Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2048:1993 Ổ và phích cắm điện một pha

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2048:1993

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2048:1993 Ổ và phích cắm điện một pha
Số hiệu:TCVN 2048:1993Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Điện lực
Ngày ban hành:01/01/1993Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 2048 - 1993

Ổ VÀ PHÍCH CẮM ĐIỆN MỘT PHA

Single phase plug connector

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các loại ổ và phích cắm điện một pha dùng để nối lưới điện xoay chiều tần số 50 Hz tới các thiết bị điện có điện áp đến 250 V. Dòng điện định mức điện 10 A.

1. Phân loại, kích thước và thông số cơ bản

1.1. Ổ và phích cắm điện được chia ra các kiểu sau:

a) Chia theo hình dạng cực tiếp xúc:

- Kiểu hình trụ.

- Kiểu dẹt

b) Chia theo cách lắp đặt:

- Kiểu lắp nổi

- Kiểu lắp chìm

c) Chia theo cấp bảo vệ an toàn:

- Kiểu có cực tiếp đất.

- Kiểu không có cực tiếp đất

d) Chia theo công dụng:

- Kiểu một ngả

- Kiểu nhiều ngả

1.2. Thông số cơ bản của ổ và phích cắm điện phải phù hợp với bảng 1.

Bảng 1

Điện áp làm việc cao nhất

250

Dòng điện định mức, A

6,3 ; 10

Chú thích: Dòng điện tổng của ổ cắm nhiều ngả không được vượt quá dòng điện qui định cho ổ cắm một ngả.

1.3. Kích thước cơ bản của ổ và phích cắm điện cực tiếp xúc kiểu hình trụ phải tương ứng với hình 1 và bảng 2.

Hình 1

Bảng 2

Dòng điện định mức , A

d1

d2

6,3

10

j 4 ± 0,06

j 4,8 ± 0,06

j 4,5 + 0,3

j 5,5 + 0,3

1.4. Kích thước cơ bản của ổ và phích cắm điện cực tiếp xúc kiểu hình trụ có cực tiếp đất phải phù hợp với hình 2 và bảng 2.

Hình 2

1.5. Kích thước cơ bản của ổ và phích cắm điện cực tiếp xúc kiểu dẹt phải phù hợp với hình 3.

Hình 3

1.6. Kích thước cơ bản của ổ và phích cắm điện cực tiếp xúc hình dẹt có cực tiếp đất phải phù hợp với hình 4.

Hình 4

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Ổ và phích cắm điện phải làm việc bình thường ở các điều kiện sau:

a) Độ cao so với mặt biển không quá 1000 m.

b) Nhiệt độ của môi trường xung quanh không quá +40 oC.

c) Độ ẩm tương đối của môi trường xung quanh không quá 98 % (ở nhiệt độ 25 oC)

d) Không có các chất khí cháy nổ, ăn mòn kim loại hoặc phá hủy chất cách điện, không có bụi dẫn điện.

e) Có thiết bị tránh mưa.

2.2. Ổ và phích cắm điện phải chịu được thử điện áp 2000 V xoay chiều tần số 50 Hz trong một phút mà không bị đánh thủng hoặc phóng điện bề mặt.

2.3. Ổ và phích cắm điện phải chịu được thử khí hậu nhân tạo, thời gian thử là 2 chu kỳ. Sau khi thử tính năng cách điện của ổ và phích cắm phải đạt các yêu cầu sau:

a) Điện trở cách điện không nhỏ hơn 2 MW

b) Chịu được thử điện áp 1500 V xoay chiều tần số 50 Hz trong một phút mà không bị đánh thủng hoặc phóng điện bề mặt.

2.4. Chiều dài đường rò và khe hở không khí, không nhỏ hơn chỉ dẫn trong bảng.

Dạng đo

Chỗ đo

Giá trị, mm

Chiều dài đường rò

1. Giữa các phần mang điện thuộc các cực tính khác nhau

2. Giữa các phần mang điện và:

+ Phần kim loại khác được nối với mạch tiếp đất

+ Phần kim loại mà người có thể chạm tới

4.0

 

3.0

3.0

Khe hở không khí

3. Giữa các phần mang điện thuộc cực tính khác nhau

4. Giữa các phần mang điện và:

+ Các phần nối đất

+ Các phần kim loại mà người có thể chạm tới

+ Các chi tiết để kẹp chặt đáy hay nắp ổ cắm

+ Các chi tiết lắp ráp của phích cắm để cố định phần nhựa

5. Giữa các phần mang điện và:

+ Nắp kim loại không có lớp cách điện

+ Với hộp nắp ráp (bằng kim loại)

6. Giữa các phần mang điện với phần dưới của dây dẫn ở đáy của ổ cắm

3.0

 

3.0

3.0

3.0

3.0

 

6.0

6.0

3.0

2.5. Lực kéo phích cắm ra khỏi ổ cắm phải phù hợp với qui định trong bảng 3.

Bảng 3

Dòng điện định mức, A

Lực kéo trên mỗi cực, không nhỏ hơn, N

Lực kéo trên cả phích cắm.

Không lớn hơn, N

2 cực

3 cực

6.3

10

3

5

30

40

40

50

2.6. Ổ và phích cắm điện làm việc ở dòng điện bằng 125 % dòng điện định mức, độ tăng nhiệt của các bộ phận mang điện không vượt quá 30 oC.

2.7. Ổ và phích cắm phải chịu được thử thao tác theo qui định ở bảng 4.

Bảng 4

Điện áp thử, V

Dòng điện thử, A

Hệ số công suất

Số lần thao tác

250

220

125% dòng điện định mức

Dòng điện định mức

0,8

100

5000

Chú thích: Một lần thao tác gồm cắm phích vào rồi rút ra khỏi ổ cắm.

Sau khi thử, ổ và phích cắm đều phải đạt các yêu cầu sau:

a) Các chi tiết không bị hư hỏng, như lỏng các chi tiết bắt chặt, mất tính đàn hồi, cách điện vỡ nứt v.v…

b) Lực kéo toàn bộ phích cắm ra khỏi ổ cắm không được nhỏ hơn qui định trong bảng 5.

Bảng 5

Dòng điện định mức, A

Lực kéo trên cả phích cắm, N

2 cực

3 cực

6,3

10

5

6

6

10

c) Chịu được thử điện áp 1500 V xoay chiều tần số 50 Hz trong một phút mà không bị đánh thủng hoặc phóng điện bề mặt.

d) Làm việc ở dòng điện định mức mà độ tăng nhiệt của bộ phận mang điện không quá 40 oC.

2.8. Ổ và phích cắm điện phải có độ bền tốt. Vỏ cách điện phải chịu được 5 lần thử va đập, không bị nứt mà mắt nhìn thấy được.

Độ cao va đập là 250 mm với phích cắm và 150 mm với ổ cắm.

Đầu búa bằng gỗ cứng có khối lượng 0,15 kg, mặt va đập có dạng nửa hình cầu bán kính 10 mm. Cán búa bằng thép ống dày 0,5 mm, đường kính ngoài là 9 mm, chiều dài có ích là 1 m.

Độ cao va đập là khoảng cách theo hình chiếu đứng từ điểm va đập trên đầu búa tới điểm bị va đập trên mẫu thử.

2.9. Ổ và phích cắm điện phải thử chịu nóng ở nhiệt độ 100 oC liên tục 4 giờ mà không có hiện tượng hư hỏng như nứt vỡ, phồng rộp, chi tiết mất tính đàn hồi v.v…

2.10. Các chi tiết của ổ và phích cắm điện bằng kim loại đen phải có lớp bảo vệ chống gỉ, lớp bảo vệ đó phải đạt các yêu cầu sau:

a) Lớp bảo vệ không được có vệt đốm, phồng rộp, bong tróc hoặc có chỗ thiếu lớp bảo vệ.

b) Sau khi thử sương muối trong 48 giờ (theo TCVN 4899-89), lớp bảo vệ không được có vết gỉ nâu hoặc tổng diện tích lớp gỉ trắng không quá 3% bề mặt được bảo vệ.

2.11. Phích cắm phải có cơ cấu kẹp chặt đầu dây. Sau khi kẹp chặt đầu dây, phích cắm phải chịu được thử kéo với lực kéo 60 N. Thử kéo 100 lần, với chu kỳ một lần/giây. Sau khi thử, độ xê dịch không được quá 2 mm.

2.12. Chỗ nối dây của ổ và phích cắm điện phải đảm bảo nối được chắc chắn một sợi dây dẫn có mặt cắt như trong bảng 6.

Bảng 6

Tên gọi

Mặt cắt một sợi dây, mm2

Phích cắm

Ổ cắm

1 ÷ 2,5

0,75 ÷ 1,5

2.13. Ổ và phích cắm điện phải có đủ chỗ để cho dây dẫn theo qui định ở điều 2.12, nối tới cực dễ dàng.

2.14. Ổ và phích cắm điện nếu có cực nối đất thì mặt ngoài và bên trong chỗ gần cực nối đất phải có ký hiệu nhìn thấy rõ ràng.

2.15. Cấu tạo của ổ và phích cắm điện có cực nối đất phải đạt các yêu cầu sau:

a) Khi cắm phích vào ổ cắm thì cực nối đất phải tiếp xúc trước rồi mới đến các cực dẫn điện; ngược lại, khi rút phích cắm ra khỏi ổ cắm thì cực nối đất tách ra sau cùng.

b) Cắm phích cắm vào ổ cắm theo bất kỳ chiều nào, góc độ nào, cọc nối đất của phích cắm vẫn không tiếp xúc tới cực dẫn điện của ổ cắm (tức là cọc nối đất không có thể cắm nhầm vào cực dẫn điện được).

2.16. Ổ và phích cắm điện phải có cấu tạo sao cho khi vận hành người không chạm ngẫu nhiên vào phần mang điện.

2.17. Phần ren lắp ghép của ổ và phích cắm điện phải phù hợp với yêu cầu sau:

a) Nếu trên các chi tiết bằng nhựa có lỗ để bắt vít thường hay tháo lắp thì phải cấy mũ ốc kim loại vào nhựa; nếu ít tháo lắp mà không cấy mũ ốc kim lại thì số vòng ren lắp ghép có ích không được ít hơn 5 vòng.

b) Phần ren lắp ghép giữa các chi tiết kim loại với nhau phải có số vòng ren có ích không ít hơn 2 vòng.

c) Phần ren lắp ghép giữa các chi tiết bằng nhựa phải có số vòng ren có ích không ít hơn 2,5 vòng.

3. Phương pháp thử

3.1. Qui định chung

Trừ các phép thử khí hậu, còn tất cả các thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện qui định ở điều 2.1.

3.2. Thiết bị thử

Sử dụng nguồn xoay chiều và một chiều tần số 50 Hz để cung cấp cho thiết bị.

Thiết bị để kiểm tra các thông số điện có cấp chính xác không nhỏ hơn 1,5.

Cho phép sử dụng thiết bị cao áp, thiết bị hiện số với các thiết bị đi kèm có cấp chính xác 2.

3.3. Kiểm tra các điều: 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 2.10a, 2.14, 2.16, 2.17 và 4.1 về kích thước hình dạng ngoài, cấu tạo và ghi nhãn của sản phẩm có thể dùng mắt để quan sát kết hợp với các dụng cụ đo kiểm cần thiết khác.

3.4. Thử chịu điện áp (điều 2.2)

Thử trong điều kiện làm việc bình thường. Công suất của điện áp thử không nhỏ hơn 0,5 kVA. Thử giữa các cực mang điện với nhau và giữa các cực mang điện đã nối liền lại với vỏ. Vỏ cách điện phải bọc bằng một lớp giấy kim loại và nối với biến áp thử.

3.5. Thử chống ẩm (điều 2.3)

Đem ổ và phích cắm treo lơ lửng trong tủ nóng ẩm có điều kiện khí hậu nhân tạo như quy định trong điều 2.3. Trước khi treo vào tủ nếu ổ và phích cắm có nhiệt độ chênh lệch với nhiệt độ trong tủ thì phải để ổ và phích cắm ở môi trường có nhiệt độ tương đương với tủ nóng ẩm ít nhất là 4 giờ.

Sau 2 chu kỳ thử thì thử tính năng cách điện bằng cách thực hiện ngay trong tủ theo thứ tự sau:

a) Đo điện trở cách điện bằng mêgôm kế 500 V;

b) Thử chịu điện áp.

3.6. Đo lực rút ra của ổ và phích cắm điện (điều 2.5 và 2.7b)

a) Đo lực rút ra của một cực bằng cách treo vật nặng vào đường kiểm, khối lượng của vật nặng cộng với dưỡng kiểm phải tương ứng với qui định trong bảng 3 và 5. Lắp ngược ổ cắm lên rồi cắm dưỡng kiểm vào để cho vật nặng treo lơ lửng. Nếu dưỡng kiểm vẫn nằm trong ổ mà không tuột ra thì sản phảm được coi là đạt yêu cầu.

b) Đo lực rút ra của cả phích cắm bằng cách lắp ổ cắm ngược lên rồi cắm phích vào ổ, treo vật nặng vào phích, khối lượng vật nặng cộng với khối lượng phích cắm phải phù hợp qui định trong bảng 3 và 5. Đường trục của lực kéo phải trùng với đường trục của ổ và phích cắm.

Nếu vật nặng kéo phích cắm ra khỏi ổ là đạt yêu cầu.

Chú thích: Nếu ổ và phích cắm được sản xuất thành bộ thì thử cả bộ ổ phích cắm; nếu sản xuất riêng ổ cắm thì phải thử kèm với phích cắm cùng loại.

3.7. Thử độ tăng nhiệt (điều 2.6 và 2.7d)

Thử trong buồng thử không có luồng gió, tia nắng và các bức xạ nhiệt khác. Dùng dây nhôm có mặt cắt lớn nhất theo qui định trong bảng 6 hoặc dây đồng có mặt cắt nhỏ vừa đủ dòng điện cho phép đi qua; để nối ngắn mạch phích cắm rồi cắm vào ổ. Cho dòng điện có trị số quy định chạy qua và dùng nhiệt kế nhiệt ngẫu để đo ở chỗ cực điện. Nhiệt độ được coi là ổ định nếu sau 30 phút mà nhiệt độ chênh lệch không quá 1 oC. Độ tăng nhiệt của ổ và phích cắm là hiệu số giữa nhiệt độ cao nhất đã ổn định với nhiệt độ trong phòng.

3.8. Thử thao tác (điều 2.7)

Thử trên thiết bị chuyên dùng, mắc theo sơ đồ ở hình 5. Lắp ổ và phích cắm lên giá kẹp và cho dòng điện quy định chạy qua. Đóng và ngắt mạch điện bằng cách cắm vào rút ra với tần số 30 lần trong 1 phút; rút phích cắm ra với tốc độ khoảng 13 đến 17 cm/s.

Sau khi thử, lau sạch rồi kiểm tra bằng mắt, sau đó kiểm tra lực rút ra như điều 3.6, thử chịu điện áp điều 3.4 và thử độ tăng nhiệt điều 3.7.

Với các sản phẩm không sản suất theo bộ thì chọn ổ và phích cắm tương ứng để thử, các sản phẩm sản xuất theo bộ thì chọn mẫu thử theo cách lấy một số bất kỳ trong loạt sản phẩm.

Hình 5

3.9. Thử chịu va đập (điều 2.8)

Thử trên thiết bị chuyên dùng như hình 6. Lắp thiết bị thử lên tường rồi lắp mẫu thử lên. Chú ý lắp đặt sao cho điểm chịu va đập tiếp xúc với đỉnh búa nằm ở vị trí thẳng đứng và mặt đập vuông góc với đường trục của búa thử.

Điều chỉnh chiều cao va đập theo quy định rồi dùng chốt hãm lại, khi rút chốt búa sẽ rơi tự do và đập vào mẫu thử.

5 điểm chịu va đập gồm 1 ở trên mặt đỉnh và 4 điểm ở những chỗ mỏng nhất xung quanh mẫu thử.

Hình 6

1- Chốt định vị

2- Cán búa

3- Đầu búa

4- Mẫu thử

5- Bảng đáy (bằng bakêlit 8 x 175 x 175 mm)

6- Giá đỡ

h- Độ cao va đập

3.10. Thử chịu nóng (điều 2.9)

Đặt ổ và phích cắm điện vào tủ sấy rồi tăng nhiệt độ trong vòng 30 phút đạt tới nhiệt độ quy định, khi đó nhiệt độ trong tủ thay đổi không được quá +5oC. Sau 4 giờ, cắt nguồn nhiệt và mở tủ mẫu thử nguội tự nhiên tới nhiệt độ trong phòng; lấy mẫu ra kiểm tra bằng mắt.

3.11. Thử sương muối (điều 2.10b)

Rửa, lau sạch mẫu thử rồi đặt vào tủ có các điều kiện quy định, trong thời gian 48h sương muối không được ngưng đọng thành giọt trên mẫu thử.

- Thành phần nước muối;

Natri clorua 27g/l;

Magie clorua 6g/l;

Canxi clorua 1g/l;

Kali clorua 1g/l;

Độ pH 6,5 ÷ 7,2;

- Độ ẩm tương đối 90 % trở lên.

- Chu kỳ phun sương: Cứ cách 45 min lại phun liền trong 15 min. Theo chu kỳ đó phun đủ thời gian quy định ở trên.

- Mật độ hạt sương 5 x 105  ÷ 106 hạt/dm3

- Đường kính hạt sương 1 ÷ 5 mm chiếm tỷ lệ 85 % trở lên.

3.12. Thử cái kẹp dây (điều 2.11)

Vặn chặt cái kẹp để giữ dây dẫn có mặt cắt lớn nhất và nhỏ nhất như quy định ở bảng 6. Không nối đầu dây dẫn vào cọc nối dây, còn đầu dây tự do thì treo vật nặng.

Lắp mẫu lên thiết bị chuyên dùng như hình 7. Cho đĩa lệch tâm quay với tốc độ 1 vòng /phút. Khi đĩa lệch tâm quay xuống vị trí thấp, vật nặng nằm trên mặt đỡ và lực kéo không tác dụng lên mẫu thử; ngược lại, khi đĩa lệch tâm quay lên cao, vật nặng rời mặt đỡ và lực kéo tác động lên cái kẹp dây.

Sau 100 lần thử thì tháo mẫu ra kiểm tra độ xê dịch. Trước khi thử vạch một dấu ở gần chỗ dây ra, độ chênh lệch khoản cách trước và sau khi thử là độ xê dịch của dây dẫn.

Hình 7

1- Bánh lệch tâm

2- Tay quay

3- Mẫu thử

4- Vật nặng

5- Dây dẫn điện

3.13. Kiểm tra khả năng nối dây (điều 2.12)

Lần lượt nối 2 dây dẫn (với phích cắm thì nối một dây) có mặt cắt lớn nhất và một dây dẫn có mặt cắt nhỏ nhất như quy định trong bảng 6 tới cọc nối dây. Kiểm tra phích cắm dùng dây mềm, kiểm tra ổ cắm dùng dây cứng.

Xiết chặt rồi nới lỏng 5 lần, khi vặn chặt vít rồi kiểm tra xem dây dẫn có bị lỏng hoặc tuột ra không.

3.14. Kiểm tra khoảng trống để nối dây (điều 2.13)

Lần lượt nối 2 dây dẫn (phích cắm nối một dây) có mặt cắt lớn nhất theo qui định ở bảng 4 tới một cọc nối dây như trạng thái làm việc bình thường. Khi lắp ráp lại, ổ và phích cắm không có tình trạng đầy dây không lắp được.

Kiểm tra phích cắm dùng dây mềm có bọc cách điện, kiểm tra ổ cắm dùng dây súp cao su ngoài có dệt sợi.

3.15. Kiểm tra cơ cấu nối đất của ổ và phích cắm (điều 2.15)

a) Kiểm tra thứ tự tiếp xúc (điều 2.15d), theo sơ đồ hình 8. Khi cắm phích vào ổ cắm mà đèn tín hiệu Đ2 sáng trước Đ1 và ngược lại khi rút phích cắm ra, đèn Đ2 tắt sau Đ1 thì sản phẩm được coi là đạt yêu cầu.

E- Nguồn điện, M- Mẫu thử, Đ1, Đ2 - đèn tín hiệu

Hình 8

b) Kiểm tra khả năng cắm nhầm cực (điều 2.15b), theo sơ đồ hình 9. Khi thử, ổ và phích cắm phải ở trạng thái lắp hoàn chỉnh. Cắm cực nối đất của phích cắm theo bất kỳ hướng nào, góc độ nào tới các lỗ của ổ cắm; nếu đèn không sáng thì sản phẩm được coi là đạt yêu cầu.

E - Nguồn điện, Đ - đèn tín hiệu, M1 - phích cắm, M2 - ổ cắm

Hình 9

3.16. Kiểm tra độ an toàn (điều 2.16)

Dùng que thử như hình 10 và mắc theo sơ đồ thử như hình 11. Sử dụng nguồn điện có điện áp không quá 40 V

Ổ và phích cắm ở trạng thái lắp ráp hoàn chỉnh, cho đầu que thử tiếp xúc tới các chi tiết mang điện (trừ phần cọc cắm chìa ra của phích cắm), nếu đèn tín hiệu không sáng là đạt yêu cầu.

Hình 10

Đ - Đèn tín hiệu

Q - Que thử

P - Phích cắm

O - Ổ cắm

Hình 11

4. Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản

4.1. Trên mỗi ổ và phích cắm phải có các ký hiệu ghi rõ:

- Tên nhà máy (cơ sở) sản xuất hoặc dấu hiệu thương phẩm;

- Dòng điện định mức (A);

- Điện áp làm việc cao nhất (V);

4.2. Ổ và phích cắm xếp trong hộp bìa cứng có tấm ngăn thành từng ô để tránh va chạm.

4.3. Trong mỗi hộp đựng sản phẩm phải có phiếu chứng nhận phẩm chất, ngoài vỏ hộp phải có đủ các ký hiệu như điều 4.1 qui định.

4.4. Trong khi vận chuyển, tránh không để sản phẩm bị va chạm hoặc mưa ướt.

4.5. Sản phẩm được bảo quản trong kho khô ráo, thoáng khí và không có các chất hóa chất ăn mòn.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi