Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3681:1981 Vật liệu điện môi - Thuật ngữ và định nghĩa

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3681:1981

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3681:1981 Vật liệu điện môi - Thuật ngữ và định nghĩa
Số hiệu:TCVN 3681:1981Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Điện lực
Ngày ban hành:21/10/1981Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 3681-81

VẬT LIỆU ĐIỆN MÔI

THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Cơ quan biên soạn và đề nghị ban hành:

Trường đại học Bách Khoa Hà Nội

Cơ quan trình duyệt:

Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Nhà nước

Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số: 290/QĐ ngày 21 tháng 10 năm 1981

 

VẬT LIỆU ĐIỆN MÔI

THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Dielectric materials

Terms and definitions

Tiêu chuẩn này quy định những thuật ngữ và định nghĩa các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực vật liệu điện môi được dùng trong khoa học, kỹ thuật và sản xuất.

Những thuật ngữ quy định trong tiêu chuẩn dùng cho các loại tài liệu, sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy, tài liệu kỹ thuật và tra cứu. Trong những trường hợp khác cũng nên dùng các thuật ngữ này.

Thuật ngữ

Định nghĩa

KHÁI NIỆM CHUNG

1. Điện môi

Vật chất có tính chất điện cơ bản là khả năng phân cực và có thể tồn tại trường tĩnh điện trong nó.

2. Vật liệu điện môi

Vật liệu được sử dụng theo thuộc tính điện môi của nó.

3. Thuộc tính điện môi

Tập hợp các thuộc tính của điện môi có mối quan hệ với hiện tượng phân cực.

Chú thích: Các thuộc tính điện môi được đặc trưng bởi các thông số như độ cảm điện môi, độ thẩm điện môi tuyệt đối và tương đối, góc tổn thất điện môi, v.v….

4. Điện môi tác dụng

Loại điện môi có khả năng tạo, biến đổi hoặc khuếch đại các tín hiệu điện trong mạch điện.

5. Điện môi cực tính

Điện môi chứa các lưỡng cực có khả năng xoay hướng lại do tác dụng của điện trường ngoài.

6. Điện môi trung tính

Điện môi không chứa các lưỡng cực có khả năng xoay hướng lại do tác dụng của điện trường ngoài.

QUÁ TRÌNH VÀ TRẠNG THÁI

7. Phân cực

Sự chuyển dịch đàn hồi và sự xoay hướng của các điện tính liên kết trong điện môi.

8. Phân cực điện tử

Sự phân cực do sự chuyển dịch đàn hồi và sự biến dạng của vỏ điện tử một cách tương đối với hạt nhân trong điện môi.

9. Phân cực ion

Sự phân cực do sự chuyển dịch đàn hồi của các ion khác dấu khỏi vị trí cân bằng trong điện môi

10. Phân cực lưỡng tính

Sự phân cực chủ yếu do sự xoay hướng của các mômen điện của các lưỡng cực theo một hướng trong điện môi.

11. Phân cực kết cấu

Sự phân cực trong điện môi không đồng nhất do sự phân bố lại của các điện tích tự do trong điện môi.

12. Phân cực tự phát

Sự phân cực trong điện môi không có tác động bên ngoài:

13. Phân cực vùng (miền)

Sự phân cực trong vật liệu xét nhét chủ yếu do sự xoay hướng của các vùng (miền) phân cực theo một hướng.

14. Phân cực áp điện

Sự phân cực trong điện môi do tác dụng của các ứng suất cơ.

15. Phân cực dư

Sự phân cực còn lại sau khi các tác động ngoài chấm dứt.

16. Khử phân cực

Quá trình khử phân cực dư trong điện môi.

17. Phân cực lại

Sự thay đổi hướng phân cực trong điện môi.

18. Sự tản mạn của điện môi

Sự biến thiên của hệ số điện môi tương đối khi tần số của điện trường tác động thay đổi.

19. Sự tản mạn tích thoát của điện môi

Sự tản mạn của điện môi với sự giảm dần hệ số điện môi tương đối khi tần số tăng.

20. Sự tản mạn cộng hưởng của điện môi

Sự tản mạn của điện môi trong đó đường đặc tính tần số của hệ số điện môi tương đối có đoạn giảm, đoạn tăng.

21. Trường Lorenxơ

Tổng các trường cục bộ tác động lên phần tử điện môi do trường ngoài và trường của điện môi đã phân cực gây nên.

22. Sự đánh thủng

Sự hình thành các kênh dẫn điện trong điện môi do tác động của điện trường ngoài.

23. Đánh thủng từng phần

Sự đánh thủng trong đó kênh dẫn điện chưa đạt tới cực thứ hai.

24. Phóng điện cục bộ

Sự phóng điện của các bọt khí hay bọt chất lỏng trong điện môi.

25. Đánh thủng do nhiệt

Sự đánh thủng do trạng thái cân bằng nhiệt trong điện môi bị phá hủy dưới tác động của tổn thất điện môi.

26. Đánh thủng do điện hóa

Sự đánh thủng do các quá trình hóa xảy ra trong điện môi dưới tác động của điện trường.

27. Đánh thủng do điện

Sự đánh thủng do ion hóa va chạm hay sự phá hủy các liên kết giữa các phân tử điện môi dưới tác động trực tiếp của điện trường.

28. Đánh thủng do ion hóa

Sự đánh thủng do các quá trình ion hóa xảy ra khi có sự phóng điện cục bộ trong điện môi.

29. Đánh thủng do cơ điện.

Sự đánh thủng do điện môi bị phá hủy dưới tác động của các ứng suất cơ xuất hiện khi có tác động của điện trường.

30. Phóng điện bề mặt

Sự phóng điện theo bề mặt điện môi rắn đặt trong chất khí hay chất lỏng.

31. Trắc nghiệm điện môi

Sự hình thành các vết dẫn điện trên mặt điện môi rắn do sự phóng điện bề mặt gây nên.

ĐẶC TÍNH VÀ THÔNG SỐ CHUNG CỦA ĐIỆN MÔI

32. Độ thẩm tuyệt đối của điện môi

Hệ số biểu thị khả năng dẫn dòng chuyển dịch của mỗi loại vật liệu

33. Độ thẩm phức tuyệt đối của điện môi

Đại lượng bằng tỷ số giữa biên độ phức của độ chuyển dịch và biên độ của cường độ điện trường hình sin tác động.

34. Độ thẩm tương đối của điện môi

Đại lượng đặc trưng cho một loại vật liệu, bằng tỷ số giữa độ thẩm tuyệt đối của điện môi và độ ẩm điện môi của chân không (hằng số) điện.

35. Độ thẩm phức tương đối của điện môi

Đại lượng bằng tỷ số giữa độ thẩm phức tuyệt đối của điện môi hằng số điện.

36. Độ thẩm tương đối ban đầu của điện môi

Độ thẩm tương đối của điện môi khi biên độ của cường độ điện trường tiến đến giá trị không.

37. Độ thẩm tương đối thuận nghịch của điện môi

Độ thẩm tương đối của điện môi trong trường biến thiên khi đồng thời xếp chồng điện trường không đổi hoặc biến thiên chậm.

38. Độ thẩm vi sai của điện môi

Đại lượng bằng đạo hàm của độ chuyển dịch điện theo cường độ điện trường ngoài.

39. Độ thẩm hiệu dụng của điện môi

Đại lượng bằng thương số của tỉ số giữa giá trị hiệu dụng của mật độ dòng điện với cường độ điện trường chia cho tần số của trường đó.

40. Độ phân cực của phần tử điện môi

Đại lượng đặc trưng cho khả năng phân cực của phần tử điện môi, bằng tỷ số giữa mômen điện của phần tử điện môi do tác động của điện trường với cường độ của điện trường đó.

41. Tần số tản mạn của điện môi

Tần số của điện trường tác động lên điện môi mà tại đó giá trị tuyệt đối của đạo hàm thẩm tuyệt đối của điện môi theo tần số đạt cực đại.

42. Tần số tẩn mạn tích thoát của điện môi

 

43. Tần số tản mạn cộng hưởng của điện môi

 

44. Độ sâu tản mạn của điện môi

Đại lượng bằng hiệu các độ thẩm tương đối của điện môi ở các tần số ứng khi bắt đầu sự tản mạn của điện môi và khi kết thúc tản mạn và cuối cùng.

45. Bề rộng tản mạn của điện môi

Đại lượng bằng hiệu những tần số mà tại đó hệ số tổn thất điện môi bằng nửa giá trị cực đại của nó.

46. Hệ số Lôrenxơ

Đại lượng bằng tỷ số giữa thành phần cường độ trường Lôrenxơ  do sự phân cực điện môi gây nên với độ phân cực của nó.

Chú thích: Trong môi trường không đẳng hướng hệ số Lôrenxơ là một tenxơ bậc hai mà các thành phần của nó bằng tỷ số giữa các thành phần của hiệu các véctơ cường độ trường Lôrenxơ và cường độ trường ngoài với các thành phần của độ phân cực.

47. Dòng điện rò của điện môi

Dòng trong điện môi do sự tác động của điện áp không biến thiên theo thời gian.

48. Dòng điện rò xuyên

Thành phần không đổi của dòng điện rò

49. Dòng điện xuyên khối

Dòng xuyên qua khối điện môi.

50. Dòng điện xuyên mặt

Dòng xuyên theo bề mặt điện môi rắn tiếp xúc với chất khí hoặc chất lỏng.

51. Dòng điện hấp thụ

Dòng do sự phân bố lại các điện tích tự do trong khối điện môi.

52. Dòng kích nhiệt điện môi

Dòng phát ra khi nung nóng điện môi.

53. Dòng kích quang điện môi

Dòng phát ra khi chiếu sáng điện môi.

54. Điện dẫn khối của điện môi

Điện dẫn của điện môi, bằng tỷ số giữa dòng xuyên khối với điện áp đặt vào.

55. Điện dẫn mặt của điện môi

Điện dẫn của điện môi bằng tỷ số giữa dòng xuyên mặt với điện áp đặt vào.

56. Điện trở khối của điện môi

Đại lượng bằng nghịch đảo của điện dẫn khối của điện môi.

57. Điện trở mặt của điện môi

Đại lượng bằng nghịch đảo của điện dẫn mặt của điện môi

58. Điện trở suất khối của điện môi

Điện trở của một khối điện môi có cạnh bằng đơn vị trong hệ đơn vị được chọn khi dòng đi qua giữa hai mặt đối diện.

59. Điện trở suất mặt của điện môi

Điện trở của phần có dạng hình vuông trên mặt điện môi rắn khi dòng đi qua giữa hai cạnh đối diện của hình vuông.

60. Tổn thất điện môi

Công suất bị mất trong điện môi khi có điện trường tác động.

61. Tổn thất điện môi do điện dẫn

Phần tổn thất điện môi ứng với dòng điện xuyên.

62. Tổn thất điện môi do ion hóa

Phần tổn thất điện môi do sự ion hóa trong điện môi dưới tác động của điện trường.

63. Tổn thất điện môi tích thoát

Phần tổn thất điện môi do sự tích thoát tản mạn

64. Tổn thất điện môi cộng hưởng

Phần tổn thất điện môi do sự cộng hưởng tản mạn

65. Tổn thất điện môi trễ

Phần tổn thất điện môi do sự xoay hướng lại của các vùng (miền) phân cực của điện môi.

66. Suất tổn thất điện môi

Tổn thất trong đơn vị khối điện môi.

67. Góc tổn thất điện môi

Góc giữa véctơ mật độ dòng điện dẫn xoay chiều và véctơ dòng chuyển dịch trong điện môi trên mặt phẳng phức.

68. Tang góc tổn thất điện môi

 

69. Hệ số tổn thất điện môi

Đại lượng bằng tích của độ thẩm tương đối của điện môi và tang góc tổn thất điện môi.

70. Điện áp đánh thủng của điện môi

Điện áp nhỏ nhất tác động lên điện môi và gây đánh thủng điện môi.

71. Điện áp đánh thủng tĩnh

Điện áp đánh thủng khi điện áp tác động lên điện môi tăng từ từ.

72. Điện áp đánh thủng xung

Điện áp đánh thủng khi điện môi chịu tác động của điện áp xung.

73. Hệ số dự trữ độ bền điện của điện môi

Đại lượng bằng tỷ số giữa điện áp đánh thủng với điện áp làm việc danh định của điện môi.

74. Độ bền điện của điện môi

Cường động điện trường nhỏ nhất (trường đồng nhất) gây nên sự đánh thủng điện môi.

75. Điện áp phóng điện bề mặt của điện môi

Điện áp gây nên sự phóng điện theo bề mặt điện môi.

76. Hệ số xung của điện áp đánh thủng điện môi

Tỷ số giữa điện áp đánh thủng xung và điện áp đánh thủng tĩnh.

77. Đồ thị Col-Col

Sự biểu diễn quan hệ giữa các thành phần ảo và thực của độ thẩm phức tương đối của điện môi ở các tần số khác nhau.

78. Đường cong ion hóa điện môi

Quan hệ giữa tang góc tổn thất điện môi với điện áp tác dụng lên điện môi khi điện áp tăng từ từ.

ĐẶC TÍNH CỦA ĐIỆN MÔI ỨNG VỚI CÁC TÁC ĐỘNG BÊN NGOÀI

79. Tính bền nhiệt của điện môi

Tính chất của điện môi chịu được tác động của nhiệt độ tăng cao trong suốt thời gian bằng thời gian sử dụng bình thường mà không bị phá hủy và không bị giảm các tính chất đã có.

Chú thích: Tùy theo nhiệt độ cho phép trong vận hành, điện môi được chia thành nhiều cấp có tính chịu nhiệt khác nhau.

80. Tính chịu xung nhiệt của điện môi

Khả năng của điện môi chịu được sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ mà không bị phá hủy và không bị giảm các tính chất đã có.

81. Tính chịu lạnh của điện môi

Khả năng của điện môi chịu nhiệt độ thấp mà không làm xấu tính chất của nó.

82. Tính chịu hồ quang của điện môi

Khả năng của điện môi chịu tác động của hồ quang điện mà không làm xấu tính chất của nó.

83. Tính chịu hóa của điện môi

Khả năng của điện môi chịu tác động của các chất hoạt tính hóa học mà không làm xấu tính chất của nó.

84. Tính chịu bức xạ của điện môi

Khả năng của điện môi chịu tác động của bức xạ mà không làm xấu tính chất của nó.

85. Tính chịu vầng quang của điện môi

Khả năng của điện môi chịu tác động của phóng điện vầng quang mà không làm xấu tính chất của nó.

86. Tính chịu Trăckinh điện môi

Khả năng của điện môi chịu phóng điện bề mặt mà không gây nên các vết dẫn điện.

87. Tính chịu ẩm của điện môi

Khả năng của điện môi chịu tác động của khí quyển gần với trạng thái bão hòa hơi nước mà không làm xấu tính chất của điện môi ấy.

88. Tính chịu nước của điện môi

Khả năng của điện môi chịu tác động của môi trường nước mà không làm xấu tính chất của nó.

89. Độ hút nước của điện môi

Lượng nước mà điện môi hút trong môi trường nước.

90. Tính chịu nhiệt đới của điện môi

Khả năng của điện môi chịu tác động của khí hậu nhiệt đới mà không làm xấu tính chất của nó.

91. Tính chịu nấm mốc của điện môi

Khả năng của điện môi chịu tác động của nấm mốc mà không làm xấu tính chất của nó.

92. Độ hút ẩm của điện môi

Lượng hơi nước mà điện môi hút trong môi trường có độ ẩm xác định.

93. Sự già cỗi của điện môi

Sự sút kém phẩm chất của điện môi theo thời gian mà không hồi phục được.

94. Sự chuyển hóa điện môi

Quá trình xử lý sơ bộ điện môi trong điều kiện xác định của môi trường xung quanh nhằm loại bỏ hoặc giảm cục bộ các ảnh hưởng của trạng thái trước đó của điện môi, nhất là đối với nhiệt độ và độ ẩm.

95. Điều kiện hóa điện môi

Quá trình giữ điện môi trong điều kiện xác định của môi trường xung quanh, trong một khoảng thời gian nhất định.

DẠNG, ĐẶC TÍNH VÀ THÔNG SỐ CỦA XECNHET ĐIỆN

96. Xecnhét điện

Điện môi có sự phân cực tự phát trong khoảng nhiệt độ xác định sự phân cực này có thể được định hướng trong điện trường.

97. Xécnhét điện ion

Xécnhét điện mà sự phân cực tự phát của nó là do sự chuyển dịch của các ion trong mạng tinh thể ra khỏi vị trí cân bằng (vị trí mà mômen lưỡng cực bằng không).

98. Xécnhét điện lưỡng cực

Xécnhét điện mà sự phân cực tự phát của nó là do sự sắp xếp các lưỡng cực theo một hướng.

99. Xécnhét điện không tự lập

Xécnhét điện mà sự phân cực tự phát không phải do sự tương tác quần thể của các lưỡng cực.

100. Xécnhét đàn hồi

Điện môi trong đó sự biến dạng xảy ra một cách tùy tiện mà đầu của nó có thể thay đổi bởi các tác động bên ngoài.

101. Phần xécnhét điện

Điện môi mà ở một nhiệt độ xác định tự chuyển sang một trạng thái với sự sắp xếp của các lưỡng cực sao cho độ phân cực tự phát bằng không.

Chú thích: Có các loại phản xécnhét điện ion, xécnhét lưỡng cực và xécnhét không tự lập.

102. Xécnhét từ

Điện môi có sự sắp xếp phối hợp của các cấu trúc lưỡng cực điện và từ.

103. Xécnhét điện - bán dẫn

 

104. Vật liệu xécnhét điện

Vật liệu được sử dụng với các tính chất xécnhét của nó

Chú thích:

1. Tùy theo cấu trúc của vật liệu mà chia ra các loại xéc nhét điện đơn, xéc nhét tinh thể, xéc nhét gốm, xécnhét xitan.

2. Tùy theo trị số lực khử từ của xéc nhét điện mà chia ra các loại vật liệu xéc nhét mềm và xéc nhét cứng.

105. Sự chuyển pha của xécnhét điện

Sự chuyển pha thuật nghịch từ trạng thái thuận tiện sang trạng thái xéc nhét hay phản xécnhét

106. Sự chuyển pha dạng chuyển dịch

Sự chuyển pha xécnhét kèm theo sự chuyển dịch của các ion ra khỏi vị trí cân bằng.

107. Sự chuyển pha dạng có trật tự - không trật tự.

Sự chuyển pha xéc nhét điện kèm theo sự sắp xếp của các lưỡng cực.

108. Điểm quyri của xéc nhét điện

Nhiệt độ của sự chuyển pha xéc nhét điện.

109. Sự trễ điện môi

Quan hệ đa trị của độ phân cực điện môi với cường độ điện trường ngoài khi điện trường này thay đổi.

110. Chu trình trễ điện môi

Đường khép kín biểu thị quan hệ giữa độ phân cực hoặc sự chuyển dịch của điện môi với cường độ điện trường ngoài khi điện trường này thay đổi theo chu kỳ.

111. Độ phân cực báo hòa của xécnhét điện.

Giá trị lớn nhất của độ phân cực xéc nhét điện tương ứng với đoạn đầu của đoạn báo hòa.

Chú thích: Đoạn báo hòa là phần của đường chu trình trễ điện môi, tại đó hai nhánh của nó chập vào nhau.

112. Hệ số vuông góc của chu trình trễ xéc nhét điện

Tỷ số giữa độ phân cực dư với độ phân cực báo hòa của xéc nhét điện

113. Vùng xéc nhéc điện

Vùng trong xéc nhét điện hoặc phản xéc nhét điện trong đó có các mômen lưỡng cực của mạng tinh thể được xếp theo một trật tự đồng nhất trong không gian.

114. Lực khử xủa xéc nhét điện.

Cường độ điện trường hoặc từ trường hoặc ứng suất cơ cần thiết để định hướng lại các vùng xéc nhét điện.

115. Sự già cỗi của xéc nhét điện

Sự thay đổi tùy tiện các tính chất của xéc nhét điện theo thời gian. Sự thay đổi đó có thể thuận nghịch hóa do tác động của bên ngoài.

Chú thích: Các tác động bên ngoài có thể là: nhiệt độ cao hơn điểm quyri của xéc nhéc điện, điện trường biến thiên, ứng suất cơ, …

ĐẶC TÍNH, THÔNG SỐ CỦA ĐIỆN MÔI ĐƯỜNG THẲNG

116. Điện môi không đường thẳng

Điện môi mà độ phân cực của nó phụ thuộc không đường thẳng vào cường độ điện trường.

117. Độ không đường thẳng của điện môi

Sự biến thiên của độ thẩm tương đối của điện môi không đường thẳng khi cường độ điện trường thay đổi.

118. Độ không đường thẳng hiệu dụng của điện môi

Độ không đường thẳng của điện môi đặc trưng bởi sự biến thiên của hệ số điện môi hiệu dụng của nó theo biên độ của điện trường ngoài.

119. Hệ số không đường thẳng của điện môi

Tỷ số giữa các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của độ thẩm tương đối của điện môi không đường thẳng phụ thuộc vào cường độ điện trường ngoài.

120. Hệ số chất lượng của điện môi không đường thẳng

Tỷ số giữa hệ số không đường thẳng của điện môi với trị số trung bình của hệ số tổn thất điện môi trong chu kỳ biến thiên của điện trường.

121. Ngẫu điện

Điện môi không đường thẳng không thuộc loại phân cực tự phát và có độ thẩm tương đối của điện môi giảm khi nhiệt độ tăng.

122. Độ không đường thẳng thuận nghịch của điện môi

Độ không đường thẳng của điện môi đặc trưng bởi sự biến đổi của hệ số điện thẩm tương đối của điện môi thuận nghịch phụ thuộc vào điện trường không đổi hoặc biến đổi chậm.

123. Độ không đường thẳng của điện môi

Độ không đường thẳng của điện môi đặc trưng bởi sự biến đổi của độ thẩm vị sai của điện môi theo trị số tức thời của cường độ điện trường biến thiên.

ĐẶC TÍNH VÀ THÔNG SỐ CỦA ÁP ĐIỆN

124. Áp điện

Điện môi có hiệu ứng áp điện.

Chú thích: Hiệu ứng áp điện là sự phân cực của điện môi dưới tác động của cơ học (hiệu ứng áp điện thuận), hoặc sự biến dạng của điện môi dưới tác động của điện trường mà sự biến dạng đó có quan hệ đường thẳng với cường độ của trường (hiệu ứng áp điện nghịch).

125. Vật liệu áp điện

Vật liệu được sử dụng với các tính chất áp điện của nó.

Chú thích: Có các loại gốm áp điện, thạch anh áp điện và các loại tinh thể áp điện khác.

126. Áp điện - bán dẫn

 

ĐẶC TÍNH VÀ THÔNG SỐ CỦA VẬT LIỆU HÓA VÀ QUANG ĐIỆN

127. Hóa điện

Điện môi có hiệu ứng hỏa điện.

Chú thích: Hiệu ứng hỏa điện là sự xuất hiện điện tích trên bề mặt điện môi khi nhiệt độ của nó thay đổi.

128. Vật liệu hóa điện

Vật liệu được sử dụng với các tính chất hỏa điện của nó.

129. Hệ số hóa điện

Tỷ số giữa độ biến thiên của độ phân cực với khoảng nhiệt độ gây nên sự biến thiên đó.

130. Vật liệu quang điện

Vật liệu được sử dụng theo hiệu ứng quang điện của nó.

Chú thích: Hiệu ứng quang điện là sự biến đổi của hệ số thẩm điện phức của điện môi trong dải ánh sáng dưới tác động của điện trường.

DẠNG, ĐẶC TÍNH VÀ THÔNG SỐ CỦA ELECTRET

131. Electret

Điện môi có khả năng duy trì lâu dài sự phân cực và tạo ra trong không gian xung quanh nó một điện trường sau khi điện trường bên ngoài không còn nữa.

132. Electret đơn

Electret chỉ chứa trong thể tích của nó một loại điện tích cùng dấu.

133. Electret cơ

Electret do tác động của ứng suất cơ tạo nên.

134. Electret radio

Electret tạo nên bởi tác động của các hạt mang điện được gia tốc hoặc của bức xạ ion hóa lên điện môi.

135. Electret nhiệt

Electret được tạo nên bởi sự tác động của điện trường lên điện môi được nung nóng và sau đó được làm nguội cũng trong trường đó.

136. Electret điện

Electret được tạo nên bởi tác động của điện trường lên điện môi không bị nung nóng.

137. Electret ma sát

Electret được tạo nên bởi sự ma sát hay tiếp xúc của điện môi với vật khác.

138. Electret quang

Electret được tạo nên bởi sự tác động đồng thời của bức xạ điện từ và điện trường lên điện môi.

139. Điện tích đồng nhất của electret

Điện tích của electret cùng dấu với điện tích trên bản cực.

140. Điện tích không đồng nhất của electret

Điện tích của electret trái dấu với điện tích trên bản cực

141. Điện tích ổn định của electret

Giá trị ổn định của điện tích electret sau khi chế tạo.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi