Tiêu chuẩn ngành TCN 68-191:2000 Tương thích điện từ (EMC) - Thiết bị viễn thông

Tiêu chuẩn ngành TCN 68-191:2000

Tiêu chuẩn ngành TCN 68-191:2000 Tương thích điện từ (EMC) - Thiết bị viễn thông - Yêu cầu chung về phát xạ
Số hiệu:TCN 68-191:2000
Loại văn bản:Tiêu chuẩn ngành
Cơ quan ban hành: Tổng cục Bưu điện
Lĩnh vực: Điện lực, Thông tin-Truyền thông
Ngày ban hành:28/12/2000
Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NGÀNH

TCN 68-191: 2000

TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ (EMC)
THIẾT BỊ VIỄN THÔNG
YÊU CẦU CHUNG VỀ PHÁT XẠ

ELECTROMAGNETIC COMPATIBILITY (EMC)
TELECOMMUNICATION EQUIPMENT
GENERAL EMISSION REQUIREMENT

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Phạm vi

2. Định nghĩa và chữ viết tắt

3. Yêu cầu kỹ thuật

Tài liệu tham khảo

 

LỜI NÓI ĐẦU

Tiêu chuẩn Ngành TCN 68 - 191: 2000 "Tương thích điện từ (EMC). Thiết bị viễn thông - Yêu cầu chung về phát xạ" được xây dựng trên cở sở chấp thuận áp dụng nguyên vẹn các yêu cầu về phát xạ trong tiêu chuẩn EN 50081-1 (1992) "Tương thích điện từ (EMC). Yêu cầu chung về phát xạ. Phần 1: Nhà ở, thương mại và công nghiệp nhẹ".

Yêu cầu về phát xạ trong tiêu chuẩn TCN 68 - 191: 2000 "Tương thích điện từ (EMC). Thiết bị viễn thông - Yêu cầu chung về phát xạ" tương đương với yêu cầu về phát xạ đối với thiết bị loại B trong tiêu chuẩn CISPR 22 (1993)/EN 55022 (1995) "Giới hạn và phương pháp đo các đặc tính nhiễu vô tuyến của thiết bị công nghệ thông tin".

Tiêu chuẩn Ngành TCN 68 - 191: 2000 "Tương thích điện từ (EMC). Thiết bị viễn thông - Yêu cầu chung về phát xạ" do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn. Nhóm biên soạn do KS. Nguyễn Hữu Hậu chủ trì, với sự tham gia tích cực của KS. Vương Dương Minh, KS. Đoàn Quang Hoan, KS. Phạm Hồng Dương, TS. Nguyễn Văn Dũng và một số cán bộ kỹ thuật khác trong Ngành.

Tiêu chuẩn Ngành TCN 68 - 191: 2000 "Tương thích điện từ (EMC). Thiết bị viễn thông - Yêu cầu chung về phát xạ" do Vụ khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế đề nghị và được Tổng cục Bưu điện ban hành theo Quyết định số 1247/2000/QĐ- TCBĐ ngày 28 tháng 12 năm 2000.

VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ

 

TCN 68 - 191: 2000

TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ (EMC)
THIẾT BỊ VIỄN THÔNG
YÊU CẦU CHUNG VỀ PHÁT XẠ

ELECTROMAGNETIC COMPATIBILITY (EMC)
TELECOMMUNICATION EQUIPMENT GENERAL EMISSION REQUIREMENT

(Ban hành theo Quyết định số 1247/2000/QĐ-TCBĐ ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện)

1. Phạm vi

Tiêu chuẩn này là sở cứ để hợp chuẩn thiết bị viễn thông về mặt tương thích điện từ (được viết tắt là EMC).

Tiêu chuẩn này cũng là một trong các sở cứ để giải quyết vấn đề can nhiễu.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thiết bị viễn thông khi chưa có các tiêu chuẩn phát xạ dành riêng cho thiết bị hay họ thiết bị cụ thể. Khi đã có tiêu chuẩn phát xạ dành riêng cho một thiết bị hay họ thiết bị, thì tiêu chuẩn đó sẽ được ưu tiên áp dụng thay cho tiêu chuẩn này.

Các thiết bị thông tin vô tuyến không nằm trong phạm vi tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn này qui định mức phát xạ và phương pháp đo tương ứng trong dải tần số từ 0 Hz đến 400 GHz.

Các yêu cầu về phát xạ trong tiêu chuẩn này đã được lựa chọn để đảm bảo các loại nhiễu phát ra từ thiết bị viễn thông không vượt quá mức cho phép, làm ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị khác.

Các thiết bị viễn thông, trong phạm vi tiêu chuẩn này, được coi là nối trực tiếp tới mạng điện lưới hạ áp công cộng hoặc một nguồn DC dành riêng, nguồn DC này là điểm chung giữa thiết bị và mạng điện lưới hạ áp công cộng. Các thiết bị nối với mạng điện công nghiệp hoặc với nguồn cung cấp riêng, đặc biệt nào đó không nằm trong phạm vi tiêu chuẩn này.

Chú ý: Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các thiết bị điện, điện tử được sử dụng trong môi trường nhà ở, thương mại, công nghiệp nhẹ và thiết bị công nghệ thông tin (loại B)

2. Định nghĩa và thuật ngữ

2.1 Cổng - A. Port

Cổng là giao diện của thiết bị với môi trường điện từ bên ngoài (hình 1).

2.2 Cổng vỏ thiết bị - A. Enclosure port

Cổng vỏ thiết bị là vỏ bọc vật lý của thiết bị, thông qua đó trường điện từ có thể bức xạ qua hoặc tác động vào thiết bị.

Hình 1. Minh họa các loại cổng

2.3 Các vị trí môi trường được đề cập trong tiêu chuẩn này

Môi trường được đề cập trong tiêu chuẩn này bao gồm môi trường nhà ở, thương mại và công nghiệp nhẹ với cả hai trường hợp trong nhà và ngoài trời, được minh họa dưới đây:

- Môi trường nhà ở:

+ Các ngôi nhà, căn hộ,...

- Môi trường thương mại:

+ Cửa hàng, siêu thị,...

+ Trụ sở, ngân hàng,...

+ Rạp chiếu phim, phòng họp, hội trường,...

+ Trạm xăng, bãi đỗ xe, trung tâm thể thao,...

- Môi trường công nghiệp nhẹ:

+ Phân xưởng, phòng thí ngiệm, trung tâm dịch vụ,...

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1 Các qui định khi thực hiện phép đo

Các phép đo phải được thực hiện khi thiết bị được đo (EUT) làm việc ở chế độ có mức phát xạ lớn nhất trong dải tần khảo sát.

Nếu cần, phải áp dụng các biện pháp để tạo ra mức phát xạ tối đa, ví dụ như thay đổi cấu hình của EUT.

Nếu EUT là một phần của một hệ thống hoặc được kết nối với thiết bị phụ trợ, thì được kiểm tra với cấu hình kết nối tối thiểu các thiết bị phụ trợ cần thiết để có thể kiểm tra hết các cổng, phù hợp với tiêu chuẩn TCN 68-193: 2000.

Nếu EUT có một số lượng lớn các cổng thì phải chọn số lượng cổng để kiểm tra sao cho mô phỏng được điều kiện làm việc thực tế của EUT và đảm bảo đủ tất cả các dạng kết cuối khác nhau.

EUT phải được kiểm tra trong các điều kiện phù hợp với các tiêu chuẩn cơ bản tương ứng hoặc các thông tin kỹ thuật liên quan kèm theo thiết bị của nhà sản xuất như dải nhiệt độ, độ ẩm và điện áp nguồn.

Điều kiện đo, cấu hình đo và các chế độ làm việc của EUT khi tiến hành đo phải được ghi lại chi tiết trong biên bản thử nghiệm.

Sau khi xem xét, cân nhắc các đặc tính điện và khả năng ứng dụng của một loại thiết bị cụ thể nào đó, có thể quyết định được một số phép đo là không thích hợp và vì vậy không cần thiết thực hiện. Trong trường hợp như vậy phải ghi rõ trong biên bản thử nghiệm.

3.2 Giới hạn phát xạ

Các thiết bị viễn thông phải thoả mãn các giới hạn về phát xạ cho trong bảng 1. Phép đo phải được thực hiện trong điều kiện đo được xác định rõ ràng và có thể tái tạo lại đối với từng loại nhiễu.

Mô tả phép đo, phương pháp và thiết lập phép đo được qui định trong các tiêu chuẩn EMC cơ bản tương ứng cho trong bảng 1.

Nội dung của các tiêu chuẩn EMC cơ bản không được trình bày ở đây. Tiêu chuẩn này chỉ qui định những thông tin thay đổi hoặc bổ sung cho các ứng dụng thực tế của từng phép đo.

 

 

Bảng 1 - Giới hạn phát xạ

Cổng

Dải tần số

Giới hạn

Tiêu chuẩn EMC cơ bản

Chú ý

Vỏ thiết bị

Từ 30 đến 230 MHz

Từ 230 đến 1000 MHz

30 dB (mV/m) tại khoảng cách 10 m

37 dB (mV/m) tại khoảng cách 10 m

TCN 68-193: 2000

Loại B

- Chú ý 1.

- Áp dụng nguyên tắc đánh giá thống kê.

Nguồn xoay chiều

Từ 0 đến 2 kHz

-

EN 60555-2

EN 60555-3

- Chú ý 2.

Từ 0,15 đến 0,5 MHz Giới hạn giảm tuyến tính theo logarit tần số

Từ 66 đến 56 dB (mV) giá trị gần đỉnh Từ 56 đến 46 dB (mV) giá trị trung bình

TCN 68-193: 2000

Loại B

- Áp dụng nguyên tắc đánh giá thống kê .

Từ 0,5 đến 5 MHz

56 dB (mV) giá trị gần đỉnh

46 dB (mV) giá trị trung bình

Từ 5 đến 30 MHz

60 dB (mV) giá trị gần đỉnh

50 dB (mV) giá trị trung bình

 

Từ 0,15 đến 30 MHz

áp dụng những qui định trong phần nhiễu không liên tục trong tiêu

chuẩn EMC cơ bản.

EN 55014

 

Tín hiệu, điều khiển, vào/ra nguồn DC,...

Từ 0,15 đến 0,5 MHz Giới hạn giảm tuyến tính với logarit tần số

Từ 40 đến 30 dB (mA) giá trị gần đỉnh.

Từ 30 đến 20 dB (mA) giá trị trung bình

TCN 68-193: 2000

Loại B

(Vấn đề bổ sung thêm các thông tin về phần này đang được nghiên cứu)

- Chú ý 3.

- Phép đo sử dụng đầu dò dòng với dây được kết cuối tới mặtchuẩn qua điện trở 150 W.

Từ 0,5 đến 30 MHz

30 dB (mA) giá trị gần đỉnh

20 dB (mA) giá trị trung bình

- Chú ý 1: chỉ áp dụng cho các thiết bị có bộ xử lý, ví dụ như các bộ vi xử lý hoạt động tại tần số lớn hơn 9 kHz.

- Chú ý 2: áp dụng cho các thiết bị được đề cập trong phạm vi của tiêu chuẩn EN 60555-2 và tiêu chuẩn EN 60555-3. Các giới hạn đối với các thiết bị hiện chưa được đề cập đến trong tiêu chuẩn EN 60555-2 và tiêu chuẩn EN 60555-3 đang được nghiên cứu tiếp.

- Chú ý 3: Các giới hạn này chỉ mang tính chất hướng dẫn, tham khảo. Các giới hạn này mang tính chất bắt buộc khi có tiêu chuẩn EMC cơ bản tương ứng.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] EN 50081-1 ElectroMagnetic Compatibility - Generic Emission Standard

[2] EN 55022 Limits and Methods of Measurement of Radio Disturbance Characteristics of Information Technology Equipment.

[3] EN 60555 - 2 Disturbances in supply systems caused by household appliances and similar electrical equipment. Part 2: Specification of harmonics

[4] EN 60555 - 3 Disturbances in supply systems caused by household appliances and similar electrical equipment. Part 3: Specification of voltage fluctuations

[5] EN 55014 Specification for limits and methods of measurement of radio interference characteristic of household appliances, portable tools and similar electrical apparatus.

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất