Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12231-2:2018 IEC 62109-2:2011 An toàn của bộ chuyển đổi điện dùng trong hệ thống quang điện (PV) - Phần 2: Yêu cầu cụ thể đối với bộ nghịch lưu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12231-2:2018

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12231-2:2018 IEC 62109-2:2011 An toàn của bộ chuyển đổi điện dùng trong hệ thống quang điện (PV) - Phần 2: Yêu cầu cụ thể đối với bộ nghịch lưu
Số hiệu:TCVN 12231-2:2018Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Điện lực
Năm ban hành:2018Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12231-2:2018

IEC 62109-2:2011

AN TOÀN CỦA BỘ CHUYỂN ĐỒI ĐIỆN DÙNG TRONG HỆ THỐNG QUANG ĐIỆN (PV) - PHẦN 2: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI BỘ NGHỊCH LƯU

Safety of power converters for use in photovoltaic power systems - Part 2: Particular requirements for inverters

 

Lời nói đầu

TCVN 12231-2:2018 hoàn toàn tương đương với IEC 62109-2:2011;

TCVN 12231-2:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC/E13 Năng lượng tái tạo biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 12231 (IEC 62109), An toàn của bộ chuyển đổi điện dùng trong hệ thống quang điện, gồm các phần sau:

1) TCVN 12231-1:2018 (IEC 62109-1:2010), Phần 1: Yêu cầu chung

2) TCVN 12231-2:2018 (IEC 62109-2:2011), Phần 2: Yêu cầu cụ thể đối với bộ nghịch lưu

 

AN TOÀN CỦA BỘ CHUYỂN ĐỔI ĐIỆN DÙNG TRONG HỆ THỐNG QUANG ĐIỆN (PV) - PHẦN 2: YÊU CẦU CỤ THỂ ĐỐI VỚI BỘ NGHỊCH LƯU

Safety of power converters for use in photovoltaic power systems - Part 2: Particular requirements for inverters

1  Phạm vi áp dụng và đối tượng

Áp dụng điều này của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1), ngoài ra:

1.1  Phạm vi áp dụng

Bổ sung:

Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu an toàn cụ thể liên quan đến bộ nghịch lưu chuyển đổi điện một chiều sang xoay chiều cũng như các sản phẩm có hoặc thực hiện các chức năng của bộ nghịch lưu ngoài các chức năng khác, trong đó, bộ nghịch lưu được sử dụng trong các hệ thống quang điện.

Bộ nghịch lưu trong tiêu chuẩn này có thể là các bộ nghịch lưu nối lưới, độc lập, hoặc có nhiều chế độ, có thể được cấp điện bởi một hoặc nhiều mô-đun quang điện được nhóm thành các cấu hình dàn PV khác nhau và có thể được sử dụng kết hợp với acquy hoặc các dạng lưu trữ năng lượng khác.

Bộ nghịch lưu có nhiều chức năng hoặc chế độ được đánh giá dựa trên tất cả các yêu cầu áp dụng cho từng chức năng và chế độ đó.

CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này, ở chỗ sử dụng thuật ngữ như “bộ nghịch lưu nối lưới” nghĩa là bộ nghịch lưu nối lưới hoặc chế độ vận hành nối lưới của một bộ nghịch lưu nhiều chế độ.

Tiêu chuẩn này không tập trung vào các yêu cầu nối lưới đối với bộ nghịch lưu nối lưới.

2 Tài liệu viện dẫn

Áp dụng điều này củaTCVN 12231-1 (IEC 62109-1), ngoài ra:

Bổ sung:

TCVN 12231-1:2018 (IEC 62109-1:2010), An toàn của chuyển đổi dùng trong hệ thống quang điện - Phần 1: Yêu cầu chung

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Áp dụng điều này của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1), ngoài ra:

Bổ sung:

3.100

Dàn nối đất chức năng (functionally grounded array)

Dàn PV có một dây dẫn được nối đất có chủ ý cho các mục đích không phải là an toàn, bằng cách không phù hợp với các yêu cầu đối với liên kết bảo vệ.

CHÚ THÍCH 1: Hệ thống này không được xem lá một dàn nối đất - xem 3.102,

CHÚ THÍCH 2: Ví dụ về nối đất chức năng dàn bao gồm nối đất một dây dẫn qua một trở kháng hoặc chỉ tạm thời nối đất dàn cho các lý do chức năng hoặc tính năng.

CHÚ THÍCH 3: Trong một bộ nghịch lưu dự kiến dùng cho dàn không nối đất, sử dụng mạng đo điện trở để đo trở kháng của dàn với đất thì mạng đo đó không được coi là một dạng nối đất chức năng.

3.101

Bộ nghịch lưu nối lưới (grid-interactive inverter)

Bộ nghịch lưu hoặc chức năng nghịch lưu nhằm đưa điện năng vào lưới điện.

CHÚ THÍCH: Điện năng phát ra có thể hoặc có thể không vượt quá tải cục bộ.

3.102

Dàn nối đất (grounded array)

Dàn PV có một dây dẫn được nối đất có chủ ý bằng cách phù hợp với các yêu cầu đối với liên kết bảo vệ.

CHÚ THÍCH 1: Nối đất của mạch điện lưới trong một bộ nghịch lưu không cách ly với một dàn không nối đất khác, không tạo ra một dàn nối đất. Trong tiêu chuẩn này, một hệ thống như vậy lá một dàn không nối đất do các thiết bị điện tử của bộ nghịch lưu nằm trong tuyến dòng điện sự cố từ dàn tới điểm nối đất lưới, và không được xem là cung cấp nối đất tin cậy của dàn.

CHÚ THÍCH 2: Khác với nối đất bảo vệ (nối đất thiết bị) của khung dàn.

CHÚ THÍCH 3: Trong một số quy phạm lắp đặt địa phương, các dàn nối đất được cho phép hoặc được yêu cầu mở kết nối dàn tới đất trong điều kiện sự cố nối đất trên dàn, đề ngắt dòng sự cố, tạm thời không nối đất dàn trong điều kiện sự cố. Sự sắp xếp này vẫn được coi là một dàn nối đất trong tiêu chuẩn này.

3.103

Chỉ báo sự cố (indicate a fault)

Thông báo rằng một sự cố đã xảy ra, theo 13.9.

3.104

Bộ nghịch lưu (inverter)

Bộ chuyển đổi điện năng, chuyển đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều một pha hoặc nhiều pha.

3.105

Dòng điện cấp ngược bộ nghịch lưu (inverter backfeed current)

Dòng điện lớn nhất có thể đặt vào dàn PV và dây dẫn của nó từ bộ nghịch lưu, trong điều kiện bình thường hoặc sự cố đơn.

3.106

Bộ nghịch lưu cách ly (isolated inverter)

Bộ nghịch lưu có tối thiểu là phân cách đơn giữa các mạch nguồn lưới và mạch PV.

CHÚ THÍCH 1: Trong một bộ nghịch lưu có nhiều mạch ngoài, có thể có cách ly giữa một số cặp mạch điện và không cách ly giữa các cặp mạch điện còn lại. Ví dụ, một bộ nghịch lưu có mạch PV, mạch acquy và mạch nguồn lưới có thể cung cấp cách ly giữa mạch nguồn lưới và mạch PV, nhưng không có cách ly giữa mạch PV và mạch acquy, Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ bộ nghịch lưu cách ly được sử dụng như được định nghĩa ở trên - đề cập đến cách ly giữa mạch nguồn lưới và mạch PV. Nếu hai mạch điện không phải mạch nguồn lưới và mạch PV được đề cập đến thì cần thêm từ ngữ bổ sung để làm rõ ý nghĩa.

CHÚ THÍCH 2: Đối với một bộ nghịch lưu không có cách ly bên trong giữa các mạch nguồn lưới và mạch PV, nhưng được yêu cầu sử dụng với máy biến áp cách ly chuyên dụng mà không có thiết bị nào khác được kết nối vào phía bộ nghịch lưu của máy biến áp cách ly đó, thì sự kết hợp này có thể được xem là bộ nghịch lưu cách ly. Các cấu hình khác yêu cầu phân tích ở mức hệ thống vượt quá phạm vi của tiêu chuẩn này nhưng các nguyên tắc trong tiêu chuẩn này có thể được sử dụng để phân tích.

3.107

Bộ nghịch lưu nhiều chế độ (multiple mode inverter)

Bộ nghịch lưu hoạt động ở nhiều hơn một chế độ, ví dụ như có chức năng nối lưới khi có điện áp nguồn lưới và chức năng độc lập khi nguồn lưới bị ngắt điện hoặc ngắt kết nối.

3.108

Bộ nghịch lưu không cách ly (non-isolated inverter)

Bộ nghịch lưu mà không có tối thiểu là phân cách giữa nguồn điện lưới và mạch PV.

CHÚ THÍCH: Xem các chú thích ở 3.106.

3.109

Bộ nghịch lưu độc lập (stand-alone inverter)

bộ nghịch lưu hoặc chức năng của bộ nghịch lưu nhằm cấp nguồn điện xoay chiều cho một tải không được kết nối với nguồn lưới.

CHÚ THÍCH: Bộ nghịch lưu độc lập có thể được thiết kế song song với các nguồn điện khác không phải nguồn lưới (các bộ nghịch lưu khác, máy phát điện quay, vv…). Hệ thống như vậy không cấu thành hệ thống nối lưới.

4  Yêu cầu thử nghiệm chung

Áp dụng điều này củaTCVN 12231-1 (IEC 62109-1), ngoài ra:

CHÚ THÍCH: Trong TCVN 12331-1 (IEC 62109-1) và trong tiêu chuẩn này này, yêu cầu thử nghiệm chỉ liên quan đến một loại mối nguy hiểm (điện giật, cháy, v.v) được nêu trong điều cụ thể cho loại mối nguy hiểm đó. Các yêu cầu thử nghiệm liên quan đến nhiều hơn một loại mối nguy hiểm (ví dụ thử nghiệm trong điều kiện sự cố) hoặc đưa ra các điều kiện thử nghiệm chung, được cho tại Điều 4 này.

4.4  Thử nghiệm trong điều kiện sự cố đơn

4.4.4  Các điều kiện sự cố đơn được áp dụng

Bổ sung:

4.4.4.15  Khả năng chịu sự cố bảo vệ đối với bộ nghịch lưu nối lưới

4.4.4.15.1  Khả năng chịu sự cố của hệ thống theo dõi dòng điện dư

Trong trường hợp yêu cầu bảo vệ chống dòng điện nguy hiểm theo 4.8.3.5, hệ thống theo dõi dòng điện dư phải có khả năng hoạt động đúng khi có một sự cố duy nhất, hoặc phải phát hiện sự cố hoặc mất khả năng hoạt động và làm bộ nghịch lưu chỉ báo sự cố theo quy định tại 13.9, và ngắt kết nối, hoặc không kết nối với nguồn lưới, không muộn hơn lần khởi động lại tiếp theo.

CHÚ THÍCH: Đối với một bộ nghịch lưu PV, “lần khởi động lại tiếp theo” phải xảy ra không muộn hơn buổi sáng sau khi xảy ra sự cố. Hoạt động trong khoảng thời gian ít hơn một ngày được cho phép bởi vì rất ít khả năng một sự cố trong hệ thống theo dõi có thể xảy ra cùng ngày khi một người trở nên tiếp xúc với các bộ phận mang điện nguy hiểm đóng kín bình thường của hệ thống PV, hoặc cùng ngày khi một sự cố chạm đất gây nguy cơ cháy

Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm với bộ nghịch lưu nối lưới được kết nối như trong điều kiện thử nghiệm tham chiếu ở TCVN 12231-1 (IEC 62109-1). Sự cố đơn được đặt vào bộ nghịch lưu mỗi lần một sự cố, ví dụ trong mạch theo dõi dòng điện dư, các mạch điều khiển khác, hoặc trong nguồn cung cấp điện cho các mạch đó.

Đối với từng điều kiện sự cố, bộ nghịch lưu phù hợp nếu một trong các điều sau xảy ra:

a) bộ nghịch lưu ngừng hoạt động, chỉ báo sự cố theo 13.9, ngắt kết nối khỏi nguồn lưới, và không kết nối lại sau bất kỳ trình tự tháo và kết nối lại điện PV, điện xoay chiều hoặc cả hai,

hoặc

b) bộ nghịch lưu tiếp tục hoạt động, đạt thử nghiệm theo 4.8.3.5 cho thấy hệ thống theo dõi dòng điện dư hoạt động đúng trong điều kiện sự cố đơn và chỉ bảo sự cố theo 13.9,

hoặc

c) bộ nghịch lưu tiếp tục hoạt động, bất kể mất chức năng theo dõi dòng điện dư, nhưng không kết nối lại sau bất kỳ trình tự tháo và kết nối lại điện PV, điện xoay chiều hoặc cả hai và chỉ báo sự cố theo 13.9.

4.4.4.15.2  Khả năng chịu sự cố của các phương tiện ngắt kết nối tự động

4.4.4.15.2.1  Quy định chung

Các phương tiện được cung cấp để tự động ngắt kết nối của một bộ nghịch lưu nối lưới khỏi nguồn lưới phải:

- ngắt kết nối tất cả các dây dẫn mang dòng điện nối đất và không nối đất khỏi nguồn lưới, và

- sao cho với một sự cố đơn đặt vào phương tiện ngắt kết nối hoặc bất kỳ vị trí nào khác trong bộ nghịch lưu thì ít nhất là cách điện chính hoặc ngăn cách đơn giản được duy trì giữa dàn PV và nguồn lưới khi phương tiện ngắt kết nối được đặt ở trạng thái mở.

4.4.4.15.2.2  Thiết kế cách điện hoặc ngăn cách

Thiết kế cách điện chính hoặc ngăn cách đơn giản được đề cập trong 4.4.4.15.2.1 phải phù hợp với:

- cách điện chính hoặc ngăn cách đơn giản phải dựa trên điện áp làm việc của mạch PV, điện áp chịu xung, và quá điện áp tạm thời, theo 7.3.7 của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1):

- nguồn lưới phải được giả định là bị ngắt kết nối;

- có thể áp dụng 7.3.7.1.2 g) của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1) nếu thiết kế kết hợp các phương tiện để giảm điện áp xung, và khi được yêu cầu bởi 7.3.7.1.2 của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1) thì theo dõi các phương tiện đó;

- việc xác định khe hở không khí dựa trên điện áp làm việc ở 7.3.7 của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1), các giá trị của cột 3 của Bảng 13 của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1) phải được sử dụng.

CHÚ THÍCH 1: Những yêu cầu này nhằm bảo vệ người lao động bảo dưỡng hệ thống nguồn lưới xoay chiều. Trong trường hợp các nguồn lưới được ngắt kết nối, và mối nguy hiểm được bảo vệ là điện áp của dàn xuất hiện trên dây dẫn nguồn lưới đã ngắt kết nối cả pha -pha hoặc pha-đất. Do đó, các thông số dàn PV (điện áp làm việc, điện áp chịu xung, và quá điện áp tạm thời) xác định cách điện và ngăn cách yêu cầu. Người lao động có thể ở một vị trí khác với phương tiện ngắt kết PV bất kỳ giữa dàn và bộ nghịch lưu, hoặc có thể không tiếp cận, vì vậy phải dựa vào cách điện hoặc ngăn cách được cung cấp trong bộ nghịch lưu. Trong bộ nghịch lưu không cách ly, chỉ có phương tiện ngắt kết nối tự động yêu cầu ngăn cách người lao động bảo dưỡng nguồn lưới khỏi điện áp PV. Trong bộ nghịch lưu cách ly, máy biến áp cách ly và các thành phần cách ly khác nối tiếp với các phương tiện ngắt kết nối tự động, và ngăn cách người lao động khỏi điện áp PV trong trường hợp hỏng phương tiện ngắt kết nối tự động.

CHÚ THÍCH 2: Ví dụ về bộ nghịch lưu không cách ly một pha: Giả thiết rằng một bộ nghịch lưu không cách ly được ấn định thông số đặc trưng cho một dàn nối với thông số đặc trưng đầu vào lớn nhất của PV là 1 000 V một chiều và nhằm sử dụng trên lưới điện xoay chiều một pha có trung tính nối đất. Xem Hình 20 dưới đây.

- 4.4.4.15.2.1 yêu cầu thiết kế cung cấp cách điện chính sau khi đặt sự cố đơn, để bảo vệ chống nguy hiểm điện giật từ điện áp PV cho người làm việc trên mạch nguồn lưới.

- Một phương pháp phổ biến để có được phương tiện ngắt kết nối tự động có khả năng chịu sự cố được yêu cầu là sử dụng 2 rơle (a1 và b1 trên Hình 20 dưới đây) trên dây dẫn xoay chiều (dây pha) không nối đất, và 2 rơle khác (a2 và b2) trên dây dẫn nối đất (dây trung tính). Khả năng chịu sự cố đơn được yêu cầu có thể được sắp xếp bằng cách tạo ra 2 mạch điều khiển rơle riêng biệt (mạch điều khiển A và B), từng mạch điều khiển một rơle trên dây pha và một rơle trên dây trung tính. Trong bất kỳ sự cố đơn nào liên quan đến một mạch-điều khiển hoặc một rơle, sẽ vẫn có ít nhất một rơle trên dây pha và một rơle trên dây trung tính có thể mở đúng cách để cách ly cả dây dẫn mạch nguồn lưới với bộ nghịch lưu và với dàn.

- Ví dây trung tính nguồn lưới được nối đất trong ví dụ này, có bảo vệ sự cố đơn khỏi nguy hiểm điện giật có thể xảy ra giữa trung tính và đất bất kể cách ly của nguồn lưới với bộ nghịch lưu và dàn PV. Do đó, nguy hiểm điện giật mà các rơle cần bảo vệ chống lại là từ dây pha của lưới đến đất hoặc trung tính.

- Trường hợp sự cố đơn ngăn ngừa một cặp rơ-le mở ra, nhưng duy trì cặp rơ le không bị sự cố còn lại có thể mb và cung cấp cách điện chính yêu cầu.

- Để xuất hiện sự cố điện giật, dòng điện phải chạy từ dây pha của nguồn lưới, qua người, đến đất hoặc trung tính, và trở lại các dây pha qua cả hai khe hở rơle còn lại nối tiếp. Do đó, cách điện chính yêu cầu được cung cấp bởi tổng số khe hở không khí trong hai rơle còn lại.

- Từ Bảng 12 của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1), thông số đặc trưng của điện áp chịu xung đối với điện áp hệ thống mạch PV 1 000 V một chiều là 4 464 V. Từ Bảng 13 của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1), khe hở không khí tổng yêu cầu là 3,58 mm được chia giữa các khe hở không khí trong hai rơle còn lại. Nếu sử dụng các rơle giống nhau, mỗi rơle phải cung cấp khe hở không khí xấp xỉ 1,8 mm. Chiều dài đường rò yêu cầu qua các rơle mở phụ thuộc vào độ nhiễm bẩn và nhóm vật liệu, được dựa trên 1 000 V một chiều, và được chia giữa những khe hở không khí trong hai rơle còn lại.

- Phân tích tương tự có thể được thực hiện cho các hệ thống và cấu trúc liên kết bộ nghịch lưu khác.

Hình 20 - Ví dụ hệ thống được xem xét trong Chú thích 2 ở trên

4.4.4.15.2.3  Kiểm tra tự động của các phương tiện ngắt kết nối

Đối với bộ nghịch lưu không cách ly, việc cách ly được cung cấp bởi phương tiện ngắt kết nối tự động phải tự động được kiểm tra trước khi bộ nghịch lưu bắt đầu hoạt động. Sau khi kiểm tra cách ly, nếu không đạt, phương tiện ngắt kết nối vẫn hoạt động bất kỳ phải được để ở vị trí mở, ít nhất cách điện chính hoặc ngăn cách đơn giản phải được duy trì giữa đầu vào PV và nguồn lưới, bộ nghịch lưu không được bắt đầu hoạt động, và bộ nghịch lưu phải chỉ báo sự cố theo 13.9.

Sự phù hợp với 4.4.4.15.2.1 đến 4.4.4.15.2.3 được kiểm tra bằng cách xem xét PCE và sơ đồ, đánh giá cách điện hoặc ngăn cách được cung cấp bởi các thành phần, và đối với bộ nghịch lưu không cách ly bằng thử nghiệm sau:

Với bộ nghịch lưu nối lưới không cách ly được kết nối và hoạt động như trong các điều kiện thử nghiệm tham chiếu trong TCVN 12231-1 (IEC 62109-1), các sự cố đơn được đặt vào các phương tiện ngắt kết nối tự động hoặc các bộ phận liên quan khác của bộ nghịch lưu. Các sự cố phải được chọn để làm cho tất cả hoặc một phần của phương tiện ngắt kết nối không tác động, ví dụ bằng cách hủy bỏ các phương tiện điều khiển hoặc bằng cách nối tắt một cực cơ cấu đóng cắt tại một thời điểm. Với bộ nghịch lưu đang hoạt động, sự cố được đặt vào, và sau đó điện áp đầu vào PV được loại bỏ hoặc hạ xuống dưới mức nhỏ nhất yêu cầu để bộ nghịch lưu hoạt động, để kích hoạt ngắt kết nối khỏi nguồn lưới. Điện áp đầu vào PV sau đó được nâng lên trở lại vào phạm vi hoạt động. Sau khi bộ nghịch lưu hoàn thành việc kiểm tra cách ly, bất kỳ phương tiện ngắt kết nối vẫn hoạt động nào cũng phải ở vị trí mở, ít nhất là cách điện chính hoặc ngăn cách đơn giản phải được duy trì giữa đầu vào PV và nguồn lưới, bộ nghịch lưu không được bắt đầu hoạt động và phải chỉ báo sự cố phù hợp với 13.9.

Trong mọi trường hợp, bộ nghịch lưu nối lưới không cách ly phải phù hợp với các yêu cầu về cách điện chính hoặc ngăn cách đơn giản giữa nguồn lưới và đầu vào PV sau khi đặt sự cố.

4.4.4.16  Bộ nghịch lưu độc lập - Thử nghiệm chuyển đổi tải

Bộ nghịch lưu độc lập có chuyển mạch chuyển đổi để chuyển đổi tải xoay chiều từ nguồn lưới hoặc nguồn rẽ nhánh xoay chiều khác đến đầu ra bộ nghịch lưu phải tiếp tục hoạt động bình thường và không gây nguy cơ cháy hoặc nguy hiểm điện giật do kết quả của việc chuyển đổi khác pha.

Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm dưới đây. Nguồn xoay chiều rẽ nhánh được dịch chuyển 180° từ đầu ra xoay chiều của một bộ nghịch lưu một pha và 120° đối với nguồn cung cấp 3 pha. Chuyển mạch chuyển đổi phải chịu một thao tác chuyển đổi tải từ đầu ra xoay chiều của bộ nghịch lưu sang nguồn xoay chiều rẽ nhánh. Tải phải được điều chỉnh để cho công suất xoay chiều danh định lớn nhất.

Đối với một bộ nghịch lưu sử dụng một chuyển mạch rẽ nhánh có cơ cấu điều khiển ngăn ngừa chuyển đổi giữa hai nguồn xoay chiều không đồng bộ, thử nghiệm phải được thực hiện trong điều kiện hoạt động sai của thành phần khi điều kiện đó có thể dẫn đến chuyển đổi khác pha giữa hai nguồn cung cấp xoay chiều.

4.4.4.17  Sự cố hệ thống làm mát - Thử nghiệm che phủ

Ngoài các thử nghiệm có thể áp dụng ở 4.4.4.8 của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1), tắc nghẽn không chủ ý của luồng không khí qua bộ tản nhiệt bên ngoài để hở phải là một trong các điều kiện sự cố cần xem xét. Không được xảy ra nguy hiểm theo các tiêu chí ở 4.4.3 của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1) do che phủ bộ nghịch lưu theo thử nghiệm dưới đây.

Thử nghiệm này không yêu cầu đối với bộ nghịch lưu được hạn chế sử dụng trong các khu vực làm việc có điện kín.

CHÚ THÍCH: Mục đích của thử nghiệm này là để mô phỏng việc che phủ không chủ ý có thể xảy ra sau khi lắp đặt, do thiếu nhận thức của người dùng về sự cần thiết của thông hơi đúng. Ví dụ, bộ nghịch lưu dùng cho các hệ thống dân cư có thể được lắp đặt trong các không gian như nhà kho mà ban đầu được thông hơi đúng nhưng sau đó được sử dụng để lưu giữ hàng hóa gia dụng. Trong tình huống như vậy, bộ tản nhiệt có thể có vật liệu tựa vào làm chặn đối lưu và trao đổi nhiệt với không khí xung quanh. Các thử nghiệm cho các lỗ thông hơi bị chặn và quạt bị hỏng có trong TCVN 12231-1 (IEC 62109-1), nhưng không cho sự che phủ bộ tản nhiệt.

Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm được thực hiện theo các yêu cầu ở 4.4.2 của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1) cùng với yêu cầu sau đây.

Bộ nghịch lưu phải được lắp theo hướng dẫn lắp đặt của nhà chế tạo. Nếu có nhiều hơn một vị trí hoặc hướng cho phép, thử nghiệm phải được thực hiện theo hướng hoặc vị trí có nhiều khả năng dẫn đến tắc nghẽn bộ tản nhiệt sau khi lắp đặt. Toàn bộ bộ nghịch lưu bao gồm bộ tản nhiệt bên ngoài bất kỳ được cung cấp phải được che phủ bằng gạc y tế có độ dày không nén tối thiểu là 2 cm, phủ tất cả các cánh tản nhiệt và các kênh không khí. Gạc y tế này thay cho vài thưa theo yêu cầu ở 4.4.3.2 của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1). Bộ nghịch lưu phải hoạt động ở mức công suất lớn nhất. Thời gian thử nghiệm tối thiểu là 7 h, ngoài ra, thử nghiệm có thể dừng lại khi nhiệt độ ổn định nếu không có bề mặt ngoài nào của bộ nghịch lưu có nhiệt độ lớn hơn 90 °C.

4.7  Thử nghiệm thông số đặc trưng về điện

Bổ sung:

4.7.3  Yêu cầu đo đối với cổng đầu ra xoay chiều của bộ nghịch lưu độc lập

Các phép đo điện áp và dòng điện đầu ra xoay chiều trên bệ nghịch lưu độc lập phải được thực hiện bằng thiết bị đo chỉ ra giá trị hiệu dụng thực.

CHÚ THÍCH: Một số dạng sóng đầu ra không hình sin của bộ nghịch lưu sẽ không được đo đúng nếu sử dụng thiết bị đo đáp ứng trung bình.

4.7.4  Điện áp và tần số đầu ra xoay chiều của bộ nghịch lưu độc lập

4.7.4.1  Quy định chung

Điện áp và tần số xoay chiều đầu ra của bộ nghịch lưu độc lập, hoặc bộ nghịch lưu nhiều chế độ hoạt động ở chế độ độc lập, phải phù hợp với các yêu cầu ở 4.7.4.2 đến 4.7.4.5.

4.7.4.2  Điện áp đầu ra trạng thái ổn định ở đầu vào một chiều danh nghĩa

Điện áp xoay chiều đầu ra trạng thái ổn định không được nhỏ hơn 90 % hoặc lớn hơn 110 % điện áp danh nghĩa danh định với bộ nghịch lưu được cung cấp giá trị danh nghĩa của nó là điện áp đầu vào một chiều.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đo điện áp đầu ra xoay chiều với bộ nghịch lưu cung cấp không tải, và một lần nữa với bộ nghịch lưu cung cấp tải điện trở bằng với công suất đầu ra liên tục lớn nhất danh định của bộ nghịch lưu ở chế độ độc lập. Điện áp đầu ra xoay chiều được đo sau khi các ảnh hưởng quá độ bất kỳ do đặt hoặc loại bỏ tải được ngừng.

4.7.4.3  Điện áp đầu ra trạng thái ổn định qua dải đầu vào một chiều

Điện áp xoay chiều đầu ra trạng thái ổn định không được nhỏ hơn 85 % hoặc lớn hơn 110 % điện áp danh nghĩa danh định với bộ nghịch lưu được cung cấp có giá trị bất kỳ trong dải giá trị danh định của điện áp đầu vào một chiều.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đo điện áp xoay chiều đầu ra theo bốn bộ điều kiện: với bộ nghịch lưu cung cấp không tải và cung cấp tải điện trở bằng với công suất đầu ra liên tục lớn nhất danh định của bộ nghịch lưu ở chế độ độc lập, cả ở điện áp đầu vào một chiều danh định nhỏ nhất và ở điện áp đầu vào một chiều danh định lớn nhất. Điện áp đầu ra xoay chiều được đo sau khi các ảnh hưởng quá độ bất kỳ do đặt hoặc loại bỏ tài được ngừng.

4.7.4.4  Đáp ứng bước tải của điện áp đầu ra ở đầu vào một chiều danh nghĩa

Điện áp đầu ra xoay chiều không được nhỏ hơn 85 % hoặc lớn hơn 110 % điện áp danh nghĩa danh định trong hơn 1,5 s sau khi đặt hoặc loại bỏ tải điện trở bằng với công suất đầu ra liên tục lớn nhất danh định của bộ nghịch lưu ở chế độ độc lập, với bộ nghịch lưu được cung cấp có giá trị danh nghĩa của nó là điện áp đầu vào một chiều.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đo điện áp đầu ra xoay chiều sau khi bước tải điện trở từ không tải đến công suất đầu ra liên tục lớn nhất danh định đầy đủ, và từ đầy tải đến không tải. Điện áp hiệu dụng đầu ra của chu kỳ hoàn chỉnh đầu tiên sau t = 1,5 s được đo, trong đó t là thời gian đo được từ khi đặt thay đổi bước tải.

4.7.4.5  Tần số đầu ra trạng thái ổn định

Tần số đầu ra trạng thái ổn định không thay đổi quá phạm vi từ - 6 % đến + 4 % giá trị danh nghĩa.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đo tần số đầu ra xoay chiều theo bốn bộ điều kiện: với bộ nghịch lưu cung cấp không tải và cung cấp tải điện trở bằng với công suất đầu ra liên tục lớn nhất danh định của bộ nghịch lưu ở chế độ độc lập, cả ở điện áp đầu vào một chiều danh định nhỏ nhất và ở điện áp đầu vào một chiều danh định lớn nhất. Tần số đầu ra xoay chiều được đo sau khi các ảnh hưởng quá độ bất kỳ do đặt hoặc loại bỏ tải được ngừng.

4.7.5  Dạng sóng điện áp đầu ra của bộ nghịch lưu độc lập

4.7.5.1  Quy định chung

Dạng sóng điện áp đầu ra xoay chiều của bộ nghịch lưu độc lập, hoặc bộ nghịch lưu nhiều chế độ hoạt động ở chế độ độc lập, phải phù hợp với các yêu cầu ở 4.7.5.2 đối với các đầu ra hình sin, hoặc 4.7.5.3 và 4.7.5.4 đối với các đầu ra không hình sin cố định, hoặc với các yêu cầu tải chuyên dụng ở 4.7.5.5.

4.7.5.2  Yêu cầu đối với dạng sóng điện áp đầu ra hình sin

Dạng sóng đầu ra xoay chiều của một bộ nghịch lưu độc lập đầu ra hình sin phải có méo hài tổng (THD) không vượt quá 10 % và không có hài riêng rẽ vượt quá 6 %.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách đo THD và điện áp hài riêng rẽ với bộ nghịch lưu cung cấp 5 % công suất hoặc công suất đầu ra khả dụng liên tục thấp nhất lớn hơn 5 %, và 50 % và 100 % công suất đầu ra danh định liên tục, thành tải điện trở, với bộ nghịch lưu được cung cấp điện áp đầu vào một chiều danh nghĩa. Các giới hạn ở trên liên quan đến biên độ của thành phần cơ bản ở từng mức tải ở trên. Dụng cụ đo THD phải đo tổng của các hài từ n = 2 đến n = 40 dưới dạng phần trăm của thành phần cơ bản (n = 1).

4.7.5.3  Yêu cầu đối với dạng sóng đầu ra không hình sin

4.7.5.3.1  Quy định chung

Dạng sóng điện áp xoay chiều đầu ra của một bộ nghịch lưu độc lập không hình sin phải tuân theo các yêu cầu của 4.7.5.3.2 đến 4.7.5.3.4.

4.7.5.3.2  Méo hài tổng

Méo hài tổng (THD) của dạng sóng điện áp không được vượt quá 40 %.

4.7.5.3.3  Độ dốc dạng sóng

Độ dốc của các cạnh tăng và giảm của các nửa chu kỳ dương và âm của dạng sóng điện áp không được vượt quá 10 V/ms được đo giữa các điểm mà tại đó dạng sóng cố điện áp giữa 10 % và 90 % điện áp đỉnh cho nửa chu kỳ đó.

4.7.5.3.4  Điện áp đỉnh

Giá trị tuyệt đối của điện áp đỉnh của các nửa chu kỳ dương và âm của dạng sóng không được vượt quá 1,414 lần 110 % giá trị hiệu dụng của điện áp đầu ra xoay chiều danh nghĩa danh định.

Kiểm tra sự phù hợp với 4.7.5.3.2 đến 4.7.5.3.4 bằng cách đo THD, độ dốc và điện áp đỉnh của dạng sóng điện áp đầu ra với bộ nghịch lưu cung cấp 5 % công suất hoặc công suất đầu ra khả dụng liên tục thấp nhất lớn hơn 5 %, và 50 % và 100 % công suất đầu ra danh định liên tục của nó, thành tải điện trở. Trong dải giá trị danh định của bộ nghịch lưu, từng thử nghiệm phải được thực hiện tại điện áp đầu vào một chiều tạo ra điều kiện trường hợp xấu nhất cho thử nghiệm đó. Dụng cụ đo THD phải đo tổng của các hài từ n = 2 đến n = 40 dưới dạng phần trăm của thành phần cơ bản (n = 1).

4.7.5.4  Yêu cầu thông tin đối với dạng sóng không hình sin

Các hướng dẫn được cung cấp với bộ nghịch lưu độc lập không phù hợp với 4.7.5.2 phải bao gồm thông tin ở 5.3.2.6.

4.7.5.5  Yêu cầu đối với dạng sóng điện áp đầu ra của bộ nghịch lưu dùng cho tải chuyên dụng

Đối với một bộ nghịch lưu chỉ sử dụng với tải chuyên dụng đã biết, các yêu cầu sau đây có thể được sử dụng thay thế cho các yêu cầu về dạng sóng ở 4.7.5.2 đến 4.7.5.3.

Sự kết hợp của bộ nghịch lưu và tải chuyên dụng phải được đánh giá để đảm bảo rằng dạng sóng đầu ra không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào trong thiết bị tải và bộ nghịch lưu, hoặc làm cho thiết bị tải không phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn của sản phẩm hiện hành.

Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm và phân tích. Các thử nghiệm được yêu cầu bởi tiêu chuẩn này và tiêu chuẩn áp dụng cho thiết bị tải chuyên dụng, phải được thực hiện để xác định xem dạng sóng đầu ra bộ nghịch lưu có gây ra sự cố không phù hợp với các yêu cầu áp dụng hay không. Một thử nghiệm cụ thể có thể được bỏ qua nếu phân tích cho thấy dạng sóng đầu ra sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng nào có thể có về các thông số liên quan đến an toàn.

CHÚ THÍCH: Các ảnh hưởng có thể của dạng sóng đầu ra bao gồm, nhưng không giới hạn, các khía cạnh như gia nhiệt, khe hở không khí liên quan đến điện áp đỉnh của dạng sóng của bộ nghịch lưu, tăng dòng điện đầu vào, đánh thủng cách điện rắn hoặc hỏng các thành phần do vượt quá điện áp đỉnh hoặc tăng thời gian, vận hành sai của mạch điều khiển, đặc biệt là mạch bảo vệ, v.v...

Bộ nghịch lưu phải được ghi nhãn ký hiệu 9 và 15 của Bảng C.1 của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1).

Hướng dẫn lắp đặt được cung cấp cùng với bộ nghịch lưu phải bao gồm thông tin trong 5.3.2.13.

Bổ sung:

4.8  Thử nghiệm bổ sung cho bộ nghịch lưu nối lưới

4.8.1  Yêu cầu chung về cách ly bộ nghịch lưu và nối đất dàn

Bộ nghịch lưu có thể hoặc không cung cấp cách ly về điện từ nguồn lưới đến dán PV, và dàn PV có thể hoặc không có một phía của mạch điện nối đất. Bộ nghịch lưu phải phù hợp với các yêu cầu trong Bảng 30 đối với kết hợp ứng dụng của cách ly bộ nghịch lưu và nối đất dán.

Bảng 30 - Các yêu cầu dựa trên cách ly bộ nghịch lưu và nối đất dàn

Nối đất dàn:

Không nối đất a hoặc nối đất chức năng

Không nối đất hoặc nối đất chức năng

Nối đất

Cách ly bộ nghịch lưu:

Không cách ly

Cách ly

Cách ly

Yêu cầu cách ly tối thiểu đối với bộ nghịch lưu:

Không áp dụng

Cách điện chính hoặc tăng cường b

Thử nghiệm điển hình dòng điện rò theo 4.8.3.2 (nguy hiểm điện giật) và 4.8.3.3 (nguy cơ cháy) để xác định các yêu cầu đối với điện trở cách điện nối đất của dàn và phát hiện dòng dư của dàn, xem dưới đây

Đo điện trở cách điện nối đất của dàn

Trước khi bắt đầu hoạt động, theo 4.8.2.1 hoặc 4.8.2.2

Hoạt động khi có sự cố: chỉ báo sự cố theo 13.9 và không kết nối với nguồn lưới

Trước khi bắt đầu hoạt động, theo 4.8.2.1 hoặc 4.8.2 2

Hoạt động khi có sự cố:

Đối với bộ nghịch lưu có cách ly phù hợp với giới hạn dòng rò cho cả nguy hiểm điện giật và nguy cơ cháy trong “Yêu cầu cách ly tối thiểu đối với bộ nghịch lưu” ở trên, chỉ báo sự cố theo 13.9.

Đối với bộ nghịch lưu có cách ly không tuân thủ các giá trị dòng điện rò nhỏ nhất ở trên, chỉ báo sự cố theo 13.9, và không kết nối với nguồn lưới.

Không yêu cud

Phát hiện dòng điện dư của dàn

a) 30 mA RCDc giữa bộ nghịch lưu và nguồn lưới theo 4.8.3.4, hoặc

b) theo dõi cho cả dòng dư quá mức liên tục theo 4.8.3.5.1 a) và thay đổi đột ngột quá mức theo 4.8.3.5.1 b)

Hoạt động khi có sự cố: tắt bộ nghịch lưu, ngắt kết nối nguồn lưới và chỉ báo sự cố theo 13.9

Không áp dụng cho bộ nghịch lưu có cách ly phù hợp với giới hạn dòng điện rò cho cả nguy hiểm điện giật và cháy theo “Yêu cầu cách ly tối thiểu đối với bộ nghịch lưu” ở trên.

Bộ nghịch lưu với cách ly không phù hợp với giới hạn dòng rò đối với nguy hiểm điện giật theo 4.8.3.2: yêu cầu theo dõi cho những thay đổi đột ngột về dòng dư theo 4.8.3.5.1 b) hoặc sử dụng RCD theo 4.8.3.4

Bộ nghịch lưu với cách ly không phù hợp với giới hạn dòng rò đối với nguy cơ cháy theo 4.8.3.3: yêu cầu theo dõi dòng dư liên tục quá mức theo 4.8.3.5.1 a) hoặc sử dụng RCD theo 4.8.3.4

Hoạt động khi có sự cố: tắt bộ nghịch lưu, ngắt kết nối nguồn lưới và chỉ báo sự cố theo 13.9.

CHÚ THÍCH: Một số cấu trúc liên kết bộ nghịch lưu không cách ly với một dàn nối đất có thể được công nghệ hóa, nhưng TCVN 7447-7-712 (IEC 60364-7-712) yêu cầu ngăn cách đơn giản giữa nguồn lưới và PV nếu dàn được nối đất. Một bộ nghịch lưu không cách ly mà kết nối duy nhất của dàn với đất là thông qua trung tính nguồn lưới nối đất là được phép theo TCVN 7447-7-712 (IEC 60364-7-712) vì thiết kế hệ thống không cho phép dòng điện chạy trên dây dân nối đất trong điều kiện bình thường (ngoại trừ đối với dòng rò dự kiến), và hoạt động của bất kỳ RCD nào trong hệ thống không bị ảnh hưởng .

a Nếu kết nối duy nhất của dàn đến đất nằm ở phía nguồn lưới của phương tiện ngắt kết nối tự động bộ nghịch lưu (thông qua kết nối trung tính với đất), thì dàn được coi là không nối đất.

b Bộ nghịch lưu sử dụng với dàn có cấp điện áp quyết định DVC-A được yêu cầu sử dụng ít nhất cách điện tăng cường (ngăn cách bảo vệ) giữa dàn và các mạch DVC-B và -C, ví dụ như nguồn lưới.

c Đối với một số loại bộ nghịch lưu, RCD kiểu B là bắt buộc. Xem 4.8.3.4.

d Các dàn nối đất sẽ được hưởng lợi từ việc bảo vệ bổ sung được cung cấp bởi việc sử dụng phép đo điện trở cách điện với đất của dàn trước khi kết nối bộ nghịch lưu với lưới điện. Tính chất bảo vệ bổ sung này có thể làm giảm đáng kể rủi ro cháy trên các dàn nối đất do sự cố chạm đất gây ra do lắp đặt, vận hành hoặc bảo dưỡng hệ thống không đúng, dẫn đến sự cố chạm đất lần đầu không bị phát hiện, gây ra sự cố chạm đất tiếp theo.

4.8.2  Phát hiện điện trở cách điện của dàn đối với bộ nghịch lưu dùng cho dàn không nối đất và nối đất chức năng

CHÚ THÍCH: Các yêu cầu trong điều này liên quan đến phát hiện và đáp ứng với điện trở cách điện dàn bất thường với đất nhằm giảm nguy cơ cháy hoặc điện giật do kết nối không chủ ý giữa dàn và đất. Đối với bộ nghịch lưu không cách ly, sự cố dàn chạm đất sẽ dẫn đến dòng điện nguy hiểm tiềm ẩn ngay khi bộ nghịch lưu kết nối với nguồn lưới, do trung tính nối đất trên nguồn lưới, nên bộ nghịch lưu không được kết nối với nguồn lưới. Đối với bộ nghịch lưu cách ly, nếu sự cố chạm đất đầu tiên trong một dàn nồi hoặc nối đất chức năng không bị phát hiện, thì sự cố chạm đất thứ hai có thể gây ra dòng điện nguy hiểm. Việc phát hiện và chỉ báo sự cố đầu tiên là cần thiết, nhưng bộ nghịch lưu được phép kết nối và bắt đầu hoạt động, bởi vì cách ly trong bộ nghịch lưu có nghĩa là trung tính nối đất trên nguồn lưới sẽ không tạo ra một tuyến dòng điện trở về đối với dòng điện sự cố.

4.8.2.1  Phát hiện điện trở cách điện của dàn đối với bộ nghịch lưu dùng cho dàn không nối đất

Bộ nghịch lưu để sử dụng với các dàn không nối đất phải có phương tiện để đo điện trở cách điện một chiều từ đầu vào PV (dàn) tới đất trước khi bắt đầu vận hành hoặc phải được cung cấp hướng dẫn lắp đặt theo 5.3.2.11.

Nếu điện trở cách điện nhỏ hơn R = (VMAX PV/ 30 mA) ôm thì bộ nghịch lưu:

- đối với bộ nghịch lưu cách ly, phải chỉ báo sự cố theo 13.9 (cho phép hoạt động); chỉ báo sự cố phải được duy trì cho đến khi điện trở cách điện của dàn được phục hồi đến một giá trị lớn hơn giới hạn ở trên;

- đối với bộ nghịch lưu không cách ly, hoặc bộ nghịch lưu với cách ly không phù hợp với giới hạn dòng điện rò trong yêu cầu tối thiểu về cách ly bộ nghịch lưu ở Bảng 30, phải chỉ báo sự cố theo 13.9 và không được kết nối với nguồn lưới; bộ nghịch lưu có thể tiếp tục thực hiện phép đo, có thể dừng chỉ báo sự cố và có thể kết nối với nguồn lưới nếu điện trở cách điện của dàn được phục hồi về một giá trị cao hơn giới hạn ở trên.

Mạch đo phải có khả năng phát hiện điện trở cách điện dưới giới hạn ở trên, trong điều kiện bình thường và có sự cố chạm đất trong dàn PV.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách phân tích thiết kế và thử nghiệm, như sau:

Sự phù hợp với với các giá trị của dòng điện phải được xác định bằng cách sử dụng thiết bị đo giá trị hiệu dụng đáp ứng cả hai thành phần xoay chiều và một chiều của dòng điện, với băng thông tối thiểu là 2 kHz.

Bộ nghịch lưu phải được kết nối với nguồn PV và các nguồn xoay chiều như được quy định trong các điều kiện thử nghiệm tham chiếu ở TCVN 12231-1 (IEC 62109-1), ngoại trừ điện áp PV được đặt thấp hơn điện áp làm việc nhỏ nhất yêu cầu để bắt đầu hoạt động của bộ nghịch lưu. Một điện trở nhỏ hơn giới hạn trên 10 % phải được nổi giữa đất và từng đầu nối đầu vào PV của bộ nghịch lưu lần lượt và sau đó điện áp đầu vào PV sẽ được nâng lên một giá trị đủ cao để khởi động hoạt động của bộ nghịch lưu. Bộ nghịch lưu phải chỉ báo sự cố theo 13.9 và thực hiện hoạt động (hoạt động hoặc không hoạt động nếu có) được yêu cầu ở trên.

Không yêu cầu phải thử nghiệm tất cả đầu nối đầu vào PV nếu phân tích thiết kế cho thấy rằng một hoặc nhiều đầu nối có thể có kết quả tương tự, ví dụ như nhiều đầu vào chuỗi PV song song.

CHÚ THÍCH: Điện trở nối đất của nguồn cung cấp một chiều hoặc dàn mô phỏng được sử dụng để cấp nguồn cho bộ nghịch lưu trong thử nghiệm này thì phải được tính đến trừ khi nó đủ lớn để không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả thử nghiệm.

4.8.2.2  Phát hiện điện trở cách điện của dàn đối với bộ nghịch lưu dùng cho các dàn được nối đất chức năng

Bộ nghịch lưu nối đất chức năng dàn thông qua điện trở có chủ ý tích hợp với bộ nghịch lưu, phải đáp ứng các yêu cầu trong a) và c), hoặc b) và c) dưới đây:

CHÚ THÍCH: Nhà thiết kế hệ thống sử dụng điện trở giữa dàn và đất mà không tích hợp với bộ nghịch lưu, phải xem xét nguy hiểm điện giật trên dàn có được tạo ra hay không hoặc làm tồi tệ hơn do đưa thêm điện trở, dựa trên thiết kế dàn, giá trị điện trở, bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp với dàn, v.v... Yêu cầu cho những xem xét này không được nêu ở đáy bởi vì nếu bộ nghịch lưu không có điện trở thì nó không phải là nguyên nhân gây ra, cũng không có khả năng bảo vệ chống nguy hiểm.

a) Giá trị của tổng điện trở, bao gồm điện trở có chủ ý cho nối đất chức năng của dàn, điện trở cách điện dự kiến của dàn đến đất và điện trở của bất kỳ mạng nào khác được nối đất (ví dụ mạng đo) không được thấp hơn R = (VMAX PV/ 30 mA) ôm. Điện trở cách điện dự kiến của dàn đến đất phải được tính dựa trên một điện trở cách điện của dàn là 40 MΩ/m2, với diện tích bề mặt của các tấm được biết, hoặc được tính dựa trên thông số đặc trưng về công suất của bộ nghịch lưu và hiệu quả của các tấm trong trường hợp xấu nhất mà bộ nghịch lưu được thiết kế để sử dụng.

CHÚ THÍCH: Nhà thiết kế nên cân nhắc việc thêm biên thiết kế, dựa trên các xem xét như lão hóa tám PV, sẽ làm giảm điện trở cách điện dàn theo thời gian và bất kỳ thành phần xoay chiều nào của dòng điện rò do điện dung dàn gây ra. Đo điện trở cách điện của dàn ở điểm c) dưới đây sẽ đảm bảo rằng tổng điện trở không quá thấp và hệ thống vẫn an toàn, nhưng nếu biên thiết kế không đủ, hệ thống sẽ từ chối kết nối sau khi kiểm tra điện trở cách điện dàn.

Hướng dẫn lắp đặt phải bao gồm thông tin được yêu cầu trong 5.3.2.12.

b) Để thay thế cho a), hoặc nếu giá trị điện trở tháp hơn a) được sử dụng, bộ nghịch lưu phải kết hợp các phương tiện để phát hiện, trong khi hoạt động, nếu tổng dòng điện qua điện trở và bất kỳ mạng song song nào (ví dụ như mạng đo), vượt quá giá trị dòng điện dư và thời gian trong Bảng 31 và phải ngắt kết nối điện trở hoặc giới hạn dòng điện bằng các phương tiện khác. Nếu bộ nghịch lưu là một bộ nghịch lưu không cách ly, hoặc có cách ly không phù hợp với các giới hạn dòng điện rò trong các yêu cầu cách ly bộ nghịch lưu nhỏ nhất trong Bảng 30, thì cũng phải ngắt kết nối khỏi nguồn lưới.

Bộ nghịch lưu có thể cố gắng tiếp tục hoạt động bình thường nếu điện trở cách điện dàn được phục hồi đến một giá trị cao hơn giới hạn trong 4.8.2.1.

CHÚ THÍCH: Đối với bộ nghịch lưu để đo điện trở cách điện dàn và đáp ứng giới hạn trong 4.8.2.1, điện trở nối đất chức năng của dàn sẽ cần duy trì ngắt kết nối (hoặc các phương tiện giới hạn dòng điện phải duy trì tác dụng) cho đền sau khi đo trở kháng cách điện dàn được thực hiện.

Kiểm tra sự phù hợp với a) hoặc b) bằng cách phân tích thiết kế và đối với trường hợp b) ở trên, bằng thử nghiệm để phát hiện những thay đổi đột ngột về dòng điện dư trong 4.8.3.5.3.

c) Bộ nghịch lưu phải có phương tiện để đo điện trở cách điện một chiều từ đầu vào PV đến đất trước khi bắt đầu hoạt động, theo 4.8.2.1.

4.8.3  Phát hiện dòng điện dư của dàn

4.8.3.1  Quy định chung

Các dàn không nối đất hoạt động ở điện áp DVC-B và DVC-C có thể gây ra nguy hiểm điện giật nếu tiếp xúc với các bộ phận mang điện và tuyến trở về cho dòng điện chạm tồn tại. Trong một bộ nghịch lưu không cách ly, hoặc một bộ nghịch lưu cách ly không giới hạn đầy đủ dòng điện chạm hiện có, kết nối của nguồn lưới đến đất (tức là trung tính nối đất) cung cấp một tuyến trở về dòng điện chạm nếu một người vô tình chạm vào các bộ phận mang điện của dàn và đất cùng lúc. Các yêu cầu trong điều này cung cấp thêm bảo vệ khỏi nguy hiểm điện giật thông qua việc sử dụng các bộ phát hiện dòng điện dư (RCD) theo 4.8.3.4 hoặc theo dõi những thay đổi đột ngột về dòng điện dư theo 4.8.3.5, trừ khi không yêu cầu sử dụng các bộ phát hiện này trong bộ nghịch lưu cách ly trong đó cách điện cho các giới hạn dòng điện chạm sẵn có đến dưới 30 mA khi được thử nghiệm theo 4.8.3.2.

Các dàn không nối đất và nối đất có thể tạo ra nguy cơ cháy nếu xảy ra sự cố chạm đất cho phép dòng điện quá lớn chạy qua các bộ phận hoặc cấu trúc dẫn điện không dự kiến mang dòng điện. Các yêu cầu trong điều này cung cấp bảo vệ bổ sung chống lại nguy hiểm cháy bằng cách áp dụng RCD theo 4.8.3.4 hoặc bằng cách theo dõi dòng điện dư liên tục vượt quá theo 4.8.3.5, trừ khi không yêu cầu sử dụng các bộ phát hiện này trong bộ nghịch lưu cách ly trong đó cách điện cho các giới hạn dòng điện chạm sẵn có đến dưới:

- 300 mA hiệu dụng cho bộ nghịch lưu với công suất đầu ra liên tục danh định < 30 kVA, hoặc

- 10 mA hiệu dụng trên mỗi kVA của công suất đầu ra liên tục danh định cho bộ nghịch lưu với công suất đầu ra liên tục danh định > 30 kVA.

khi thử nghiệm theo 4.8.3.3.

CHÚ THÍCH: Trong các đoạn trên và trong các thử nghiệm dưới đây, dòng điện được xác định theo các cách khác nhau. Giới hạn 30 mA về dòng điện chạm được thử nghiệm bằng cách sử dụng mô hình cơ thể người chạm vào mạch thử nghiệm dòng điện chạm, vì yêu cầu này liên quan đến nguy hiểm điện giật. Giới hạn dòng điện đối với mục đích nguy cơ cháy được đo bằng cách sử dụng một ampe mét tiêu chuẩn và không có mạch mô hình cơ thể người vì nguy cơ cháy liên quan đến dòng điện trong dây dẫn ngoài ý muốn, không phải dòng điện trong cơ thể người.

4.8.3.2  Thử nghiệm điển hình dòng điện chạm 30 mA đối với bộ nghịch lưu cách ly

Sự phù hợp với giới hạn 30 mA trong 4.8.3.1 được thử nghiệm với bộ nghịch lưu được kết nối và hoạt động trong điều kiện thử nghiệm tham chiếu, ngoài ra, nguồn cung cấp một chiều cho bộ nghịch lưu không được có kết nối với đất, và nguồn lưới cấp cho bộ nghịch lưu phải có một cực nối đất. Có thể chấp nhận (và có thể cần thiết) loại bỏ các chức năng phát hiện điện trở cách điện của dàn trong quá trình thử nghiệm này. Mạch điện đo dòng điện chạm ở IEC 60990, Hình 4 được kết nối từ từng đầu nối của dàn đến đất, một đầu nối tại một thời điểm. Dòng điện chạm thu được được ghi lại và so sánh với giới hạn 30 mA, để xác định các yêu cầu đối với điện trở cách điện dàn với đất và phát hiện dòng điện dư của dàn trong Bảng 30.

CHÚ THÍCH 1: Để thuận tiện, thử nghiệm IEC 60990 Hình 4 được cho trong Phụ lục H của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1).

CHÚ THÍCH 2: Cần chú ý đến tác động lên phép đo dòng điện chạm mà điện dung giữa các nguồn thử nghiệm bên ngoài và đất có thể gây ra lên kết quả (ví dụ một nguồn cung cấp một chiều với các tụ điện nối đất có thể tăng dòng điện chạm đo được trừ khi nguồn cấp một chiều không nối đất cùng với PCE cần thử nghiệm).

4.8.3.3  Thử nghiệm điển hình dòng điện dư gây nguy cơ cháy đối với bộ nghịch lưu cách ly

Sự phù hợp với giới hạn 300 mA hoặc 10 mA cho mỗi kVA giới hạn trong 4.8.3.1 được thử nghiệm với bộ nghịch lưu được kết nối và hoạt động trong điều kiện thử nghiệm tham chiếu, ngoài ra, nguồn cung cấp một chiều cho bộ nghịch lưu không được có kết nối với đất, và nguồn lưới cấp cho bộ nghịch lưu phải có một cực nối đất. Có thể chấp nhận (và có thể cần thiết) loại bỏ các chức năng phát hiện điện trở cách điện của dàn trong quá trình thử nghiệm này. Một ampe mét được kết nối từ từng đầu nối đầu vào PV của bộ nghịch lưu đến đất, một đầu nối tại một thời điểm. Ampe mét được sử dụng phải là thiết bị đo giá trị hiệu dụng đáp ứng với cả hai thành phần xoay chiều và một chiều của dòng điện, với băng thông tối thiểu là 2 kHz.

Dòng điện được ghi lại và so sánh với giới hạn trong 4.8.3.1, để xác định các yêu cầu đối với điện trở cách điện của dàn với đất và phát hiện dòng điện dư của dàn trong Bảng 30.

CHÚ THÍCH: Cần chú ý đến tác động lên phép đo dòng điện chạm mà điện dung giữa các nguồn thử nghiệm bên ngoài và đất có thể gây ra lên kết quả (ví dụ một nguồn cung cấp một chiều với các tụ điện nối đất có thể tăng dòng điện chạm đo được trừ khi nguồn cấp một chiều không nối đất cùng với PCE cần thử nghiệm).

4.8.3.4  Bảo vệ bằng cách sử dụng RCD

Yêu cầu bảo vệ bổ sung trong 4.8.3.1 có thể được đáp ứng bằng cách cung cấp một RCD với chế độ đặt dòng điện dư là 30 mA, nằm giữa bộ nghịch lưu và nguồn lực. Việc lựa chọn kiểu RCD để đảm bảo khả năng tương thích với bộ nghịch lưu phải được thực hiện theo các quy tắc lựa chọn RCD trong TCVN 12231-1 (IEC 62109-1). RCD có thể được cung cấp tích hợp với bộ nghịch lưu, hoặc có thể được cung cấp bởi người lắp đặt nếu mô tả chi tiết về vị trí, kiểu, giá trị đặc trưng RCD được đưa ra trong hướng dẫn lắp đặt ở 5.3.2.9.

4.8.3.5  Bảo vệ bằng cách theo dõi dòng điện dư

4.8.3.5.1  Quy định chung

Khi Bảng 30 yêu cầu, bộ nghịch lưu phải cung cấp phương tiện theo dõi dòng điện dư hoạt động bất cứ khi nào bộ nghịch lưu được kết nối với nguồn lưới với phương tiện ngắt kết nối tự động ở vị trí đóng. Các phương tiện theo dõi dòng điện dư phải đo tổng dòng điện hiệu dụng (cả hai thành phần xoay chiều và một chiều).

Như được chỉ ra trong Bảng 30 đối với các loại bộ nghịch lưu, loại dàn và mức cách ly bộ nghịch lưu khác nhau có thể việc phát hiện có thể được yêu cầu đối với dòng điện dư liên tục quá mức, thay đổi đột ngột quá mức dòng điện dư, hoặc cả, theo các giới hạn sau:

a) Dòng điện dư liên tục: Bộ nghịch lưu phải ngắt kết nối trong 0,3 s và chỉ báo sự cố theo 13.9 nếu dòng điện dư liên tục vượt quá:

- lớn nhất 300 mA đối với bộ nghịch lưu có công suất đầu ra liên tục danh định < 30 kVA;

- lớn nhất 10 mA trên mỗi kVA công suất đầu ra liên tục danh định đối với bộ nghịch lưu có công suất đầu ra liên tục danh định > 30 kVA.

Có thể cố gắng kết nối lại bộ nghịch lưu nếu điện trở cách điện của dàn đáp ứng giới hạn trong 4.8.2.

b) Thay đổi đột ngột dòng điện dư: Bộ nghịch lưu phải ngắt kết nối với nguồn lưới trong khoảng thời gian quy định trong Bảng 31 và chỉ báo sự cố theo 13.9, nếu phát hiện dòng điện dư hiệu dụng tăng đột ngột vượt quá giá trị trong bảng.

Bảng 31 - Giới hạn thời gian đáp ứng cho những thay đổi đột ngột trong dòng dư

Thay đổi đột ngột dòng điện dư

Thời gian tối đa cho việc ngắt kết nối bộ nghịch lưu khỏi nguồn lưới

30 mA

0,3 s

60 mA

0,15 s

150 mA

0.04 s

CHÚ THÍCH: Các giá trị dòng điện dư và thời gian được dựa trên TCVN 6950-1 (IEC 61008-1) về RCD.

Ngoài ra:

- không yêu cầu theo dõi điều kiện liên tục trong a) đối với bộ nghịch lưu có cách ly phù hợp với 4.8.3.3;

- không yêu cầu theo dõi những thay đổi đột ngột trong b) đối với một bộ nghịch lưu với cách ly phù hợp 4.8.3.2.

- Có thể cố gắng kết nối lại bộ nghịch lưu nếu điện trở cách điện của dàn đáp ứng giới hạn trong 4.8.2.

Kiểm tra sự phù hợp với điểm a) và b) bằng các thử nghiệm trong 4.8.3.5.2 và 4.8.3.5.3 tương ứng. Việc phù hợp với các giá trị của dòng điện phải được xác định bằng cách sử dụng thiết bị đo giá trị hiệu dụng đáp ứng với cả hai thành phần xoay chiều và một chiều của dòng điện, với băng thông tối thiểu là 2 kHz. Một ví dụ về mạch thử nghiệm được đưa ra trong Hình 21.

Đối với thử nghiệm dòng điện dư liên tục, R1 thiết lập dòng điện cơ bản ngay dưới điểm nh, và R2 được đóng gây ra dòng điện vượt quá điểm nhả. Tụ C1 không được sử dụng.

Đối với thử nghiệm dòng điện dư thay đổi đột ngột, C1 thiết lập dòng điện cơ sở và R1 hoặc R2 được chuyển mạch để tạo ra giá trị mong muốn về thay đổi đột ngột. Điện trở còn lại không được sử dụng.

Hình 21 - Ví dụ mạch thử nghiệm cho thử nghiệm phát hiện dòng điện dư

4.8.3.5.2  Thử nghiệm phát hiện quá dòng điện dư liên tục

Một điện trở có thể điều chỉnh bên ngoài được kết nối từ đất đến một đầu nối đầu vào PV của bộ nghịch lưu. Điện trở phải được giảm từ từ để thoát khỏi giới hạn dòng điện dư trong a) ở trên, cho đến khi bộ nghịch lưu ngắt kết nối. Việc này xác định mức độ nhà thực tế của mẫu thử nghiệm phải nhỏ hơn hoặc bằng giới hạn dòng điện liên tục ở trên. Đề thử nghiệm thời gian nhả, điện trở thử nghiệm sau đó được điều chỉnh để thiết lập dòng điện dư với giá trị xấp xỉ 10 mA dưới mức nhả thực tế. Một điện trở bên ngoài thứ hai, được điều chỉnh để gây ra dòng điện dư khoảng 20 mA, được kết nối thông qua một chuyển mạch từ đất đến cùng đầu nối đầu vào PV với điện trở đầu tiên. Chuyển mạch được đóng lại, tăng dòng điện dư lên một mức cao hơn mức nhả được xác định ở trên. Thời gian phải được đo từ thời điểm điện trở thứ hai được kết nối cho đến khi bộ nghịch lưu ngắt kết nối khỏi nguồn lưới, được xác định bằng cách quan sát dòng đầu ra của bộ nghịch lưu và đo thời gian cho đến khi dòng điện giảm về 0.

Thử nghiệm này phải được lặp lại 5 lần, và đối với cả 5 lần thử, thời gian ngắt kết nối không vượt quá 0,3 s.

Các thử nghiệm được lặp lại cho từng đầu nối đầu vào PV. Không yêu cầu phải thử tất cả các đầu nối đầu vào PV nếu phân tích thiết kế chỉ ra rằng một hoặc nhiều đầu nối có thể có kết quả tương tự, ví dụ trong trường hợp có nhiều đầu vào chuỗi PV nối song song.

CHÚ THÍCH: Các giá trị xấp xỉ 10 mA và 20 mA ở trên không quan trọng, nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo rằng thay đổi dòng điện dư được đặt đủ nhỏ để kích hoạt ngắt kết nối do hệ thống phát hiện dòng dư liên tục, không phải do thay đổi đột ngột hệ thống phát hiện dòng dư.

4.8.3.5.3  Thử nghiệm phát hiện các thay đổi đột ngột dòng điện dư

Thử nghiệm này cho thấy chức năng thay đổi đột ngột dòng điện dư hoạt động trong giới hạn cho dòng điện dư và thời gian nhả, ngay cả khi thay đổi đột ngột được chồng lên mức cơ sở đã có trước của dòng điện dư liên tục.

a) Thiết lập mức cơ sở đã có trước của dòng điện dư liên tục: Một điện dung có thể điều chỉnh được kết nối với một đầu nối PV. Điện dung này được tăng từ từ cho đến khi bộ nghịch lưu ngắt kết nối bằng chức năng phát hiện dòng điện dư liên tục. Điện dung sau đó được hạ xuống sao cho dòng điện dư liên tục được giảm xuống dưới mức ngắt kết nối, bằng một lượng tương đương khoảng 150 % giá trị thay đổi đột ngột dòng điện dư trong 4.8.3.5.1 b) cần thử nghiệm (ví dụ 45 mA cho thử nghiệm 30 mA) và bộ nghịch lưu được khởi động lại.

b) Đặt thay đổi đột ngột dòng điện dư: Một điện trở bên ngoài, được điều chỉnh trước để gây ra dòng điện dư 30 mA, được kết nối thông qua một chuyển mạch từ đất đến cùng đầu nối đầu vào PV như điện dung ở bước a) ở trên. Thời gian phải được đo từ thời điểm chuyển mạch đóng (tức là kết nối điện trở và đặt thay đổi đột ngột dòng điện dư) cho đến khi bộ nghịch lưu ngắt kết nối khỏi lưới, được xác định bằng cách quan sát dòng đầu ra bộ nghịch lưu và đo thời gian cho đến khi dòng điện giảm xuống 0. Tất cả các thử nghiệm này được lặp lại 5 lần, và tất cả 5 kết quả không được vượt quá giới hạn thời gian được chỉ ra trong hàng 30 mA của Bảng 31.

Các bước a) và b) sau đó phải được lặp lại cho các giá trị 60 mA và 150 mA và thời gian trong Bảng 31.

Các bước của thử nghiệm ở trên phải được lập lại cho từng đầu nối PV. Không bắt buộc phải thử nghiệm tất cả các đầu nối đầu vào PV nếu phân tích thiết kế chỉ ra rằng một hoặc nhiều đầu nối có thể có kết quả tương tự, ví dụ trong trường hợp các đầu vào dàn PV nối song song.

Nếu cấu trúc liên kết bộ nghịch lưu mà thành phần xoay chiều của điện áp trên các đầu nối PV là rất nhỏ, có thể cần một lượng điện dung rất lớn để thực hiện bước a) của thử nghiệm này. Trong trường hợp này thì cho phép sử dụng điện trở thay thế hoặc bổ sung điện dung để đạt được lượng dòng điện dư cần thiết. Phương pháp này có thể không được sử dụng trên các cấu trúc liên kết bộ nghịch lưu mà một thành phần xoay chiều trên các đầu nối PV bằng hoặc lớn hơn giá trị hiệu dụng của điện áp nguồn đã chỉnh lưu nửa sóng.

Đối với bộ nghịch lưu có thông số đặc trưng công suất cao, vi giới hạn tăng theo thông số đặc trưng công suất, có thể cần một lượng điện dung rất lớn để thực hiện bước a) của thử nghiệm này. Trong trường hợp điều này là không thực tế thì cho phép sử dụng điện trở thay thế hoặc bổ sung điện dung để đạt được lượng dòng điện dư cần thiết. Phương pháp này chỉ có thể được sử dụng nếu phân tích phương pháp phát hiện và mạch chứng minh rằng hệ thống phát hiện có thể đo chính xác các loại điện trở, điện dung và cả hai kiểu dòng điện.

4.8.3.6  Hệ thống nằm trong khu vực làm việc có điện kín

Đối với các hệ thống trong đó bộ nghịch lưu và dàn PV DVC-B hoặc DVC-C nằm trong khu vực làm việc có điện kín, bảo vệ chống nguy hiểm điện giật trên dàn PV trong 4.8.2.1, 4.8.2.2, 4.8.3.2, 4.8.3.4 và 4,8,3,5. 1 b) không bắt buộc nếu thông tin lắp đặt cung cấp với bộ nghịch lưu chỉ ra hạn chế sử dụng trong khu vực làm việc có điện kín và chỉ ra hình thức bảo vệ nguy hiểm điện giật và không được cung cấp tích hợp với bộ nghịch lưu, phù hợp với 5.3.2.7. Bộ nghịch lưu phải được ghi nhãn như 5.2.2.6.

5  Ghi nhãn và tài liệu

Áp dụng điều này của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1), ngoài ra:

5.1  Ghi nhãn

5.1.4  Thông số đặc trưng thiết bị

Thay thế:

Ngoài các ghi nhãn được yêu cầu trong các điều còn lại của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1) và trong tiêu chuẩn này, các thông số đặc trưng trong Bảng 32 phải được ghi nhãn rõ ràng và vĩnh viễn trên bộ nghịch lưu tại nơi dễ thấy sau khi lắp đặt. Chỉ những thông số đặc trưng được áp dụng dựa trên kiểu bộ nghịch lưu được yêu cầu.

CHÚ THÍCH: Ví dụ, đại lượng đầu vào xoay chiều chỉ được yêu cầu cho bộ nghịch lưu có cổng đầu vào xoay chiều ngoài cổng đầu ra xoay chiều, hoặc một cổng xoay chiều có thể hoạt động như một đầu vào có một hoặc nhiều chế độ.

Bảng 32 - Thông số đặc trưng của bộ nghịch lưu - Yêu cầu ghi nhãn

Thông số đặc trưng

Đơn vị

Thông số đặc trưng đầu vào PV

 

Vmax PVa (lớn nhất tuyệt đối)

d.c.V

Isc PVa (lớn nhất tuyệt đối)

d.c.A

Thông số đặc trưng đầu ra xoay chiều

 

Điện áp (danh nghĩa hoặc dải)

a.c.V

Dòng điện (liên tục lớn nhất)

a.c.A

Tần số (danh nghĩa hoặc dải)

Hz

Công suất (liên tục lớn nhất)

W hoặc VA

Dải hệ số công suất

 

Thông số đặc trưng dầu vào xoay chiều

 

Điện áp (danh nghĩa hoặc dải)

a.c.V

Dòng điện (liên tục lớn nhất)

a.c.A

Tần số (danh nghĩa hoặc dải)

Hz

Thông số đặc trưng đầu vào một chiều (không phải dàn PV)

 

Điện áp (danh nghĩa hoặc dải)

d.c.V

Dòng điện (liên tục lớn nhất)

d.c.A

Thông số đặc trưng đầu ra một chiều

 

Điện áp (danh nghĩa hoặc dải)

d.c.V

Dòng điện (liên tục lớn nhất)

d.c.A

Cấp bảo vệa (I, II, hoặc III)

 

Cấp bảo vệ chống xâm nhập (IP) theo TCVN 12231-1 (IEC 62109-1)

 

a Các thuật ngữ này được định nghĩa trong Điều 3 của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1).

Bộ nghịch lưu được điều chỉnh cho nhiều hơn một điện áp đầu ra danh nghĩa phải được ghi nhãn để chỉ ra điện áp cụ thể mà nó được thiết lập khi vận chuyển từ nhà máy. Có thể chấp nhận việc ghi nhãn này dưới dạng thẻ có thể tháo rời hoặc phương pháp không vĩnh viễn khác.

5.2  Ghi nhãn cảnh báo

5.2.2  Nội dung ghi nhãn cảnh báo

Bổ sung:

5.2.2.6  Bộ nghịch lưu dùng cho khu vực làm việc có điện kín

Khi được yêu cầu bởi 4.8.3.6, một bộ nghịch lưu không được bảo vệ đầy đủ khỏi nguy hiểm điện giật trên dàn PV phải được ghi nhãn cảnh báo rằng bộ nghịch lưu chỉ được sử dụng trong khu vực làm việc có điện kín và tham khảo hướng dẫn lắp đặt.

5.3  Tài liệu

5.3.2  Thông tin liên quan đến lắp đặt

Bổ sung:

5.3.2.1  Thông số đặc trưng

Điều 5.3.2 của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1) yêu cầu tài liệu bao gồm thông tin thông số đặc trưng cho từng đầu vào và đầu ra. Đối với bộ nghịch lưu, thông tin này phải như trong Bảng 33 dưới đây. Chỉ những thông số đặc trưng được áp dụng dựa trên loại bộ nghịch lưu được yêu cầu.

Bảng 33 - Thông số đặc trưng của bộ nghịch lưu - Yêu cầu về tài liệu

Thông số đặc trưng

Đơn vị

Đại lượng đầu vào PV

 

Vmax PVa (lớn nhất tuyệt đối)

d.c.V

Dải điện áp vận hành đầu vào lớn nhất

d.c.V

Dòng điện đầu vào PV hoạt động lớn nhất

d.c.A

Isc PVa (lớn nhất tuyệt đối)

d.c.A

Dòng điện cấp ngược lớn nhất từ bộ nghịch lưu đến dàn

a.c hoặc d.c.A

Đại lượng đầu ra xoay chiều

 

Điện áp (danh nghĩa hoặc dải)

a.c.V

Dòng điện (liên tục lớn nhất)

a.c.A

Dòng điện (khi động)

a.c.A (đỉnh và khoảng thời gian)

Tần số (danh nghĩa hoặc dải)

Hz

Công suất (liên tục lớn nhất)

W hoặc VA

Dải hệ số công suất

 

Dòng điện sự cố đầu ra lớn nhất

a.c.A (đỉnh và khoảng thời gian) hoặc hiệu dụngb

Bảo vệ quá dòng đầu ra lớn nhất

a.c.A

Đại lượng đầu vào xoay chiều

 

Điện áp (danh nghĩa hoặc dải)

a.c.V

Dòng điện (liên tục lớn nhất)

a.c.A

Dòng điện (khởi động)

a.c A (đnh và khoảng thời gian)

Tần số (danh nghĩa hoặc dải)

Hz

Đại lượng đầu vào một chiều (không phải dàn PV)

 

Điện áp (danh nghĩa hoặc dải)

d.c.V

Điện áp acquy danh nghĩa

d.c.V

Dòng điện (liên tục lớn nhất)

d.c.A

Đại lượng đầu ra một chiều

 

Điện áp (danh nghĩa hoặc dài)

d.c.V

Điện áp acquy danh nghĩa

d.c.V

Dòng điện (liên tục lớn nhất)

d.c.A

Cấp bảo vệa (I, II, hoặc III)

 

Cấp bảo vệ chống xâm nhập (IP) theo TCVN 12231-1 (IEC 62109-1)

 

a Các thuật ngữ này được định nghĩa trong Điều 3 của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1).

b Thử nghiệm ngắn mạch đầu ra trong TCVN 12231-1 (IEC 62109-1) quy định kiểu đo và đơn vị yêu cầu cho thông số đặc trưng này.

5.3.2.2  Các điểm đặt của bộ nghịch lưu nối lưới

Đối với một khối nối lưới có các điểm nhả điều chỉnh được tại hiện trường, thời gian nhả hoặc thời gian kết nối lại, sự xuất hiện của các điều khiển này, phương tiện điều chỉnh, giá trị mặc định của nhà máy và giới hạn của phạm vi điều chỉnh phải được cung cấp trong tài liệu PCE hoặc ở định dạng khác như trên trang web.

CHÚ THÍCH: Một số tiêu chuẩn nối liên kết của địa phương yêu cầu rằng việc điều chỉnh các điểm đặt này phải được bảo vệ bằng từ khóa hoặc không để người sử dụng tiếp cận được ở một số kiểu, ở yêu cầu nêu trên, tài liệu dùng cho “phương tiện điều chỉnh” không có nghĩa là yêu cầu tài liệu tiết lộ từ khóa hoặc tính chất an ninh khác.

Việc thiết lập các điểm đặt điều chỉnh được tại hiện trường phải có thể truy cập từ PCE, ví dụ trên bảng điều khiển hiển thị, giao diện người dùng hoặc cổng giao tiếp.

5.3.2.3  Biến áp và cách ly

Bộ nghịch lưu phải được cung cấp với thông tin cho người lắp đặt liên quan đến việc biến áp cách ly bên trong có được cung cấp hay không, và nếu có, mức độ cách điện (chức năng, chính, tăng cường hoặc kép) được cung cấp bởi máy biến áp đó. Các hướng dẫn phải chỉ ra các yêu cầu lắp đặt liên quan đến nối đất hoặc không nối đất dàn, cung cấp các thiết bị phát hiện dòng điện dư bên ngoài, yêu cầu một biến áp cách ly bên ngoài, v.v...

5.3.2.4  Biến áp được yêu cầu nhưng không được cung cấp

Bộ nghịch lưu yêu cầu một biến áp cách ly bên ngoài không được cung cấp kèm theo thiết bị phải được cung cấp hướng dẫn chỉ định loại cấu hình, thông số đặc trưng về điện và thông số đặc trưng về môi trường cho máy biến áp cách ly bên ngoài với thiết bị được sử dụng.

5.3.2.5  Mô-đun PV cho bộ nghịch lưu không cách ly

Bộ nghịch lưu không cách ly phải được cung cấp các hướng dẫn lắp đặt yêu cầu các môđun pv có thông số đặc trưng cấp A của bộ TCVN 12232 (IEC 61730). Nếu điện áp làm việc lớn nhất của nguồn lưới xoay chiều cao hơn điện áp hệ thống lớn nhất của dàn PV thì hướng dẫn phải yêu cầu các môđun PV có thông số đặc trưng điện áp hệ thống lớn nhất dựa trên điện áp nguồn lưới xoay chiều.

5.3.2.6  Thông tin dạng sóng đầu ra không hình sin

Hướng dẫn sử dụng cho một bộ nghịch lưu độc lập phù hợp với 4.7.5.2 phải bao gồm cảnh báo rằng dạng sóng không phải là hình sin, rằng một số tải có thể tăng nhiệt, và người dùng nên tham khảo ý kiến của nhà chế tạo thiết bị tải trước vận hành tải với bộ nghịch lưu. Nhà sản xuất bộ nghịch lưu phải cung cấp thông tin về các loại tải có thể tăng nhiệt, khuyến nghị cho thời gian vận hành lớn nhất với tải và phải quy định THD, độ dốc và điện áp đỉnh của các dạng sóng được xác định bằng thử nghiệm trong 4.7.5.3.2 đến 4.7.5.3.4

5.3.2.7  Hệ thống nằm trong khu vực làm việc điện kín

Khi được yêu cầu bởi 4.8.3.6, một bộ nghịch lưu không được bảo vệ đầy đủ khỏi nguy hiểm điện giật trên dàn PV phải được cung cấp hướng dẫn lắp đặt yêu cầu bộ nghịch lưu và dàn phải được lắp đặt trong khu vực làm việc có điện kín và chỉ ra dạng bảo vệ khỏi nguy hiểm điện giật và không được tích hợp với bộ nghịch lưu (ví dụ RCD, máy biến áp cách ly phù hợp với giới hạn dòng điện 30 mA, hoặc theo dõi dòng điện dư đối với các thay đổi đột ngột).

5.3.2.8  Liên kết mạch đầu ra bộ nghịch lưu độc lập

Khi được yêu cầu bởi 7.3.10, tài liệu cho bộ nghịch lưu phải bao gồm:

- nếu liên kết mạch đầu ra được yêu cầu nhưng không được tích hợp với bộ nghịch lưu, các phương tiện được yêu cầu phải được mô tả trong hướng dẫn lắp đặt, bao gồm dây dẫn được liên kết và khả năng mang dòng điện cần thiết hoặc mặt cắt ngang của phương tiện liên kết;

- nếu mạch đầu ra nổi, tài liệu cho bộ nghịch lưu phải cho biết đầu ra nổi đó.

5.3.2.9  Bảo vệ bằng cách sử dụng RCD

Khi yêu cầu bảo vệ bổ sung trong 4.8.3.1 được đáp ứng bằng cách yêu cầu một RCD không được tích hợp với bộ nghịch lưu, như trong 4.8.3.4, hướng dẫn lắp đặt phải nêu rõ nhu cầu về RCD và phải quy định thông số đặc trưng, loại và vị trí mạch yêu cầu.

5.3.2.10  Chỉ báo sự cố từ xa

Hướng dẫn lắp đặt phải bao gồm giải thích cách kết nối đúng cách (nếu có), và cách sử dụng, chỉ báo sự cố điện hoặc sự cố điện tử được yêu cầu bởi 13.9.

5.3.2.11  Đo điện trở cách điện và đáp ứng của dàn bên ngoài

Các hướng dẫn lắp đặt cho một bộ nghịch lưu để sử dụng với các dàn không được nối đất không kết hợp tất cả các khía cạnh của yêu cầu đo điện trở cách điện và đáp ứng theo 4.8.2.1, phải bao gồm:

- đối với các bộ nghịch lưu cách ly, giải thích về các khía cạnh của đo điện trở cách điện và đáp ứng của dàn không được cung cấp, và một hướng dẫn để tham khảo các quy định của địa phương để xác định xem có bất kỳ chức năng bổ sung nào được yêu cầu hay không;

- đối với bộ nghịch lưu không bị cách ly:

• giải thích về thiết bị bên ngoài nào phải được cung cấp trong hệ thống và

• những điểm thiết lập và đáp ứng được thực hiện bởi thiết bị đó, và

• cách thiết bị đó có bề mặt chung với phần còn lại của hệ thống.

5.3.2.12  Thông tin nối đất chức năng dàn PV

Khi sử dụng phương pháp 4.8.2.2 a), hướng dẫn lắp đặt cho bộ nghịch lưu phải bao gồm:

a) giá trị của tổng điện trở giữa mạch PV và đất kết hợp với bộ nghịch lưu;

b) điện trở cách điện nhỏ nhất của dàn tới đất mà người thiết kế hoặc lắp đặt hệ thống phải đáp ứng khi chọn tấm PV và thiết kế hệ thống, dựa trên giá trị nhỏ nhất mà thiết kế nối đất chức năng PV trong bộ nghịch lưu;

c) giá trị nhỏ nhất của tổng điện trở R = Vmax pv/30 mA mà hệ thống phải đáp ứng, với giải thích về cách tính tổng điện trở;

d) cảnh báo rằng có nguy hiểm điện giật nếu không đáp ứng được tổng yêu cầu tổng điện trở nhỏ nhất.

5.3.2.13  Bộ nghịch lưu độc lập cho tải chuyên dụng

Khi sử dụng cách tiếp cận của 4.7.5.5 , hướng dẫn lắp đặt cho bộ nghịch lưu bao gồm một cảnh báo rằng chỉ sử dụng bộ nghịch lưu với tải chuyên dụng đã được tính toán, và phải quy định cụ thể tải chuyên dụng.

5.3.2.14  Xác định (các) phiên bản phần sụn

Bộ nghịch lưu sử dụng phần sụn cho bất kỳ chức năng bảo vệ nào phải cung cấp phương tiện để xác định phiên bản phần sụn. Có thể là ghi nhãn, nhưng thông tin cũng có thể được cung cấp bởi một bảng hiển thị, cổng truyền thông hoặc bất kỳ loại giao diện người dùng nào khác.

6  Yêu cầu và điều kiện môi trường

Áp dụng điều này củaTCVN 12231-1 (IEC 62109-1).

7  Bảo vệ chống điện giật và nguy hiểm năng lượng

Áp dụng điều này của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1), ngoài ra:

7.3  Bảo vệ chống điện giật

Bổ sung:

7.3.10  Yêu cầu bổ sung cho bộ nghịch lưu độc lập

Tùy thuộc vào hệ thống nối đất nguồn cung cấp mà một bộ nghịch lưu độc lập được sử dụng với hoặc tạo ra, mạch đầu ra có thể được yêu cầu có một dây dẫn của mạch được nối liên kết với đất để tẹo ra dây dẫn nối đất và một hệ thống nối đất.

CHÚ THÍCH: Trong các hệ thống một pha và ba pha nối sao (nối Y), dây dẫn nối đất này cũng được gọi là trung tính nối đất.

Các phương tiện được sử dụng để liên kết dây dẫn nối đất vào điểm đất bảo vệ có thể được cung cấp trong bộ nghịch lưu hoặc như một phần của quá trình lắp đặt. Nếu không cung cấp cùng với bộ nghịch lưu, các phương tiện được yêu cầu phải được mô tả trong các hướng dẫn lắp đặt theo 5.3.2.8.

Các phương tiện được sử dụng để liên kết dây dẫn nối đất với đất bảo vệ phải tuân thủ các yêu cầu về liên kết bảo vệ trong TCVN 12231-1 (IEC 62109-1), ngoại trừ nếu liên kết chỉ mang dòng sự cố trong chế độ độc lập, dòng điện lớn nhất cho liên kết được xác định bởi dòng điện đầu ra cực đại của bộ nghịch lưu.

Việc sắp xếp liên kết mạch đầu ra phải đảm bảo rằng trong bất kỳ chế độ hoạt động nào, hệ thống chỉ có mạch dẫn nối đất liên kết với đất vào một nơi tại một thời điểm. Có thể bố trí chuyển mạch, trong trường hợp này thiết bị chuyển mạch được sử dụng phải chịu thử nghiệm trở kháng liên kết cùng với phần còn lại của tuyến liên kết.

Bộ nghịch lưu có một mạch dẫn được nối với đất không phải chịu bất kỳ dòng điện thông thường nào lên liên kết ngoại trừ dòng rò.

Các đầu ra nổi mà không có mạch dẫn nào được nối với đất, không được có bất kỳ điện áp nào với đất gây ra nguy hiểm điện giật theo Điều 7 của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1) và tiêu chuẩn này. Tài liệu cho bộ nghịch lưu phải cho biết đầu ra đang nổi theo 5.3.2.8.

7.3.11  Dàn nối đất chức năng

Tất cả các dây dẫn PV trong một dàn được nối đất chức năng phải được coi là các bộ phận mang điện liên quan đến bảo vệ chống điện giật.

CHÚ THÍCH: Mục đích của yêu cầu này là đề đảm bảo dây dẫn nối đất chức năng không được giả định là có khả năng nối đất khi đánh giá các khía cạnh phối hợp cách điện như khe hở tới đất vv vì kết nối của chúng tới đất không tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ liên kết trong TCVN 12231-1 (IEC 62109-1).

8  Bảo vệ chống nguy hiểm về cơ

Áp dụng điều này của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1).

9  Bảo vệ chống nguy hiểm cháy

Áp dụng điều này của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1), ngoài ra:

9.3  Bảo vệ ngắn mạch và quá dòng

Bổ sung:

9.3.4  Dòng điện cấp ngược bộ nghịch lưu lên dàn

Áp dụng yêu cầu về tài liệu và thử nghiệm dòng điện cấp ngược trong TCVN 12231-1 (IEC 62109-1), bao gồm nhưng không giới hạn nội dung sau:

Thử nghiệm phải được thực hiện để xác định dòng điện có thể chảy ra khỏi các đầu nối đầu vào bộ nghịch lưu PV với một sự cố được áp dụng trên bộ nghịch lưu hoặc trên dây đầu vào của PV. Các sự cố được xem xét bao gồm việc nối tắt tất cả hoặc một phần của dàn, và bất kỳ sự cố nào trong bộ nghịch lưu cho phép năng lượng từ một nguồn khác (ví dụ: nguồn lưới hoặc acquy) tác động dòng điện trên dây dẫn dàn PV. Đo đong điện không được yêu cầu bao gồm bất kỳ quá độ dòng điện nào do áp dụng ngắn mạch, nếu các quá độ này xảy ra do việc xả các phần từ lưu trữ ngoài pin.

Giá trị dòng điện cấp ngược bộ nghịch lưu này phải được cung cấp trong hướng dẫn lắp đặt bất kể giá trị của dòng điện, theo Bảng 33.

CHÚ THÍCH: Yêu cầu bảo vệ chống quá tải của dây dẫn dàn do dòng điện cấp ngược từ bộ nghịch lưu. Ví dụ, các dòng điện như vậy có thể được tạo ra khi các điều kiện sự cố cho phép các dòng điện phát sinh từ các nguồn khác như nguồn lưới hoặc ắc qui từ các đầu nối đầu vào PV của bộ nghịch lưu. Nếu dòng thông thường lớn nhất của dàn có thể giới hạn dòng cấp ngược thi nguồn, dây dẫn và các thiết bị khác trong tuyến dòng điện sẽ có kích thước đủ để mang dòng điện cấp ngược mà không quá tải. Nếu dòng điện cấp ngược này không giới hạn dòng điện, thông thường lớn nhất, việc cung cấp giá trị dòng điện lớn nhất cho người lắp đặt là rất quan trọng để cho phép xác định bất kỳ sự tăng kích thước dây hoặc bổ sung bảo vệ quá dòng cần thiết.

10  Bảo vệ chống nguy hiểm áp suất âm thanh

Áp dụng điều này của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1).

11  Bảo vệ chống nguy hiểm của chất lỏng

Áp dụng điều này của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1).

12  Bảo vệ chống nguy hiểm hóa học

Áp dụng điều này củaTCVN 12231-1 (IEC 62109-1).

13  Yêu cầu vật lý

Áp dụng điều này của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1), ngoài ra:

Bổ sung:

13.9  Chỉ báo sự cố

Khi tiêu chuẩn này này yêu cầu bộ nghịch lưu chỉ báo một sự cố, phải cung cấp cả hai điều sau:

a) một chỉ báo có thể nhìn thấy hoặc nghe được, tích hợp với bộ nghịch lưu và có thể phát hiện được từ bên ngoài bộ nghịch lưu, và

b) một chỉ báo điện hoặc điện tử có thể được truy cập và sử dụng từ xa.

Hướng dẫn lắp đặt phải bao gồm thông tin về cách hoạt động hiệu quả các kết nối (nếu có) và sử dụng các phương tiện điện hoặc điện tử ở b) ở trên, phù hợp với 5.3.2.10.

CHÚ THÍCH: Yêu cầu trong b) nhằm cho phép nhiều kỹ thuật như cung cấp tín hiệu sử dụng tiếp điểm, đầu ra bộ thu mở, tin nhắn được gửi trên hệ thống truyền thông mạng (ví dụ Ethernet có dây hoặc không dây), vv... Chỉ báo sự cố sẽ được nhận bởi người chịu trách nhiệm đối với hệ thống, khi người đó ở một vị trí khác hệ thống PV.

14  Thành phần

Áp dụng điều này của TCVN 12231-1 (IEC 62109-1).

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 7447-7-712 (IEC 60364-7-712), Hệ thống lắp đặt điện hạ áp - Phần 7-712: Yêu cầu đối với hệ thống lắp đặt đặc biệt hoặc khu vực đặc biệt - Hệ thống nguồn quang điện sử dụng năng lượng mặt trời (PV)

[2] TCVN 6950-1 (IEC 61008-1), Áptômát tác động bằng dòng dư, không có bảo vệ quá dòng, dùng trong gia đình và các mục đích tương tự (RCCB) - Phần 1: Quy định chung

 

Mục lục

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng và đối tượng

1.1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Yêu cầu thử nghiệm chung

4.4  Thử nghiệm trong điều kiện sự cố đơn

4.7  Thử nghiệm thông số đặc trưng về điện

4.8  Thử nghiệm bổ sung cho bộ nghịch lưu nối lưới

5  Ghi nhãn và tài liệu

5.1 Ghi nhãn

5.2  Ghi nhãn cảnh báo

5.3  Tài liệu

6  Yêu cầu và điều kiện môi trường

7  Bảo vệ chống điện giật và nguy hiểm năng lượng

8  Bảo vệ chống nguy hiểm về cơ

9  Bảo vệ chống nguy hiểm cháy

10  Bảo vệ chống nguy hiểm áp suất âm thanh

11  Bảo vệ chống nguy hiểm của chất lỏng

12  Bảo vệ chống nguy hiểm hóa học

13  Yêu cầu vật lý

14  Thành phần

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi