Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-5:2023 Cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp - Phần 5

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13724-5:2023

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-5:2023 IEC 61439-5:2020 Cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp - Phần 5: Cụm lắp ráp dùng cho mạng phân phối trong lưới điện công cộng
Số hiệu:TCVN 13724-5:2023Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Điện lực
Ngày ban hành:01/01/2023Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13724-5:2023
IEC 61439-5:2020

CỤM ĐÓNG CẮT VÀ ĐIỀU KHIỂN HẠ ÁP - PHẦN 5: CỤM LẮP RÁP DÙNG CHO MẠNG PHÂN PHỐI TRONG LƯỚI ĐIỆN CÔNG CỘNG

Low-voltage switchgear and controlgear assemblies - Part 5: Assemblies for power distribution in public networks

 

Mục lục

Lời nói đầu

1 Phạm vi áp dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Thuật ngữ và định nghĩa

4 Ký hiệu và chữ viết tắt

5 Đặc tính giao diện

6 Thông tin

7 Điều kiện vận hành

8 Các yêu cầu về kết cấu

9 Yêu cầu tính năng

10 Kiểm tra xác nhận thiết kế

11 Kiểm tra thường xuyên

Các phụ lục

Phụ lục O (tham khảo) - Hướng dẫn kiểm tra xác nhận độ tăng nhiệt

Phụ lục AA (quy định) - Tiết diện của ruột dẫn

Phụ lục BB (tham khảo) - Các hạng mục theo thỏa thuận giữa nhà chế tạo cụm lắp ráp và người sử dụng

Phụ lục cc (tham khảo) - Kiểm tra xác nhận thiết kế

Phụ lục DD (tham khảo) - Danh mục ghi chú liên quan đến một số quốc gia

Thư mục tài liệu tham khảo

 

Lời nói đầu

TCVN 13724-5:2023 hoàn toàn tương đương với IEC 61439-5:2014;

TCVN 13724-5:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 13724 (IEC 61439), Cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp, gồm các phần sau:

- Phần 0: Hướng dẫn quy định cụm lắp ráp

- Phần 1: Quy tắc chung

- Phần 2: Cụm đóng cắt và điều khiển nguồn điện lực

- Phần 5: Cụm lắp ráp dùng cho mạng phân phối trong lưới điện công cộng

- Phần 7: Cụm lắp ráp dùng cho các ứng dụng đặc biệt như bến du thuyền, khu vực cắm trại, khu vực chợ, trạm sạc xe điện

Bộ IEC 61439 còn có các tiêu chuẩn sau:

IEC 61439-3:2012, Low-voltage switchgear and controlgear assemblies - Part 3: Distribution boards intended to be operated by ordinary persons (DBO)

IEC 61439-4:2012, Low-voltage switchgear and controlgear assemblies - Part 4: Particular requirements for assemblies for construction sites (ACS)

IEC 61439-6:2012, Low-voltage switchgear and controlgear assemblies - Part 6: Busbar trunking systems (busways)

 

CỤM ĐÓNG CẮT VÀ ĐIỀU KHIỂN HẠ ÁP - PHN 5: CỤM LP RÁP DÙNG CHO MẠNG PHÂN PHỐI TRONG LƯỚI ĐIỆN CÔNG CỘNG

Low-voltage switchgear and controlgear assemblies - Part 5: Assemblies for power distribution in public networks

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này xác định các yêu cầu cụ thể đối với cụm lắp ráp phân phối trong lưới điện công cộng (PENDA).

PENDA có các tiêu chí sau:

- sử dụng cho phân phối điện năng trong hệ thống ba pha có điện áp danh định không quá 1 000 V xoay chiều (xem Hình 101 cho mạng phân phối điển hình);

- tĩnh tại;

- các cụm lắp ráp kiểu hờ không thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này;

- thích hợp để lắp đặt ở nơi mà chỉ có người có kỹ năng mới được tiếp cận để sử dụng, tuy nhiên, loại ngoài trời có thể được lắp đặt trong điều kiện mà người bình thường cũng có thể tiếp cận;

- sử dụng trong nhà hoặc ngoài trời.

Đối tượng của tiêu chuẩn này là đưa ra các định nghĩa và quy định các điều kiện vận hành, các yêu cầu cấu trúc, các đặc tính kỹ thuật và thử nghiệm cho PENDA. Các tham số của mạng điện có thể yêu cầu thử nghiệm ở mức hiệu suất cao hơn.

PENDA có thể cũng bao gồm các thiết bị điều khiển và hoặc truyền tín hiệu phù hợp với việc phân phối điện năng.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả PENDA cho dù chúng được thiết kế, sản xuất trên cơ sở chỉ sản xuất một lần hay được tiêu chuẩn hóa hoàn toàn và chế tạo với số lượng lớn.

Việc chế tạo và/hoặc lắp ráp có thể được thực hiện không phải bởi nhà chế tạo ban đầu (xem 3.10.1 của IEC 61439-1:2011).

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các thiết bị riêng lẻ và các phần tử khép kín, như bộ khởi động động cơ, công tắc cầu chảy, thiết bị điện tử, v.v., mà tuân theo các tiêu chuẩn sản phẩm liên quan.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại cụm lắp ráp đặc biệt được bao gồm trong các phần khác của bộ tiêu chuẩn IEC 61439.

Hình 101 - Mạng phân phối điển hình

CHÚ THÍCH 1: Nếu một PENDA được trang bị thiết bị bổ sung (ví dụ như đồng hồ đo), theo cách mà chức năng chính được thay đổi đáng kể, thì các tiêu chuẩn khác cũng có thể được áp dụng theo thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo (xem 8.5 của IEC 61439-1:2011).

CHÚ THÍCH 2: Khi các quy định và thông lệ địa phương cho phép, PENDA theo tiêu chuẩn này có thể được sử dụng ở các mạng khác ngoài mạng công cộng.

2  Tài liệu viện dẫn

Áp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra:

Bổ sung:

IEC 60695-11-10:2013 [1], Fire hazard testing - Part 11-10: Test flames - 50 W horizontal and vertical flame test methods (Thử nghiệm nguy cơ cháy-Phần 11-10: Thử nghiệm cháy - Phương pháp thử nghiệm cháy ngang và dọc 50 W)

IEC 61439-1:2011 [2], Low-voltage switchgear and controlgear assemblies - Part 1: General rules (Cụm lắp ráp thiết bị điều khiển và đóng cắt hạ thế - Phần 1: Quy tắc chung)

ISO 6506-1, Metallic materials - Brinell hardness test - Part 1: Test method (Vật liệu kim loại - Thử nghiệm độ cứng Brinell - Phần 1: Phương pháp thử)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Áp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra:

3.1  Thuật ngữ chung

Bổ sung các thuật ngữ:

3.1.101

Cụm lắp ráp phân phối lưới điện công cộng (public electricity network distribution assembly)

PENDA

Cụm lắp ráp thường được lắp đặt trong lưới điện công cộng mà trong sử dụng sẽ nhận điện năng từ một hoặc nhiều nguồn cấp và phân phối điện năng đó thông qua một hoặc nhiều cáp đến thiết bị khác.

CHÚ THÍCH 1: PENDA được lắp đặt, hoạt động và bảo dưỡng ch bởi những người có kỹ năng.

CHÚ THÍCH 2: Một số loại PENDA trước đây được biết đến như tủ phân phối cáp (CDC).

3.1.101.1

Cụm lắp ráp phân phối lưới điện công cộng ngoài trời (outdoor public electricity network distribution assembly)

PENDA-O

Cụm lắp ráp phân phối lưới điện công cộng loại tủ thích hợp với việc lắp đặt ngoài trời ở vị trí mà công chúng có thể hoặc không thể tiếp cận.

3.1.101.2

Cụm lắp ráp phân phối lưới điện công cộng trong nhà (indoor public electricity network distribution assembly)

PENDA-I

Cụm lắp ráp phân phối lưới điện công cộng thích hợp với việc lắp đặt trong nhà, thường không có vỏ, nhưng bao gồm tất cả các bộ phận cấu trúc cần thiết để đỡ các thanh cái, các khối chức năng và các thiết bị phụ trợ khác, cần thiết để hoàn thiện cụm lắp ráp.

3.3  Thiết kế bên ngoài của cụm lắp ráp

3.3.1

Cụm lắp ráp kiểu hở (open-type assembly)

Không áp dụng thuật ngữ này

3.9  Kiểm tra xác nhận

3.9.1

Kiểm tra xác nhận thiết kế (design verification)

Xóa chú thích.

3.9.1.2

So sánh kiểm tra xác nhận (verification comparison)

Không áp dụng.

3.9.1.3

Đánh giá kiểm tra xác nhận (verification assessment)

Không áp dụng.

4  Ký hiệu và chữ viết tắt

Áp dụng điều này của Phần 1.

5  Đặc tính giao diện

Áp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra:

5.4  Hệ số đa dạng danh định (RDF)

Bổ sung:

Trong trường hợp không có thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng cụm lắp ráp liên quan đến dòng điện tải thực tế, thì tải giả định của các mạch điện đầu ra của cụm lắp ráp hoặc nhóm các mạch điện đầu ra có thể dựa trên các giá trị cho trong Bảng 101.

Bảng 101 - Giá trị của tải giả định

Số mạch chính

Hệ số tải giả định

2 và 3

0,9

4 và 5

0,8

6 đến và bằng 9

0,7

10 và lớn hơn

0,6

6  Thông tin

Áp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra:

6.1  Ghi nhãn ấn định cho cụm lắp ráp

Bổ sung vào đoạn đầu tiên:

Các tấm nhãn có thể được đặt bên trong vỏ của cụm lắp ráp với điều kiện là vị trí dự kiến của chúng đảm bảo dễ đọc và dễ nhìn thấy khi (các) cửa mở hoặc nắp được tháo ra.

Thay điểm d):

d) IEC 61439-5.

6.3  Nhận biết thiết bị và/hoặc linh kiện

Bổ sung đoạn sau:

Trong trường hợp ống mang cầu chảy có thể tháo rời được dành riêng cho dây chảy, nhãn phải được đặt trên ống mang cầu chảy cũng như trên đế cầu chảy, để tránh khả năng thay ống mang cầu chảy một cách không chính xác.

Bổ sung điều sau:

6.101  Nhận biết mạch điện

Phải có thể xác định từng khối chức năng một cách rõ ràng.

7  Điều kiện làm việc

Áp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra:

7.1.1.2  Nhiệt độ không khí môi trường đối với lắp đặt ngoài trời

Thay đoạn cuối bằng đoạn sau:

Nếu người sử dụng không quy định, PENDA phải thích hợp để sử dụng ở khí hậu bắc cực, giới hạn thấp nhất của nhiệt độ không khí môi trường là - 25 °C. Đối với khí hậu bắc cực, giới hạn thấp nhất của nhiệt độ không khí môi trường là - 50 °C.

7.3  Điều kiện làm việc đặc biệt

Bổ sung chú thích sau vào điểm h):

CHÚ THÍCH: Phơi nhiễm với rung phát sinh từ giao thông và/hoặc đào đất không thường xuyên là điều kiện vận hành bình thường đối với PENDA.

Bổ sung đoạn sau:

Đối với PENDA-O, được lắp đặt ở nơi có tuyết rơi dày và nơi mà chúng tiếp giáp với các khu vực có thể dọn sạch tuyết bằng cách cào, các điều kiện bổ sung sẽ theo thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng.

8  Các yêu cầu về kết cấu

Áp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra:

8.1  Độ bền của vật liệu và các bộ phận

8.1.1  Quy định chung

Bổ sung:

PENDA-O phải được bố trí để gắn trên mặt đất, trên máy biến áp, trên cột, trên bề mặt tường hoặc trong hốc tường, theo thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo.

PENDA có thể được ghép trực tiếp với máy biến áp bằng ghép nối mặt bích hoặc có thể nối với nguồn cung cấp bằng cáp hoặc qua thanh cái theo thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo. Các mạch đầu ra phải phù hợp để kết nối bằng cáp.

Một thiết bị khóa đáng tin cậy phải được cung cấp trên vỏ bọc ngoài trời để ngăn chặn sự tiếp cận của những người không được ủy quyền. Các cửa, nắp và tấm che phải được thiết kế sao cho sau khi được khỏa, chúng sẽ không được mở ra do nền đất bị lún vừa phải sau đó, cũng như do chịu rung động phát sinh từ giao thông và/hoặc các công việc đào và phục hồi mặt đất.

8.1.3.2  Khả năng chịu nhiệt và chịu cháy của vật liệu cách điện

Bổ sung:

8.4.3.2.101  Kiểm tra xác nhận cấp bắt cháy

Vật liệu cách điện được sử dụng cho vỏ bọc, rào chắn và các phần cách điện khác phải có đặc tính chống cháy theo 10.2.3.102 của tiêu chuẩn này.

8.1.5  Độ bền cơ

Bổ sung:

8.1.5.101  Kiểm tra xác nhận độ bền cơ

Đặc tính cơ khí của PENDA-O phải tuân thủ theo 10.2.101 của tiêu chuẩn này.

Các bộ phận của PENDA-O được thiết kế để được chôn ngầm phải chịu được ứng suất tác động lên chúng trong quá trình lắp đặt và vận hành bình thường và phù hợp với 10.2.101.9.

Bổ sung:

8.1.101  Ổn định nhiệt

n định nhiệt của PENDA phải được kiểm tra xác nhận theo 10.2.3.101.

8.2  Cấp bảo vệ được cung cấp bởi vỏ ngoài của cụm lắp ráp

8.2.1  Bảo vệ chống tác động về cơ

Không áp dụng 8.2.1 của Phần 1.

8.2.2  Bảo vệ chống tiếp xúc với các bộ phận mang điện, thâm nhập của vật rắn bên ngoài và nước

Bổ sung:

Tiêu chuẩn này không bao gồm các cụm lắp ráp kiểu hở (IP00).

Khi PENDA-O được thiết kế để lắp đặt ở nơi công chúng có thể tiếp cận, khi được lắp đặt hoàn chỉnh theo hướng dẫn của nhà chế tạo, vỏ bọc phải cung cấp cấp bảo vệ tối thiểu là IP34D theo IEC 60529. Ở những vị trí khác, cấp bảo vệ tối thiểu phải là IP33.

PENDA-O được thiết kế để lắp đặt ở nơi công chúng có thể tiếp cận, nếu không có quy định khác của người sử dụng, được thiết kế để sao cho khi bất kỳ sợi cáp tạm thời nào được kết nối, vỏ bọc phải cung cấp cấp bảo vệ tối thiểu là IP23C theo IEC 60529. Xem 8.8 của tiêu chuẩn này.

8.4  Bảo vệ chống điện giật

8.4.2.1  Quy định chung

Không áp dụng đoạn thứ ba.

Bổ sung:

8.4.2.101  Phương tiện nối đất và ngắn mạch

Các khối đầu ra trong cụm lắp ráp phải có kết cấu sao cho có thể nối đất và ngắn mạch một cách chắc chắn bằng các thiết bị do nhà chế tạo khuyến cáo, đảm bảo duy trì cấp bảo vệ (mã IP) do nhà chế tạo chỉ định cho tất cả các bộ phận của cụm lắp ráp. Không áp dụng yêu cầu này nếu nó có thể gây ra nguy cơ mất an toàn do các điều kiện của hệ thống và/hoặc thực tiễn vận hành.

8.4.3.1  Điều kiện lắp đặt

Bổ sung:

Đối với một cụm lắp ráp được dự kiến để cấp nguồn cho đường dây tải điện trên cao, các khối đầu ra phải được thiết kế theo cách sao cho (các) cáp đi kèm có thể được nối đất tại (các) đầu nối.

8.8  Đầu nối của các dây dẫn bên ngoài

Thay thế ba đoạn đầu tiên bằng nội dung sau:

Trong trường hợp không có thỏa thuận đặc biệt giữa nhà chế tạo và người sử dụng, các đầu nối phải có khả năng chứa cáp có ruột dẫn bằng đồng hoặc nhôm từ tiết diện nhỏ nhất tới tiết diện lớn nhất tương ứng với dòng điện danh định thích hợp (xem Bảng AA.1)

Các đầu nối của các mạch đầu ra phải được bố trí sao cho có đủ khoảng cách và để tạo thuận lợi cho việc kết thúc dây pha trong cáp bất kể vị trí của chúng.

Khi người sử dụng có quy định, mạch điện đầu vào phải phù hợp để đấu nối bằng thanh cái trần hoặc thanh cái có cách điện.

Bổ sung:

8.101  Đánh dấu như một chướng ngại vật khi dọn tuyết

Khi một PENDA-O được thiết kế để sử dụng ở vùng có xảy ra tuyết rơi dày theo 7.2 hoặc nếu được yêu cầu bởi người sử dụng, nó có thể được đánh dấu như một chướng ngại vật khi dọn tuyết. Phải có các giá đỡ được gắn vào PENDA-O để chứa các thanh đánh dấu và có thể lắp đặt và điều chỉnh vị trí của thanh đánh dấu từ bên ngoài PENDA-O. Các giá đỡ phải được kết cấu theo cách đảm bảo rằng giá đỡ hoặc thanh đánh dấu sẽ chịu lực cơ học trước khi lực truyền đến vỏ bọc của PENDA-O đạt đến giá trị gây ảnh hưởng xấu đến cấp bảo vệ (mã IP).

8.102  Dễ vận hành và bảo trì

Tất cả các bộ phận của một cụm lắp ráp phải, trong chừng mực có thể, dễ dàng thay thế và tiếp cận mà không cần phải tháo dỡ quá nhiều. Các điều kiện về khả năng thay thế các phần của cụm lắp ráp phải theo thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo.

Thiết kế phải sao cho các cáp có thể được sẵn sàng kết nối từ phía trước.

Khi PENDA-O không có phương tiện đo tích hợp, bằng cách sử dụng một thiết bị cầm tay phải có thể đo điện áp một cách dễ dàng và an toàn trong tất cả các pha của khối đầu vào trên cả hai phía của tất cả các thiết bị cắt dòng và/hoặc thiết bị đóng cắt của khối đầu ra, cũng là dòng điện trong một pha của tất cả các khối đầu ra. Trong suốt quá trình hoạt động, tất cả các phần mang điện của PENDA phải được bảo vệ đầy đủ để duy trì mức độ bảo vệ theo 8.2. Nhà chế tạo phải cung cấp các hướng dẫn liên quan với quy trình đã được thông qua.

Nếu cụm lắp ráp được thiết kế để kết nối với một nguồn mang điện có thể đảo chiều, ví dụ một máy phát dự phòng, thiết bị đóng cắt nối với thiết bị phải được thiết kế sao cho kết nối này có thể thực hiện với các phần mang điện có cấp bảo vệ IP10 theo IEC 60529.

Bố trí khóa phải được cung cấp trên PENDA để giữ (các) cửa và ngăn ngừa việc tiếp cận không được phép. Các chi tiết cố định của bất kỳ tấm che nào, v.v. mà có thể tháo rời để lắp đặt hoặc bảo trì thì chỉ có thể tiếp cận khi (các) cửa đang mở.

9  Các yêu cầu tính năng

Áp dụng điều này của Phần 1.

10  Kiểm tra xác nhận thiết kế

Áp dụng điều này của Phần 1, ngoài ra:

10.1  Quy định chung

Thay đoạn thứ tư, thứ năm và thứ sáu bằng nội dung sau:

Kiểm tra xác nhận thiết kế chỉ đạt được bằng cách áp dụng các thử nghiệm theo Điều 10 của tiêu chuẩn này. Không được sử dụng các phương pháp kiểm tra xác nhận thay thế bằng cách đánh giá hoặc so sánh với thiết kế tham chiếu (xem Bảng CC.1).

Các thử nghiệm được thực hiện trên PENDA nặng nề nhất được coi là kiểm tra xác nhận tính năng của các cụm lắp ráp tương tự hoặc ít nặng nề hơn có cùng cấu trúc chung và cung thông số đặc trưng. Ví dụ thử nghiệm độ tăng nhiệt được thực hiện trên PENDA-O 800 A với năm mạch điện đầu ra được coi là áp dụng cho PENDA-O có cùng cấu trúc (thiết kế vỏ cơ bản, thiết kế thanh cái và các khối đầu vào giống nhau) với tám mạch điện đầu ra có cùng thông số đặc trưng với các mạch điện trong PENDA-O đã được thử nghiệm độ tăng nhiệt. Cách tiếp cận tương tự áp dụng cho kiểm tra xác nhận ngắn mạch.

Bổ sung đoạn cuối cùng:

Khi cần thiết để phù hợp với các tham số lưới điện cụ thể, người sử dụng có thể quy định các yêu cầu thử nghiệm bổ sung hoặc nặng nề hơn.

10.2  Độ bền của vật liệu và các bộ phận

10.2.2  Khả năng chịu ăn mòn

10.2.2.1  Quy trình thử nghiệm

Thay đoạn cuối bằng nội dung sau:

Khi các đặc tính chịu ăn mòn và tuổi thọ dự kiến, theo thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng, có thể được xác nhận theo ISO 9223, thì không cần thực hiện các thử nghiệm được nêu chi tiết ở đây.

Trong tất cả các trường hợp khác, khả năng chịu ăn mòn của mỗi thiết kế cụm lắp ráp phải được kiểm tra xác nhận bằng các thử nghiệm độ khắc nghiệt A hoặc B, nếu thuộc đối tượng áp dụng và như được trình bày chi tiết trong 10.2.2.2 và 10.2.2.3 của Phần 1.

10.2.2.2  Thử nghiệm khắc nghiệt A

Thay quy định kỹ thuật thử nghiệm (đoạn 2) bằng đoạn sau:

Thử nghiệm chu kỳ nhiệt ẩm của IEC 60068-2-30: Mức khắc nghiệt - nhiệt độ 55 °C, 6 chu kỳ và biến thể 1.

Khi kết thúc thử nghiệm, các mẫu được lấy ra khỏi buồng thử.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét bằng mắt. Các bộ phận được thử nghiệm không được có dấu hiệu gỉ, nứt hoặc hư hỏng khác. Tuy nhiên, sự ăn mòn bề mặt của lớp phủ bảo vệ là được phép.

10.2.2.4  Các kết quả cần đạt được

Không áp dụng điều này của Phần 1.

10.2.3  Đặc tính của vật liệu cách điện

Bổ sung:

10.2.3.101  Thử nghiệm nóng khô

Cụm lắp ráp hoàn chỉnh phải được đặt trong lò với nhiệt độ lò được tăng đến (100 ± 2) °C trong khoảng thời gian từ 2 h đến 3 h và giữ ở nhiệt độ này trong 5 h.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét để đảm bảo rằng không có dấu hiệu hư hỏng có thể nhìn thấy được. Biến dạng của vỏ bảo vệ được chế tạo từ vật liệu cách điện có thể chấp nhận được nếu chúng cách các chi tiết có thể có độ tăng nhiệt vượt quá 40 K một khoảng lớn hơn 6 mm và không đỡ các thành phần mang điện.

10.2.3.102  Kiểm tra xác nhận phân loại khả năng bắt cháy

Các mẫu đại diện của từng vật liệu làm vỏ bọc, tấm chắn và các bộ phận cách điện khác phải được thử nghiệm khả năng bắt cháy theo phương pháp thử A - thử nghiệm đốt cháy theo phương ngang của IEC 60695-11-10:2013.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét để đảm bảo rằng mỗi bộ mẫu thử có thể được phân loại theo tiêu chí loại HB40 a) hoặc b) theo 8.4.3 của IEC 60695-11-10:2013.

10.2.6  Tác động về cơ

Không áp dụng điều này của Phần 1 đối với các cụm lắp ráp phù hợp với tiêu chuẩn này.

Bổ sung:

10.2.101  Kiểm tra xác nhận độ bền cơ

10.2.101.1  Quy định chung

Các thử nghiệm phải được thực hiện ở nhiệt độ môi trường trong khoảng từ 10 °C đến 40 °C.

Ngoại trừ thử nghiệm trong 10.2.101.7, một mẫu cụm lắp ráp mới có thể được sử dụng cho mỗi thử nghiệm độc lập. Nếu cùng một mẫu cụm lắp ráp được sử dụng cho nhiều hơn một thử nghiệm của 10.2.101, kiểm tra sự phù hợp đối với chữ số thứ hai của cấp bảo vệ (mã IP) chỉ cần áp dụng khi các thử nghiệm trên mẫu đó đã được hoàn thành.

Tất cả các thử nghiệm phải được thực hiện với cụm lắp ráp được cố định tại vị trí lắp đặt cho vận hành bình thường của nó và, khi thích hợp, các bệ đỡ bổ sung ở mức nền thông thường được chỉ ra trong Hình 102a, 102b, 103a và 103b.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 102a - Sơ đồ thử nghiệm để xác nhận khả năng chịu tải xóc của PENDA-O được lắp trên mặt đất với đế được chôn vào đất

Kích thước tính bằng milimét

Hình 102b - Sơ đồ thử nghiệm để kiểm tra xác nhận khả năng chịu tải xóc của PENDA-O được lắp trên mặt đất không có đế cố định

Hình 102 - Sơ đồ thử nghiệm để kiểm tra xác nhận khả năng chịu tải xóc của PENDA-O

Kích thước tính bằng milimét

Hình 103a - Sơ đồ thử nghiệm để kiểm tra xác nhận khả năng chịu lực tác động của PENDA-O được gắn trên mặt đất có đế lắp vào đất

Kích thước tính bằng milimét

Hình 103b - Sơ đồ thử nghiệm để kiểm tra xác nhận khả năng chịu lực tác động của PENDA-O được lắp trên mặt đất không có đế chôn vào đất

Hình 103 - Sơ đồ thử nghiệm để kiểm tra xác nhận khả năng chịu lực tác động của PENDA-O

Ngoại trừ thử nghiệm trong 10.2.101.8 của tiêu chuẩn này, (các) cửa của cụm lắp ráp, nếu có, phải được khóa khi bắt đầu thử nghiệm và tiếp tục được khóa trong suốt thời gian thử nghiệm.

10.2.101.2  Kiểm tra xác nhận khả năng chịu tải tĩnh

Các thử nghiệm sau đây phải được thực hiện trên tất cả các loại PENDA-O:

Thử nghiệm 1 - Một tải trọng phân bố đều 8 500 N/m2 phải được đặt trong 5 min lên đỉnh của vỏ bọc (xem Hình 104).

Thử nghiệm 2 - Một lực 1 200 N phải được đặt trong 5 min lên các cạnh trên của đĩnh vỏ bọc ở mặt trước và sau (xem Hình 104).

Hình 104 - Sơ đồ thử nghiệm để kiểm tra xác nhận khả năng chịu tải tĩnh

Kiểm tra sự phù hợp bằng việc kiểm tra xác nhận sau khi thử nghiệm rằng cấp bảo vệ tối thiểu phù hợp với 8.2.2, và hoạt động của các cửa và các điểm khóa không bị suy giảm; cũng bằng cách kiểm tra xác nhận rằng khe hở không khí vẫn thỏa đáng trong thời gian thử nghiệm và trong trường hợp cụm lắp ráp có vỏ bằng kim loại, rằng không xảy ra tiếp xúc giữa các phần mang điện và vỏ do biến dạng vĩnh viễn hoặc tạm thời.

10.2.101.3  Kiểm tra khả năng chịu tải xóc

Thử nghiệm này phải được áp dụng với tất cả các loại PENDA-O.

Một túi theo Hình 105 chứa cát khô và có tổng khối lượng là 15 kg được treo trên một trụ đỡ thẳng trên bề mặt cần thử nghiệm và cách điểm cao nhất của cụm lắp ráp ít nhất là 1 m.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 105 - Túi cát dùng cho thử nghiệm kiểm tra xác nhận khả năng chịu tài xóc

Mỗi thử nghiệm phải bao gồm một va đập nhằm vào phần trên của mỗi bề mặt thẳng đứng có thể nhìn thấy được của cụm lắp ráp khi cụm lắp ráp được lắp đặt ở vị trí vận hành bình thường. Có thể sử dụng các vỏ riêng biệt cho từng va đập thử nghiệm.

Trong trường hợp một vỏ hình dạng trụ tròn, thử nghiệm phải bao gồm ba va đập được đặt vào với góc dịch chuyển 120°.

Thử nghiệm phải bao gồm việc nâng mắt nâng lên đến độ cao 1 m và cho phép bao cát rơi theo một cung thẳng đứng để tác động vào tâm gần đúng của phần trên của bề mặt cụm lắp ráp được thử nghiệm (xem Hình 102a và Hình 102b).

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách kiểm tra xác nhận sau thử nghiệm rằng cấp bảo vệ vẫn phù hợp với 8.2.2 và hoạt động của (các) cửa và điểm khóa không bị suy giảm; cũng bằng cách kiểm tra xác nhận rằng khe hở không khí vẫn thoả đáng trong thời gian thử nghiệm và, trong trường hợp cụm lắp ráp có vỏ kim loại, không xảy ra tiếp xúc giữa các phần mang điện và vỏ do biến dạng tạm thời hoặc vĩnh viễn. Trong trường hợp cụm lắp ráp có vỏ cách điện, nếu thỏa mãn các điều kiện thích hợp, thì hư hại như vết lõm nhỏ hoặc nứt hoặc bong tróc nhỏ trên bề mặt được bỏ qua, với điều kiện là không có vết nứt gây bất lợi cho khả năng sử dụng của cụm lắp ráp.

10.2.101.4  Kiểm tra khả năng chịu ứng suất xoắn

Thử nghiệm này chỉ áp dụng cho tất cả các loại PENDA-O.

Thử nghiệm được tiến hành bằng cách sử dụng một khung có thể quay theo chiều ngang, được tạo thành từ thép góc 60 mm × 60 mm × 5mm, đặt ở các vị trí thẳng và cách nhau 100 mm trên đầu dọc theo khung. Cụm lắp láp được thử nghiệm được cố định cứng vào bệ của nó và khung được lắp chặt trên nó, vì vậy vị trí cuối cùng trên khung được nối với đáy và vách của cụm lắp ráp.

Cụm lắp ráp, với các cửa được đóng phải có một lực xoắn 2 × 1 000 N đặt vào trong vòng 30 s như thể hiện trong Hình 106a và Hình 106b.

Hình 106a - Sơ đồ thử nghiệm để xác nhận khả năng chịu ứng suất xoắn của PENDA-O được lắp trên mặt đất với đế được chôn trong đất

Hình 106b - Sơ đồ thử nghiệm để xác nhận khả năng chịu ứng suất xoắn của PENDA-O được lắp trên mặt đất không có đế chôn trong đất

Hình 106 - Sơ đồ thử nghiệm khả năng chịu ứng suất xoắn của PENDA-O

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách kiểm tra xác nhận rằng cửa vẫn đóng trong suốt thời gian thử nghiệm và bằng cách kiểm tra xác nhận sau thử nghiệm rằng cấp bảo vệ vẫn phù hợp với 8.2.2.

10.2.101.5  Kiểm tra xác nhận khả năng chịu lực tác động

10.2.101.5.1  Thử nghiệm áp dụng cho PENDA được thiết kế để làm việc ở nhiệt độ môi trường trong khoảng từ -25 °C đến 40 °C

Thử nghiệm phải được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị va đập ở dạng con lắc kết hợp với ống có đường kính ngoài 9 mm dài ít nhất 1 m. Con lắc được bố trí để dao động theo một cung thẳng đứng.

Gắn vào một đầu là một quả cầu thép đặc có khối lượng 2 kg, quả cầu này sẽ được nâng lên ở độ cao 1 m và được thả rơi và va đập vào bề mặt của cụm lắp ráp cần thử nghiệm, do đó cung cấp năng lượng va đập là 20 J (xem Hình 103a và Hình 103b).

Đối với mỗi trong hai thử nghiệm được nêu chi tiết dưới đây, thử nghiệm phải bao gồm một va đập nhằm vào tâm của mỗi bề mặt thẳng đứng của cụm lắp ráp có thể nhìn thấy được khi lắp đặt ở vị trí làm việc bình thường. Có thể sử dụng các vỏ bọc riêng biệt cho từng va đập thử nghiệm.

Trong trường hợp vỏ bọc có dạng hình trụ, thử nghiệm phải bao gồm ba va đập được đặt vào với góc dịch chuyển 120°.

Thử nghiệm 1 phải được thực hiện ở nhiệt độ môi trường trong khoảng từ 10 °C đến 40 °C sau khi cụm lắp ráp được giữ ở nhiệt độ này trong ít nhất 12 h.

Thử nghiệm 2 phải được thực hiện ở nhiệt độ môi trường trong khoảng từ 10 °C đến 40 °C ngay sau khi cụm lắp ráp được giữ ở nhiệt độ  °C trong khoảng thời gian ít nhất là 12 h.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách kiểm tra xác nhận sau thử nghiệm rằng cấp bảo vệ vẫn phù hợp với 8.2.2 và hoạt động của (các) cửa và điểm khóa không bị suy giảm; cũng bằng cách kiểm tra xác nhận rằng khe hở không khí vẫn thỏa đáng trong thời gian thử nghiệm, và trong trường hợp cụm lắp ráp có vỏ bọc bằng kim loại, không xảy ra tiếp xúc giữa các phần mang điện và vỏ bọc do biến dạng tạm thời hoặc vĩnh viễn. Trong trường hợp cụm lắp ráp có vỏ bọc cách điện, nếu các điều kiện thích hợp được đáp ứng thì hư hỏng như vết lõm nhỏ hoặc mức độ nứt hoặc bong tróc nhỏ trên bề mặt được bỏ qua, với điều kiện là không có vết nứt kèm theo gây bất lợi cho khả năng vận hành của cụm lắp ráp.

10.2.101.5.2  Thử nghiệm áp dụng cho PENDA được thiết kế để làm việc tại khí hậu bắc cực (xem 7.1.1.2)

Sau khi cụm lắp ráp được giữ ở nhiệt độ  °C trong thời gian ít nhất là 12 h, thử nghiệm va đập phải được thực hiện ở nhiệt độ môi trường trong khoảng từ 10 °C đến 40 °C và tại thời điểm mà nhiệt độ bên ngoài của vỏ bọc đã phục hồi về nhiệt độ không cao hơn -40 °C. Trình tự thử nghiệm phải như sau:

Thử nghiệm 1 và 2 liên quan đến việc tác dụng lực 1 500 N trong 30 s lên vật thử nghiệm bằng kim loại được nối đất vào vỏ bọc tại 10 điểm được xem là yếu nhất. Vật thử nghiệm phải có dạng hình cầu hoặc hình bán cầu có bán kính 100 mm ± 3 mm và độ cứng bề mặt là HB 160 theo ISO 6506-1.

Thử nghiệm 1 phải được thực hiện trên một PENDA-O rỗng.

Thử nghiệm 2 phải được thực hiện trên một cụm lắp láp có chứa thiết bị cung cấp khe hở không khí tối thiểu trong vỏ bọc. vỏ bọc kim loại phải được nối đất. Trong thời gian thử nghiệm va đập, một điện áp xoay chiều phù hợp với 10.9.2.2 của Phần 1 phải được đặt giữa tất cả các phần mang điện được nối với nhau và đất.

Thử nghiệm 3 phải được thực hiện trên một vỏ tủ điện sử dụng một thiết bị va đập như được mô tả trong 10.2.101.5.1 nhưng với một quả cầu thép đặc có khối lượng khoảng 15 kg. Thiết bị này phải được nâng lên đến độ cao xấp xỉ 1 m được thả rơi và va đập vào bề mặt của cụm lắp ráp cần thử nghiệm, để tạo ra năng lượng va đập là 150 J (xem Hình 103a và Hình 103b).

Thử nghiệm phải bao gồm một va đập vào tâm của mỗi bề mặt thẳng đứng của cụm lắp ráp có thể nhìn thấy được khi lắp đặt ở vị trí vận hành bình thường. Có thể sử dụng các vỏ bọc riêng biệt cho từng va đập.

Trong trường hợp vỏ bọc có dạng hình trụ, thử nghiệm phải bao gồm ba va đập được đặt vào với góc dịch chuyển 120°.

Kiểm tra sự phù hợp đối với thử nghiệm 1 bằng cách kiểm tra xác nhận sau thử nghiệm rằng cấp bảo vệ vẫn phù hợp với 8.2.2 và hoạt động của (các) cửa và điểm khỏa không bị suy giảm.

Kiểm tra sự phù hợp đối với thử nghiệm 2 bằng cách kiểm tra xác nhận rằng không xảy ra hiện tượng phóng điện đánh thủng hoặc phóng điện bề mặt.

Kiểm tra sự phù hợp đối với thử nghiệm 3 bằng cách kiểm tra xác nhận sau thử nghiệm rằng cấp bảo vệ ít nhất là IP3X.

10.2.101.6  Kiểm tra xác nhận độ bền cơ của các cửa

Thử nghiệm áp dụng cho tất cả các loại PENDA-O có (các) cửa có bản lề trên cạnh thẳng đứng của vỏ bọc.

Các thử nghiệm phải được thực hiện với (các) cửa mở hoàn toàn và tiếp xúc với ngàm theo thiết kế. Tải 50 N phải được đặt vào mép trên của cửa vuông góc với mặt phẳng của (các) cửa và cách mép có bản lề 300 mm và duy trì trong 3 s. Trừ khi cửa được thiết kế không có bản lề và không cần sử dụng dụng cụ để bảo trì hoặc vận hành, thử nghiệm phải được lặp lại với tải trọng tăng lên 450 N (xem Hình 107).

Kích thước tính bằng milimét

Hình 107 - Sơ đồ thử nghiệm kiểm tra xác nhận độ bền cơ của các cửa

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách kiểm tra xác nhận rằng (các) cửa không bị hỏng bản lề và hoạt động của (các) cửa, bản lề và các điểm khoá không bị suy giảm bởi việc đặt lực 50 N. Ngoài ra, bằng cách kiểm tra xác nhận rằng cấp bảo vệ vẫn được duy trì theo 8.2.2 sau khi (các) cửa được đóng lại sau các thử nghiệm. Nếu (các) cửa trở nên không có bản lề trong thử nghiệm đặt lực 450 N, điều này không được coi là hỏng hóc nếu có thể lắp lại (các) cửa đó mà không cần sử dụng dụng cụ.

10.2.101.7  Kiểm tra xác nhận khả năng chịu tải trọng dọc trục của chốt kim loại trong vật liệu tổng hợp

Thử nghiệm chỉ áp dụng cho tất cả các loại cụm lắp ráp khi các chi tiết chốt kim loại có ren được cung cấp để giữ tấm lắp đặt hoặc các giá đỡ của cụm đóng cắt và điều khiển đúng vị trí.

Thử nghiệm phải được thực hiện trên một mẫu đại diện của từng loại và kích cỡ của chốt kim loại. Ngoài ra, nếu có sự khác biệt về độ dày của biên dạng của vật liệu bao quanh một chốt cụ thể, thử nghiệm phải được lặp lại cho điều kiện này.

Trong suốt quá trình thử nghiệm cụm lắp ráp phải được đỡ hoàn toàn trên bệ.

Một vít có móc kéo phải được lắp vào từng chi tiết chốt được thử nghiệm và lực dọc trục theo Bảng 102 phải được đặt vào trong 10 s để cố gắng kéo chi tiết chốt ra khỏi cơ cấu giữ của nó.

Bảng 102 - Lực dọc trục được đặt vào chốt

Cỡ chốt

Lực dọc trục

N

M4

350

M5

350

M6

500

M8

500

M10

800

M12

800

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét để đm bo rằng chốt không bị hư hại và vẫn nằm ở vị trí ban đầu; và ngoài ra không có vết nứt của vật liệu xung quanh cơ cấu giữ chốt.

CHÚ THÍCH: Các vết nứt nhỏ do bọt khí tạo ra có thể nhìn thấy trước khi thử nghiệm, nhưng không bị ảnh hưởng bởi tác dụng của tải trọng dọc trục, được bỏ qua.

10.2.101.8  Kiểm tra xác nhận khả năng chịu tác động xóc cơ học gây ra bởi vật sắc nhọn

Thử nghiệm áp dụng cho tất cả các loại PENDA-O.

Thử nghiệm phải được thực hiện bằng cách sử dụng thiết bị va đập như được mô tả trong 10.2.101.5.1 nhưng có bộ phận va đập bằng thép có khối lượng 5 kg và có phần đầu có hình dạng như thể hiện trên Hình 108.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 108 - Phần tử va đập dùng cho thử nghiệm khả năng chịu tác động xóc cơ học gây ra bởi vật sắc nhọn

Phần tử va đập phải được nâng lên đến độ cao 0,4 m và được thả rơi và tác động lên bề mặt của cụm lắp ráp cần thử nghiệm, tạo ra năng lượng va đập là 20 J (xem Hình 103a và Hình 103b).

Mỗi thử nghiệm phải bao gồm một va đập nhằm vào tâm của mỗi bề mặt thẳng đứng của cụm lắp ráp có thể nhìn thấy được khi cụm lắp ráp được lắp đặt ở vị trí vận hành bình thường. Có thể sử dụng các vỏ bọc riêng biệt cho từng va đập.

Trong trường hợp vỏ bọc có dạng hình trụ, thử nghiệm phải bao gồm ba va đập được đặt vào với góc dịch chuyển 120°.

Thử nghiệm 1 phải được thực hiện ở nhiệt độ môi trường trong khoảng từ 10 °C đến 40 °C sau khi cụm lắp ráp được giữ ở nhiệt độ này trong ít nhất 12 h.

Thử nghiệm 2 phải được thực hiện ở nhiệt độ môi trường trong khoảng từ 10 °C đến 40 °C ngay sau khi cụm lắp ráp được giữ ở nhiệt độ  °C trong khoảng thời gian ít nhất là 12 h.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét để đảm bảo rằng các vết nứt do va đập nằm trong vòng tròn có đường kính không quá 15 mm. Nếu đầu của phần tử va đập đã xuyên qua vỏ bọc của cụm lắp ráp, thì không được có khả năng chèn một dưỡng có đầu hình bán cầu đường kính 4 mm vào lỗ với lực 5 N.

10.2.101.9  Kiểm tra xác nhận độ bền cơ học của đế được thiết kế để chôn trong đất

Thử nghiệm chỉ áp dụng cho PENDA-O.

Thử nghiệm phải được thực hiện với PENDA-O được cố định vào đế, theo Hình 109 và hướng dẫn lắp đặt của nhà chế tạo. Lực cơ học được truyền qua ổng thép có thành dày và được tác dụng vào phần thấp nhất của đoạn dài nhất của để PENDA nằm bên dưới bề mặt đất khi đế được lắp đặt.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 109 - Bố trí thử nghiệm điển hình cho thử nghiệm độ bn cơ của đế

Nếu thiết kế của đế bao gồm một hoặc nhiều giá đỡ cố định, thì lực phải được đặt vào bằng một số ống thép. Một ống phải được đặt vào giữa mỗi chiều dài không được đỡ. Các lực riêng lẻ phải đồng thời được đặt lên từng ống và được tính theo công thức sau:

F = 3,5 N/mm × L

trong đó L là chiều dài không được đỡ tính bằng milimét.

(Các) lực phải được đặt trong 1 min. Sau khoảng thời gian này và trong khi lực vẫn được duy trì, cấp bảo vệ phải được kiểm tra xác nhận.

Nếu có một phần khác của đế PENDA-O có chiều dài tương tự nhưng có hình dạng khác, thử nghiệm sẽ được lặp lại trên phần này.

Kiểm tra sự phù hợp bằng cách xem xét rằng đế không bị vỡ và bằng cách kiểm tra xác nhận rằng cấp bảo vệ của phần đó của PENDA-O và đế mà thông thường ở trên mặt đất vẫn phù hợp với 8.2.2.

10.5  Bảo vệ chống điện giật và tính toàn vẹn của mạch bảo vệ

10.5.3.1  Quy định chung

Thay hai đoạn bằng đoạn sau:

Việc kiểm tra xác nhận phải đạt được bằng cách áp dụng các thử nghiệm theo 10.5.3.5 của Phần 1.

10.9  Đặc tính điện môi

10.9.3  Điện áp chịu xung

10.9.3.1  Quy định chung

Thay đoạn thứ nhất bằng đoạn sau

Việc kiểm tra xác nhận phải đạt được bằng việc áp dụng một trong các phương pháp thử nghiệm thay thế được nêu chi tiết trong 10.9.3.2 đến 10.9.3.4 của Phần 1.

10.10  Kiểm tra xác nhận độ tăng nhiệt

10.10.1  Quy định chung

Thay thế:

Phải kiểm tra xác nhận rằng các giới hạn độ tăng nhiệt quy định trong 9.2 của Phần 1 đối với các bộ phận khác nhau của cụm lắp ráp sẽ không bị vượt quá. Việc kiểm tra xác nhận phải bằng thử nghiệm như quy định trong 10.10.2 của Phần 1.

10.10.2  Kiểm tra xác nhận bằng thử nghiệm

10.10.2.2  Lựa chọn bố trí điển hình

10.10.2.2.1  Quy định chung

Bổ sung:

Khi thiết kế của PENDA phù hợp để lắp đặt trong hốc tường, thử nghiệm độ tăng nhiệt phải được thực hiện với lớp cách nhiệt thích hợp để mô phỏng sự hiện diện của tường.

10.11  Độ bền chịu ngắn mạch

10.11.1  Quy định chung

Thay thế:

Ngoại trừ các mạch của cụm lắp ráp được miễn kiểm tra xác nhận theo 10.11.2 của Phần 1, độ bền chịu ngắn mạch do nhà chế tạo quy định phải được kiểm tra xác nhận. Việc kiểm tra xác nhận phải bằng phương pháp thử nghiệm như quy định trong 10.11.5 của Phần 1.

11  Kiểm tra thường xuyên

Áp dụng điều này của Phần 1.

 

Các phụ lục

Áp dụng các phụ lục trong Phần 1, ngoài ra:

Không áp dụng các phụ lục A, C, D, H, N và P.

Phụ lục O được sửa đổi.

Bổ sung các phụ lục AA, BB, CC và DD.

 

Phụ lục O

(tham khảo)

Hướng dẫn kiểm tra xác nhận độ tăng nhiệt

Sửa đổi:

O.4  Tính toán

Không áp dụng điều này của Phần 1.

O.5  Quy tắc thiết kế

Không áp dụng điều này của Phần 1.

 

Phụ lục AA

(quy định)

Tiết diện của ruột dẫn

Bảng AA.1 áp dụng cho các đấu nối một cáp trên mỗi đầu nối.

Bảng AA.1 - Tiết diện nhỏ nhất và lớn nhất của ruột dẫn bằng đồng và bằng nhôm, phù hợp cho đấu nối (xem 8.8)

Dòng điện danh định

A

Ruột dẫn một sợi hoặc bện (đồng hoặc nhôm)

Tiết diện

mm2

Ruột dẫn đồng mềm

Tiết diện

mm2

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Nhỏ nhất

Lớn nhất

6

0,75

1,5

0,5

1.5

8

1

2,5

0,75

2,5

10

1

2,5

0,75

2,5

12

1

2,5

0,75

2,5

16

1,5

4

1

4

20

1,5

6

1

4

25

2,5

6

1,5

4

32

4

10

1,5

6

40

6

16

2,5

10

63

10

25

6

16

80

16

35

10

25

100

25

50

16

35

125

35

70

25

50

160

50

95

35

70

200

70

150

50

95

250

70

150

70

120

315

70

240

95

185

400

70

240

95

185

500

70

300

95

240

630

70

300

95

240

Bảng này áp dụng cho các đấu nối của một ruột dẫn trên mỗi đầu nối.

Nếu dây dẫn bên ngoài được nối trực tiếp với thiết bị lắp trong, thì các tiết diện được chỉ ra trong quy định kỹ thuật liên quan là hợp lệ.

Trong trường hợp cần cung cấp các ruột dẫn khác với ruột dẫn được quy định trong bảng, thì phải đạt được thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng.

Mối quan hệ tương đương giữa tiết diện tính bằng mm2 và kích cỡ AWG/kcmil như trong Bảng AA.2 sẽ được sử dụng khi không có sẵn dây dẫn đồng tròn có kích thước theo hệ mét.

Bảng AA.2 - Tiết diện tiêu chuẩn của dây dẫn đồng tròn và mối quan hệ tương đương giữa tiết diện tính bằng mm2 và kích cỡ AWG/kcmil

Tiết diện danh định

mm2

Kích cỡ AWG/kcmil

Tiết diện tương đương theo hệ mét

mm2

0,2

24

0.205

0,34

22

0,324

0,5

20

0,519

0,75

18

0,82

1

-

-

1,5

16

1,3

2,5

14

2,1

5

12

3,3

6

10

5,3

10

8

8,4

16

6

13,3

25

4

21,2

35

3

33,6

-

1

42,4

50

0

53,5

70

00

67,4

95

000

85,0

-

0000

107,2

120

250 kcmil

127

150

300 kcmil

152

185

350 kcmil

177

-

400 kcmil

203

240

500 kcmil

253

300

600 kcmil

304

CHÚ THÍCH: Dấu gạch ngang, khi xuất hiện, được tính như một kích thước khi xem xét khả năng kết nối (xem 8.8).

 

Phụ lục BB

(tham khảo)

Các hạng mục theo thỏa thuận giữa nhà chế tạo cụm lắp ráp và người sử dụng

Những thông tin được đưa ta trong Bảng BB.1 dưới đây là theo thỏa thuận giữa nhà chế tạo cụm lắp ráp và người sử dụng. Trong một số trường hợp thông tin do nhà chế tạo cụm lắp ráp công bố có thể thay cho thỏa thuận.

Bảng BB.1 - Các hạng mục theo thỏa thuận giữa nhà chế tạo cụm lắp ráp và người sử dụng

Đặc tính

Tham chiếu

Bố trí mặc định b

Các tùy chọn được liệt kê trong tiêu chuẩn

Yêu cầu của người sử dụng a

Hệ thống điện

 

 

 

 

Hệ thống nối đất

5.6, 8 4.3.1, 8.4.3.2, 8.6.2, 10.5, 11.4

Tiêu chuẩn của nhà chế tạo, được lựa chọn phù hợp với yêu cầu địa phương

TT / TN-C / TN-C-S / IT, TN-S

 

Điện áp danh nghĩa (V)

3.8.9.1, 5.2.1, 8.5.3

Địa phương, theo các điều kiện lắp đặt

Lớn nhất 1 000 V a.c

 

Quá điện áp quá độ

5.2.4, 8.5.3, 9.1,

Phụ lục G

Quá điện áp cấp IV

Không có

 

Quá điện áp tạm thời

9.1

Điện áp hệ thống danh nghĩa +1 200 V

Không có

 

Tần số danh định fn (Hz)

3.8.12, 5.5, 8.5.3, 10.10.2.3, 10.11.5.4

Theo các điều kiện lắp đặt địa phương

50 Hz / 60 Hz

 

Các yêu cầu bổ sung về thử nghiệm tại chỗ: hệ thống đi dây, tính năng hoạt động và chức năng

11.10

Tiêu chuẩn của nhà chế tạo, theo ứng dụng

Không có

 

Khả năng chịu ngắn mạch

 

 

 

 

Dòng điện ngắn mạch kỳ vọng tai đầu nối nguồn Icp (kA)

3.8.7

Được xác định bởi hệ thống điện

Không có

 

Dòng điện ngắn mạch kỳ vọng trên dây trung tính

10.11.5.3.5

Lớn nhất bằng 60% giá trị dòng điện pha

Không có

 

Dòng điện ngắn mạch kỳ vọng trong mạch bảo vệ

10.11.5.6

Lớn nhất bằng 60% giá trị dòng điện pha

Không có

 

SCPD trong khối chức năng đầu vào

9.3.2

Theo điều kiện lắp đặt địa phương

Có/ Không

 

Phối hợp các thiết bị bảo vệ ngắn mạch bao gồm cả các chi tiết của thiết bị bảo vệ ngắn mạch bên ngoài

9.3.4

Theo điều kiện lắp đặt địa phương

Không có

 

Dữ liệu liên quan đến tải có nhiều khả năng góp phần vào dòng điện ngắn mạch

9.3.2

Không có tải nào có khả năng góp phần đáng kể được cho phép

Không có

 

Bảo vệ chống điện giật cho người theo IEC 603464-4-41

Loại bảo vệ chống điện giật - Bảo vệ cơ bản (bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp)

8.4.2

Bảo vệ cơ bản

Tùy theo các quy định lắp đặt địa phương

 

Loại bảo vệ chống điện giật - Bảo vệ sự cố (bảo vệ chống lại tiếp xúc gián tiếp)

8.4.3

Theo điều kiện lắp đặt địa phương

Tự động ngắt nguồn cung cấp/Phân cách điện/Cách điện toàn phần

 

Môi trường lắp đặt

 

 

 

 

Loại vị trí

3.5, 8.1.4, 8.2

Tiêu chuẩn của nhà chế tạo, theo ứng dụng

Trong nhà / ngoài trời

 

Bảo vệ chống lại sự xâm nhập của vật thể rắn và nước

8.2.2, 8.2.3

Trong nhà (có vỏ bọc):

IP2XC

Ngoài trời tối thiểu: IP34D khi được lắp đặt ở vị trí công cộng có thể tiếp cận. IP33 ở các vị trí khác

 

 

Tác động cơ bên ngoài

CHÚ THÍCH: IEC 61439-5 không chỉ định mã IK cụ thể

10.2.101

Như tiêu chuẩn (IEC 61439-5)

Không có

 

Khả năng chịu bức xạ UV (chỉ áp dụng cho các cụm lắp ráp ngoài trời trừ khi có quy định khác)

10.2.4

Trong nhà: không áp dụng

Ngoài trời: khí hậu ôn hòa

Không có

 

Khả năng chịu ăn mòn

10.2.2

Bố trí trong nhà/ ngoài trời bình thường

Không có

 

Nhiệt độ không khí môi trường - Giới hạn dưới

7.1.1

Trong nhà: -5 °C

Ngoài trời:

Khí hậu thông thường: -25 °C

Khí hậu cực bắc: -50 °C

Không có

 

Nhiệt độ không khí môi trường - Giới hạn trên

7.1.1

40 °C

Không có

 

Nhiệt độ không khí môi trường - Tối đa trung bình hàng ngày

7.1.1, 9.2

35 °C

Không có

 

Độ ẩm tương đối tối đa

7.1.2

Trong nhà: 50 % ở 40 °C

Ngoài trời: 100 % ở 25 °C

Không có

 

Mức nhiễm bẩn (của môi trường lắp đặt)

7.1.3

Công nghiệp: 3

2, 3, 4

 

Độ cao so với mực nước biển

7.1.4

≤ 2 000 m

Không có

 

Môi trường tương thích điện từ (EMC) (A hoặc B)

9.4, 10.12, Phụ lục J

A/B

A/ B

 

Các điều kiện vận hành đặc biệt (ví dụ rung, ngưng tụ đặc biệt, nhiễm bn nặng, môi trường ăn mòn, trường điện trường hoặc trường từ mạnh, nấm, sinh vật nhỏ, nguy cơ nổ, rung động và chấn động mạnh, động đất)

7.2, 8.5.4, 9.3.3

Bảng 7

Không có các điều kiện làm việc đặc biệt

Khí hậu bắc cực

 

Phương thức lắp đặt

 

 

 

 

Loại

3.3, 5.6

Tiêu chuẩn của nhà chế tạo

Đa dạng, ví dụ lắp đặt trên sàn, treo trên máy biến áp, gắn cực, treo trên bề mặt tường, hoặc gắn trong hốc tường

 

Tĩnh tại/di động

3.5

Tĩnh tại

Không có

 

Kích thước tổng thể và khối lượng lớn nhất

5.6, 6.2.1

Tiêu chuẩn của nhà chế tạo, theo ứng dụng

Không có

 

Loại dây dẫn bên ngoài

8.8

Cáp

Thanh cái trần hoặc có bọc cách điện

 

Hướng của một dẫn bên ngoài

8.8

Từ dưới

Từ trên

 

Vật liệu của ruột dẫn bên ngoài

8.8

Đồng/ Nhôm

Không có

 

Ruột dẫn pha bên ngoài, tiết diện và đầu nối

8.8

Như được định nghĩa trong tiêu chuẩn

Không có

 

Dây PE, N, PEN bên ngoài, tiết diện và đầu nối

8.8

Như được định nghĩa trong tiêu chuẩn

Không có

 

Yêu cầu nhận dạng đầu nối đặc biệt

8.8

Tiêu chuẩn của nhà chế tạo

Không có

 

Bảo quản và bốc xếp

 

 

 

 

Kích thước và khối lượng tối đa của khối vận chuyển

6.2.2, 10.2.5

Tiêu chuẩn của nhà chế tạo

Không có

 

Phương thức vận chuyển (ví dụ xe nâng, cần cẩu)

6.2.2, 8.1.6

Tiêu chuẩn của nhà chế tạo

Không có

 

Điều kiện môi trường khác với điều kiện vận hành

7.3

Như điều kiện làm việc

Không có

 

Chi tiết về bao gói

6.2.2

Tiêu chuẩn của nhà chế tạo

Không có

 

Bố trí hoạt động

 

 

 

 

Tiếp cận tới các thiết bị vận hành thủ công

8.4

Người được ủy quyền

Không có

 

Vị trí của các thiết bị vận hành thủ công

8.5.5

Dễ dàng tiếp cận

Không có

 

Cách ly các hạng mục thiết bị lắp đặt tải

8.4.2, 8.4.3.3, 8.4.6.2

Tiêu chuẩn của nhà chế tạo

Riêng / nhóm / tất cả

 

Khả năng bảo trì và nâng cấp

Các yêu cầu liên quan tới khả năng tiếp cận để kiểm tra và các hoạt động tương tư

8.4.6.2.2

Không có yêu cầu đối với khả năng tiếp cận

Không có

 

Các yêu cầu liên quan tới khả năng tiếp cận để bảo trì khi hoạt động bởi người được ủy quyền

8.4.6.2.3

Không có yêu cầu đối với khả năng tiếp cận

Không có

 

Các yêu cầu liên quan tới khả năng tiếp cận để mở rộng khi hoạt động bởi người được ủy quyền

8.4.6.2.4

Không có yêu cầu đối với khả năng tiếp cận

Không có

 

Phương pháp kết nối các khối chức năng

8.5.1, 8.5.2

Tiêu chuẩn của nhà chế tạo

Không có

 

Bảo vệ chống lại tiếp xúc trực tiếp với các bộ phận bên trong mang điện nguy hiểm trong quá trình bảo trì hoặc nâng cấp (ví dụ các khối chức năng, thanh cái chính, thanh cái phân phối)

8.4

Không có yêu cầu đối với bảo vệ trong quá trình bảo trì hoặc nâng cấp

Không có

 

Khả năng mang dòng điện

 

 

 

 

Dòng điện danh định của cụm lắp ráp InA (A)

3.8.9.1, 5.3, 8.43.2.3, 8.5.3, 8.8, 10.10.2, 10.10.3, 10.11.5, Phụ lục E

Tiêu chuẩn của nhà chế tạo tùy theo ứng dụng

Không có

 

Dòng điện danh định trong mạch Inc (A)

5.3.2

Tiêu chuẩn của nhà chế tạo, theo ứng dụng

Không có

 

Hệ số đa dạng danh định (RDF)

5.4, 10.10.2.3, Phụ lục E

Như định nghĩa trong tiêu chuẩn

RDF đối với nhóm mạch / RDF đối với toàn bộ cụm lắp ráp

 

Tỷ số tiết diện của dây dẫn trung tính với dây dẫn pha, tiết diện dây dẫn pha nhỏ hơn hoặc bằng 16mm2

8.6.1

100 %

Không có

 

Tỷ số tiết diện của dây dẫn trung tính với dây dẫn pha, tiết diện dây dẫn pha trên 16mm2

8.6.1

50%

(tối thiểu là 16 mm2)

Không có

 

a Đối với các ứng dụng đặc biệt nặng nhọc, người sử dụng có thể phải chỉ định các yêu cầu nghiêm ngặt hơn đối với những yêu cầu trong tiêu chuẩn.

b Trong một số trường hợp, thông tin do nhà chế tạo cụm lắp ráp đưa ra có thể thay cho thỏa thuận.

 

Phụ lục CC

(tham khảo)

Kiểm tra xác nhận thiết kế

Bảng CC.1 - Danh mục các kiểm tra xác nhận thiết kế được thực hiện

TT

Đặc tính cần được xác nhận

Điều

1

Độ bền của các bộ phận và vật liệu

10.2

 

Khả năng chịu ăn mòn

10.2.2

 

Đặc tính của vật liệu cách điện

10.2.3

 

Ổn định nhiệt độ

10.2.3.1

 

Khả năng chịu nhiệt và cháy bất thường do hiệu ứng điện bên trong

10.2.3.2

 

Sấy nhiệt

10.2.3.101

 

Phân loại khả năng chống cháy

10.2.3.102

 

Khả năng chống tia UV

10.2.4

 

Nâng

10.2.5

 

Tác động cơ khí

10.2.101

 

Khả năng chịu tải tĩnh

10.2.101.2

 

Khả năng chịu tải xóc

10.2.101.3

 

Khả năng chịu ứng suất xoắn

10.2.101.4

 

Khả năng chịu lực tác động

10.2.101.5

 

Độ bền cơ của các cửa

10.2.101.6

 

Khả năng chịu lực dọc trục của các chốt kim loại trong vật liệu tổng hợp

10.2.101.7

 

Khả năng chịu tác động xóc cơ học gây ra bởi vật sắc nhọn

10.2.101.8

 

Độ bền cơ của đế được thiết kế để chôn trong đất

10.2.101.9

 

Ghi nhãn

10.2.7

2

Cấp bảo vệ của vỏ bọc

10.3

3

Khe hở không khí

10.4

4

Chiều dài đường dò

10.4

5

Bảo vệ chống điện giật và tính toàn vẹn của mạch bảo vệ:

10.5

 

Kết nối hiệu quả giữa các bộ phận dẫn điện để hở của cụm lắp ráp và mạch bảo vệ

10.5.2

 

Độ bền chịu ngắn mạch của mạch bảo vệ

10.5.3

6

Kết hợp của các thiết b| chuyển mạch và các thành phần

10.6

7

Các kết nối và mạch điện bên trong

10.7

8

Các đầu nối cho các dây dẫn bên ngoài

10.8

9

Đặc tính điện môi

10.9

 

Điện áp chịu tần số - công suất

10.9.2

 

Điện áp chịu xung

10.9.3

10

Giới hạn độ tăng nhiệt

10.10

11

Độ bền chịu dòng ngắn mạch

10.11

12

Tương thích điện từ (EMC)

10.12

13

Vận hành cơ học

10.13

 

Phụ lục DD

(tham khảo)

Danh mục ghi chú liên quan đến một số quốc gia

Điều

Nội dung

8.8

Bổ sung chú thích sau vào sau đoạn cuối cùng:

CHÚ THÍCH: Tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ), yêu cầu về kích thước dây dẫn phụ thuộc vào dòng điện danh định, nhiệt độ cách điện của dây dẫn danh định, nhiệt độ môi trường và cấu hình, cùng với loại cách điện của dây dẫn. Các yêu cầu cụ thể có trong Bộ mã Điện Quốc gia Hoa Kỳ (NEC) NFPA 70 Chương 3.

 

Thư mục tài tiêu tham khảo

Áp dụng Thư mục tài liệu tham khảo của TCVN 13724-1:2023 (IEC 61439-1:2020), ngoài ra:

Bổ sung:

[1] ISO 9223, Corrosion of metals and alloys - Corrosivity of atmospheres - Classification, determination and estimation (Ăn mòn kim loại và hợp kim - Tính ăn mòn trong khí quyển - Phân loại, xác định và đánh giá)

 

 

[1] Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã cóTCVN 9900-11-10:2013 hoàn toàn tương đương với IEC 60695-11-10:2003

[2] Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã có TCVN 13724-1:2023 hoàn toàn tương đương với IEC 61439-1:2020.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi