Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2325:1978 Linh kiện bán dẫn - Hệ thống ký hiệu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2325:1978

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2325:1978 Linh kiện bán dẫn - Hệ thống ký hiệu
Số hiệu:TCVN 2325:1978Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nướcLĩnh vực: Điện lực
Ngày ban hành:16/11/1978Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 2325 – 78

LINH KIỆN BÁN DẪN - HỆ THỐNG KÝ HIỆU

Semiconductor - Devices designation

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại linh kiện bán dẫn: tranzito, điôt, thyrito, phôtô tranzito, phôtô điôt, phôtô thyrito, điôt laze, điôt huỳnh quang, quang điện trở, pin quang điện và quy định hệ thống ký hiệu các linh kiện kể trên.

Ký hiệu các linh kiện bán dẫn gồm bốn thành phần như sau:

1. Thành phần thứ nhất của ký hiệu: chữ cái hoặc chữ số, chỉ vật liệu bán dẫn chế tạo ra linh kiện và được quy định như bảng 1.

2. Thành phần thứ hai của ký hiệu: chữ cái, xác định tên và chức năng của linh kiện:

T – Tranzito (Bipôla)

F – Tranzito trường

S – Tranzito chuyển mạch

V – Tranzito siêu cao tần

A – Điốt siêu cao tần (trộn sóng, tách sóng, khuếch đại thông số, điều khiển, nhân tần số, tạo dao động)

B – Điốt biến dung (tinh chỉnh, nhân tần số)

Bảng 1

Vật liệu chế tạo ra linh kiện

Ký hiệu linh kiện

 

Thông dụng

Chuyên dụng

Gecmani và các loại vật liệu có dải cấm:

0,6 £ E/eV < 1,0

 

G

 

1

Silic và các loại vật liệu có dải cấm:

1,0 £ E/eV < 1,3

 

S

 

2

Gali acxênit và các loại vật liệu có dải cấm:

1,3 £ E/eV

 

A

 

3

Indi antimoanit và các loại vật liệu có dải cấm:

E/eV < 0,6

 

D

 

4

D – Điốt vạn năng, điốt nắn điện, điốt xung

E – Điốt có điện trở âm (Điốt đường hầm, điốt thác lũ, đinito, điôt pin)

H – Thyrito

Q – Linh kiện quang bán dẫn

3. Thành phần thứ 3 của ký hiệu: chữ số, xác định khả năng của linh kiện và được quy định như ở bảng 2.

Bảng 2

LINH KIỆN

Ký hiệu

1. Tranzito (Bipôla), trazito trường

 

1.1. Công suất nhỏ (công suất tiêu tán Pt < 0,3 W)

 

a) Tần số thấp (tần số giới hạn ft < 3 MHz)

1

b) Trung tần ( 3 MHz £ ft < 30 MHz)

2

c) Cao tần (30 MHz £ ft < 1 GHz)

3

1.2. Công suất trung bình (0,3 W £ ft < 1,5 W)

 

a) Tần số thấp

4

b) Trung tần

5

c) Cao tần

6

1.3. Công suất lớn ( 1,5w £ Pt)

 

a) Tần số thấp

7

b) Trung tần

8

c) Cao tần

 

2. Tranzito chuyển mạch tranzito siêu cao tần (ft   1 GHz)

 

2.1. Công suất nhỏ (Pt < 0,3 W)

1

2.2. Công suất trung bình (0,3 W £ Pt < 1,5 W)

2

2.3. Công suất lớn (1,5 W £ Pt)

3

3. Điôt siêu cao tần

 

3.1. Điôt trộn sóng

1

3.2. Điôt tách sóng

2

3.3. Điôt khuếch đại thông số

3

3.4. Điôt điều khiển (chuyển mạch, giới hạn thế, biến thế)

4

3.5. Điôt nhân tần số siêu cao

5

3.6. Điôt tạo dao động siêu cao tần

6

4. Điôt biến dạng

 

4.1. Điôt biến dung tinh chỉnh

1

4.2. Điôt biến dung nhân tần số

2

5. Điôt vạn năng, nắn điện, xung

 

5.1. Điôt vạn năng

1

5.2. Điôt nắn điện

2

5.3. Điôt xung

 

       a) Thời gian phục hồi điện trở ngược

                                                 ts > 150 nS

 

3

       b)                          30 nS < ts £ 150 nS

4

       c)                            5 nS < ts  £ 30 nS

5

       d)                            1 nS £ ts  £   5 nS

6

       e)                                        ts  <   1 nS

7

6. Điôt có điện trở âm

 

6.1. Điôt đường hầm

1

6.2. Điôt thác lũ

2

6.3. Đinito

3

6.4. Điôt pin

4

6.5. Impat, trapat

5

7. Điôt ổn áp

 

7.1. Công suất nhỏ (công thức tiêu tán Pt < 0,3 W)

1

7.2. Công suất trung bình (0,3W £Pt £ 5 W)

2

7.3. Công suất lớn            (          Pt  > 5 W)

3

8. Thyrito

 

8.1. Dòng thuận      Ith £ 50 A

1

8.2. Dòng thuận       50 A < Ith  £ 100 A

2

8.3 Dòng thuận      100 A < Ith

3

9. Linh kiện quang bán dẫn

 

9.1. Phôto Điôt

1

9.2. Phôto tranzito

2

9.3. Phôto thyrito

3

9.4. Điôt huỳnh quang

4

9.5. Điôt laze

5

9.6. Cặp điôt huỳnh quang – phôtô điôt

6

9.7. Pin quang điện

7

9.8. Quang trở

8

9.9. Bộ hiện số bằng điôt huỳnh quang hay tinh thể lỏng

9

4. Thành phần thứ tư của ký hiệu gồm hai chữ số từ 01 đến 99 cho biết số thứ tự đăng ký của sản phẩm và là chìa khóa để tra cứu các thông số cụ thể của chúng trong các bảng hoặc sách tra cứu hướng dẫn. Riêng đối với trazito loại n – p – n được mang số đăng ký là lẻ còn tranzito loại p - n - p được mang số đăng ký là chẵn.

5. Có thể đưa vào ký hiệu thành phần thứ năm: chữ cái từ A đến Z xác định nhóm linh kiện theo một thông số điện nào đó.

6. Các linh kiện khối, linh kiện cặp (như cầu chỉnh lưu, cặp tranzito n – p – n/ p – n – p được ký hiệu thêm chữ K đứng sau phần ký hiệu.

7. Các điôt nắn điện được ký hiệu thêm như sau:

8. Điôt ổn áp được ký hiệu thêm như sau:

9. Thyrito được ký hiệu thêm như sau:

Trong các trường hợp đòi hỏi được phép bổ sung sau ký hiệu:

10. Một số ví dụ ký hiệu quy ước các linh kiện bán dẫn như sau:

- Tranzito tần số thấp chuyên dụng công suất nhỏ làm từ silic trong đợt sản xuất đầu tiên có ký hiệu quy ước: 2T101.

- Tranzito cao tần thông dụng công suất trung bình làm từ gecmani có số đăng ký sản phẩm 05, nhóm A có ký hiệu quy ước:

GT605 A

- Tranzito trường tần số thấp thông dụng công suất nhỏ làm từ silic có số đăng ký 02 thuộc nhóm C có ký hiệu quy ước:

 SF 102C

- Tranzito siêu cao tần chuyên dụng công suất nhỏ làm từ silic, số đăng ký 15, thuộc nhóm A có ký hiệu quy ước: 2V115

- Tranzito chuyển mạch thông dụng công suất nhỏ làm từ gecmani, số đăng ký 20 có ký hiệu quy ước:  GS120.

- Điôt chỉnh lưu bán dẫn thông dụng được chế tạo từ silic, điện áp ngược cho phép 300V, dòng thuận 5 A, số đăng ký 05, có ký hiệu quy ước: SD205/3 – 5.

- Điôt xung chuyên dụng làm từ các silic có thời gian phục hồi điện trở không lớn hơn 150 ms, số đăng ký 10 thuộc nhóm A, có ký hiệu quy ước: 2C310 A.

- Điôt bán dẫn thông dụng, được chế tạo từ silic công suất trung bình (0,3 W < Pt 5W) điện áp được ổn định 9 V, số đăng ký 02, có ký hiệu quy ước: SZ202/9

- Thyrito bán dẫn thông dụng được chế tạo từ silic có dòng thuận Ith < 50 A, điện áp ngược 800 V, số đăng ký 12 có ký hiệu quy ước : SH112/8

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi