Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4476:1987 Dụng cụ đo điện - Yêu cầu kỹ thuật chung
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4476:1987
Số hiệu: | TCVN 4476:1987 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước | Lĩnh vực: | Điện lực |
Ngày ban hành: | 01/01/1987 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
TIÊUCHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4476-87
DỤNG CỤ ĐO ĐIỆN - YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG
Electrical measuring indicating instruments - General technical requirements
Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1689-75; TCVN 1690-75 và áp dụng cho các loại dụng cụ đo điện chỉ thị trực tiếp dòng điện một chiều hoặc xoay chiều để đo các đại lượng:
- Dòng điện - Điện áp, - Điện trở, - Công suất. | - Hệ số công suất, - Góc lệch pha, - Tần số |
Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho cả các loại thiết bị phụ của dụng cụ đo điện nói trên.
Tiêu chuẩn này không quy định việc bảo vệ dụng cụ đo để tránh ảnh hưởng môi trường bên ngoài.
1. Quy định về sai số cơ bản cho phép của dụng cụ đo và thiết bị phụ:
1.1. Dụng cụ đo điện phải có cấp chính xác nằm trong dãy số: 0,05, 0,1; 0,2; 0,5; 1,0; 1,5; 2,5; 5,0.
Chú thích: Cho phép áp dụng cấp chính xác 0,3 và 4 Dụng cụ đo có cấp chính xác 0,3 phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật quy định cho cấp chính xác từ 0,05 đến 0,2.
1.2. Thiết bị phụ lắp lẫn và thiết bị phụ lắp lẫn hạn chế phải có cấp chính xác nằm trong dãy số sau: 0,02; 0,05, 0,1; 0,2; 0,5; 1,0.
1.3 Sai số cơ bản cho phép của dụng cụ đo
1.3.1. Sai số cơ bản biểu thị bằng số phần trăm so với giá trị danh nghĩa. Trong điều kiện tiêu chuẩn quy định ở bảng 3 và 4 và trong giới hạn thang đo thực tế, sai số cơ bản không được vượt quá các giá trị quy định ở bản 1.
Quy định về giới hạn sai số cơ bản của dụng cụ đo
Bảng 1
Cấp chính xác | 0,05 | 0,1 | 0,2 | 0,5 | 1,0 | 1,5 | 2,5 | 5,0 |
Giới hạn sai số cơ bản (%) | ± 0,05 | ± 0,1 | ± 0,2 | ± 0,5 | ± 1,0 | ± 1,5 | ± 2,5 | ± 5,0 |
Chú thích: Giới hạn sai số cơ bản của cấp chính xác 0,3 là ± 0,3% và cấp chính xác 4 là ± 4%
1.3.1.1. Đối với các loại Hécmét kiểu lá rung phải theo các quy định sau:
a) Sai số tuyệt đối bằng:
Hiệu số lớn nhất giữa tần số danh nghĩa của lá và tần số làm rung lá với biên độ lớn nhất hoặc hiệu số lớn nhất giữa giá trị trung bình các tần số danh nghĩa của hai lá rung ở cạnh nhau và tần số làm rung các lá đó với biên độ như nhau.
b) Cấp chính xác của Hécmét phải đảm bảo sao cho sai số cơ bản cho phép không được nhỏ hơn một nửa hiệu số giữa các tần số danh nghĩa của hai lá rung ở cạnh nhau.
1.3.1.2. Đối với dụng cụ đo có thang đo không đều (kiểu lôgarit và hybécbôn) phải theo quy định sau:
a) Phải có ký hiệu chỉ rõ phần thang đo bị giới hạn trong đó sai số cơ bản có thể biểu thị bằng số phần trăm so với giá trị thực tế. Chiều dài phần thang đo này không được nhỏ hơn 50% chiều dài cả thang.
b) Ngoài ký hiệu cấp chính xác chỉ có ý nghĩa thông báo phải chỉ rõ thêm giới hạn sai số cơ bản biểu thị bằng số phần trăm so với giá trị thực tế. Sai số này liên quan đến phần thang đo vừa nêu trên và sử dụng ký hiệu E4 (xem phụ lục 1) để biểu thị.
c) Giới hạn sai số cơ bản cho phép (của phần thang đo bị giới hạn) biểu thị bằng số phần trăm so với giá trị thực tế và không được quá ± 10%
1.4. Sai số cơ bản cho phép của thiết bị phụ
1.4.1. Sai số cơ bản của thiết bị phụ lắp lẫn biểu thị bằng số phần trăm so với giá trị danh nghĩa. Trong điều kiện tiêu chuẩn quy định ở bảng 3 và 4. Sai số này không được vượt quá các giá trị quy định ở bảng 2.
Quy định về giới hạn sai số cơ bản của thiết bị phụ
Bảng 2
Cấp chính xác | 0,02 | 0,05 | 0,1 | 0,2 | 0,5 | 1,0 |
Giới hạn sai số cơ bản (%) | ± 0,02 | ± 0,05 | ± 0,1 | ± 0,2 | ± 0,5 | ± 1,0 |
1.4.2. Sai số cơ bản của thiết bị phụ lắp lẫn hạn chế biểu thị bằng số phần trăm so với giá trị danh nghĩa. Sai số này không được vượt quá các giá trị quy định ở bảng 2.
1.4.3. Thiết bị phụ không lắp lẫn không có ký hiệu cấp chính xác riêng và cũng không có giới hạn sai số cơ bản riêng. Trong trường hợp này những quy định ở điều 1.3 được áp dụng cho đồng bộ cả dụng cụ đo và thiết bị phụ.
Bảng 3
Điều kiện tiêu chuẩn và độ lệch cho phép của các đại lượng ảnh hưởng
Đại lượng ảnh hưởng | Điều kiện tiêu chuẩn nếu không có quy định khác | Độ lệch cho phép của các giá trị tiêu chuẩn nếu có quy định giá trị tiêu chuẩn |
1 | 2 | 3 |
Nhiệt độ môi trường | Nhiệt độ tiêu chuẩn: 27oC (5) | ± 1oC đối với dụng cụ đo có cấp chính xác từ 0,05 đến 0,2 |
± 2oC đối với dụng cụ đo có cấp chính xác từ 0,5 đến 5,0 | ||
Thế đặt (2) | Thế đặt bất kỳ giữa thế nằm ngang và thẳng đứng | ± 1oC hoặc ± 1/10 phạm vi ảnh hưởng (chọn giá trị nhỏ nhất trong 2 giá trị) |
Hướng của dụng cụ đo (so với hướng từ trường trái đất) | Hướng bất kỳ | ± 5o |
Từ trường ngoài | 0 | Giá trị cảm ứng từ trường trái đất |
Điện trường ngoài | 0 | 1 kV/m (3) |
Bảng điện | Xem bảng 6 | Xem bảng 6 |
Tần số | Từ 45 đến 65 Hz (1) | ± 2% giá trị tiêu chuẩn hoặc 1/10 phạm vi ảnh hưởng (chọn giá trị nhỏ nhất trong 2 giá trị) |
± 0,1 đối với Varmét một pha và dụng cụ đo hệ số công suất | ||
Dạng đường cong điện áp và vòng điện xoay chiều | Hình sin | Dạng đường cong thực sự là hình sin nếu có hệ số méo không tuyến tính: - ≤ 1% đối với dụng cụ đo kiểu chỉnh lưu, Varmet một pha và dụng cụ đo hệ số công suất. - ≤ 5% đối với các loại dụng cụ đo khác |
Độ gợn (4) | 0 | 1% đối với dụng cụ đo có cấp chính xác từ 0,05 đến 0,2. |
|
| 3% đối với dụng cụ đo có cấp chính xác từ 0,5 - 5,0. |
Chú thích:
1) Không có độ lệch cho phép nêu trên dụng cụ đo ghi giải tần số tiêu chuẩn.
2) Thế đặt tiêu chuẩn của dụng cụ đo kiểu treo bảng được xác định bằng mặt phẳng của bảng điện trên đó lắp dụng cụ đo.
Thế đặt tiêu chuẩn của dụng cụ đo kiểu xách tay là mặt phẳng của đáy dụng cụ đo.
3) Nhà máy chế tạo có thể quy định giá trị khác, nếu dụng cụ đo nhạy cảm với điện trường ngoài.
4) Độ gợn được xác định theo công thức:
(%)
Trong đó: A - Giá trị biên độ,
Ia - Thành phần điện một chiều.
5) Ngoài giá trị nhiệt độ tiêu chuẩn 27o nhà máy chế tạo có thể chọn trong dãy số: 20; 23; 25oC.
Quy định về giới hạn phạm vi ảnh hưởng
Bảng 4
Đại lượng ảnh hưởng | Giới hạn phạm vi ảnh hưởng | ||
Nhiệt độ môi trường | Nhiệt độ tiêu chuẩn ± 10oC | Nếu có quy định giới hạn tiêu chuẩn của đại lượng ảnh hưởng thì phạm vi ảnh hưởng được tính bằng cách tăng các giới hạn tiêu chuẩn theo các giá trị quy định trong bảng này. Nếu các giá trị quy định bằng số phần trăm, số phần trăm đó ứng với giới hạn tiêu chuẩn bên cạnh phạm vi ảnh hưởng | |
Thế đặt (2) | Thế đặt tiêu chuẩn ± 5oC | ||
Tần số | Tần số tiêu chuẩn ± 10% | ||
| ± 1% đối với varmét một pha và dụng cụ đo hệ số công suất | ||
Điện áp (3) | Điện áp tiêu chuẩn ± 15% | ||
Dòng điện (đối với dụng cụ đo hệ số công suất) | 20% và 120% dòng danh nghĩa | ||
Từ trường ngoài (4) | 0,5 mT (5) | ||
Dụng cụ đo cấp chính xác từ 0,05 đến 0,2 | Dụng cụ đo cấp chính xác từ 0,5 đến 5,0 | ||
Hệ số công suất tác dụng đối với các loại Oatmet (6,7) | Cos φ = 0o φ = 90o (điện cảm) | a) Nếu không ghi hệ số công suất, được tính là hệ số mang tính điện cảm. | |
Cos φ = 1 Cos φ = 0 | φ = 0o φ = 90o | ||
(điện cảm) | |||
| Cos φ = 0 φ = -90o (điện dung) | b) Hệ số công suất ghi là điện dung | |
| Cos φ = 1 Cos φ = 0 | φ = 0o φ = -90o | |
| (điện dung) | ||
Hệ số công suất phản kháng đối với các loại Varmét (6,7) | Sin φ = 1 φ = 90o (điện cảm)
và | a) Nếu không ghi hệ số công suất, được tính là hệ số mang tính điện cảm. | |
Sin φ = 1 | φ = 90o | ||
(điện cảm) và | |||
| Sin φ = 0 | φ = 0o | |
| φ = -1 φ = -90o | b) Hệ số công suất ghi là điện dung | |
| Sin φ = -1 | Sin φ = -90o | |
| (điện dung) | ||
| Sin φ = 0 | φ = 0 |
Chú thích:
1) Các đại lượng ảnh hưởng không nêu trong bảng 4 và điều 6.1, không có giới hạn phạm vi ảnh hưởng.
2) Nếu không có ký hiệu, giới hạn phạm vi ảnh hưởng của dụng cụ đo xách tay là vị trí giữa 90o và 0o và của dụng cụ đo treo bảng là vị trí giữa 0o và 90o.
Trong cả hai trường hợp mức ảnh hưởng cho phép bằng một nửa số ký hiệu cấp chính xác.
3) Đối với Ômmét là giá trị điện áp trên đầu cực của nguồn phát, không phải là độ sụt áp trên đầu cực của điện trở cần đo.
4) Xem điều 6.1.6.
5) Xem điều 6.1.6 và ký hiệu A23 trong phụ lục 1.
6) Hệ số công suất được xác định đối với tất cả các đại lượng có dạng sóng hình Sin.
7) Quy định về giới hạn phạm vi ảnh hưởng áp dụng cho cos φ và sin φ có tác dụng trong mọi trường hợp, và không cho phép lệch khỏi các giá trị quy định đã ký hiệu.
2. Quy định về mức ảnh hưởng cho phép của dụng cụ đo và thiết bị phụ.
2.1. Mức ảnh hưởng cho phép của dụng cụ đo. Trong điều kiện tiêu chuẩn quy định ở bảng 3 và 4 nếu một trong số các đại lượng ảnh hưởng thay đổi phù hợp với các yêu cầu quy định ở điều 6.1.5. Mức ảnh hưởng biểu thị bằng số phần trăm so với giá trị danh nghĩa và không được vượt quá:
- Giới hạn sai số cơ bản đối với các đại lượng ảnh hưởng nêu ở bảng 4.
- Giới hạn được quy định trong các điều từ 2.1.1 đến 2.1.4 đối với các đại lượng ảnh hưởng khác.
2.1.1. Mức ảnh hưởng do từ trường ngoài:
2.1.1.1. Những dụng cụ đo có ký hiệu F30 (xem phụ lục 1) mức ảnh hưởng cho phép không được vượt quá số ký hiệu cấp chính xác.
2.1.1.2. Những dụng cụ đo không có ký hiệu F30. Mức ảnh hưởng cho phép không được vượt quá các giới hạn quy định ở bảng 5.
2.1.2. Mức ảnh hưởng do điện trường ngoài:
2.1.2.1. Những dụng cụ đo kiểu tĩnh điện có cấp chính xác từ 0,05 đến 0,5, mức ảnh hưởng cho phép không được vượt quá ± 0,5%.
Những dụng cụ đo có cấp chính xác từ 1,0 đến 5,0 mức ảnh hưởng cho phép không được vượt quá số ký hiệu cấp chính xác.
2.1.3. Mức ảnh hưởng do bảng điện bằng vật liệu sắt từ.
2.1.3.1. Những dụng cụ đo có ký hiệu F 36 (xem phụ lục 1)
Bảng 5
Mức ảnh hưởng do từ trường ngoài 0,5 mT
Dụng cụ đo | Cấp chính xác | ||
Từ 0,05 đến 0,2 | Từ 0,5 đến 1,5 | Từ 2,5 đến 5,0 | |
- Kiểu Astatic có màn chắn từ - Kiểu từ điện (loại trừ kiểu chỉnh lưu và nhiệt điện | ± 0,75% | ± 1,5% | ± 2,5% |
Kiểu sắt điện động | ± 1,5% | ± 3% | ± 5% |
Các loại khác | ± 3% | ± 6% | ± 6% |
Phải lắp vào bảng điện bằng vật liệu sắt từ (xem bảng 6) có chiều dày được quy định. Đối với loại dụng cụ đo này không cần phải tiến hành thử nghiệm ở bảng điện bằng vật liệu khác.
2.1.3.2. Những dụng cụ đo có ký hiệu F37, F36 hoặc F39 (xem bảng 6) phải thỏa mãn các yêu cầu nêu ở điều 1, nếu lắp vào bảng điện bằng vật liệu đã quy định nhưng có chiều dày tối đa dưới 10 mm.
2.1.3.3. Những dụng cụ đo không có ký hiệu nêu trong bảng 6, nếu lắp vào bảng điện bằng vật liệu sắt từ có chiều dày 2 ± 0,5 mm; Mức ảnh hưởng cho phép không được vượt quá một nửa số ký hiệu cấp chính xác.
Chú thích: Những dụng cụ đo không có màn chắn từ mức ảnh hưởng cho phép không được vượt quá số ký hiệu cấp chính xác.
Bảng 6
Quy định về bảng điện
Ký hiệu | Tiêu chuẩn Bảng điện | Thử nghiệm | ||
Vật liệu | Chiều dày (mm) | Vật liệu | Chiều dày (mm) | |
F36 | Sắt | X ± 10% hoặc ± 0,5 mm | Không cần tiến hành thử nghiệm | |
F37 | Sắt | Bất kỳ | Sắt | Bất kỳ (thông thường tối đa 10 mm) |
F38 | Không phải sắt từ | Bất kỳ | Không phải sắt từ | Bất kỳ (thông thường tối đa 10 mm) |
F39 | Bất kỳ | Bất kỳ | Bất kỳ | Bất kỳ (thông thường tối đa 10 mm) |
Không có ký hiệu | Không phải sắt từ | Bất kỳ | Sắt | 2 ± 0,5 |
Chú thích: X - Chiều dày của bảng điện, tính bằng Milimet.
2.1.4. Mức ảnh hưởng đo bảng điện bằng vật liệu dẫn điện
Dụng cụ đo phải phù hợp với quy định nêu ở điều 1 khi lắp vào bảng điện bằng vật liệu dẫn điện. Nếu khác phải có ký hiệu F33 (xem phụ lục 1).
2.2. Mức ảnh hưởng cho phép của thiết bị phụ.
2.2.1. Mức ảnh hưởng cho phép của thiết bị phụ lắp lẫn.
2.2.1.1. Mức ảnh hưởng biểu thị bằng số phần trăm so với giá trị danh nghĩa của thiết bị phụ.
2.2.1.2. Mức ảnh hưởng do nhiệt độ môi trường, tần số (xem phụ lục 2) hoặc điện áp, trong giới hạn của phạm vi ảnh hưởng không được vượt quá số ký hiệu cấp chính xác của thiết bị phụ.
2.2.2. Mức ảnh hưởng cho phép của thiết bị phụ lắp lẫn hạn chế.
2.2.2.1. Mức ảnh hưởng biểu thị bằng số phần trăm so với giá trị danh nghĩa của thiết bị phụ.
2.2.2.2. Mức ảnh hưởng cho phép không được vượt quá số ký hiệu cấp chính xác của thiết bị phụ.
2.2.3. Mức ảnh hưởng cho phép của thiết bị phụ không lắp lẫn. Quy định nêu ở điều 1 áp dụng cho đồng bộ cả dụng cụ và thiết bị phụ.
3. Quy định về các chỉ tiêu kỹ thuật cơ và điện của dụng cụ đo và thiết bị phụ:
3.1. Độ hồi sai không được vượt quá giá trị tuyệt đối của giới hạn sai số cơ bản cho phép của dụng cụ đo.
3.2. Độ cản dịu:
Độ cản dịu của dụng cụ đo phải thỏa mãn các chỉ tiêu sau đây (trừ những dụng cụ đo liệt kê ở điều 3.2.3).
3.2.1. Quá dao động đầu tiên:
Những dụng cụ đo có góc mở toàn bộ của chỉ thị không quá 240o, quá dao động đầu tiên (tạo theo phương pháp nêu ở điều 7.2.1) không được vượt quá các chỉ tiêu quy định ở bảng 7.
Bảng 7
Quá dao động đầu tiên (Tính bằng số phần trăm góc mở của chỉ thị ứng với vị trí xác định của đại lượng đo
Dụng cụ đo | Cấp chính xác | ||
Từ 0,05 đến 0,5 | 1,0 | Từ 1,5 đến 5,0 | |
Ampemét và Vonmét điện một chiều | 20% | 20% | 40% |
Ampemét và Vonmét điện xoay chiều | 35% | Xách tay 35% | 50% |
Treo bảng 50% | |||
Oatmet và Varmet | 35% |
| 50% |
3.2.2. Thời gian cẩn dịu: Không quá 4 giây là khoảng thời gian cần thiết (với điều kiện nêu ở điều 7.2.1) để chỉ thị đạt được vị trí xác định với độ lệch không quá 1,5% chiều dài thang đo.
3.2.3. Những quy định nêu ở điều 3.2.1 và điều 3.2.2 không áp dụng cho các loại dụng cụ đo sau đây:
- Dụng cụ đo hệ số công suất,
- Dụng cụ đo góc lệch pha,
- Dụng cụ đo kiểu nhiệt có sợi đốt,
- Dụng cụ đo kiểu lưỡng kim,
- Dụng cụ đo kiểu tĩnh điện,
- Hécmét kiểu lá rung,
- Hécmét kiểu kim chì,
- Dụng cụ đo có phần động gắn trên dây treo.
- Dụng cụ đo có chiều dài của kim và (hoặc) chiều dài thang đo lớn hơn 150 mm.
- Dụng cụ đo có giá trị cuối giới hạn thang đo nhỏ hơn 20 mV hoặc 200 mA.
- Dụng cụ đo kiểu nhiệt điện.
- Dụng cụ đo điện chuyên dùng để đo các đại lượng không điện.
3.2.4. Tổng trở mạch ngoài
Nếu đặc tính của mạch điện trong đó có mắc dụng cụ do ảnh hưởng tốc độ cản dịu, phải có ký hiệu chỉ rõ tổng trở mạch ngoài phù hợp với các quy định nêu ở điều 4.1.19. Trong trường hợp không có ký hiệu, quy định về tổng trở mạch ngoài sẽ như sau:
- Lớn hơn 50 lần tổng trở của dụng cụ đo đối với Ampemét và miliampemét.
- Nhỏ hơn 1/50 lần tổng trở của dụng cụ đo đối với Vonmét và milivonmét.
3.3. Khả năng chịu tải lâu dài và tự phát nhiệt
Xác định ảnh hưởng đo chịu tải lâu dài và tự phát nhiệt khi thử điển hình.
Đồng bộ cả dụng cụ đo và thiết bị phụ trong điều kiện tiêu chuẩn quy định ở bảng 3 ở chế độ chịu tải lâu dài phù hợp với điều 5.1, phải thỏa mãn các yêu cầu quy định đối với từng cấp chính xác.
Quy định này không liên quan đến dụng cụ đo có trang bị núm bảo vệ phần động không bị khóa.
Trong điều kiện quy định ở điều 7.3, mức ảnh hưởng đo tự phát nhiệt không được vượt quá số ký hiệu cấp chính xác.
3.4. Khả năng chịu quá tải cho phép:
Xác định ảnh hưởng đo chịu quá tải ở mức cho phép khi thử điển hình.
3.4.1. Khả năng chịu quá tải lâu dài
Tất cả các loại dụng cụ đo và thiết bị phụ (trừ dụng cụ đo kiểu tĩnh điện) sau khi chịu quá tải lâu dài theo điều 7.4 và đưa về trạng thái nhiệt độ tiêu chuẩn phải thỏa mãn các yêu cầu quy định đối với từng cấp chính xác tương ứng.
3.4.2. Khả năng chịu quá tải xung kích. Tất cả các loại dụng cụ đo (loại trừ danh mục liệt kê ở điều 3.4.3) phải chịu được quá tải xung kích quy định ở điều 7.4.2 mà không bị hư hỏng.
3.4.2.1. Những dụng cụ đo có điểm "0" cơ khí nằm trong phạm vi của thang đo, sau khi thử nghiệm khả năng chịu quá tải xung kích và đưa về trạng thái nhiệt độ tiêu chuẩn, được chấp nhận không bị hư hỏng, nếu:
a) Độ lệch của chỉ thị khởi điểm "0" biểu thị bằng số phần trăm so với chiều dài thang đó không quá 0,5% đối với cấp chính xác từ 0,05 đến 0,2 và không quá số ký hiệu cấp chính xác đối với các loại khá.
b) Sau khi đưa chỉ thị về điểm "0" dụng cụ đo phải thỏa mãn các quy định nêu ở điều 1.
3.4.2.2. Những dụng cụ đo có điểm "0" cơ khí nằm ngoài phạm vi thang đo, sau khi thử nghiệm và đưa về trạng thái nhiệt độ tiêu chuẩn, được coi là không bị hư hỏng, nếu chúng thỏa mãn các quy định nêu ở điều 1.
3.4.2.3. Dụng cụ đo kiểu lôgômét có cấp chính xác từ 0,5 đến 5,0 sau khi thử nghiệm theo điều 7.4.2.1 phải thỏa mãn các quy định đối với từng cấp chính xác tương ứng.
3.4.3. Quy định nêu ở điều 3.4.2 không áp dụng cho:
- Dụng cụ đo kiểu nhiệt có sợi đốt
- Dụng cụ đo kiểu lưỡng kim
- Dụng cụ đo kiểu tĩnh điện
- Dụng cụ đo có phần động gắn trên dây treo
- Hécmét kiểu lá rung
- Dụng cụ đo kiểu nhiệt điện
- Dụng cụ đo chuyên dùng để đo các đại lượng không điện.
3.4.4. Khả năng chịu quá tải xung kích của thiết bị phụ. Sưn lắp lẫn và sưn lắp lẫn hạn chế phải chịu được quá tải xung kích quy định ở bảng 8.
Sưn không lắp lẫn, đi kèm đồng bộ với dụng cụ đo phải chịu được quá tải xung kích trong cùng một điều kiện đã quy định đối với dụng cụ đo. Sau khi đưa về trạng thái nhiệt độ tiêu chuẩn, phải thỏa mãn các quy định đối với cấp chính xác tương ứng của nó.
Điện trở phụ (mắc nối tiếp) phải chịu được quá tải xung kích quy định ở bảng 8. Sau khi đưa về trạng thái nhiệt độ tiêu chuẩn phải thỏa mãn các quy định đối với cấp chính xác tương ứng của nó.
3.5. Độ ẩm tương đối, nhiệt độ làm việc và khả năng chịu nóng ẩm.
3.5.1. Độ ẩm tương đối và nhiệt độ làm việc.
Nếu không có những quy định khác, dụng cụ đo điện phải làm việc bình thường trong điều kiện môi trường được quy định ở TCVN 1443-82.
3.5.2. Khả năng chịu nóng ẩm:
Dụng cụ đo điện phải chịu được thử nghiệm nóng ẩm quy định trong TCVN 1611-75. Số chu kỳ thử và các thông số kỹ thuật sau khi thử phải phù hợp với quy định của tiêu chuẩn sản phẩm cụ thể.
Bảng 8
Thử nghiệm quá tải xung kích
Dụng cụ đo, sưn, điện trở phụ | Dòng điện (bộ số của dòng danh nghĩa) | Điện áp (Bộ số của điện áp danh nghĩa) | Số xung | Thời gian của một xung (S) | Thời gian giữa các xung (S) |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Dụng cụ đo có cấp chính xác từ 0,05 đến 0,2 và dụng cụ kiểu chỉnh lưu với tất cả các cấp chính xác.
Ampemet | 2 | - | 5 | (1) | 15 |
Vonmét và Hecmét | - | 2 | 5 | (1) | 15 |
Oatmet, Varmet và dụng cụ đo hệ số công suất | 1 2 | 2 1 | 1 5 | 5 (1) | - 15 |
Dụng cụ đo có cấp chính xác từ 0,5 đến 5,0
Ampemét | 10 10 | - - | 9 1 | 0,5 5 | 60 - | ||
Vonmét và Hecmét | - - | 2 2 | 9 1 | 0,5 5 | (2) | 60 60 | |
Oatmet, Varmet và dụng cụ đo hệ số công suất | 10 10 1 | 1 1 2 | 9 1 1 | 0,5 5 5 |
(3) | 60 - - | |
Sưn có cấp chính xác từ 0,02 đến 0,2
Sưn có dòng danh nghĩa bất kỳ | 2 | - | 1 | 5 | - |
Sưn có cấp chính xác từ 0,5 đến 1,0
Sưn có dòng danh nghĩa 250 A | 10 | - | 1 | 5 | - |
Từ 251 đến 2000A | 5 | - | 1 | 5 | - |
Từ 2001 đến 10000 A | 2 | - | 1 | 5 | - |
Điện trở phụ (mắc nối tiếp) có cấp chính xác từ 0,02 đến 1,0
Điện trở phụ | - | 2 | 5 | 1 | 15 |
Chú thích:
1- Ngắt xung quá tải xung kích ngay khi chỉ thị dừng ở vị trí tận cùng của góc mở.
2- Không áp dụng cho Hécmét kiểu xách tay.
3- Không áp dụng cho dụng cụ đo hệ số công suất.
3.6. Điện trở cách điện, điện áp thử cách điện và an toàn về điện.
3.6.1. Điện trở cách điện
Dụng cụ đo điện phải có điện trở cách điện không thấp hơn những giá trị được quy định ở bảng 9.
Bảng 9
Điện trở cách điện
Phần có điện trở cách điện | Điện trở cách điện (MΩ) |
Mạch dòng, mạch áp và vỏ dụng cụ đo | 10 |
Mạch dòng và mạch áp | 5 |
Chú thích: Quy định này không áp dụng cho dụng cụ đo kiểu tĩnh điện
3.6.2. Điện áp thử cách điện:
Nếu không có quy định khác về điện áp thử cách điện dụng cụ đo phải chịu được điện áp thử cách điện trong thời gian 1 phút. Điện áp thử là điện xoay chiều tần số 50 hoặc 60Hz, có dạng sóng hình sin.
Giá trị điện áp thử được quy định ở bảng 10. Sau khi thử, dụng cụ đo không bị hư hỏng về điện.
Bảng 10
Điện áp thử cách điện
Giá trị điện áp lớn nhất của thang đo Hoặc giá trị danh nghĩa, Hoặc điện áp lớn nhất của mạch đo U | Điện áp thử V |
150 V hoặc thấp hơn | 1000 |
Trên 150 V | 2 U ¸ 1000 |
Chú thích:
1. Điện áp lớn nhất của mạch đo áp dụng đối với các loại Ampemét, đó là giá trị điện áp ký hiệu trên dụng cụ đo. Nếu không có ký hiệu, giá trị điện áp đó là 500 V đối với các loại treo bảng và 150 V đối với các loại còn lại.
2. Những dụng cụ đo sử dụng với máy biến dòng hoặc biến áp đo lường, điện áp thử cách điện giữa mạch đo và vỏ là 2000 V.
3.6.3. An toàn về điện:
Vỏ dụng cụ đo và thiết bị phụ hoặc các phần chi tiết có thể gây tiếp xúc với điện áp trên 42 V so với đất, phải có bộ phận nối với dây tiếp đất để bảo vệ. Mặt cắt của dây nối này tối thiểu phải bằng 4 mm2.
3.7. Độ rung cộng hưởng của chỉ thị:
Đối với những dụng cụ đo sử dụng trong mạch điện xoay chiều, biên độ dao động cộng hưởng cho phép của chỉ thị không được vượt quá các giá trị quy định ở bảng 11.
Bảng 11
Quy định về độ rung cộng hưởng
Loại dụng cụ đo | Biên độ dao động cộng hưởng cho phép (tính bằng số phần trăm chiều dài thang đo) | |
Vonmet, Ampemét, Oatmet, Varmet | 1/4 số ký hiệu cấp chính xác | |
Đo góc lệch pha, Đo hệ số công suất | Loại xách tay 0,5 | Loại treo bảng 1,0 |
Hécmét (trừ kiểu lá rung). | Không nhận biết bằng mắt thường |
3.8. Độ bền rung
Dụng cụ đo loại treo bảng phải chịu được rung tần số 16,7 Hz với biên độ kép 4mm, trong thời gian 1 h. Sau khi rung, các chỉ tiêu sai số cơ bản cho phép, độ hồi sai và mức ảnh hưởng do thế đặt phải nằm trong giới hạn quy định.
Chú thích: Không áp dụng cho dụng cụ đo có độ nhạy cao.
3.9. Độ bền va đập cơ khí
Dụng cụ đo loại treo bảng phải chịu được khoảng 1000 đến 2000 va đập cơ khí có gia tốc tối đa nằm trong dãy số 15, 50, 70 m/S2, theo các hướng khác nhau, số va đập trong một phút phải chọn trong giải từ 10 đến 50 và thời gian của một xung phải chọn trong giải từ 6 đến 20ms. Sau khi chịu va đập, các chỉ tiêu: sai số cơ bản cho phép, độ hồi sai mức ảnh hưởng do thế đặt phải nằm trong giới hạn quy định.
Giải thích: Nhà máy chế tạo phải quy định thông số kỹ thuật cụ thể.
3.10. Quy định về cấu tạo
3.10.1. Chỗ niêm phong, cặp chì:
Nếu dụng cụ đo và thiết bị phụ có chỗ niêm phong hoặc cặp chì thì chỗ đó phải đảm bảo sao cho cơ cấu đo và các chi tiết bên trong không bị tiếp xúc, nếu không phá niêm phong hoặc cặp chì.
3.10.2. Thang đo
3.10.2.1. Vạch chia của thang đo
Vạch chia phải ứng với 1,2 hoặc 5 lần giá trị đơn vị của đại lượng đo hoặc bằng các giá trị đó nhân với 10 hoặc 100.
Những dụng cụ đo có nhiều giới hạn đo, quy định nêu trên phải được áp dụng cho ít nhất là một giới hạn đo.
3.10.2.2. Số đọc trên thang đo
Số đọc trên thang đo không được quá 3 (trường hợp ngoại lệ là 4) con số có nghĩa (số nguyên và thập phân). Để giảm bớt số đọc có thể sử dụng các ký hiệu từ A1 đến A24 (xem phụ lục 1) và trong trường hợp cần thiết có thể nhân với hệ số 10 (ví dụ: x 10, x 100,...)
Đối với Oatmét xách tay có nhiều giá trị dòng điện và điện áp danh nghĩa và những dụng cụ đo chuyên dùng để đo nhiều đại lượng, hệ số thang đo có thể khác với quy định nêu trên.
3.10.3. Hướng chuyển dịch của chỉ thị
Chỉ thị của dụng cụ đo phải chuyển dịch theo chiều tăng dần của đại lượng đo, nếu đại lượng đo có giá trị dương từ trái sang phải hoặc từ dưới lên trên (trừ trường hợp đối với Oatmét).
Nếu góc mở của chỉ thị vượt quá 100o, chỉ thị phải chuyển dịch theo chiều kim đồng hồ theo hướng tăng dần của đại lượng đo có giá trị dương.
Dụng cụ đo hệ số công suất có góc mở của chỉ thị là 360o, vạch chia thang đo ứng với giá trị cos φ = 1 phải nằm trên đường thẳng đứng đi qua giữa tâm.
Những dụng cụ đo có nhiều thang đo, phải có ít nhất là một thang đo thỏa mãn quy định nên trên.
3.10.4. Giới hạn than đo thực tế
Nếu thang đo thực tế không tương ứng với toàn bộ chiều dài có thang đo, phải phân định ranh giới của thang đo thực tế bằng các ký hiệu trên thang đo.
3.10.5. Số ưu tiên
3.10.5.1. Giá trị tận cùng của giải đo của Ampemet, Vonmét, Catmét và Varmét.
Giá trị tận cùng của giải đo phải chọn trong dãy số sau hoặc bằng bội số hoặc ước số thập phân của các giá trị đó: 1; 1,2; 1,25; 1,5; 2; 2,5; 3; 4; 5; 7,5; 8. Những dụng cụ đo có nhiều giới hạn đo có thể khác với quy định trên nhưng ít nhất phải có một giá trị tận cùng của giải do thỏa mãn quy định trên.
Đối với Ampemét và Vonmét sử dụng trong các thiết bị điện tử cho phép sử dụng giá trị khác với quy định trên ví dụ 3,16 V (10 dB).
3.10.5.2. Điện áp danh nghĩa trên sưn phải nằm trong dãy số: 30; 45; 50; 60; 75; 100; 150; 300 mV.
3.10.6. Bộ phận điều chỉnh điểm "0"
Phạm vi điều chỉnh điểm "0" không được nhỏ hơn 2% chiều dài thang đo. Độ mịn của núm điều chỉnh phải tương ứng với cấp chính xác của dụng cụ đo.
Tỷ lệ khoảng cách điều chỉnh về hai phía của điểm "0" không vượt quá 2.
Sai số đo núm điều chỉnh điểm "0" không được vượt quá 1/5 lần cấp chính xác của dụng cụ đo
3.10.7. Quy định nêu ở điều 3.10.6 không áp dụng cho: Dụng cụ đo điện chuyên dùng để đo các đại lượng không điện. Dụng cụ đo điện có chỉ thị bằng ánh sáng.
4. Ký, mã hiệu trên dụng cụ đo và thiết bị phụ.
4.1. Chữ số và ký hiệu trên dụng cụ đo
Trên thang đo hoặc trên vỏ phía ngoài dụng cụ đo phải có các chữ số và ký hiệu được quy định từ điều 4.1.1 cho đến điều 4.1.21 dưới đây. Nếu dụng cụ đo có kích thước quá nhỏ (đường kính hoặc kích thước cạnh vỏ dụng cụ đo dưới 80mm) cho phép chỉ đưa vào dụng cụ đo những ký hiệu quan trọng nhất, số còn lại phải thông báo trong tài liệu kỹ thuật đi kèm dụng cụ đo.
4.1.1. Tên hoặc ký hiệu của nhà máy chế tạo.
4.1.2. Ký hiệu đại lượng đo (ký hiệu từ A1 đến A21). Ở những dụng cụ đo góc lệch pha: φ (độ điện), ở những dụng cụ đo hệ số công suất: cos φ hoặc sin φ.
4.1.3. Số xuất xưởng (đối với dụng cụ đo cấp chính xác từ 0,05 đến 0,2).
4.1.4. Thời gian xuất xưởng (ít nhất là năm sản xuất), hoặc số xuất xưởng đối với dụng cụ đo cấp chính xác từ 0,5 đến 5.
4.1.5. Ký hiệu cấp chính xác (ký hiệu từ E1 đến E4) bằng chữ số in đậm phía trên ký hiệu của thế đặt (xem ký hiệu D-1) hoặc ở ngay nơi đặt ký hiệu của thế đặt nếu không có ký hiệu đó. Nếu dụng cụ đo có nhiều cấp chính xác khi sử dụng ở dòng điện một chiều và xoay chiều, các ký hiệu cấp chính xác đó phải đặt lần lượt ký hiệu nọ trên ký hiệu kia theo tuần tự như ký hiệu loại điện sử dụng. Nếu dụng cụ đo có hai cấp chính xác trở lên, bên cạnh các ký hiệu cấp chính xác có thể đưa thêm ký hiệu của đại lượng đo và ký hiệu giới hạn thang đo thực tế ứng với cấp chính xác và điều này cũng phải được thông báo trong tài liệu kỹ thuật đi kèm dụng cụ đo. Ký hiệu cấp chính xác cao nhất và thấp nhất của dụng cụ đo cũng phải được đưa vào tài liệu kỹ thuật.
Chú thích: Nếu dụng cụ đo được dùng trong một thiết bị nào đó, ký hiệu cấp chính xác trên mặt dụng cụ đo không phải là cấp chính xác của thiết bị.
4.1.6. Loại điện sử dụng và số cơ cấu đo (ký hiệu từ B1 đến B10)
4.1.7. Điện áp thử cách điện (ký hiệu từ C1 đến C3)
4.1.8. Ký hiệu chỉ nguyên lý làm việc của dụng cụ đo (ký hiệu từ F1 đến F22). Trường hợp cần thiết kèm theo ký hiệu chống ảnh hưởng từ trường và điện trường ngoài (ký hiệu từ F27 đến F29).
4.1.9. Các giá trị danh nghĩa: đối với Oátmét (Varmét) phải là điện áp, dòng điện và hệ số công suất danh nghĩa các giá trị đó phải ghi ngay bên cạnh các đầu nối hoặc ở phía bề mặt nơi dễ trông thấy nhất của dụng cụ đo.
4.1.10. Trường hợp cần thiết, ghi ký hiệu của thế đặt (ký hiệu từ D1 đến D3) nếu không có ký hiệu có nghĩa là sử dụng dụng cụ đo ở thế đặt bất kỳ từ nằm ngang đến thẳng đứng mà vẫn thỏa mãn các quy định trong tiêu chuẩn này.
4.1.11. Ký hiệu các thiết bị phụ đi kèm, với những thiết bị phụ đó, dụng cụ đo đã được kiểm định, hiệu chỉnh.
Những dụng cụ đo có kèm theo sưn lắp lẫn hạn chế phải ghi thêm điện áp danh nghĩa của sưn, trong trường hợp cần thiết thêm cả trị số dòng điện qua dụng cụ đo khi lắp với sưn. Ngoài ra cũng cần ghi cả các thông số của dụng cụ đo.
Đối với vônmét có kèm theo điện trở phụ lắp lẫn hạn chế hoặc phân áp, theo đó thang đo được khắc vạch, cần phải ghi tỷ lệ phân áp. Trong trường hợp cần thiết ghi thêm cả giới hạn đo của Vônmét. Ngoài ra cũng cần ghi cả các thông số về đặc tính.
4.1.12. Giá trị điện trở dây dẫn chuyên dùng của dụng cụ đo.
4.1.13. Hệ số biến đổi của các máy biến dòng và biến áp đo lường đi kèm dụng cụ đo, nếu thang đo đã được khắc vạch theo các hệ số biến đổi đó.
4.1.14. Giá trị điện trở và tổng trở của mạch dòng và áp của dụng cụ đo ở tần số tiêu chuẩn; Với độ chính xác từ ± 25% đến ± 50% đối với dụng cụ đo kiểu sách tay.
4.1.15. Trường hợp cần thiết, ghi cảm ứng từ trường ngoài bằng đơn vị militesla, mức ảnh hưởng đo từ trường này phù hợp với cấp chính xác của dụng cụ đo (ký hiệu F30)
4.1.16. Trường hợp cần thiết ghi điện trường ngoài (ký hiệu F34).
4.1.17. Trường hợp cần thiết, ký hiệu vật liệu và chiều dày bảng điện phù hợp với dụng cụ đo (ký hiệu từ F36 đến F39).
4.1.18. Trường hợp cần thiết, dùng ký hiệu F33 để chỉ rằng một vài thông số quan trọng đã được đưa vào trong tài liệu kỹ thuật đi kèm dụng cụ đo.
4.1.19. Giá trị tổng trở mạch ngoài, nếu thông số này cần thiết cho việc xác định độ cản dịu của dụng cụ đo (điều 3.2.4) hoặc để tiến hành thử nghiệm khả năng quá tải xung kích (điều 7.4.2).
4.1.20. Các thông số kỹ thuật cần thiết cho việc thử nghiệm và trong quá trình sử dụng dụng cụ đo, nếu các ký hiệu trên thang đo không trùng hợp với đại lượng đo.
Nếu các thông số này không đủ để diễn tả rõ ràng trên dụng cụ đo, phải sử dụng ký hiệu F33.
4.1.21. Đối với dụng cụ đo hệ số công suất và góc lệch pha chữ điện dung và điện cảm hoặc chữ viết tắt của chúng nên đặt ở phần thang đo tương ứng và trên cùng một đường thẳng giữa vòng cung thang đo. Trường hợp thuần túy do điện cảm và thang đo chỉ biểu thị góc một phần tư, không cần phải ký hiệu chữ.
4.2. Chỗ đặt ký hiệu và chữ số trên dụng cụ đo. Chữ số và ký hiệu được sắp xếp theo trình tự như sau:
4.2.1. Trên thang đo hoặc nơi dễ trông thấy nhất của dụng cụ đo phải đặt các ký hiệu quy định trong các điều 4.1.1; 4.1.2; 4.1.3; 4.1.5; 4.1.7; 4.1.8; 4.1.10 và 4.1.21.
4.2.2. Đối với dụng cụ đo xách tay phải đặt các ký hiệu quy định trong các điều: 4.1.4; 4.1.6; 4.1.9; 4.1.11; 4.1.12; 4.1.13; 4.1.15; 4.1.16; 4.1.17; 4.1.18 nơi dễ trông thấy nhất trên vỏ dụng cụ đo. Những dụng cụ đo được lắp ráp trong các thiết bị khác, các ký hiệu trên được đặt trên vỏ thiết bị nơi dễ trông thấy nhất, hoặc ở ngay bên cạnh các đầu nối.
4.2.3. Trên dụng cụ đo hoặc trong trường hợp dùng ký hiệu F.33, trong tài liệu kỹ thuật kèm dụng cụ đo phải thông báo ký hiệu quy định trong các điều 4.1.14; 4.1.19, 4.1.20.
4.3. Chữ số và ký hiệu trên thiết bị phụ:
4.3.1. Chữ số và ký hiệu trên sưn:
4.3.1.1. Sưn lắp lẫn
- Tên hoặc ký hiệu của nhà máy chế tạo.
- Số xuất xưởng, đối với sưn có cấp chính xác từ 0,02 đến 0,1.
- Ký hiệu cấp chính xác.
- Dòng danh nghĩa.
- Điện áp danh nghĩa.
- Dòng điện qua dụng cụ đo, loại trừ trường hợp dòng quá nhỏ không đáng kể.
Chú thích: cho phép thay thế dòng điện qua dụng cụ đo bằng điện trở hoặc tổng trở của dụng cụ đo.
- Điện áp thử cách điện nếu sưn có vỏ riêng (ký hiệu C1, C2 hoặc C3).
4.3.1.2. Sưn lắp lẫn hạn chế
- Tên hoặc ký hiệu của nhà máy chế tạo.
- Số xuất xưởng đối với sưn có cấp chính xác từ 0,02 đến 0,1.
- Ký hiệu cấp chính xác.
- Loại dụng cụ đo được sử dụng với sưn (xem điều 4.1.11).
- Giới hạn đo riêng hoặc giới hạn đo chung của đồng bộ cả dụng cụ đo và sưn.
- Điện áp thử cách điện, nếu sưn có vỏ riêng (ký hiệu C1, C2 hoặc C3).
- Giới thiệu sơ đồ mạch đấu dây, nếu cần thiết.
4.3.1.3. Sưn không lắp lẫn
- Tên hoặc ký hiệu của nhà máy chế tạo.
- Loại dụng cụ đo đi kèm với sưn (ví dụ số xuất xưởng chung của dụng cụ đo và sưn).
- Dòng danh nghĩa của đồng bộ dụng cụ đo và sưn.
- Điện áp thử cách điện, nếu sưn có vỏ riêng (ký hiệu C1, C2 hoặc C3).
4.3.2. Chữ số và ký hiệu trên điện trở phụ và tổng trở phụ.
Trên điện trở phụ và tổng trở phụ phải có các ký hiệu sau đây:
4.3.2.1. Điện trở phụ, tổng trở phụ lắp lẫn:
- Tên hoặc ký hiệu của nhà máy chế tạo.
- Số xuất xưởng đối với điện trở phụ và tổng trở phụ có cấp chính xác từ 0,02 đến 0,1.
- Ký hiệu cấp chính xác.
- Điện áp danh nghĩa (trường hợp cần thiết cả dòng điện danh nghĩa).
- Tần số tiêu chuẩn hoặc dải tần số tiêu chuẩn đối với điện trở phụ và tổng trở phụ dùng trong mạch điện xoay chiều có tần số lệch khỏi các giá trị từ 45 đến 65 Hz.
- Giá trị điện trở và (hoặc) tổng trở ở tần số tiêu chuẩn.
Chú thích: Nếu có quy định dải tần số tiêu chuẩn thì tổng trở phải được xác định ở một tần số nhất định nằm trong dải.
- Điện áp thử cách điện nếu điện trở phụ hoặc tổng trở phụ có vỏ riêng (ký hiệu C1, C2 hoặc C3).
- Giới thiệu sơ đồ mạch đấu dây, nếu cần thiết.
4.3.2.2. Điện trở phụ và tổng trở phụ lắp lẫn hạn chế
- Tên hoặc ký hiệu của nhà máy chế tạo.
- Số xuất xưởng đối với điện trở phụ và tổng trở phụ có cấp chính xác từ 0,02 đến 0,1.
- Ký hiệu cấp chính xác.
- Loại dụng cụ đo đi kèm thiết bị phụ.
- Giới hạn đo chung của đồng bộ dụng cụ đo và thiết bị phụ hoặc giới hạn đo riêng của dụng cụ đo và của điện trở phụ hoặc của tổng trở phụ.
- Điện áp thử cách điện nếu điện trở phụ hoặc tổng trở phụ có vỏ riêng (ký hiệu C1, C2 hoặc C3).
4.3.2.3. Điện trở phụ và tổng trở phụ không lắp lẫn
- Tên và ký hiệu của nhà máy chế tạo.
- Loại dụng cụ đo đi kèm thiết bị phụ (ví dụ số xuất xưởng chung của dụng cụ đo và thiết bị phụ).
- Giới hạn đo chung, của đồng hồ dụng cụ đo và thiết bị phụ hoặc giới hạn đo riêng của dụng cụ đo và của thiết bị phụ.
- Điện áp thử cách điện nếu thiết bị phụ có vỏ riêng (ký hiệu C1, C2 hoặc C3).
- Giới thiệu sơ đồ mạch đấu dây, nếu cần thiết.
4.4. Ký hiệu các đầu nối
4.4.1. Đầu nối của mạch đo
Các đầu nối của dụng cụ đo và thiết bị phụ phải có ký hiệu rõ ràng, thuận tiện cho việc đấu dây.
4.4.2. Đấu nối tiếp đất
Đầu nối, dùng để tiếp đất cho các phần cần tiếp đất của dụng cụ đo và thiết bị phụ phải có ký hiệu F31.
4.5. Các ký hiệu liên quan đến điều kiện tiêu chuẩn và giới hạn phạm vi ảnh hưởng (của dụng cụ đo và thiết bị phụ).
4.5.1. Phải có các ký hiệu về giá trị tiêu chuẩn hoặc giới hạn tiêu chuẩn của các đại lượng ảnh hưởng nếu chúng khác các giá trị quy định trong bảng 3.
Chú thích: Các ký hiệu nêu trên phải có trên dụng cụ đo.
4.5.2. Phải quy định giới hạn phạm vi ảnh hưởng nếu giới hạn đó khác với quy định nêu ở bảng 4.
4.5.3. Nếu có quy định về giá trị tiêu chuẩn hoặc giới hạn tiêu chuẩn của các đại lượng ảnh hưởng thì các giá trị tiêu chuẩn hoặc giới hạn tiêu chuẩn đó phải được ghi nhận (xem mẫu ghi ký hiệu ở phụ lục 1 và phụ lục 2).
Nên ký hiệu các đại lượng ảnh hưởng bằng đơn vị dùng để đo các đại lượng đó.
5. Điều kiện và phương pháp thử để xác định sai số cơ bản cho phép của dụng cụ đo và thiết bị phụ
5.1. Điều kiện và phương pháp thử để xác định sai số cơ bản cho phép của dụng cụ đo.
5.1.1. Để xác định sai số cơ bản của dụng cụ đo cần phải đảm bảo sao cho dụng cụ đo và môi trường có cùng một nhiệt độ tiêu chuẩn quy định ở bảng 3.
5.1.2. Trước khi đóng điện để sấy theo quy định ở bảng 12, tất cả dụng cụ đo có cơ cấu điều chỉnh điểm "0" cơ khí phải được điều chỉnh cho đúng vị trí.
5.1.3. Phải điều chỉnh điểm "0" cơ khí của Oátmét và Varmét có cấp chính xác từ 0,5 đến 5,0 ngay sau khi đưa điện áp có giá trị bằng điện áp danh nghĩa vào mạch áp và vẫn để hở mạch dòng. Nhưng phải đảm bảo sao cho điện thế giữa mạch áp và mạch dòng phù hợp với giá trị quy định ở chế độ làm việc bình thường của dụng cụ đo.
5.1.4. Điều kiện và thời gian sấy được quy định ở bảng 12.
Nếu không có những quy định khác, giá trị điện áp và dòng điện là giá trị hiệu dụng.
5.1.5. Quy định về các đại lượng ảnh hưởng nêu ở bảng 3.
5.1.6. Khi tiến hành thử nghiệm, phải lưu ý đến tất cả những điều chỉ dẫn cách sử dụng dụng cụ đo của nhà máy chế tạo.
5.1.7. Đối với các loại Ommét có lắp máy phát quay bằng tay, tốc độ quay máy phát phải nằm trong giới hạn do nhà máy chế tạo quy định.
Chú thích: giới hạn nêu ở đây phải được chọn sao cho phù hợp với giá trị tận cùng của giới hạn sử dụng thực tế và mức ảnh hưởng không vượt quá một nửa số ký hiệu cấp chính xác.
Bảng 12
Quy định về sấy dụng cụ đo (1)
Điều kiện | Dụng cụ đo cấp chính xác từ 0,05 đến 0,2 và loại xách tay | Dụng cụ đo cấp chính xác từ 0,5 đến 5,0 và loại treo bảng |
Dòng điện (bằng số phần trăm so với dòng danh nghĩa). | 100 | 100 |
Dòng điện (bằng số % so với dòng danh nghĩa). | 80 | 80 |
Thời gian từ khi dòng điện đến khi xác định sai số cơ bản | Bất kỳ (thông thường giới hạn tối đa là 1 h (2) | Trên 0,5 h nếu không có những quy định nào khác |
Chú thích: (1) Trong thời gian sấy dụng cụ đo, phải lưu ý giữ các đại lượng ảnh hưởng ở giá trị tiêu chuẩn theo quy định ở bảng 3.
(2) Đối với Hécmét, nhà máy chế tạo có thể quy định một thời gian khác.
5.1.8. Sai số của dụng cụ đo được xác định riêng không kèm theo thiết bị phụ lắp lẫn.
5.1.9. Đối với những dụng cụ đo các đại lượng không điện bằng phương pháp điện, phải xác định sai số theo các đại lượng điện đã được sử dụng để ghi khắc vạch thang đo hoặc cho biết dưới dạng hàm số hoặc bảng. Thực tế là chuyển các dụng cụ đo đó trở lại những dụng cụ đo điện để đo các đại lượng điện mà theo đó chúng được ghi khắc vạch thang đo.
5.1.10. Sai số của dụng cụ đo được xác định ở các điểm vạch số của thang đo, cả trong trường hợp thang đo không phẳng (lồi, hoặc lõm).
5.2. Điều kiện và phương pháp thử để xác định sai số cơ bản cho phép của thiết bị phụ.
5.2.1. Thử nghiệm thiết bị phụ lắp lẫn.
Sai số cơ bản của thiết bị phụ phải được xác định trong điều kiện tiêu chuẩn sau đây:
Nhiệt độ, tần số và dạng đường cong điện áp, dòng điện xoay chiều phải đúng giá trị quy định ở bảng 3. Nếu không quy định tần số, sai số cơ bản của sưn được xác định ở điện một chiều.
Điện áp hoặc dòng điện phải nhỏ hơn hoặc bằng giá trị danh nghĩa hoặc giới hạn trên của giải đo danh nghĩa (nếu có quy định giải đo này).
Đối với sưn, có thể loại bỏ dòng điện qua dụng cụ đo nếu dòng điện đó không vượt quá giá trị tính theo công thức:
Trong đó: In - dòng điện danh nghĩa sưn
K - Cấp chính xác của sưn
5.2.2. Thử nghiệm thiết bị phụ lắp lẫn hạn chế.
5.2.2.1. Thiết bị phụ phải được lắp với loại dụng cụ đo phù hợp và sai số được xác định theo điều 5.1 cho tất cả các tổ hợp đấu có thể có giữa thiết bị phụ và dụng cụ đo.
5.2.2.2. Phải xác định lại sai số của dụng cụ đo trong điều kiện tiêu chuẩn và trên cùng một giới hạn đo, ở cùng một số vạch chia của thang đo.
5.2.2.3. Sai số của thiết bị phụ được tính bằng hiệu đại số các sai số (có tính cả đấu) nhận được theo điều: 5.2.2.1 và 5.2.2.2.
5.2.3. Những dụng cụ đo chuyên dùng với các thiết bị phụ lắp lẫn hạn chế, có thể có khả năng phải điều chỉnh một vài chi tiết của mạch đo. Điện trở, tổng trở, công suất tiêu thụ, v.v… của những dụng cụ đo này phải được đo kiểm tra lại cho phù hợp với các thông số do nhà máy chế tạo quy định.
5.2.4. Nếu dụng cụ đo không có cấp chính xác riêng và chỉ có thể thử nghiệm được cùng với thiết bị phụ lắp lẫn hạn chế, sai số phải được xác định bằng phương pháp nêu ở điều 5.2.2.1. Ký hiệu cấp chính xác chung của dụng cụ đo và thiết bị phụ được ghi trên thiết bị phụ theo bảng 1.
5.2.5. Thử nghiệm thiết bị phụ không lắp lẫn. Việc thử nghiệm phải được tiến hành theo các quy định đối với đồng bộ của dụng cụ đo và thiết bị phụ.
6. Điều kiện và phương pháp thử để xác định mức ảnh hưởng cho phép của dụng cụ đo và thiết bị phụ.
6.1. Xác định mức ảnh hưởng cho phép của dụng cụ đo.
6.1.1. Mức ảnh hưởng phải được xác định riêng cho từng đại lượng ảnh hưởng. Trong khi xác định mức ảnh hưởng của từng loại ảnh hưởng, các đại lượng ảnh hưởng khác phải giữ ở giá trị tiêu chuẩn.
6.1.2. Mức ảnh hưởng của các đại lượng ảnh hưởng được liệt kê ở bảng 4 và các điều 2.1.1; 2.1.3 và 2.1.4 phải được xác định cho tất cả các dụng cụ đo ở những vạch chia sau đây của thang đo:
- Vạch chia nằm trong phạm vi từ 40 đến 80% giá trị tận cùng của thang đo thực tế.
- Vạch chia nằm trong phạm vi từ 80 đến 100% giá trị tận cùng của thang đo thực tế.
- Vạch "0" của thang đo đối với một vài đại lượng ảnh hưởng như thế đặt, hệ số công suất, nhiệt độ môi trường và ở vạch này chỉ xác định cho những dụng cụ đo có cấp chính xác từ 0,05 đến 0,2.
6.1.3. Quy định nêu ở điều kiện 6.1.2 không áp dụng cho những dụng cụ đo sau đây:
Giá trị dưới của thang đo thực tế lớn hơn 60% giá trị tận cùng của thang đo thực tế. Trong trường hợp này, điểm đầu tiên phải chọn ở gần giá trị dưới của thang đo thực tế.
Những dụng cụ đo có điểm "0" nằm ở phía trong thang đo phải tiến hành thử nghiệm ở hai điểm nằm về hai phía của điểm "0".
Các loại dụng cụ đo như Ômmét, đo góc lệch pha, đo hệ số công suất, thử nghiệm ở hai điểm theo sự thỏa thuận giữa nhà máy chế tạo và người đặt hàng.
6.1.4. Khi thử nghiệm mức ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường (đối với dụng cụ đo cấp chính xác từ 0,05 đến 0,2) và thế đặt theo quy định ở điều 6.1.2 trước khi lấy kết quả lần sau phải điều chỉnh lại điểm "0" cơ khí.
6.1.5. Đại lượng ảnh hưởng được phép thay đổi như sau:
6.1.5.1. Nếu trên dụng cụ đo chỉ ghi giá trị tiêu chuẩn, đại lượng ảnh hưởng được phép thay đổi trong phạm vi từ giá trị tiêu chuẩn đến giới hạn phạm vi ảnh hưởng được quy định ở bảng 4.
Chú thích: ký hiệu phải khớp với ký hiệu nêu ở điều 4.5. Nếu không có ký hiệu như vậy, các giá trị tiêu chuẩn được quy định ở bảng 3 còn giới hạn phạm vi ảnh hưởng quy định ở bảng 4.
6.1.5.2. Nếu trên dụng cụ đo ghi giới hạn tiêu chuẩn của đại lượng ảnh hưởng thì phạm vi ảnh hưởng phải bao trùm cả giới hạn tiêu chuẩn và vượt ra khỏi giới hạn đó dù chỉ ở một hướng. Đại lượng ảnh hưởng được phép thay đổi từ các giới hạn tiêu chuẩn đến giới hạn tương ứng của phạm vi ảnh hưởng bên cạnh giới hạn tiêu chuẩn.
6.1.6. Thử nghiệm ảnh hưởng của từ trường ngoài.
6.1.6.1. Đối với những dụng cụ đo có ký hiệu F30 (xem phụ lục 1). Dòng điện trong cuộn dây thử nghiệm được quy định ở điều 6.1.6.4 phải chọn sao cho khi không có dụng cụ đo cần thử nghiệm, giá trị cảm ứng từ (militesla) được tạo ra bởi từ trường đúng bằng giá trị ký hiệu trên dụng cụ đo.
6.1.6.2. Nếu trên dụng cụ đo không ghi ký hiệu F30 (xem phụ lục 1). Dòng điện trong cuộc dây thử nghiệm được quy định ở điều 6.1.6.4 phải chọn sao cho khi không có dụng cụ đo cần thử nghiệm, giá trị cảm ứng từ bằng 0,5 militesla.
6.1.6.3. Cảm ứng từ được tạo ra trong mọi trường hợp phải là cùng một loại dòng điện và nếu là điện xoay chiều phải cùng một tần số như của nguồn điện đưa vào cơ cấu đo ở chế độ làm việc bình thường của dụng cụ đo. Nếu dụng cụ đo dùng để làm việc ở cả điện một chiều và xoay chiều thì cảm ứng từ được tạo ra cũng lần lượt bằng điện một chiều rồi xoay chiều. Cảm ứng từ được tạo ra có góc lệch pha và hướng từ trường bất lợi nhất. Các giá trị quy định ở điều 6.1.6.1 và 6.1.6.2 áp dụng cho những tần số trong giải từ 1 đến 20 kHz được giảm xuống bằng cách nhân với hệ số 1/F trong đó F là tần số (kHz).
Ở những tần số trên 20 kHz điều kiện thử nghiệm dụng cụ đo phải được thỏa thuận giữa nhà máy chế tạo và người đặt hàng. Giá trị cảm ứng từ ở điện xoay chiều phải là giá trị hiệu dụng.
6.1.6.4. Dụng cụ đo phải được đặt trong từ trường đều, trong trung tâm của cuộn dây, có đường kính trung bình là 1 mét (mặt cắt của cuộn dây là một hình chữ nhật có chiều dày theo hướng của bán kính nhỏ không đáng kể so với đường kính).
Khi có dòng điện ổn định chạy qua, trong trung tâm của cuộn dây sẽ xuất hiện cảm ứng từ có giá trị được quy định ở các điều 6.1.6.1 và 6.1.6.2.
Chú thích: để tạo ra được cảm ứng từ 0,5 mT trong trung tâm của cuộn dây khi không có dụng cụ đo cần thử nghiệm, phải dùng nguồn từ động 400 A (Ampe-vòng).
Nếu kích thước một cạnh bất kỳ của dụng cụ đo lớn hơn 25 cm. Dụng cụ đo đó phải thử nghiệm trong cuộn dây có đường kính trung bình không nhỏ hơn 4 lần kích thước dụng cụ đo.
6.1.7. Thử nghiệm ảnh hưởng của điện trường ngoài. Để xác định ảnh hưởng của điện trường ngoài đối với dụng cụ đo kiểu tĩnh điện, phải tạo ra một điện trường ngoài bằng 20 KV/m tần số 50 hz giữa hai đĩa tròn bằng kim loại đặt song song và cách điện với nhau. Đường kính của đĩa phải lớn hơn 20% kích thước lớn nhất của dụng cụ đo cần thử nghiệm. Điện trường được tạo ra đảm bảo có góc lệch pha và hướng bất lợi nhất. Nếu trên dụng cụ đo có ghi ký hiệu F34 phải tạo ra điện trường ngoài có giá trị phù hợp với quy định của ký hiệu.
6.1.8. Thử nghiệm ảnh hưởng của bảng điện bằng vật liệu sắt từ (xem điều 2.1.3).
6.1.9. Thử nghiệm ảnh hưởng của bảng điện bằng vật liệu dẫn điện (xem điều 2.1.4).
6.2. Xác định mức ảnh hưởng cho phép của thiết bị phụ
6.2.1. Nếu không có những quy định khác, xác định mức ảnh hưởng của thiết bị phụ trong phạm vi ảnh hưởng quy định ở bảng 4.
6.2.2. Khi xác định mức ảnh hưởng của thiết bị phụ lắp lẫn hạn chế, các thiết bị phụ này phải được mắc cùng với loại dụng cụ đo thích hợp. Xác định mức ảnh hưởng theo các quy định nêu ở điều 2.1 và 6.1 đối với tất cả các đại lượng ảnh hưởng có thể gây ảnh hưởng tới thiết bị phụ. Ví dụ: nhiệt độ, tần số, điện áp, dòng điện và hệ số công suất. Tiến hành thử nghiệm như khi xác định sai số cơ bản
6.2.3. Thử nghiệm mức ảnh hưởng của thiết bị phụ không lắp lẫn theo điều 6.1.
7. Thử nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật cơ và điện của dụng cụ đo và thiết bị phụ
7.1. Xác định độ hồi sai
Tại các điểm vạch số của thang đo, tiến hành xác định giá trị thực tế theo chiều tăng dần và giảm dần của đại lượng đo. Độ hồi sai là giá trị tuyệt đối của hiệu số lớn nhất của hai giá trị thực tế cùng xác định tại một điểm và không được vượt quá giá trị quy định ở điều 3.1.
Chú thích: Có thể xác định độ hồi sai, khi xác định sai số cơ bản cho phép mà không cần lặp lại khâu thử nghiệm này.
7.2. Thử nghiệm độ cản dịu của dụng cụ đo
7.2.1. Xác định quá dao động đầu tiên
Quá dao động đầu tiên được tạo ra khi bất ngờ đóng mạch điện với giá trị của đại lượng đo ở vào khoảng 2/3 chiều dài thang đo. Nếu điểm "0" nằm ở phía trong giới hạn của thang đo thì phần thang đo nào ở về hai phía của điểm "0" có chiều dài lớn nhất sẽ được tính là chiều dài của thang đo.
Trường hợp dụng cụ đo có điểm "0" cơ khí nằm ngoài thang đo (Ví dụ các loại dụng cụ đo có điểm "0" ẩn), hoặc những dụng cụ đo không có điểm "0" cơ khí xác định (Ví dụ các loại lôgômét), dụng cụ đo được đấu sơ bộ đến nguồn nuôi và mạch đo, tạo ra độ lệch của chỉ thị ứng với giá trị dưới của thang đo thực tế. Sau đó bất ngờ thay đổi giá trị điện trở điều chỉnh, sao cho chỉ thị đạt được vị trí khoảng 2/3 chiều dài thang đo thực tế.
Trong mọi trường hợp, quá dao động đầu tiên không được vượt quá các giá trị quy định ở điều 3.2.1.
7.2.2. Xác định thời gian cản dịu (xem điều 3.2.2)
Thời gian cản dịu được đo bằng đồng hồ bấm giây, tính từ khi đóng điện hoặc thay đổi đại lượng đo đến khi chỉ thị đạt được vị trí xác định với độ lệch không quá 1,5% chiều dài thang đo.
7.3. Thử nghiệm khả năng chịu tải lâu dài và tự phát nhiệt của dụng cụ đo.
Khi thử nghiệm khả năng chịu tải lâu dài phải đảm bảo các điều kiện quy định ở điều 5.1. Thời gian chịu tải lâu dài là 1 h.
Ảnh hưởng tự phát nhiệt của dụng cụ đo có cấp chính xác từ 0,5 đến 5,0 được xác định bằng hiệu số của hai phải đo tiến hành sau 2 và 30 phút chịu tải ứng với 80% giá trị tận cùng của thang đo thực tế.
Những dụng cụ đo có cấp chính xác từ 0,05 đến 0,2 ảnh hưởng tự phát nhiệt được xác định ở chế độ tải sau đây:
Đối với Ampemét: 80% giá trị tận cùng của thang đo thực tế.
Đối với Vônmét: 1000% giá trị tận cùng của thang đo thực tế.
Đối với Oatmét và Varmét: điện áp bằng 100% và dòng điện bằng 80% giá trị tận cùng của thang đo thực tế và ở hệ số công suất danh nghĩa.
7.4. Thử nghiệm khả năng chịu quá tải cho phép.
7.4.1. Thử nghiệm ảnh hưởng do chịu quá tải lâu dài. Tiến hành thử nghiệm khả năng chịu quá tải lâu dài của dụng cụ đo và thiết bị phụ trong thời gian 2 h ở dòng và (hoặc) điện áp sau đây:
120% giá trị danh nghĩa hoặc giới hạn trên của giải đo danh nghĩa hoặc giới hạn trên của giải đo thực tế nếu có quy định giải đo này. Hoặc ở những giá trị do nhà máy chế tạo quy định. | Chọn giá trị lớn nhất |
Khi tiến hành thử nghiệm, các đại lượng ảnh hưởng phải phù hợp với điều kiện tiêu chuẩn. Hệ số công suất của Oátmét phải là cos φ = 1, hoặc bằng giá trị danh nghĩa của cos φ còn của Varmét phải là sin φ = 1; hoặc bằng giá trị danh nghĩa của sin φ.
Không tiến hành thử nghiệm khả năng chịu quá tải lâu dài đối với những dụng cụ đo có trang bị núm bảo vệ phần động không bị khóa.
7.4.2. Thử nghiệm ảnh hưởng do chịu quá tải xung kích.
Tiến hành thử nghiệm trong điều kiện tiêu chuẩn. Nếu mạch điện để thử nghiệm không có hiệu ứng điện kháng thì số xung thử và giá trị của xung thử mà dụng cụ đo phải chịu được và không bị hư hỏng được quy định trong bảng 8. Nếu độ cản dịu của dụng cụ đo phụ thuộc vào mạch ngoài thì điện trở của mạch thử phải phù hợp với những giá trị quy định ghi trên dụng cụ đo.
7.4.2.1. Đối với các loại lôgômét và dụng cụ đo cấp chính xác từ 0,5 đến 5,0, nếu ngắt một dây nguồn nuôi ra khỏi đầu nối, sẽ làm cho chỉ thị lệch khỏi vạch cuối cùng của thang đo sẽ tiến hành thử nghiệm bằng cách như vậy trong thời gian 2 s, làm trên 10 lần, mỗi lần cách nhau 10 s.
Các loại ômmét có thang đo không bao trùm điểm "0" tiến hành thử nghiệm bằng cách ngắn mạch các đầu nối (dùng để mắc các điển trở cần đo) trong thời gian 2 s, làm trên 10 lần mỗi lần cách nhau 10 s.
Việc thử nghiệm được tiến hành đồng thời với việc cấp nguồn nuôi cho các đầu nối còn lại ở chế độ điện áp và dòng điện danh nghĩa.
7.4.2.2. Giá trị điện áp và dòng điện khi thử nghiệm khả năng chịu quá tải xung kích phải bằng tích số của các hệ số nhân quy định trong bảng 8 với giá trị lớn nhất trong 3 giá trị sau đây:
- Giá trị danh nghĩa,
- Hoặc giới hạn trên của giải đo danh nghĩa,
- Hoặc giá trị tận cùng của dải đo thực tế nếu có quy định dải đo này.
7.4.2.3. Đối với sưn đi kèm dụng cụ đo cấp chính xác từ 0,5 đến 5,0, nếu có giới hạn đo lớn nhất trên 250A, chế độ thử quá tải xung kích phải giảm xuống 5 In hoặc 2 In phù hợp với quy định ở bảng 8, trong đó In là giá trị dòng danh nghĩa.
7.5. Xác định điện trở cách điện, thử độ bền cách điện
7.5.1. Xác định điện trở cách điện
Điện trở cách điện của các phần cách điện trên dụng cụ đo quy định ở điều 3.6.1 được xác định bằng mêgômét 500V. Cho phép sử dụng nguồn điện một chiều có điện áp 500V được mắc qua một micrô Ampemét để xác định điện trở cách điện.
Chú thích:
1) Không xác định điện trở cách điện trong môi trường có độ ẩm tương đối vượt quá 80%.
2) Quy định này không áp dụng cho dụng cụ đo kiểu tĩnh điện.
7.5.2. Thử độ bền cách điện
Giá trị điện áp thử và các chỉ tiêu kỹ thuật về điện áp thử được quy định ở điều 3.6.2.
Công suất của máy biến áp thử cách điện phải không nhỏ hơn 0,25 KVA nếu điện áp thử dưới 3000 V và không nhỏ hơn 0,5 KVA nếu điện áp thử trên 3000 V.
Trước khi thử, những mạch đo không đặt dưới điện áp thử, những chi tiết kim loại có thể có tiếp xúc với người như vỏ kim loại, các chi tiết định vị, các loại màn chắn đầu cực, bộ phận điều chỉnh điểm "0" bằng kim loại, v.v… phải được nối liền mạch với nhau và nối với dây tiếp đất.
Dụng cụ đo có nhiều cơ cấu hoặc mạch đo có nhiều vòng dây phải ngắn mạch các đầu nối.
Điện áp thử được đặt giữa mạch dòng và vỏ, rồi mạch áp và vỏ, sau đó giữa mạch dòng và mạch áp.
Trong quá trình thử nghiệm, điện áp thử được tăng dần từ 0 cho đến giá trị quy định và giữ ở mức đó trong thời gian 1 phút. Trong khi thử không được có hiện tượng phóng điện xuyên thủng và phóng điện bề mặt.
7.6. Thử nghiệm độ rung cộng hưởng của chỉ thị: thử nghiệm độ rung cộng hưởng của chỉ thị bằng cách quan sát 1/2 biên độ kép của dao động cộng hưởng của chỉ thị tạo ra trong điều kiện sau:
a. Dụng cụ đo không có quy định tần số tiêu chuẩn, đóng điện và đưa chỉ thị về vị rí khoảng 2/3 chiều dài thang đo và thay đổi tần số từ 45 đến 65 Hz.
b. Dụng cụ đo có quy định tần số tiêu chuẩn, đóng điện và đưa chỉ thị về vị trí khoảng 2/3 chiều dài thang đo và thay đổi tần số trong giới hạn ± 10% tần số tiêu chuẩn.
c. Dụng cụ đo có quy định giải tần số tiêu chuẩn, đóng điện và đưa chỉ thị về vị trí khoảng 2/3 chiều dài thang đo và thay đổi tần số từ giới hạn dưới đến giới hạn trên của giải tần số tiêu chuẩn.
d. Dụng cụ đo hệ số công suất và góc lệch pha, tiến hành thử nghiệm như các quy định vừa nêu trên, nhưng với vị trí của chỉ thị nằm giữa thang đo.
7.7. Thử nghiệm độ bền rung
Dụng cụ đo được đặt trên thiết bị thử rung, tần số và biên độ rung quy định ở điều 3.8, rung theo hướng của trục chuyển động của phần động trong thời gian 1 h. Sau khi sử dụng, kiểm tra lại các chỉ tiêu: sai số cơ bản cho phép, độ hồi sai và ảnh hưởng do thế đặt.
7.8. Thử nghiệm độ bền va đập cơ khí
Dụng cụ đo được đặt trên thiết bị thử va đập, cho va đập trên 1000 lần theo các thông số kỹ thuật quy định ở điều 3.9 và theo hướng dẫn của trục chuyển động của phần động rồi theo hướng vuông góc với hướng vừa thử nghiệm theo chiều kim đồng hồ.
Sau khi thử va đập, kiểm tra lại chỉ tiêu: Sai số cơ bản cho phép. Riêng độ hồi sai và ảnh hưởng đo, thế đặt phải kiểm tra cả trước và sau khi thử nghiệm.
8. Kiểm tra các chỉ tiêu quy định về cấu tạo
Các chỉ tiêu này được tiến hành kiểm tra trong quá trình kiểm tra bên ngoài đối với dụng cụ đo và thiết bị phụ. Khi kiểm tra bên ngoài phải xem xét mức độ đúng và sự hiện diện của tất cả các ký mã hiệu có trên dụng cụ đo theo quy định nêu ở mục 4.
9. Các hình thức thử nghiệm
9.1. Việc thử nghiệm dụng cụ đo được phân loại như sau
- Thử điển hình.
- Kiểm tra xuất xưởng.
9.2. Hình thức thử nghiệm
9.2.1. Thử điện hình áp dụng đối với một hoặc một vài dụng cụ đo của kiểu loại được xác định và tiến hành thử nghiệm theo tất cả các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn này.
9.2.2. Kiểm tra xuất xưởng bao gồm các hình thức:
a) Kiểm tra từng chiếc: áp dụng cho từng dụng cụ đo nhằm xác định các chỉ tiêu đã quy định theo trình tự sau đây:
- Kiểm tra các ký mã hiệu (kiểm tra bên ngoài),
- Kiểm tra độ bền cách điện,
- Xác định sai số cơ bản,
- Xác định ảnh hưởng do thế đặt.
b) Kiểm tra lấy mẫu áp dụng theo tiêu chuẩn của sản phẩm cụ thể.
PHỤ LỤC 1
KÝ HIỆU TRÊN DỤNG CỤ ĐO ĐIỆN
Mã hiệu | Nội dung | Ký hiệu |
A | Đơn vị đo (đơn vị đo cơ bản và các bội số, ước số) | |
A1 | Kilôampe | kA |
A2 | Ampe | A |
A3 | Miliampe | mA |
A4 | Micrôampe | μA |
A5 | Kilôvôn | kV |
A6 | Vôn | V |
A7 | Milivôn | mV |
A8 | Micrôvôn | μV |
A9 | Mêgaoát | MW |
A10 | Kilôoát | kW |
A11 | Oát | W |
A12 | Mêgavar | MVAr |
A13 | kilôvar | kVar |
A14 | Var | VAr |
A15 | Mêgahéc | MHz |
A16 | Kilôhéc | kHz |
A17 | Héc | Hz |
A18 | Mêgaôm | MW |
A19 | Kilôôm | kW |
A20 | Ôm | W |
A21 | Miliôm | mW |
A22 | Tesla | T |
A23 | Militesla | mT |
A24 | Độ xenxiút | oC |
B | Loại dòng điện và số lượng cơ cấu đo | |
B-1 | Điện một chiều | |
B-2 | Điện xoay chiều (một pha) | |
B-3 | Điện xoay chiều và một chiều |
|
B-4 | Điện xoay chiều 3 pha (ký hiệu chung) | |
B-5 | Điện xoay chiều 3 pha có phụ tải không đối xứng (ký hiệu chung) | |
B-6 | Một cơ cấu đo, mạch 3 pha 3 dây | |
B-7 | Một cơ cấu đo, mạch 3 pha 4 dây | |
B-8 | Hai cơ cấu đo, mạch 3 pha 3 dây, có phụ tải không đối xứng | |
B-9 | Hai cơ cấu đo, mạch 3 pha 4 dây, có phụ tải không đối xứng | |
B-10 | 3 cơ cấu đo, mạch 3 pha 4 dây, có phụ tải không đối xứng | |
C | An toàn điện |
|
C-1 | Điện áp thử cách điện 500 V | |
C-2 | Điện áp thử cách điện trên 500 V (ví dụ 2 kV) | |
C-3 | Không thử điện áp cách điện | |
C-4 | Mũi tên báo nguy hiểm khi tiếp xúc | |
C-5 | Phần tiếp cận có nhiệt độ cao hơn giá trị cho phép | |
C-6 | Tăng cường cách điện | |
C-7 | Có điện áp cao trên dụng cụ đo và (hoặc) thiết bị phụ (ví dụ trên vônmét) | |
D | Thế đặt |
|
D-1 | Dụng cụ đo có thế đặt tiêu chuẩn là thẳng đứng | |
D-2 | Dụng cụ đo có thế đặt tiêu chuẩn là nằm ngang | |
D-3 | Dụng cụ đo có thế đặt tiêu chuẩn nghiêng (ví dụ 60o) so với thế nằm ngang | |
D-4 | Theo quy định như D-1 nhưng thế đặt tiêu chuẩn có giới hạn từ 80o đến 100o | |
D-5 | Theo quy định như D-2 nhưng thế đặt tiêu chuẩn có giới hạn từ -1o đến +1o | |
D-6 | Theo quy định như D-3 nhưng thế đặt tiêu chuẩn có giới hạn từ 45o đến 75o | |
D-7 | Ký hiệu trên dụng cụ đo hướng của từ trường ngoài | N |
E | Cấp chính xác |
|
E-1 | Ký hiệu cấp chính xác (ví dụ 1,5) sai số biểu thị bằng số % so với giá trị danh nghĩa trừ trường hợp giá trị danh nghĩa là chiều dài thang đo. | 1,5 |
E-2 | Ký hiệu cấp chính xác (ví dụ 1,5) nếu giá trị danh nghĩa là chiều dài thang đo. | |
E-3 | Ký hiệu cấp chính xác (ví dụ 1,5) nếu giá trị danh nghĩa là giá trị thực tế | |
E-4 | Ký hiệu cấp chính xác (ví dụ 1,0) của dụng cụ đo có thang không đều, giá trị danh nghĩa là chiều dài thang đo và sai số biểu thị bằng số % (ví dụ 5%) so với giá trị thực tế. | |
F | Nguyên lý làm việc của dụng cụ đo và các thiết bị phụ | |
F-1 | Dụng cụ đo kiểu từ điện | |
F-2 | Lôgômét từ điện | |
F-3 | Dụng cụ đo kiểu từ điện có nam châm quay | |
F-4 | Lôgômét từ điện có nam châm quay | |
F-5 | Dụng cụ đo kiểu điện từ | |
F-6 | Dụng cụ đo kiểu điện từ phân cực | |
F-7 | Lôgamét điện từ | |
F-8 | Dụng cụ đo kiểu điện động | |
F-9 | Dụng cụ đo kiểu sắt điện động | |
F-10 | Lôgômét điện động | |
F-11 | Lôgômét sắt điện động | |
F-12 | Dụng cụ đo kiểu cảm ứng | |
F-13 | Lôlômét cảm ứng | |
F-14 | Dụng cụ đo kiểu nhiệt có sợi đốt | |
F-15 | Dụng cụ đo kiểu lưỡng kim | |
F-16 | Dụng cụ đo kiểu tĩnh điện | |
F-17 | Dụng cụ đo kiểu rung | |
F-18 | Nhiệt ngẫu trực tiếp | |
F-19 | Nhiệt ngẫu gián tiếp | |
F-20 | Trong mạch đo có phần tử điện tử | |
F-21 | Trong mạch phụ có phần tử điện tử | |
F-22 | Chỉnh lưu | |
F-23 | Sưn | |
F-24 | Điện trở phụ | |
F-25 | Điện cảm mắc nối tiếp (tách rời) | hoặc |
F-26 | Tổng trở nối tiếp | |
F-27 | Màn chắn tĩnh điện | |
F-28 | Màn chắn từ | |
F-29 | Dụng cụ đo kiểu astatic | ast |
F-30 | Cảm ứng từ (mT) có mức ảnh hưởng phù hợp với ký hiệu cấp chính xác (Ví dụ 2 mT) | |
F-31 | Đầu nối tiếp đất | |
F-32 | Bộ phận điều chỉnh điểm "0" | |
F-33 | Có những điểm cần chú ý ghi trong tài liệu kỹ thuật đi kèm | |
F-34 | Điện trường (kV/m) có mức ảnh hưởng phù hợp với cấp chính xác (ví dụ 10 kV/m) | |
F-35 | Thiết bị phụ (ký hiệu chung) | |
F-36 | Bảng điện bằng sắt có chiều dày X mm | Fex |
F-37 | Bảng điện bằng sắt có chiều dày bất kỳ | Fe |
F-38 | Bảng điện không phải bằng sắt có chiều dày bất kỳ | ...... |
F-39 | Bảng điện bằng vật liệu bất kỳ, có chiều dày bất kỳ | Fe. NFe |
Chú thích:
1 - Nếu các ký hiệu F-18; F-19; F-20 và F-22 có bên cạnh ký hiệu loại dụng cụ đo - Ví dụ F-1 thì bộ biến đổi nằm bên trong dụng cụ đo.
Nếu các ký hiệu trên có bên cạnh ký hiệu F-35 thì bộ biến đổi ở ngoài dụng cụ đo (tách riêng)
PHỤ LỤC 2
CÁC KÝ HIỆU VỀ NHIỆT ĐỘ VÀ TẦN SỐ
Ký hiệu | Ví dụ | Ý nghĩa |
Một chữ số | 25oC | Giá trị nhiệt độ tiêu chuẩn 25oC. Giới hạn phạm vi ảnh hưởng từ 15 đến 35oC (xem bảng 4) |
Ba chữ số | 15… 20… …25o | Giá trị nhiệt độ tiêu chuẩn 20oC. Giới hạn phạm vi ảnh hưởng từ 15 đến 25oC (có hai giới hạn đều khác với quy định ở bảng 4) |
15… 45… …65 Hz | Giải tần số tiêu chuẩn từ 45 đến 65Hz. Giới hạn phạm vi ảnh hưởng từ 15 đến 79,5 hz (giới hạn dưới của phạm vi ảnh hưởng khác với quy định ở bảng 4, giới hạn trên theo quy định ở bảng 4). | |
Bốn chữ số | 15… 20… …25 …30oC | Giải nhiệt độ tiêu chuẩn có giới hạn từ 20 đến 25oC giới hạn phạm vi ảnh hưởng từ 15 đến 30oC. Mức độ ảnh hưởng cho phép chỉ trong giới hạn từ 15 đến 20oC và từ 25 đến 30oC. |
15… 15… …55 …65 Hz | Giải tần số tiêu chuẩn có giới hạn từ 15 đến 55 Hz. Giới hạn phạm vi ảnh hưởng từ 15 đến 65 Hz. Mức ảnh hưởng cho phép chỉ trong giới hạn từ 55 đến 65 Hz |
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1- Quy định về sai số cơ bản cho phép của dụng cụ đo và thiết bị phụ
2- Quy định về mức ảnh hưởng cho phép của dụng cụ đo và thiết bị phụ
2.1- Mức ảnh hưởng cho phép của dụng cụ đo.
2.2- Mức ảnh hưởng cho phép của thiết bị phụ.
3- Quy định về các chỉ tiêu kỹ thuật cơ và điện của dụng cụ đo và thiết bị phụ
3.1- Độ hồi sai
3.2- Độ cản dịu
3.3- Khả năng chịu tải lâu dài và tự phát nhiệt
3.4- Khả năng chịu quá tải cho phép
3.5- Độ ẩm tương đối, nhiệt độ làm việc và khả năng chịu nóng ẩm
3.6- Điện trở cách điện, điện áp thử cách điện và an toàn điện
3.7- Độ rung cộng hưởng của chỉ thị
3.8- Độ bền rung
3.9- Độ bền va đập cơ khí
3.10- Quy định về cấu tạo
4- Ký mã hiệu trên dụng cụ đo và thiết bị phụ
5- Điều kiện và phương pháp thử để xác định sai số cơ bản cho phép của dụng cụ đo và thiết bị phụ
5.1- Điều kiện và phương pháp thử để xác định sai số cơ bản cho phép của dụng cụ đo.
5.2- Điều kiện và phương pháp thử để xác định sai số cơ bản cho phép của thiết bị phụ.
6- Điều kiện và phương pháp thử để xác định mức ảnh hưởng cho phép của dụng cụ đo và thiết bị phụ
6.1- Xác định mức ảnh hưởng cho phép của dụng cụ đo.
6.2- Xác định mức ảnh hưởng cho phép của thiết bị phụ.
7- Thử nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật cơ và điện của dụng cụ đo và thiết bị phụ.
7.1- Xác định độ hồi sai
7.2- Thử nghiệm độ cản dịu của dụng cụ đo
7.3- Thử nghiệm khả năng chịu tải lâu dài và tự phát nhiệt của dụng cụ đo
7.4- Thử nghiệm khả năng chịu quá tải cho phép
7.5- Xác định điện trở cách điện, thử độ bền cách điện
7.6- Thử độ rung cộng hưởng của chỉ thị
7.7- Thử nghiệm độ bền rung
7.8- Thử nghiệm độ bền va đập cơ khí
8- Kiểm tra các chỉ tiêu quy định về cấu tạo
9- Các hình thức thử nghiệm
- Phụ lục 1
- Phụ lục 2