Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1444:1994 Quạt trần

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1444:1994

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1444:1994 Quạt trần
Số hiệu:TCVN 1444:1994Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Điện lực
Ngày ban hành:01/01/1994Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1444 - 1994

QUẠT TRẦN

Li nói đầu

TCVN 1444 -1994 được xây dựng trên cơ s Tiêu chuẩn của Ban kỹ thuật điện quốc tế IEC 176 -1966;

TCVN 1444 -1994 thay thế cho TCVN 1444 -1991 (đã sửa đổi);

TCVN 1444 - 1994 do Trung tâm Tiêu chuẩn - Chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

QUẠT TRẦN

Ceiling Fans

Tiêu chun này áp dụng cho các loại quạt trần thông dụng dùng điện xoay chiều một pha để làm mát trong nhà.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại quạt trần chuyên dùng như quạt trên tàu thủy, tàu ha.

1. Thông số và kích thước cơ bản

1.1. Quạt trần được chế tạo để s dụng vi điện áp xoay chiều một pha có tần số 50 Hz, điện áp danh định 127 hoặc 110 V và 220 V.

1.2. Đường kính cánh quạt trần nên chế tạo theo các c sau: 900; 1200; 1400mm.

Chú thích: Đường kính cánh quạt là đường kính của vòng tròn đo điểm ngoài cùng của cánh quạt vạch ra khi quay.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1. Quạt trần phải chế tạo phù hp vi các yêu cầu về an toàn theo TCVN 4264-1994.

2.2. Quạt trần phải làm việc bình thường trong các điều kiện sau đây:

a) Độ cao so vi mặt biển không quá 1000m;

b) Nhiệt độ ca môi trường không quá 40°C;

c) Độ ẩm tương đối của môi trường không quá 98 % ( nhiệt độ 25°C).

2.3. Khi quay quạt trần đang treo, nhìn t dưới lên, chiều quay ca quạt trần phải ngược với chiu quay của kim đồng hồ.

2.4. Ở tần số danh định, điện áp danh định, quạt trần làm việc nấc tốc độ cao nhất, lưu lượng gió, giá tr s dụng và công suất tiêu thụ ca quạt trần phi phù hợp vi quy định trong bảng 1.

Bng 1

Đường kính cánh quạt, mm

Lưu lượng gió, m3/min
không nhỏ hơn

Giá trị sử dụng, m3/min.W
không nhỏ hơn

Công suất tiêu thụ, W
không lớn hơn

900

130

2,6

50

1200

200

3,0

67

1400

250

3,2

77

2.5. Ở nấc tốc độ cao nhất, độ dài ca đu mút cánh quạt trần không được ln hơn 1200m/min.

2.6. Cơ cấu thay đổi tốc độ quạt trần phi phù hợp với các yêu cầu sau:

- Làm việc liên tục không ít hơn 5000 lần thao tác ở tải danh định.

- Ở điện áp danh định và tần số danh định, tốc độ thấp nhất không được ln hơn 50% tốc độ ln nhất.

- Phải có vị trí cắt nguồn điện (vị trí O) và bố trí cạnh vị trí ca nấc tốc độ thấp nhất.

2.7. Ở nấc tốc độ thấp nhất, quạt trần phải khi động được điện áp bằng: 85% điện áp danh định.

2.8. Quạt trần chạy không tải (không lắp cánh) phải chịu được quá điện áp bằng 130% điện áp danh định trong 3 min mà không bị đánh thng cách điện giữa các vòng dây.

2.9. Độ lắc hướng kính của quạt trần không được ln hơn 2mm khi chiều dài treo là 1m.

Chú thích: Chiu dài treo là khoảng cách từ tâm chốt treo ti điểm thấp nhất ca quạt.

2.10. Độ n ca quạt trần, đo cách quạt 1m, không được ln hơn 65 dB.

2.11. Các đầu dây ra cần được phân biệt bằng màu sắc hoặc ký hiệu và phải có sơ đồ đấu dây. Trên sơ đồ đấu dây phải ghi rõ màu dây hoặc ký hiệu tương ứng.

2.12. Tất cả các chi tiết ca quạt trần bằng kim loại đều phải có lp phủ bảo vệ chống g.

- B mặt của lp ph phi nhẵn bóng, không có vết xước, rộp, bong tróc.v.v...

- Các chi tiết được mạ bảo vệ sau khi th sương muối 72h không được xuất hiện các vết gcó tổng diện tích ln hơn 3% diện tích được mạ. Số vết g không nhiều hơn 2 vết/dm2. Đưng nh vết rộp không được lớn hơn 1mm. các mép, góc, lỗ không được xuất hiện vết rộp hoặc g nghiêm trọng.

2.13. Nhãn của quạt trần phải rõ ràng và đảm bảo độ bền trong quá trình sử dụng. Nhãn phải được ghi trên quạt trần cũng như trên hộp đổi tốc độ.

3. Phương pháp thử

3.1. Quy định chung

3.1.1. Điều kiện thử nghiệm

Trừ các ch tiêu có quy định điu kiện th cụ thể, các phép th còn lại được tiến hành trong điều kiện bình thường như quy định điều 2.2.

3.1.2. Dụng cụ đo:

- Cấp chính xác của ampemet, vônmet, oátmet không thấp hơn 0,5;

- Phong tốc kế kiểu cánh quạt có đường kính t 70 đến 100mm và có thang đo thích hợp vi tốc độ cần đo;

- Dụng cụ đo thời gian có độ chính xác 0,2%;

- Dụng cụ đo nhiệt độ có độ chính xác 0,5%;

- Ẩm kế có độ chính xác 0,5%.

3.2. Kim tra các yêu cầu điều 1.1; 1.2; 1.3 bằng cách xem xét và đo các kích thước theo quy định.

3.3. Kiểm tra các yêu cầu về an toàn điều 2.1 theo TCVN 4264-1994.

3.4. Xác định lưu lượng gió và công suất tiêu thụ

a) Điều kiện về buồng đo và bố trí các phương tiện đo

- Dùng các tấm ngăn có chiều dày nh hơn 6mm ngăn thành một buồng có kích thước 4,5 x 4,5 x 3m. giữa nóc bung thử có một l tròn có đường kính lớn hơn đường kính cánh quạt trần khoảng 10 đến 20% (hình 1). Phía dưới các tấm ngăn đ h cách mặt đất 0,45m để không khí trong buồng thử thoát ra ngoài dễ dàng.

- Các tm ngăn cách đều tường của phòng một khoảng từ 1 đến 1,25m.

- Chiều cao từ trần nhà đến nóc buồng th không nhỏ hơn 1m.

- Trong buồng đo không được để bất cứ vật gì ngoài phong tốc kế và giá đo.

Hình 1

- Trong thi gian đo nhân viên thí nghiệm có thể trong phạm vi gia các tấm ngăn vi tường. Ch khi nào cần đọc kết quả và thao tác mi được vào phòng đo.

- Quạt trần cần treo sao cho mặt phẳng cánh quạt trùng vi mặt phẳng của nóc buồng đo.

- Giá đ đt phong tốc kế phải đảm bảo sao cho mặt phẳng cánh phong tốc kế luôn luôn song song vi mặt phẳng cánh quạt và cách mặt phẳng cánh quạt 1,5m. Phong tốc kế phải được lắp đặt dễ dàng xê dịch trên hai đường chéo vuông góc ca mặt phẳng nằm ngang. Giá phải đảm bảo độ bền vng cần thiết và cản gió ít nhất.

- Phép đo sai số không quá ±10%.

b) Trình tự đo

- Cho quạt trần làm việc trước 30min với điện áp danh định, tần số danh định. Đo công suất vào quạt ở nấc tốc độ lớn nhất; Sai lệch điện áp trong quá trình đo không quá ±1%, sai lệch tần số không quá ± 0,5Hz.

- Đọc các trị số đo trên phong tốc kế ở các vị trí tương ứng trên bốn nửa đường chéo. Bắt đầu đo t điểm cách tâm trục quạt 40mm, sau đó c cách 80mm lại đo một giá trị cho đến khi tốc độ gió trung bình thấp hơn 9m/min thì ngng đo.

c) Xác định lưu lượng gió (xem ph lục A)

- Tốc độ gió trung bình của 4 điểm trên bốn na đường chéo của hình vành khăn có cùng bán kính là tốc độ gió trung bình ca hình vành khăn đó, m/min.

- Tích của tốc độ trung bình với diện tích của hình vành khăn tương ứng (m2) là lưu lượng gió thổi qua hình vành khăn (m3/min).

- Tổng các lưu lượng gió thổi qua các hình vành khăn chính là lưu lượng gió đo được của quạt trần (m3/min).

3.4.2. Xác định giá trị s dụng

Giá trị sử dụng của quạt tính bằng m3/min. W xác định bằng cách chia lưu lượng gió của quạt cho công suất vào của quạt.

3.5. Xác định tốc độ dài ln nhất của đầu mút cánh quạt (điều 2.5) bằng cách đo tốc độ quay lớn nhất và đường kính cánh quạt.

V = pd.n (m/min)

Trong đó:

d - đường kính cánh quạt, m;

n - tốc độ quay lớn nhất, vòng/min;

V - tốc độ dài lớn nhất, m/min.

3.6. Kiểm tra cơ cấu thay đổi tốc độ (điều 2.6) bằng cách xem xét bên ngoài, sự bố trí các vị trí của nấc tốc độ. Cho quạt làm việc ở điện áp danh định đo tốc độ ở nấc tốc độ lớn nhất và nh nhất rồi so sánh chúng với nhau.

Kiểm tra độ bền của cơ cấu thay đổi tốc độ bằng cách lắp trên mạch điện có ti điện bằng ti điện lớn nht của quạt. Mỗi lần thao tác được tính từ vị trí cắt điện "o" chuyển qua các nấc tốc độ rồi quay ngược v vị trí cắt "o". Tần số thao tác không ít hơn 6 lần trong một phút. Sau khi thử 5000 lần cơ cấu thay đổi tốc độ vẫn làm việc bình thường.

3.7. Kiểm tra khả năng khởi động (điều 2.7) bằng cách đặt v trí điều khiển tốc độ về nấc tốc độ nh nhất, nâng điện áp vào từ từ cho đến khi cánh quạt bắt đầu quay. Trị số điện áp tại thi điểm khởi động được coi là điện áp khởi động của quạt.

3.8. Kiểm tra kh năng điện áp (điều 2.8) bằng cách tháo cánh quạt ra, đưa điện áp vào bằng 130% điện áp danh định. Duy trì thi gian th trong 3min và quan sát trên dụng cụ đo (có thể lắp ampemet đ quan sát dòng điện tiêu thụ của quạt).

3.9. Kiểm tra độ lắc hướng kính (điều 2.9) bằng cách treo quạt bằng khp cầu có đường kính từ 30 đến 40mm, chiều dài treo quạt là 1m. Phép đo được tiến hành bằng máy đo chuyên dùng có sai số không quá ±10%

Chú thích: Cho phép sử dụng móc treo bình thường thay khp cu nhưng vn đm bảo qut lắc t do được.

3.10. Độ ồn của quạt trần được đo bng máy đo chuyên dùng theo thang tuyến tính có sai số không quá ±10% trong phòng đo chuyên dụng. Khi đo ngoài âm của quạt phát ra không được có bất kỳ nguồn âm nào khác. Quạt phải treo trên giá vng chắc. Đầu đo của máy đo đặt cách quạt 1m ở phía dưới trục của đầu đo phải trùng với đường trục của quạt trần. Quạt trần làm việc ở nấc tốc độ lớn nhất.

3.11. Kiểm tra đầu ra của quạt trần và sơ đồ đấu dây (điều 2.11) bằng cách xem xét bằng mt.

3.12. Kim tra lớp phủ bo vệ (điều 2.12)

3.12.1. Kiểm tra các chi tiết có lp mạ bảo vệ

- Các chi tiết được đưa vào tủ thử trong thi gian 72h. Trước khi thử cần rửa sạch du m bám trên các chi tiết. Trong khi thử không để sương muối ngưng đọng thành giọt trên mẫu th. Các điu kiện th sương muối như sau:

- Thành phần nước muối

Natri clorua 27g/l

Magie clorua 6g/l

Canxi clorua 1g/l

Kali clorua 1g/1

- Độ pH 6,5 + 7,2

- Nhiệt độ thử 35 ± 2oC

- Độ ẩm tương đối 90%

- Chu kỳ phun sương: cứ cách 45min lại phun liên tục 15min. Theo chu kỳ đó phun đ thi gian quy định ở trên.

- Mật độ hạt sương t 5 x 105 đến 5 x 106 hạt/cm3

- Đường kính hạt sương từ 1 đến 5chiếm t lệ 85% trở lên.

Sau khi thử dùng gi ướt chùi hết lượng muối còn dính lại trên mặt, sau đó kiểm tra vết g trên b mặt mẫu th.

Chú thích: Phương pháp xác định điu kiện th sương muối cho trong ph lục B.

3.12.2. Kiểm tra các chi tiết sơn bo vệ

Các chi tiết có lp sơn bảo vệ được đưa vào tủ thử nóng ẩm trong thi gian 7 chu kỳ liên tục. Mỗi chu kỳ 24h. Trong mỗi chu kỳ duy trì nhiệt độ 40 ± 2oC, độ ẩm tương đối 95 đến 98% trong khoảng 14 đến 15h. Sau đó ct nguồn nhiệt để giảm nhiệt độ xuống 30 ± 2oC trong khoảng thi gian 2 đến 3h. Gi nguyên nhiệt độ 30 ± 2oC và độ ẩm tương đối 95 đến 98% không ít hơn 5 đến 6h.

Trước khi thử cần ra sạch du mỡ bám trên mẫu thử. Sau khi thử dùng mắt hoặc kính lúp phóng đại 4 lần để kiểm tra theo quy định ở điều 2.13.

3.13. Kiểm tra yêu cầu về nhãn bằng cách xem xét bằng mắt. Sau đó dùng giẻ ướt cọ sát 15min rồi lại cọ sát bằng gi tm xăng 15min. Các chữ, ký hiệu, nét vẽ trên nhãn vẫn phải phân biệt được rõ ràng.

4. Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản

4.1. Mỗi quạt trần khi xuất xưởng phải có nhãn, trên nhãn ghi đầy đ các nội dung sau:

- tên cơ sở sản xuất hoặc ký hiệu tương ng;

- Tên sản phẩm, ký hiệu và quy cách;

- Điện áp và tần số danh định;

- Công suất tiêu thụ của quạt;

- Lưu lượng gió của quạt;

- Cấp chịu nhiệt của cách điện.

4.2. Đầu trục quạt chưa có lp phủ bảo vệ phi bôi lớp m và bọc giấy.

4.3. Quạt trần phải được bao gói trong hộp bằng bìa cng, có khả năng chống m, chống bụi đảm bo an toàn trong quá trình bốc d và vận chuyển.

4.4. Mỗi quạt trn khi xuất xưởng cần có các tài liệu kèm theo:

- Phiếu chứng nhận của KCS

- Bản thuyết minh hướng dẫn sử dụng và bảo quản.

4.5. Quạt trần cần được bảo qun trong kho thoáng, khô ráo, không có bụi và các chất ăn mòn.

 

Phụ lục A

Tính lưu lượng gió

Mặt cắt của hình vành khăn bất kỳ nào đó có bán kính r (hình 2) được tính theo:

= 2 r b

= 2 .80. r . 10-6

= 0,000502 r

Hình 2

Trong đó:

r là bán kính trung bình của hình vành khăn, mm;

b là chiều rộng của hình vành khăn, bng 80mm;

Lượng gió thổi qua hình vành khăn bất kỳ đo bằng:

V.S = V. 2  r b

= 0,000502. V,   m3/min

Trong đó:

V là tốc độ gió trung bình thổi qua hình vành khăn, m/min.

Tổng lưu lượng gió của quạt bằng:

 V. S =  0,000502 r. V

Nên ghi kết quả thử theo bàng sau:

Bng A.1

Điểm đo

Bán kính trung bình của hình vành khăn r, mm

Tốc độ gió (m/min)

Tốc độ gió trung bình ở ch có bán kính r,
m/min

Diện tích của hình vành khăn , m2

Lưu lượng gió thổi qua hình vành khăn V . , m3/min

Na đường chéo
A

Nửa đường chéo

AA

Nửa đường chéo

B

Nửa đường chéo

BB

1

40

 

 

 

 

 

0,0201

 

2

120

 

 

 

 

 

0,0603

 

3

200

 

 

 

 

 

0,1005

 

4

280

 

 

 

 

 

0,1407

 

5

360

 

 

 

 

 

0,1810

 

6

440

 

 

 

 

 

0,2210

 

7

520

 

 

 

 

 

0,2615

 

8

600

 

 

 

 

 

0,3015

 

9

680

 

 

 

 

 

0,3420

 

10

760

 

 

 

 

 

0,3820

 

11

840

 

 

 

 

 

0,4220

 

12

920

 

 

 

 

 

0,4620

 

13

1000

 

 

 

 

 

0,5020

 

 

Phụ lục B

Xác định điều kiện thử sương muối

1. Đo đuờng kính hạt sương mui: bôi đều một lp Vadơlin hoặc sáp nến lên một miếng kính mng có kích thước 20 x 50mm (hình 3). Dùng kính hiển vi kim tra trên miếng kính không được có bọt khí và vết bn. Đưa miếng kính đó vào trong hộp lồng, đậy nắp lại rồi đặt vào vị t đo trong tủ sương muối. Sau khi phun sương liên tục trong 5 phút, mở nắp để sương muối lắng đọng 30 phút trên mặt tấm kính, lại đậy nắp và đưa ra ngoài đo đường kính nhưng hạt sương nằm trong vùng bằng kính hiển vi có hệ số phóng đại 300 ÷ 1000 lần và thống kê phần trăm số hạt sương trong đó.

2. Đo mật độ hạt sương: lấy một miếng kính mng 20 x 50mm rửa thật sạch rồi kiểm tra độ sạch bằng kính hiển vi. Để miếng kính trong hộp lồng đậy nắp rồi đặt vào vị trí đó trong tủ sương muối. Sau khi phun sương liên tục 5 phút, mở nắp để sương muối lắng đọng 30 phút trên mặt tấm kính rồi đậy nắp lại. Lấy tấm kính ra và đếm số hạt sương trong vòng tròn khoanh vùng bằng kính hiển vi có hệ số phóng đại 150 đến 300 lần. Từ đó suy ra số hạt sương có trong bề mặt thực tế quan sát được. Cuối cùng đổi thành mật độ hạt sương trong một đơn vị thể tích theo công thức sau:

         hạt/dm3

Trong đó:

N là tổng số hạt sương có trong bề mt quan sát;

S là bề mặt quan sát, dm3.

3. Đ lắng của hạt sương: đem cân cả nắp một số lọ đo sạch và khô có đường kính 50mm, sau đó mở nắp và đặt các lọ đó vào các vị trí khác nhau nhưng cùng có một độ cao trong t sương muối.

Sau chu kỳ 24 gi phun sương thì đậy nắp lại và dùng giấy thấm thấm khô sương muối bám vào lọ đo, cân lại các lọ đo và tính ra độ lắng của sương theo công thức:

Trong đó:

G - độ lắng hạt sương, g/dm2.h;

M1 - khối lượng của lọ đo trước lúc đọng sưong, g;

M2 - khối lượng của lọ đo sau lúc đọng sương, g;

t – thi gian liên tục của chu kỳ phun sương, 24h;

S - mặt cắt của miệng lọ đo, dm2.

4. Đo và điều chế pH của dung dịch nước muối:

Dùng pH kế đo trị số của pH của 50ml dung dịch nước muối.

Nếu độ pH ngoài phạm vi 6,5 - 7,2 thì phải dùng natri clorua hoặc xút thuần khiết (C.P) để điều chế theo đúng độ pH đã quy định.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi