bóng ảnh.

1. Thông số danh định

Các thông số mà dụng cụ điện được tính toán, được ghi trong nhãn hiệu của nhà chế tạo.

2. Công suất danh định

Công suất lớn nhất mà dụng cụ điện được tính toán và được ghi trong biển nhãn hiệu của nhà chế tạo không xét đến sai số cho phép.

3. Công suất tiêu thụ

Công suất mà dụng cụ điện tiêu thụ ở một nấc điều chỉnh đốt nóng cho trước với điện áp và chế độ làm việc danh định.

4. Công suất tiêu thụ trung bình

Trị số công suất trung bình cộng được xác định ở các điểm đã cho của một chu trình làm việc của thiết bị điều chỉnh.

5. Chế độ làm việc liên tục

Chế độ làm việc của dụng cụ điện, khi nhiệt độ những phần được đốt nóng đạt được trị số xác lập.

6. Chế độ làm việc danh định

Chế độ làm việc trong điều kiện tương ứng với các thông số danh danh định.

7. Chế độ làm việc ngắn hạn

Chế độ làm việc của dụng cụ điện, khi nhiệt độ những phần được đốt nóng không đạt được nhiệt độ xác lập trong thời gian đóng điện và dụng cụ điện kịp nguội đến nhiệt độ môi trường xung quanh trong thời gian cắt điện.

8. Chế độ làm việc ngắn hạn lặp lại

Chế độ làm việc, khi nhiệt độ các phần đốt nóng của dụng cụ điện trong chu kỳ đóng điện không đạt được trị số xác lập, còn chu kỳ cắt điện không kịp nguội đến nhiệt độ môi trường xung quanh.

9. Chế độ khai thác

Chế độ làm việc của dụng cụ điện tương ứng bản hướng dẫn sử dụng.

10. Cái đốt nóng bằng điện

Cơ cấu biến điện năng thành nhiệt năng.

11. Cái đốt nóng bằng điện kiểu ống

Cái đốt nóng bằng điện được giữ chặt trong ống có chất độn bằng vật liệu cách điện và dẫn nhiệt.

12. Cái đốt nóng bằng điện thay được

Cái đốt nóng, bằng điện có thể tháo rời khỏi dụng cụ điện để thay thế và sửa chữa

13. Cái đốt nóng bằng điện không thay được

Cái đốt nóng bằng điện là một khối thống nhất với toàn bộ hoặc với một phần của dụng cụ điện.

14. Cách điện làm việc

Cách điện đảm bảo cho dụng cụ điện làm việc bình thường và bảo vệ người dùng khỏi bị điện giật.

15. Cách điện phụ

Cách điện của dụng cụ điện để bổ xung cho cách điện làm việc nhằm đảm bảo cho người dùng khỏi bị điện giật khi cách điện làm việc bị đánh thủng.

16. Cách điện kép

Cách điện của dụng cụ điện bao gồm cả cách điện làm việc và cách điện phụ.

17. Cách điện tăng cường

Cách điện đơn của dụng cụ điện làm nhiệm vụ tương tự như cách điện kép

18. Cơ cấu điều chỉnh

Cơ cấu để duy trì môi trường các thông số của khí cụ điện trong dải đã định.

19. Vị trí đặt của cơ cấu điều chỉnh

Một trong các vị trí của cơ cấu điều chỉnh để đặt đại lượng cho trước của thông số điều chỉnh.

20. Độ ổn định sự làm việc của cơ cấu điều chỉnh

Sự đồng nhất của các chỉ số của thông số điều chỉnh trong thời gian dài.

21. Độ sai lệch của cơ cấu điều chỉnh

Hiệu giữa đại lượng lớn nhất và nhỏ nhất của thông số điều chỉnh trong chu trình điều chỉnh.

22. Chu trình làm việc của cơ cấu điều chỉnh

Thời gian giữa hai thời điểm đóng hoặc cắt điện kế tiếp nhau

23. Điều chỉnh không theo nấc

Điều chỉnh trơn để có bất kỳ trị số nào của thông số trong một giải xác định

24. Điều chỉnh theo nấc

Điều chỉnh để có một trị số cho trước của thông số trong một giải xác định.

25. Cái chuyển mạch

Cơ cấu để thay đổi sơ đồ mạch điện của các phần tử nối với nó.

26. Cái chuyển mạch công suất

Cái chuyển mạch điện chỉnh công suất theo nấc

27. Nấc công suất

Công suất tiêu thụ của dụng cụ ở một trong các vị trí đặt của cái chuyển mạch.

28. Cái điều chỉnh công suất

Cơ cấu để điều chỉnh trơn công suất tiêu thụ trung bình.

29. Cái điều chỉnh nhiệt

Cơ cấu tự động giữ nhiệt độ cho trước trong giới hạn xác định

30. Cái điều chỉnh nhiệt lưỡng kim

Bộ điều chỉnh nhiệt làm việc trên cơ sở sự thay đổi khác nhau của chiều dài hai thanh kim loại ghép với nhau dưới tác động của nhiệt độ.

31. Cái điều chỉnh nhiệt kiểu dãn nở

Bộ điều chỉnh nhiệt, làm việc trên cơ sở thay đổi kích thước dài dưới tác dụng của nhiệt độ

32. Cái điều chỉnh nhiệt kiểu áp lực

Cái điều chỉnh nhiệt, làm việc trên cơ sở thay đổi thể tích (áp suất) của chất lỏng hoặc khí chứa trong hệ thống nhiệt kín dưới tác dụng của nhiệt độ.

33. Bộ hạn chế nhiệt độ

Cơ cấu dùng để hạn chế nhiệt độ của dụng cụ nhiệt bằng cách tự động cắt điện.

34. Cái cắt sự số

Cơ cấu bảo vệ tự động cắt điện khi có sự cố.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi