Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3678:1981 Nguồn bức xạ quang dùng điện - Thuật ngữ và định nghĩa

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3678:1981

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3678:1981 Nguồn bức xạ quang dùng điện - Thuật ngữ và định nghĩa
Số hiệu:TCVN 3678:1981Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Điện lực
Ngày ban hành:21/10/1981Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 3678 - 81

NGUỒN BỨC XẠ QUANG DÙNG ĐIỆN - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Electrical sorrce of optical vadiation - Terms and definitions

Tiêu chuẩn này quy định cho những thuật ngữ và định nghĩa của những khái niệm cơ bản trong lĩnh vực nguồn bức xạ quang dùng điện được sử dụng trong khoa học, kỹ thuật và sản xuất.

Những thuật ngữ quy định trong tiêu chuẩn này dùng cho các loại tài liệu, sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy, tài liệu kỹ thuật và tra cứu. Trong những trường hợp khác cũng nên dùng các thuật ngữ này.

Những thuật ngữ tương đương không cho phép dùng có ký hiệu “Kcp”

Đối với những thuật ngữ có dẫn ra các dạng viết gọn (có ký hiệu Vg) trong tiêu chuẩn này được dùng để tham khảo, chúng có thể sử dụng trong trường hợp không có khả năng gây sự trùng lặp.

Thuật ngữ

Định nghĩa

KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. Nguồn bức xạ quang dùng điện

Vg. Đèn

Thiết bị dùng để biến điện năng thành năng lượng bức xạ quang.

2. Đèn hồng ngoại.

Kcp. Các bức xạ hồng ngoại

Đèn để phát tia hồng ngoại.

3. Đèn ánh sáng nhìn thấy.

Đèn để phát ánh sáng nhìn thấy

4. Đèn cực tím

Kcp. các bức xạ cực tím

Đèn để phát tia cực tím.

5. Đèn nung sáng

Đèn phát sáng bởi vật thể được nung nóng bằng dòng điện.

6. Đèn phóng điện có khí

Đèn phát sáng nhờ hiệu ứng tỏa sáng của phóng điện trong khí, hỗn hợp khí hoặc hơi kim loại.

7. Đèn phát quang.

Đèn phát sáng nhờ hiệu ứng phát quang

8. Đèn hướng quang.

Đèn phân bổ ánh sáng theo một hướng cho trước.

9. Đèn gương

Đèn hướng quang có một phần bóng được tráng gương

10. Đèn phản xạ khuyếch tán

Đèn hướng quang có một phần bóng được tráng lớp phản xạ khuyếch tán.

11. Đèn tản quang

Đèn có bóng được tráng lớp tản quang.

12. Đèn xung

Đèn để phát xung ánh sáng cường độ lớn.

13. Đèn chớp

Đèn xung để phát chớp sáng một lần nhờ quá trình cháy chất chứa trong bóng đèn.

CÁC DẠNG ĐÈN NUNG SÁNG

14. Đèn có vật đốt bằng than

 

15. Đèn có vật đốt bằng kim loại

 

16. Đèn có băng đốt

Đèn nung sáng có vật đốt bằng băng dẹt kim loại.

17. Đèn có sợi đốt kim loại

Đèn nung sáng có vật đốt bằng sợi kim loại.

18. Đèn có sợi đốt kim loại thẳng

Đèn có sợi đốt kim loại đặt thẳng hoặc dích dắc.

19. Đèn có sợi đốt quấn đơn Kcp. Đèn có sợi quấn đơn giản

Đèn có sợi đốt kim loại quấn thành lò xo.

20. Đèn có sợi đốt quấn kép

Đèn có sợi đốt kim loại quấn thành lò xo kép lồng vào nhau.

21. Đèn chân không

Đèn nung sáng có vật đốt đặt trong bóng chân không.

22. Đèn có khí

Đèn nung sáng có vật đốt đặt trong bóng chứa khí hoặc hỗn hợp khí (thường là nitơ, acgôn, criptôn…)

23. Đèn halôgen

Đèn có khí chứa một lượng nhỏ halôgen hoặc hợp chất của chúng.

24. Đèn nung sáng cỡ nhỏ

Đèn nung sáng có chiều dài trên 31 đến 75 mm và bóng có đường kính từ 18 đến 51 mm

25. Đèn nung sáng tí hon

Đèn nung sáng có chiều dài trên 10 đến 31 mm và bóng có đường kính từ 4 đến 18mm.

26. Đèn nung sáng siêu tý hon

Đèn nung sáng có chiều dài không quá 10mm và bóng có đường kính không quá 4 mm

CÁC DẠNG ĐÈN PHÓNG ĐIỆN CÓ KHÍ

27. Đèn phóng điện áp suất thấp

Đèn phóng điện có áp suất của khí và hơi kim loại trong chế độ làm việc không quá 1,33 x 104N/m. (100 mm cột thủy ngân).

28. Đèn phóng điện áp suất cao

Đèn phóng điện có áp suất của khí và hơi kim loại trong chế độ làm việc ở vào khoảng từ 1,33 x 104N/m2 đến 106N/m2 (100 mm Hg ÷ 10 atm)

Chú thích. Không áp dụng cho đèn Natri.

29. Đèn phóng điện áp suất siêu cao

Đèn phóng điện có áp suất khí và hơi kim loại trong chế độ làm việc vượt quá 106N/m2 (10 atm).

30. Đèn phát quang chứa khí

Đèn phóng điện làm việc nhờ hiệu ứng phát quang khi phóng điện trong khí hoặc hỗn hợp khí

31. Đèn phát quang chứa hơi kim loại

Đèn phóng điện làm việc nhờ hiệu ứng phát quang khi phóng điện trong hơi kim loại.

Chú thích. Để dễ phóng điện có thể có thêm một lượng khí hoặc hỗn hợp khí.

32. Đèn Natri

Đèn phát quang chứa hơi kim loại làm việc nhờ hiệu ứng phát quang khi phóng điện trong hơi natri.

33. Đèn natri áp suất thấp

Đèn natri có áp suất hơi natri trong chế độ làm việc không quá 102N/m2 (1mm cột thủy ngân).

34. Đèn natri áp suất cao.

Đèn natri có áp suất hơi natri trong chế độ làm việc lớn hơn 102 N/m2 (1mm cột thủy ngân)

35. Đèn thủy ngân.

Đèn phát quang chứa hơi kim loại làm việc nhờ hiệu ứng phát quang khi phóng điện trong hơi thủy ngân.

36. Đèn cực tím.

Đèn thủy ngân có bình bằng thủy tinh pha tini hoặc thạch anh, bức xạ chủ yếu tập trung trong vùng cực tím.

37. Đèn sát trùng.

Đèn thủy ngân có bóng bằng thủy tinh pha tini hoặc thạch anh, bức xạ chủ yếu trong vùng cực tím có tác dụng sát trùng.

38. Đèn thủy ngân vonfram

Đèn thủy ngân có thêm vật đốt nóng bằng vonfram.

39. Đèn phóng điện halôgen.

Đèn phóng điện làm việc nhờ hiệu ứng phát quang khi phóng trong hỗn hợp khí hoặc hơi kim loại có sản phẩm phân hủy của các halôgen.

40. Đèn huỳnh quang.

Đèn phóng điện làm việc nhờ lớp phát huỳnh quang được kích thích bởi bức xạ cực tím khi phóng điện.

41. Đèn phóng điện mờ

Đèn phóng điện làm việc nhờ hiệu ứng phát quang khi phóng điện mờ.

42. Đèn hồ quang.

Đèn phóng điện làm việc nhờ phóng điện hồ quang

Chú thích. Có thể có loại hồ quang hở và loại hồ quang trong bóng kín chứa khí hoặc hơi kim loại.

43. Đèn phát sáng bằng điện cực

Đèn hồ quang có nguồn sáng chủ yếu là các điện cực được nung nóng

44. Đèn hồ quang cực than

 

45. Đèn hồ quang cực than đơn giản

Đèn hồ quang với cực than không được pha thêm các hợp chất tạo tia lửa có nguồn sáng chủ yếu là các điện cực được nung nóng.

46. Đèn hồ quang ngọn lửa

Đèn hồ quang với cực than được pha thêm các hợp chất tạo ngọn lửa làm việc nhờ hiệu ứng phát quang khi phóng điện trong hơi kim loại.

47. Đèn hồ quang cực than cường độ cao

Đèn hồ quang với cực than có ngòi được pha thêm các hợp chất kim loại tạo ngọn lửa và vỏ bằng các vật liệu các bon có khả năng làm việc với mật độ dòng điện lớn và đảm bảo độ chói không thấp hơn 250 Mnit.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi