Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn ngành TCN 68-161:2006 Phòng chống ảnh hưởng của đường dây điện lực đến cáp thông tin
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn ngành TCN 68-161:2006
Số hiệu: | TCN 68-161:2006 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn ngành |
Cơ quan ban hành: | Bộ Bưu chính Viễn thông | Lĩnh vực: | Điện lực, Thông tin-Truyền thông |
Ngày ban hành: | 25/07/2006 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
tải Tiêu chuẩn ngành TCN 68-161:2006
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
TIÊU CHUẨN NGÀNH
TCN 68-161:2006
(Soát xét lần 1)
PHÒNG CHỐNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐƯỜNG DÂY ĐIỆN LỰC
ĐẾN CÁP THÔNG TIN VÀ CÁC TRẠM THU PHÁT VÔ TUYẾN
YÊU CẦU KỸ THUẬT
PROTECTION OF TELECOMMUNICATION CABLES
AND RADIO STATIONS AGAINST HARMFUL EFFECTS FROM ELECTRIC POWER LINES
TECHNICAL REQUIREMENTS
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi
2. Định nghĩa và giải thích
3. Quy định chung
4. Yêu cầu đối với cáp thông tin
5. Yêu cầu về khoảng cách phòng chống ảnh hưởng nguy hiểm của đường dây điện lực đối với các trạm thu phát vô tuyến
Phụ lục A (Quy định): Phương pháp tính toán tăng điện thế đất tại công trình ngầm gần trạm biến thế điện có sự cố
Phụ lục B (Quy định): Phương pháp đo tăng điện thế đất tại công trình ngầm gần trạm biến thế khi có sự cố
Phụ lục C (Quy định): Phương pháp tính toán sức điện động dọc cảm ứng, điện áp nhiễu tạp âm quy đổi và cường độ điện trường do ảnh hưởng của đường dây điện lực
Phụ lục D (Tham khảo): Các biện pháp bảo vệ phòng chống ảnh hưởng của đường dây điện lực sang cáp thông tin
Tài liệu tham khảo
LỜI NÓI ĐẦU
Tiêu chuẩn Ngành TCN 68 - 161: 2006 “Phòng chống ảnh hưởng của đường dây điện lực đến cáp thông tin và các trạm thu phát vô tuyến - Yêu cầu kỹ thuật” được xây dựng trên cơ sở các Khuyến nghị K.5, K.6, K.8, K.26, L.11 của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU-T); các tiêu chuẩn, quy phạm của Việt Nam (các ngành viễn thông, điện lực, xây dựng, giao thông); đồng thời tham khảo một số các tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia hiện hành.
TCN 68 - 161: 2006 do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn theo đề nghị của Vụ Khoa học - Công nghệ và được ban hành theo Quyết định số 28/2006/QĐ-BBCVT ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông.
VỤ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
PHÒNG CHỐNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐƯỜNG DÂY ĐIỆN LỰC ĐẾN CÁP THÔNG TIN VÀ CÁC TRẠM THU PHÁT VÔ TUYẾN
YÊU CẦU KỸ THUẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2006/QĐ-BBCVT ngày 25/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông)
1. Phạm vi
Tiêu chuẩn này được áp dụng trong thiết kế, thi công các hệ thống thông tin (bao gồm cáp thông tin và các trạm thu phát vô tuyến) ở gần các đường dây điện lực nhằm đảm bảo an toàn cho con người cũng như đảm bảo hoạt động bình thường của hệ thống viễn thông.
Tiêu chuẩn này bao gồm các quy định để đảm bảo an toàn, các giới hạn an toàn và các biện pháp hạn chế hoặc tránh các ảnh hưởng của đường dây điện lực đối với các hệ thống thông tin ở gần.
Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với cáp thông tin bên trong nhà trạm, nhà thuê bao.
2. Định nghĩa và giải thích
2.1 Ảnh hưởng của đường dây điện lực - A. Harmful effects from electric power lines
Ảnh hưởng của đường dây điện lực sang đường dây và thiết bị thông tin là sự tác dụng của các thiết bị, đường dây điện lực lên các đường dây và thiết bị thông tin ở gần do ghép điện dung, điện cảm hoặc ghép galvanic.
2.2 Ảnh hưởng nguy hiểm - A. Hazardous effects
Ảnh hưởng nguy hiểm là ảnh hưởng do sự xuất hiện của điện áp hay dòng điện lớn trên dây thông tin gây ra nguy hiểm cho sức khoẻ của những người sử dụng, vận hành thiết bị thông tin hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động, gây hư hỏng thiết bị thông tin.
2.3 Cao áp - A. High voltage
Cao áp là điện áp có giá trị lớn hơn 1000 Vac hoặc 1500 Vdc.
Ghi chú: Đường dây điện lực có điện áp từ 300 kV trở lên được gọi là các đường dây siêu cao áp.
2.4 Cáp ngầm - A. Underground (buried) cable
Cáp ngầm là cáp thông tin sử dụng trong các công trình cáp chôn trực tiếp, đi trong hệ thống cống bể cáp hoặc trong đường hầm.
2.5 Cáp thông tin - A. Communication lines
Cáp thông tin là cáp dùng để truyền các tín hiệu thông tin. Trong phạm vi tiêu chuẩn này, cáp thông tin bao gồm cả cáp đồng và cáp quang.
2.6 Chống quá áp - A. Overvoltage protection
Chống quá áp là tập hợp các biện pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ đường dây hay thiết bị thông tin khỏi bị ảnh hưởng do hiện tượng quá áp gây nên.
2.7 Chống quá dòng - A. Overcurrent protection
Chống quá dòng là tập hợp các biện pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ đường dây hay thiết bị thông tin khỏi bị ảnh hưởng do hiện tượng quá dòng gây nên.
2.8 Đi gần - A. Run parallel, approaching
Cáp thông tin được gọi là đi gần đường dây điện lực nếu nó nằm trong vùng ảnh hưởng của đường dây điện lực đó.
2.9 Đường dây điện lực - A. Electric power lines
Đường dây điện lực là hệ thống dây hoặc cáp dẫn điện, làm nhiệm vụ truyền tải, phân phối điện năng cùng với các thiết bị hỗ trợ, bảo vệ kèm theo (máy biến áp, thiết bị đóng/ngắt...).
2.10 Giao chéo - A. Crossing
Giao chéo là sự giao nhau giữa đường dây điện lực và cáp thông tin trên hình chiếu bằng của chúng.
2.11 Hạ áp - A. Low voltage
Hạ áp là điện áp có giá trị nhỏ hơn 1000 Vac hoặc 1500 Vdc.
2.12 Lớp ngăn cách - A. Seperation, physical covering
Lớp ngăn cách là vật ngăn cách giữa cáp điện lực và cáp thông tin. Lớp ngăn cách có thể là tấm bê tông, tấm thép hay lưới thép.
2.13 Quá áp - A. Overvoltage
Quá áp là hiện tượng xuất hiện điện áp tức thời có độ dốc lớn hoặc biên độ cao gây nguy hiểm cho đường dây và thiết bị thông tin.
2.14 Quá dòng - A. Overcurrent
Quá dòng là hiện tượng xuất hiện dòng điện lớn hơn dòng điện danh định nhưng nhỏ hơn dòng điện ngắn mạch.
2.15 Rãnh cáp - A. Trench
Rãnh cáp là rãnh hoặc đường hào trong đó đặt cống cáp hoặc cáp.
2.16 Thiết bị bảo vệ - A. Protective Device
Thiết bị bảo vệ là dụng cụ được dùng để hạn chế quá áp và quá dòng trong những khoảng thời gian giới hạn. Nó có thể là một phần tử riêng lẻ hoặc một tập hợp các phần tử kết hợp nhiều chức năng bảo vệ.
2.17 Tiếp đất - A. Grounding, Earthing
Tiếp đất là tập hợp các biện pháp để nối những vị trí hoặc linh kiện của thiết bị hoặc hệ thống thiết bị với hệ thống dây đất nhằm bảo vệ an toàn cho người và thiết bị.
2.18 Trạm điện - A. Electric station
Trạm điện là trạm làm nhiệm vụ biến đổi điện và/hoặc phân phối điện.
2.19 Vùng nguy hiểm do tăng điện thế đất - A. EPR hazard zone
Vùng nguy hiểm do tăng điện thế đất là vùng xung quanh hệ thống tiếp đất có giá trị điện áp vượt quá mức cho phép. Ngoài vùng này, không cần thực hiện các biện pháp bảo vệ.
3. Quy định chung
3.1 Để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị viễn thông khỏi ảnh hưởng tiếp xúc trực tiếp với các đường dây điện lực, phải tuân thủ các quy định về khoảng cách an toàn (quy định trong mục 4.1). Trong điều kiện đặc biệt (ví dụ, môi trường lắp đặt cáp ẩm ướt, hoặc cáp đi trong nước) phải đảm bảo cáp điện có đủ độ an toàn và cáp thông tin phải có thêm các biện pháp bảo vệ bổ sung như cho cáp đi trong ống cách điện hoặc sử dụng lớp ngăn cách.
3.2 Để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị viễn thông khỏi các ảnh hưởng cảm ứng do ghép điện, ghép từ gây ra bởi đường dây điện lực trong trường hợp vận hành bình thường cũng như khi xảy ra sự cố, doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng phải tiến hành tính toán, kiểm tra mức ảnh hưởng của đường dây điện lực đến cáp thông tin theo các quy định của Nhà nước, của Ngành và áp dụng các biện pháp phòng chống nếu không thỏa mãn các yêu cầu về an toàn (quy định trong mục 4.2 và mục 4.3).
3.3 Khi thiết kếcác tuyến cáp, nên hạn chế thấp nhất việc cáp thông tin đi chung cột với đường dây điện lực. Nếu đi chung, phải có các biện pháp bảo đảm an toàn cho cáp thông tin và người khi làm việc với cáp thông tin.
3.4 Khi thi công cáp thông tin ở khu vực có đường dây điện lực (đi gần, giao chéo hoặc chung cột), phải bảo đảm tuân thủ các quy định kỹ thuật và an toàn hiện hành.
3.5 Các trạm thông tin vô tuyến khi được thiết kế, xây dựng phải đảm bảo các quy định trong mục 5. Trường hợp trạm thông tin vô tuyến đã xây dựng, nếu không đảm bảo khoảng cách an toàn thì phải áp dụng các biện pháp nối đất, che chắn thích hợp.
3.6 Nguyên tắc cơ bản để bảo vệ cáp thông tin khỏi ảnh hưởng của các đường dây điện lực là cáp thông tin đặt càng xa các đường dây, trạm điện, trạm biến áp, các cột điện cao áp càng tốt. Trường hợp đi gần thì phải áp dụng các biện pháp bảo vệ (xem mục 4.3 và Phụ lục D).
4. Yêu cầu đối với cáp thông tin
4.1 Khoảng cách an toàn phòng tránh ảnh hưởng tiếp xúc trực tiếp giữa đường dây điện lực với cáp thông tin
4.1.1 Khoảng cách an toàn giữa cáp thông tin treo với đường dây điện lực trên không
4.1.1.1 Cáp thông tin đi gần đường dây điện lực
a) Đối với cáp thông tin và đường dây điện lực đã có các biện pháp bảo vệ an toàn cho người và thiết bị (có hệ số an toàn cao, có tiếp đất...), khoảng cách ngang cho phép trong đoạn đi gần được quy định trong bảng 1.
Bảng 1: Khoảng cách ngang tối thiểu trong đoạn đi gần
Điện áp của đường dây điện lực (kV) | Khoảng cách ngang tối thiểu (m) |
Đến 22 Dây bọc Dây trần | 1 2 |
35 Dây bọc Dây trần | 1,5 3 |
66 - 110 Dây trần | 4 |
220 Dây trần | 6 |
500 Dây trần | 7 |
b) Dây treo và vỏ che chắn của cáp phải được nối đất theo đúng quy định trong Tiêu chuẩn Ngành TCN 68 - 141: 1999 “Tiếp đất cho các công trình viễn thông - Yêu cầu kỹ thuật”.
4.1.1.2 Cáp thông tin giao chéo với đường dây điện lực
a) Cáp thông tin không được giao chéo với các đường dây điện lực có điện áp vượt quá 220 kV.
b) Khi cáp thông tin giao chéo với đường dây điện lực, phải tuân thủ các yêu cầu sau:
- Nếu cáp thông tin đi phía dưới và giao chéo với đường dây điện lực hạ áp thì phải duy trì khoảng cách theo chiều thẳng đứng tối thiểu là 0,6 m ở chỗ giao chéo.
- Nếu cáp thông tin giao chéo phía dưới đường dây điện lực cao áp thì phải duy trì khoảng cách theo chiều thẳng đứng tối thiểu ở chỗ giao chéo theo bảng 2 sau đây:
Bảng 2: Khoảng cách tối thiểu ở chỗ giao chéo
Chế độ hoạt động của đường dây điện lực | Khoảng cách (m) theo cấp điện áp của đường dây điện lực (kV) | ||||
10 | 22 | 35 | 110 | 220 | |
Hoạt động bình thường | 2 | 3 | 3 | 3 | 4 |
Trường hợp đứt dây ở khoảng cột kề của đường dây điện lực dùng cách điện treo | 1 | 2 |
- Dây treo và vỏ che chắn của cáp phải được nối đất theo đúng quy định.
- Trường hợp đặc biệt, nếu cáp thông tin đi phía trên cáp điện lực (ví dụ, cáp thông tin giữa các toà nhà cao tầng) thì phải đảm bảo có sự đồng ý của cơ quan quản lý đường dây điện lực và cáp thông tin phải cách cáp điện lực ít nhất 3 m.
c) Trong trường hợp cáp thông tin phải giao chéo với đường dây điện lực nhưng mức ảnh hưởng quá lớn, cần ngầm hoá đoạn cáp này thì phải đảm bảo rằng nó không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng tăng điện thế đất trong trường hợp dây điện lực bị đứt hoặc đường dây điện lực gặp sự cố. Việc xem xét ảnh hưởng tăng điện thế đất được quy định trong mục 4.1.4 và Phụ lục A, B.
4.1.1.3 Cáp thông tin đi chung cột điện lực
Khi cáp thông tin đi chung cột với đường dây điện lực phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải có sự thoả thuận với cơ quan quản lý đường dây điện lực. b) Chỉ được phép treo cáp thông tin trên cột điện hạ áp.
c) Cáp thông tin phải đi phía dưới đường dây điện lực.
d) Cáp thông tin treo chung trên cột điện lực phải đảm bảo:
- Cách các dây điện lực hoặc các bộ phận của đường dây điện lực có lớp cách điện một khoảng ít nhất là 0,6 m;
- Cách các dây điện lực hoặc các bộ phận của đường dây điện lực không có lớp cách điện một khoảng ít nhất là 1,2 m.
e) Hộp nối/kết cuối cáp phải đặt:
- Phía dưới dây điện lực hoặc các bộ phận của đường dây điện lực không có lớp cách điện ít nhất 0,6 m;
- Phía dưới dây điện lực hoặc các bộ phận của đường dây điện lực không có lớp cách điện ít nhất 1,2 m.
4.1.2 Khoảng cách an toàn giữa cáp thông tin chôn ngầm và đường dây điện lực trên không
4.1.2.1 Cáp thông tin ngầm đi cạnh đường dây điện lực hạ áp phải đảm bảo khoảng cách từ cáp thông tin đến cột không nối đất của đường dây điện lực không nhỏ hơn 2 m, khoảng cách từ cáp thông tin đến hệ thống tiếp đất của cột điện lực có nối đất không nhỏ hơn 5 m.
4.1.2.2 Trường hợp đặc biệt, được phép giảm khoảng cách trên xuống 1 m, nhưng cáp thông tin phải được đi trong ống cách điện.
4.1.2.3 Trong trường hợp cáp thông tin ngầm giao chéo với đường dây điện lực trên không thì phải đảm bảo rằng nó không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng tăng điện thế đất trong trường hợp dây điện lực bị đứt hoặc đường dây điện lực gặp sự cố. Việc xem xét ảnh hưởng tăng điện thế đất được quy định trong mục 4.1.4 và phụ lục A, B.
4.1.3 Khoảng cách an toàn giữa cáp thông tin và cáp điện lực cùng chôn ngầm
4.1.3.1 Cáp thông tin đi gần cáp điện lực
a) Khi cáp thông tin đi gần cáp điện lực, phải đảm bảo cáp thông tin phải luôn ở phía trên cáp điện lực trên toàn bộ chiều dài đi gần.
b) Khi cáp thông tin ngầm đi gần cáp điện lực chôn ngầm (chôn trực tiếp hoặc rãnh riêng rẽ) phải thoả mãn các giá trị khoảng cách tối thiểu quy định trong bảng 3. Khoảng cách này được đo theo chiều thẳng đứng hoặc đường chéo.
Bảng 3: Khoảng cách tối thiểu khi đi gần, giao chéo và đi chung trong rãnh kỹ thuật, đường hầm
Đặc điểm cáp thông tin và cáp điện lực | Khoảng cách tối thiểu (m) |
Cáp điện lực hạ áp, có lớp ngăn cách với cáp thông tin | 0,1 |
Cáp điện lực hạ áp, không có lớp ngăn cách | 0,25 |
Cáp điện lực cao áp, có lớp ngăn cách | 0,25 |
Cáp điện lực cao áp, không có lớp ngăn cách | 0,5 |
4.1.3.2 Cáp thông tin giao chéo với cáp điện lực
a) Cáp thông tin phải luôn ở phía trên của cáp điện lực.
b) Tại vị trí giao chéo, có thể sử dụng một tấm bê tông tối thiểu dài 0,6 m, rộng 0,6 m, dày 0,05 m để ngăn cách giữa cáp thông tin và cáp điện lực.
c) Khoảng cách giữa cáp thông tin và cáp điện lực khi giao chéo (chôn trực tiếp hoặc đặt trong rãnh riêng rẽ) phải thỏa mãn các giá trị khoảng cách tối thiểu trong bảng 3.
d) Trường hợp đặc biệt, cáp thông tin giao chéo với đường dây điện lực mà cáp thông tin ở phía dưới thì cáp thông tin phải được đi trong ống cách điện hoặc có lớp ngăn cách giữa 2 loại cáp. Đồng thời, phải đảm bảo khoảng cách 0,1 m (khi giao chéo với cáp điện lực hạ áp) hoặc 0,25 m (khi giao chéo với cáp điện lực cao áp).
4.1.3.3 Cáp thông tin đi chung cáp điện lực trong rãnh kỹ thuật, đường hầm
a) Cáp thông tin và cáp điện lực, nếu đi chung trong rãnh kỹ thuật, đường hầm thì phải có sự thỏa thuận với đơn vị quản lý đường hầm, rãnh kỹ thuật.
b) Nếu cáp điện lực và cáp thông tin đi trong 2 ống riêng rẽ thì không quy định khoảng cách giữa 2 ống.
c) Trong các trường hợp khác, khoảng cách giữa cáp thông tin và cáp điện lực khi đi chung rãnh kỹ thuật, đường hầm phải thỏa mãn các giá trị khoảng cách tối thiểu trong bảng 3.
4.1.4 Khoảng cách an toàn giữa cáp thông tin chôn ngầm với các trạm điện, cột điện cao áp
4.1.4.1 Nếu duy trì được khoảng cách tối thiểu giữa cáp thông tin và cáp điện lực như trong bảng 4 thì không cần đo hoặc tính toán lượng tăng điện thế đất.
Bảng 4: Khoảng cách tối thiểu giữa cáp thông tin và hệ thống tiếp đất điện lực
Điện trở suất của đất trong khu vực (Ωm) | Khoảng cách ở khu vực thành thi (m) | Khoảng cách ở khu vực nông thôn (m) |
≤ 50 | 5 | 10 |
50 ÷ 500 | 10 | 20 |
500 ÷ 5000 | 50 | 100 |
> 5000 | 50 | 100 ÷ 200 |
Ghi chú: - Đối với hệ thống đường dây có đây đất, thì các khoảng cách này có thể giảm đi. - Ở đây không đề cập đến vấn đề an toàn cho người làm việc trên dây. - Khoảng cách 200 m áp dụng đối với vùng có điều kiện địa lý cực kỳ khắc nghiệt, điện trở suất của đất trên 10000 Ωm. |
4.1.4.2 Trong các trường hợp khác, tại mỗi khu vực lắp đặt cáp phải tính toán (theo Phụ lục A) hoặc đo đạc tăng điện thế đất (theo Phụ lục B) và giá trị này phải thỏa mãn tiêu chuẩn cho phép.
4.2 Phòng tránh ảnh hưởng cảm ứng của đường dây điện lực
Trong trường hợp cáp thông tin ở gần đường dây điện lực, ngoài việc tuân thủ các quy định về khoảng cách an toàn phòng tránh ảnh hưởng tiếp xúc trực tiếp còn phải thực hiện phòng tránh ảnh hưởng cảm ứng từ đường dây điện lực. Công việc này được thực hiện bằng cách tính toán ảnh hưởng và thực hiện các biện pháp phòng chống nếu không đảm bảo các quy định trong mục 4.2.2.
4.2.1 Khoảng cách an toàn phòng tránh ảnh hưởng cảm ứng
4.2.1.1 Khi xảy ra sự cố chập đất, nếu cáp thông tin đi gần đường dây điện lực 3 pha trung tính nối đất, mà khoảng cách giữa 2 đường dây lớn hơn khoảng cách tới hạn xác định trên hình 1 thì không cần thực hiện tính toán và áp dụng các biện pháp bảo vệ.
4.2.1.2 Khi xảy ra sự cố ngắn mạch, nếu cáp thông tin đi gần đường dây điện lực 3 pha trung tính nối đất, mà khoảng cách giữa 2 đường dây không nhỏ hơn khoảng cách tới hạn phòng chống ảnh hưởng nguy hiểm do ghép điện là 500 m thì không cần thực hiện tính toán và áp dụng các biện pháp bảo vệ.
Hình 1: Biểu đồ xác định khoảng cách tới hạn phòng chống ảnh hưởng nguy hhểm do ghép từ theo điện trở suất của đất (ρ), ứng với dòng ngắn mạch 1kA và chiều dài đi gần 1 km
4.2.2 Các thông số ảnh hưởng
4.2.2.1 Ảnh hưởng nguy hiểm
a) Sức điện động cảm ứng
- Khái niệm: Sức điện động cảm ứng là sức điện động xuất hiện trên cáp thông tin do cảm ứng trong trường hợp đường dây điện lực xảy ra sự cố ngắn mạch 1 pha, có thể gây ảnh hưởng nguy hiểm đối với sức khoẻ con người và hoạt động của thiết bị thông tin.
- Mức ảnh hưởng cho phép: Sức điện động cảm ứng trên cáp thông tin, xuất hiện khi trên đường dây điện lực có sự cố (xét đến sự an toàn cho cả con người và thiết bị) không được lớn hơn:
+ 430 V đối với các đường dây điện lực nói chung;
+ 650 V đối với các đường dây điện lực có độ ổn định cao.
- Phương pháp tính toán: Phương pháp tính toán sức điện động dọc cảm ứng trên cáp thông tin do đường dây điện lực có sự cố gây ra được trình bày trong mục C.1, Phụ lục C.
b) Điện áp nguy hiểm cảm ứng thường xuyên
- Khái niệm: Điện áp nguy hiểm cảm ứng thường xuyên là điện áp cảm ứng xuất hiện trên cáp thông tin trong trường hợp đường dây điện lực hoạt động bình thường, có thể gây ảnh hưởng nguy hiểm đối với sức khoẻ con người và hoạt động của thiết bị thông tin.
- Mức ảnh hưởng cho phép: Điện áp nguy hiểm cảm ứng thường xuyên do đường dây điện lực gây ra trên cáp thông tin không được lớn hơn:
+ 60 V với thời gian ảnh hưởng nhỏ hơn 2h;
+ 150 V với thời gian ảnh hưởng lớn hơn 2h.
- Phương pháp tính toán: Điện áp nguy hiểm cảm ứng thường xuyên được tính theo công thức sau đây:
Trong đó:
Ud là điện áp đường dây điện lực (V);
b là chiều cao trung bình của dây điện lực (m);
c là chiều cao trung bình của dây thông tin (m);
n là số đoạn đi gần tính toán;
atdk - khoảng cách tương đương của đường dây điện lực và cáp thông tin trong đoạn đi gần thứ k (amax, amin là khoảng cách ngang lớn nhất và nhỏ nhất trong mỗi đoạn đi gần tính toán):
c) Cường độ điện trường
- Khái niệm: Cường độ điện trường là đại lượng biểu thị sự biến thiên của thế do trường điện gây ra trên một đơn vị chiều dài, đơn vị là V/m, kV/m.
- Mức ảnh hưởng cho phép:
+ Cường độ điện trường cho phép tại khu vực làm việc không được vượt quá 5 kV/m.
+ Không được làm việc tại khu vực có cường độ điện trường lớn hơn 25 kV/m.
+ Khi làm việc trong khu vực có cường độ điện trường trong khoảng 5-25 kV/m thì phải trang bị an toàn và không được làm việc trong thời gian lâu quá.
(h)
Trong đó, E là cường độ điện trường tại nơi làm việc (kV/m).
+ Nếu làm việc ở nhiều nơi có cường độ điện trường khác nhau thì thời gian làm việc tương đương không được vượt quá 8h/ngày đêm. Thời gian làm việc tương đương được tính như sau:
(h)
Trong đó, tEi là thời gian làm việc thực tế ở những nơi có cường độ điện trường E1, E2... và TEi là thời làm việc cho phép ở những nơi có cường độ điện trường E1, E2...
- Phương pháp tính toán: Phương pháp tính toán cường độ điện trường được trình bày trong mục C.3, Phụ lục C.
4.2.2.2 Ảnh hưởng nhiễu quy đổi (nhiễu tạp âm kế)
- Khái niệm: Điện áp nhiễu quy đổi (nhiễu tạp âm kế) là điện áp nhiễu xuất hiện trên mạch dây thông tin, được quy về tần số 800 Hz do xét đến hệ số tác dụng âm thanh của các tần số cơ bản và các sóng hài, có thể gây trở ngại đối với sự hoạt động bình thường của thiết bị thông tin.
- Mức ảnh hưởng cho phép: Điện áp nhiễu quy đổi (nhiễu tạp âm kế) tại máy thuê bao (ở cuối cáp thông tin) không được vượt quá 1,0 mV.
- Phương pháp tính toán: Phương pháp tính toán điện áp nhiễu quy đổi (nhiễu tạp âm kế) được trình bày trong mục C.2, Phụ lục C.
4.2.2.3 Ảnh hưởng tăng điện thế đất
- Khái niệm: Tăng điện thế đất là sự tăng về điện thế của một hệ thống tiếp đất so với vùng đất xung quanh nó. Hiện tượng tăng điện thế đất thường xảy ra do các sự cố trong trạm cao áp (hoặc cột cao áp) hoặc do sét làm phát sinh một dòng điện lớn chảy vào hệ thống tiếp đất.
- Mức ảnh hưởng cho phép: Tăng điện thế đất trong khu vực lắp đặt cáp thông tin không được vượt quá 430 V.
- Phương pháp tính toán và phương pháp đo: Phương pháp tính toán và phương pháp đo tăng điện thế đất được trình bày trong Phụ lục A và Phụ lục B.
4.3 Biện pháp bảo vệ
4.3.1 Nguyên tắc chung về bảo vệ cáp thông tin khỏi ảnh hưởng của đường dây điện lực
a) Đảm bảo các khoảng cách tối thiểu như quy định trong mục 4.1.
b) Thiết lập và duy trì tính liên tục của các thành phần kim loại (lớp che chắn, dây treo cáp) tại các mối nối và tại các tủ cáp, hộp cáp dọc theo tuyến cáp.
c) Điện trở tiếp đất cho cáp và việc thực hiện đấu nối, tiếp đất phải theo đúng quy định trong Tiêu chuẩn Ngành TCN 68 - 141: 1999 “Tiếp đất cho các công trình viễn thông - Yêu cầu kỹ thuật”.
d) Áp dụng các biện pháp bảo vệ thích hợp nếu kết quả tính toán cho thấy không thỏa mãn các yêu cầu trong mục 4.2.
4.3.2 Các biện pháp bảo vệ
Các biện pháp khả thi để áp dụng cho phía viễn thông nhằm tránh hoặc giảm nhiễu hoặc các ảnh hưởng nguy hiểm đối với hệ thống thông tin do đường dây điện lực gây ra được trình bày trong Phụ lục D.
Một số biện pháp có thể được áp dụng trước khi xây dựng tuyến cáp (ví dụ, chọn tuyến thích hợp cho cáp thông tin, sử dụng các loại cáp đặc biệt hoặc sử dụng các phương tiện truyền dẫn khác không bị nhiễu). Một số biện pháp khác là những biện pháp xử lý bổ sung để làm giảm ảnh hưởng (ví dụ, sử dụng thiết bị bảo vệ).
Việc lựa chọn biện pháp bảo vệ phải phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể, các điều kiện kỹ thuật và các điều kiện kinh tế...
5. Yêu cầu về khoảng cách phòng chống ảnh hưởng nguy hiểm của đường dây điện lực đối với các trạm thu phát vô tuyến
5.1 Khoảng cách từ đường dây điện lực đến ăng ten các trạm phát vô tuyến không nhỏ hơn các trị số quy định trong bảng 5
Bảng 5: Khoảng cách cho phép gần nhất từ đường dây điện lực đến ăng ten các trạm phát vô tuyến
Ăng ten phát | Khoảng cách cho phép gần nhất (m) theo cấp điện áp đường dây điện lực (kV) | |
| ≤ 110 | > 110 |
Sóng ngắn theo hướng bức xạ chính | 200 | 300 |
Sóng ngắn trong các hướng khác | 50 | |
Sóng ngắn vô hướng và định hướng yếu | 150 | 200 |
Sóng trung và sóng dài | 100 |
5.2 Khoảng cách từ đường dây điện lực đến ăng ten của các trạm thu vô tuyến không nhỏ hơn các trị số quy định trong bảng 6
Bảng 6. Khoảng cách cho phép gần nhất từ đường dây điện lực tến ăng ten các trạm thu vô tuyến
Ăng ten phát | Khoảng cách cho phép gần nhất (m) theo cấp điện áp đường dây điện lực (kV) | |||
6 - 35 | 110 | 220 | 500 | |
Sóng ngắn theo hướng thu chính | 1000 | 2000 | ||
Sóng ngắn trong các hướng khác | 1000 | 2000 | ||
Các trung tâm vô tuyến trung ương, tỉnh, huyện | 500 | 1000 | 2000 | |
Trạm thu vô tuyến tách biệt | 400 | 700 | 1000 | |
Trạm thu địa phương | 200 | 300 | 400 |
5.3 Cột và dây của đường siêu cao áp
Không được gây che chắn việc truyền sóng vi ba. Trong trường hợp xây dựng cột và dây của đường dây siêu cao áp trong khoảng giữa hai trạm vi ba liên tiếp vi phạm miền bán kính Fresnel thứ nhất của đường truyền vi ba thì cần có sự thỏa thuận giữa các bên liên quan.