Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3676:1981 Vật liệu dẫn điện - Thuật ngữ và định nghĩa

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3676:1981

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3676:1981 Vật liệu dẫn điện - Thuật ngữ và định nghĩa
Số hiệu:TCVN 3676:1981Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Điện lực
Ngày ban hành:21/10/1981Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 3676 - 81

VẬT LIỆU DẪN ĐIỆN

THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Conductor materials

Tesms and definitions

Cơ quan biên soạn và đề nghị ban hành:

Trường đại học Bách khoa Hà Nội

Cơ quan trình duyệt:

Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Nhà nước

Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước

Cơ quan xét duyệt và ban hành:

Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số: 290/QĐ ngày 21 tháng 10 năm 1981.

 

VẬT LIỆU DẪN ĐIỆN - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Conductor materials - Tesms and definitions

Tiêu chuẩn này quy định những thuật ngữ và định nghĩa các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực vật liệu dẫn điện được dùng trong khoa học, kỹ thuật và sản xuất.

Những thuật ngữ quy định trong tiêu chuẩn dùng cho các loại tài liệu, sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy, tài liệu kỹ thuật và tra cứu. Trong những trường hợp khác cũng nên dùng các thuật ngữ này.

Đối với những thuật ngữ có dẫn ra các dạng viết gọn (có ký hiệu Vg) trong tiêu chuẩn được dùng để tham khảo, chúng có thể sử dụng trong các trường hợp không có khả năng gây nên những sự trùng lập.

Thuật ngữ

Định nghĩa

KHÁI NIỆM CHUNG

1. Vật dẫn.

Vật liệu mà tính dẫn điện là tính chất điện cơ bản.

2. Vật liệu dẫn.

Vật liệu có các tính chất của vật dẫn diện, được dùng để chế tạo các sản phẩm cáp, dây dẫn và các chi tiết dẫn dòng điện.

3. Vật dẫn hyper

Vật dẫn mà ở nhiệt độ rất thấp điện trở suất của nó có điện trở suất nhỏ hơn nhiệt độ bình thường 100 lần hay hơn nữa.

4. Vật liệu dẫn hyper

Vật liệu dẫn có các tính chất của vật dẫn hyper.

5. Vật siêu dẫn

Vật dẫn mà điện trở của nó có thể giảm đến giá trị rất nhỏ (không thể đo được) trong khoảng nhiệt độ từ điểm không tuyệt đối đến một nhiệt độ nào đó (tùy thuộc từng loại vật liệu).

6. Vật liệu siêu dẫn

Vật liệu dẫn điện có các tính chất của vật siêu dẫn.

7. Trạng thái bình thường của vật dẫn

Trạng thái của vật dẫn mà ở đó điện trở suất của nó khác không.

8. Trạng thái siêu dẫn của vật dẫn

Trạng thái của vật dẫn tại đó điện trở suất của nó thực tế bằng không.

9. Sự mất tích siêu dẫn

Sự chuyển từ trạng thái siêu dẫn sang trạng thái bình thường của vật dẫn khi tăng nhiệt độ và (hoặc) từ cảm.

CÁC DẠNG VẬT LIỆU DẪN ĐIỆN

10. Vật dẫn dạng 1

Vật dẫn có điện dẫn điện tử.

11. Vật dẫn dạng 2

Vật dẫn có điện dẫn ion.

12. Vật siêu dẫn dạng 1

Vật siêu dẫn mà sự chuyển sang trạng thái siêu dẫn xảy ra ở nhiệt độ xác định.

13. Vật siêu dẫn dạng 2

Vật siêu dẫn mà sự chuyển sang trạng thái siêu dẫn xảy ra trong một giãi nhiệt độ.

14. Vật dẫn đơn

Vật dẫn chỉ chứa một nguyên tố hóa học.

15. Vật dẫn phức

Vật dẫn là một hợp kim hoặc một liên kết hóa học.

16. Vật liệu dẫn có điện điện dẫn cao

Vật liệu dẫn điện có điện trở suất ở điều kiện bình thường không lớn hơn 0,1µW.m.

17. Vật liệu dẫn có điện trở cao

Vật liệu dẫn điện có điện trở suất ở điều kiện bình thường không nhỏ hơn 0,3µW.m.

18. Vật liệu dẫn điện chịu nóng

Vật liệu dẫn điện có thể làm việc lâu dài ở nhiệt độ không nhỏ hơn 1000oK trong không khí hoặc trong môi trường khí có tính ôxy hóa.

19. Vật liệu dẫn điện kim loại

Vật liệu dẫn điện bằng kim loại hoặc hợp kim.

Chú thích:

1. Tùy theo vào độ tinh khiết mà phân ra các vật liệu dẫn điện kim loại có độ tinh khiết kỹ thuật tăng cao, cao và siêu cao.

2. Tùy theo vào độ rắn và độ dẻo mà phân ra vật liệu dẫn điện kim loại mềm, rắn và nửa rắn.

3. Tùy theo dạng mà phân ra vật liệu dẫn điện kim loại kiểu sợi, ống tấm, băng, lá.

20. Vật liệu dẫn làm tiếp điểm.

Vật liệu dẫn điện dùng để chế tạo các chi tiết tiếp xúc và tiếp điểm.

21. Vật liệu dẫn làm điện cực.

Vật liệu dẫn điện dùng để chế tạo điện cực.

22. Vật liệu dẫn làm điện trở.

Vật liệu dẫn điện dùng để chế các phần tử điện trở.

23. Vật liệu than kỹ thuật điện.

Vg. Than kỹ thuật điện

Vật liệu dẫn điện mà phần cơ bản là graphit hoặc cacbon không định hình

24. Vật liệu dẫn hỗn hợp

Vật liệu dẫn điện là hỗn hợp cơ học của nhiều chất khác nhau

25. Vật liệu dẫn nhiều lớp

 

26. Vật liệu dẫn lưỡng kim

Vật liệu dẫn điện gồm hai lớp kim loại mà bề mặt tiếp xúc của chúng ở trạng thái liên kết phân tử nguyên tử

THÔNG SỐ CỦA VẬT LIỆU DẪN ĐIỆN

27. Điện trở suất.

Điện trở của vật dẫn có mặt cắt bằng 1 và độ dài bằng 1 trong hệ đơn vị được chọn

28. Điện dẫn suất.

Đại lượng bằng nghịch đảo của điện trở suất.

29. Hệ số nhiệt độ của điện trở suất của vật liệu.

Tỷ số giữa đạo hàm theo nhiệt độ của điện trở suất với điện trở suất của vật liệu dẫn điện.

30. Công thoát của điện tử.

Năng lượng cần thiết để tách điện tử ra khỏi vật dẫn trong chân không.

31. Thể hiện tiếp xúc của vật dẫn.

Thế hiệu phát sinh khi tiếp xúc hai loại vật liệu dẫn điện khác nhau.

32. Sức điện động nhiệt của vật dẫn.

Sức điện động phát sinh trong mạch điện gồm các vật liệu dẫn điện khác nhau có nhiệt độ tiếp xúc khác nhau được ghép nối tiếp với nhau

33. Suất sức điện động nhiệt của vật dẫn.

Đại lượng bằng tỷ số giữa sức điện động nhiệt của vật dẫn với hiệu số nhiệt độ của hai đầu tiếp xúc.

34. Nhiệt độ tới hạn của vật siêu dẫn.

Nhiệt độ mà ở đó khi không có từ trường xảy ra sự chuyển hóa thuận nghịch giữa trạng thái bình thường với trạng thái siêu dẫn.

35. Độ từ cảm tới hạn của vật siêu dẫn.

Độ từ cảm mà ở đó xảy ra sự chuyển hóa chuyển nghịch giữa trạng thái siêu dẫn với trạng thái bình thường ở nhiệt độ gần bằng không tuyệt đối.

36. Mật độ tới hạn của dòng điện của vật siêu dẫn.

Mật độ lớn nhất của dòng điện dẫn khi có sự chuyển hóa thuận nghịch giữa trạng thái siêu dẫn với trạng thái bình thường ứng với các giá trị xác định của nhiệt độ và độ từ cảm của từ trường ngoài.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi