Báo cáo 302/BC-BCT 2023 đánh giá thực trạng đề nghị xây dựng NĐ cơ chế mua bán điện

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Báo cáo 302/BC-BCT

Báo cáo 302/BC-BCT của Bộ Công Thương đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến đề nghị xây dựng Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn
Cơ quan ban hành: Bộ Công ThươngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:302/BC-BCTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Báo cáoNgười ký:Nguyễn Sinh Nhật Tân
Ngày ban hành:29/12/2023Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Điện lực
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
__________

Số: 302/BC-BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2023

 

 

BÁO CÁO

Đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến đề nghị xây dựng Nghị định
quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách
hàng sử dụng điện lớn

___________________

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

 

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 103/2023/QH15 ngày 09 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Nghị quyết số 937/NQ-UBTVQH15 ngày 13 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Giám sát chuyên đề v thực hiện chính sách, pháp luật vê phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021 và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 9134/VPCP-CN ngày 21 tháng 11 năm 2023 và tại Công điện số 1412/CĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2023 về việc giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thành, trình hồ sơ xây dựng Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn, thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), sau khi tiếp thu ý kiến của Bộ Tư pháp tại Công văn số 6097/BTP-VĐCXDPL ngày 11 tháng 12 năm 2023 về việc Chính phủ ban hành nghị định quy định cơ chế DPPA đề thi hành Luật Điện lực và thực hiện nhiệm vụ của Quốc hội giao tại Nghị quyết số 103/2023/QH15 ngày 09 tháng 11 năm 2023 theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi, bổ sung năm 2020), để có cơ sở đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế DPPA, Bộ Công Thương đã lập báo cáo đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến đề nghị xây dựng Nghị định như sau:

I. CHỦ TRƯƠNG, CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG MUA BÁN ĐIỆN TRỰC TIẾP

Thực hiện đường lối phát triển chiến lược của Đảng, Nhà nước về xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hướng đến các mục tiêu phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, trong những năm qua, ngành năng lượng Việt Nam đã và đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, có những bước phát triển vượt bậc sang cơ chế kinh tế thị trường, tạo đà cho sự phát trin của nn kinh tế - xã hội, góp phần tích cực vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời củng cố, tăng cường an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, trong bi cảnh ngành năng lượng càng lớn mạnh, hệ thống cung ứng năng lượng càng phức tạp, đa dạng, ngành năng lượng Việt Nam đang phải đối mặt các các vấn đề thách thức về: nguồn cung không đủ đáp ứng nhu cầu, phải nhập khẩu năng lượng; hiệu quả khai thác, sử dụng năng lượng còn thấp; cơ sở hạ tầng ngành năng lượng còn thiếu và chưa đồng bộ …, vì vậy, cần thiết phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Đây cũng là chủ trương đã được nêu tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó, đã đưa ra nhiệm vụ, giải pháp “Đy nhanh lộ trình thực hiện thị trường điện cạnh tranh, cơ chế hợp đồng mua bản điện trực tiếp giữa nhà sản xuất và khách hàng tiêu thụ ” (khoản 2 Phần III Nghị quyết số 55-NQ/TW) để đảm bảo mục tiêu tổng quát “Xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch... ” (Đim a Khoản 2 Phần II Nghị quyết số 55-NQ/TW). Nghị quyết cũng đưa ra các yêu cầu về phát triển nhanh và bền vững nguồn phát điện an toàn, tin cậy, ổn định theo hướng đa dạng hóa và bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời chỉ ra việc cần nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế để tăng cường phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hóa thạch.

Điểm b Khoản 1 Điều 47 Luật Điện lực năm 2004 quy định quyền của Khách hàng sử dụng điện lớn: “Mua điện trực tiếp của đơn vị phát điện thông qua hợp đồng có thời hạn hoặc mua điện giao ngay trên thị trường điện lực ”.

Ngày 09 tháng 11 năm 2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 103/2023/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tại mục 3.3 Điều 3 đã giao Chính phủ và các cơ quan liên quan thực hiện tốt một trong các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như sau: “Tập trung thực hiện kịp thời, hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; có các giải pháp để ưu tiên thu hút đầu tư, thúc đẩy triển khai nhanh nhất các dự án, công trình phát triển, truyền tải, phân phối điện, nhất là năng lượng tái tạo, bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất kinh doanh, đời sống nhân dân; khẩn trương ban hành cơ chế mua bản điện trực tiếp...

Ngày 13 tháng 12 năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 937/NQ-ƯBTVQH15 về Giám sát chuyên đề về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021 (Nghị quyết số 937/NQ-UBTVQH15). Tại khoản 3 Điều 2 và mục 16 Phụ lục 1 Nghị quyết này đã giao Chính phủ thực hiện nhiệm vụ về nghiên cứu hoàn thiện quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn theo hình thức Nghị định.

Như vậy, đã có cơ sở pháp lý để nghiên cứu, xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn (cơ chế DPPA).

II. THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN ĐIỆN TRỰC TIẾP GIỮA ĐƠN VỊ PHÁT ĐIỆN VỚI KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG ĐIN LỚN

1. Mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn thông qua lưới điện quốc gia

2.1. Thực trạng

Thực hiện đường lối phát triển chiến lược của Đảng, Nhà nước về xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hướng đến các mục tiêu phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, trong những năm qua, ngành năng lượng Việt Nam đã và đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, có những bước phát triển vượt bậc sang cơ chế kinh tế thị trường, tạo đà cho sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, góp phần tích cực vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời củng cố, tăng cường an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngành năng lượng càng lớn mạnh, hệ thống cung ứng năng lượng càng phức tạp, đa dạng, ngành năng lượng Việt Nam đang phải đối mặt các các vấn đề thách thức về: nguồn cung không đủ đáp ứng yêu cầu, phải nhập khẩu năng lượng; hiệu quả khai thác, sử dụng năng lượng còn thấp; cơ sở hạ tầng ngành năng lượng còn thiếu và chưa đồng bộ, đồng thời, để đáp ứng xu hướng sử dụng năng lượng sạch của khách hàng sử dụng điện và thu hút đầu tư vào việc phát triển bền vững năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường, việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo hướng tới cam kết xanh là cần thiết.

Trong thời gian vừa qua, nhiều nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế và khách hàng sử dụng điện bày tỏ sự quan tâm tham gia cơ chế DPPA và mong muốn Chính phủ Việt Nam sớm ban hành cơ chế này với kỳ vọng đạt được các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Một số Khách hàng sử dụng điện lớn là các tổ chức, tập đoàn lớn như Samsung, Apple, Heiniken, Google, Nike... đã gửi Thư tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương để thể hiện sự ủng hộ đối với cơ chế DPPA. Theo thông tin trao đổi của Cục ĐTĐL với một số doanh nghiệp có nhu cầu tham gia cơ chế DPPA (Samsung, Heineken, Nike), tổng sản lượng điện tiêu thụ bình quân tháng của các doanh nghiệp này đều lớn hơn 1.000.000 kWh/tháng. Một số cơ sở của Heineken ở Quảng Nam và Hà Nội có sản lượng tiêu thụ khoảng từ 500.000 đến 800.000 kWh/tháng. Các cơ sở này đều đấu nối ở cấp 22 kV trở lên.

Về thống kê công suất đặt của các Đơn vị phát điện:

- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 45/2018/TT-BCT, việc tham gia thị trường điện của các nhà máy điện năng lượng tái tạo được quy định như sau: “ ... nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo không phải thủy điện có công suất đặt lớn hơn 30 MW được quyền lựa chọn tham gia thị trường điện... ”.

- Thống kê đến tháng 03/2022, hệ thống điện quốc gia có 228 nhà máy điện năng lượng tái tạo thuộc quyền điều khiển của A0 (có công suất đặt trên 30 MW) với tổng công suất đặt là 12.596 MW. Trong số các nhà máy điện do A0 điều khiển thì 100% các nhà máy điện đã hoàn thành kết nối SCADA về A0 và Amiền và phần lớn các nhà máy điện đã hoàn thành kết nối đến hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin thị trường điện. Tổng các nhà máy năng lượng tái tạo do Amiền điều khiển là 48 nhà máy với tổng công suất đặt là 1296,5 MW, trong đó chỉ có 01 nhà máy có công suất đặt dưới 10MW.

- Đối với các nhà máy điện năng lượng tái tạo có công suất đặt đến 01 MW: Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 21/2020/TT-BCT ngày 09 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực, các nhà máy điện này được miễn trừ cấp giấy phép hoạt động điện lực. Trong khi đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 45/2018/TT-BCT, khi tham gia thị trường điện thì các Đơn vị phát điện phải có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực điện lực. Ngoài ra, đối với các dự án có công suất dưới 1MW thường là các dự án Điện mặt trời mái nhà, ưu tiên dùng tiêu thụ tại chỗ.

Đồng thời, để định lượng nhu cầu của các đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo, khách hàng sử dụng điện đối với cơ chế DPPA. Tại thời điểm tháng 5 năm 2022, Bộ Công Thương đã yêu cầu Tư vấn quốc tế tiến hành khảo sát đánh giá mức độ quan tâm của các đơn vị, tổ chức có liên quan đối với các cập nhật cơ chế DPPA và Chương trình thí điểm tại Việt Nam. Thông tin và kết quả của cuộc khảo sát cụ thể như sau:

- Về nhu cầu tham gia cơ chế DPPA của Bên bán (Đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo): trong số 106 dự án có công suất đặt từ 30MW trở lên (42 dự án điện mặt trời và 64 dự án điện gió) trong danh sách Quy hoạch điện VII điều chỉnh, Phiếu khảo sát đã được gửi tới 95 dự án và có 67 dự án phản hồi như sau: (i) 24 dự án (công suất đặt 1.773 MW) mong muốn tham gia; (ii) 17 dự án (công suất đặt 2.836 MW) cân nhắc về điều kiện tham gia, khả năng tìm và ký hợp đồng với Khách hàng; và (iii) 26 dự án trả lời không có nhu cầu tham gia.

- Về nhu cầu tham gia cơ chế DPPA của Bên mua điện (Khách hàng sử dụng điện là các tổ chức đang mua điện phục vụ cho mục đích sản xuất từ cấp điện áp từ 22 kV trở lên): Phiếu khảo sát đã gửi tới 41 Khách hàng, trong đó có 20 Khách hàng trả lời mong muốn tham gia cơ chế DPPA với tổng nhu cầu 996MW (ước tính).

Mặc dù các văn bản quy phạm pháp luật về thị trường điện cạnh tranh cũng có đề cập và thiết kế mô hình khách hàng sử dụng điện lớn mua điện trực tiếp từ đơn vị phát điện, tuy nhiên, hệ thống chính sách về hướng dẫn thực hiện mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn chưa được hình thành một cách đồng bộ và hoàn chỉnh trong bối cảnh hệ thống các văn bản pháp quy liên quan chưa được điều chỉnh phù hợp dẫn đến các bên (khách hàng sử dụng điện và đơn vị phát điện) không có cơ sở thực hiện.

2.2. Phương hướng giải quyết

Trong quá trình xây dựng cơ chế DPPA, Bộ Công Thương đã yêu cầu Tư vấn quốc tế triển khai nghiên cứu các mô hình cơ chế DPPA trên thế giới (bao gồm cả mô hình DPPA vật lý và DPPA tài chính), đánh giá hiện trạng, phân tích tính toán và đề xuất các mô hình phù hợp cho Việt Nam. Trên cơ sở báo cáo của Tư vấn quốc tế, cân nhắc các tiêu chí đảm bảo tính khả thi vận hành hệ thống điện và phù hợp với thiết kế của thị trường điện tại Việt Nam, Bộ Công Thương đã rà soát và đề xuất mô hình triển khai cơ chế DPPA đối với trường hợp mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ nguồn năng lượng tái tạo tham gia và bán toàn bộ điện năng được huy động vào thị trường điện và khách hàng sử dụng điện lớn thông qua lưới điện quốc gia, cụ thể như sau:

 

Trong mô hình này, các quan hệ mua bán giữa các đơn vị được thực hiện theo các nguyên tắc giao dịch như sau:

- Đơn vị phát điện tham gia thị trường điện và kết nối với lưới điện quốc gia chào bán sản lượng điện vào thị trường bán buôn điện cạnh tranh, nhận doanh thu từ thị trường điện với giá thị trường điện giao ngay cho toàn bộ sản lượng điện được huy động.

- Khách hàng mua điện từ Đơn vị bán lẻ điện và thanh toán cho đơn vị bán lẻ điện theo giá thị trường điện giao ngay cộng với các loại giá dịch vụ (bao gồm: giá truyền tải điện, giá phân phối điện, giá điều độ vận hành hệ thống điện và giá điều hành giao dịch thị trường điện lực, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện).

- Khách hàng và Đơn vị phát điện ký kết với nhau Hợp đồng kỳ hạn dạng (dạng hợp đồng tài chính phái sinh). Theo đó, việc thanh toán của khách hàng và Đơn vị phát điện đều phản ánh theo giá thị trường điện.

Tuy nhiên, để triển khai được mô hình này cần phải hiệu chỉnh, ban hành bổ sung các quy định pháp lý hướng dẫn về: (i) tính toán giá phân phối điện; (ii) tính toán giá điều độ vận hành hệ thống điện và giá điều hành giao dịch thị trường lực; (iii) tính toán giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện và các chi phí thanh toán khác; (iv) các hợp đồng mua bán điện mẫu (giữa Đơn vị phát điện và Khách hàng lớn, giữa Đơn vị phát điện với EVN/A0). Việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành các loại văn bản này là điều kiện tiên quyết để đảm bảo giá bán lẻ cho từng khách hàng lớn phản ánh đúng và đầy đủ các chi phí, tránh gây thất thoát tài sản của nhà nước và đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp FDI và các khách hàng khác. Do đó, thời gian áp dụng mô hình phụ thuộc vào tiến độ xây dựng, sửa đổi và hiệu lực các văn bản này. Hiện tại, các quy định về “giá phân phối điện”, “giá điều độ vận hành hệ thống điện và giá điều hành giao dịch thị trường điện lực” đã được Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính kiến nghị bổ sung vào Luật Giá và đã được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2023 và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

Việc ban hành quy định nêu trên để đảm bảo các bên thực hiện thỏa thuận theo đúng tính chất của cơ chế mua bán điện trực tiếp, tránh các hiện tượng chuyển giá, và trục lợi từ cơ chế. Ngoài ra, chính sách này giúp thúc đẩy sự phát triển của thị trường bán lẻ điện cạnh tranh theo lộ trình đã được duyệt.

III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Để tổ chức triển khai và thực hiện các nhiệm vụ của Quốc hội và Chính phủ về rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật cũng như thể chế hóa các nội dung của Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 103/2023/QH15 đã được Quốc hội thông qua về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Nghị quyết số 937/NQ-UBTVQH15 ngày 13 tháng 12 năm 2023 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua về Giám sát chuyên đề về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021 và Luật Điện lực cần thiết phải xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế DPPA, bao gồm dự kiến nội dung cụ thể như sau:

1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện với Khách hàng sử dụng điện lớn thông qua lưới điện quốc gia. Đối với hoạt động mua bán điện thông qua đường dây riêng kết nối trực tiếp giữa đơn vị phát điện (không phân biệt loại hình nguồn điện) và khách hàng sử dụng điện tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành về: quy hoạch, đầu tư (việc đầu tư công trình nguồn điện phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực); quy định về cấp phép hoạt động điện lực (Chủ đầu tư công trình nguồn điện có trách nhiệm thực hiện quy định về cấp giấy phép hoạt động điện); quy định về an toàn điện trong phát và an toàn trong sử dụng điện; quy định về bán điện và hợp đồng và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện và Khách hàng sử dụng điện, bao gồm:

- Đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời đấu nối vào hệ thống điện quốc gia và có công suất đặt từ 10 MW trở lên (để đáp ứng các yêu cầu tham gia thị trường điện và tuân thủ theo quy định vận hành hệ thống điện phân phối);

- Khách hàng sử dụng điện lớn là các tổ chức, cá nhân đang mua điện phục vụ cho mục đích sản xuất từ cấp điện áp từ 22 kV trở lên;

- Các đơn vị điện lực khác bao gồm: Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Đơn vị điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện; Đơn vị bán lẻ điện.

3. Nguyên tắc giao dịch giữa các đơn vị

Quy định về các nội dung về nguyên tắc giao dịch giữa Đơn vị phát điện, Khách hàng và Đơn vị bán lẻ điện, trong đó: (i) Đơn vị phát điện kết nối với lưới điện quốc gia và bán điện năng của nhà máy điện lên thị trường điện giao ngay trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh; (ii) Khách hàng mua điện từ Đơn vị bán lẻ điện cho toàn bộ sản lượng điện Khách hàng sử dụng theo giá bán điện; (iii) Các Khách hàng ký kết trực tiếp hợp đồng kỳ hạn với Đơn vị phát điện. Trong hợp đồng này, hai bên sẽ cam kết về việc thanh toán khoản chênh lệch giữa giá thị trường điện giao ngay và giá cam kết tại hợp đồng cho một mức sản lượng điện cụ thể trong từng chu kỳ giao dịch trong tương lai.

4. Mua bán điện của đơn vị phát điện thông qua thị trường điện giao ngay

Quy định về các nội dung về việc tham gia thị trường điện bán buôn điện cạnh tranh của Đơn vị phát điện (bao gồm việc ký hợp đồng, công bố công suất và tính toán doanh thu cho Đơn vị phát điện).

5. Mua bán điện và thanh toán giữa Khách hàng và Đơn vị bán lẻ điện

Quy định nội dung về việc mua bán điện giữa khách hàng và Đơn vị bán lẻ điện như sau: Đơn vị bán lẻ điện và Khách hàng mua điện theo giá điện phản ánh đúng và đầy đủ theo các khoản phí trên thị trường điện giao ngay cộng với các loại giá dịch vụ (giá truyền tải điện, giá phân phối điện, giá điều độ vận hành hệ thống điện và giá điều hành giao dịch thị trường điện lực, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện v.v...).

6. Về hợp đồng giữa Khách hàng và Đơn vị phát điện:

Quy định về việc ký kết hợp đồng kỳ hạn giữa Đơn vị phát điện và Khách hàng (trong đó bao gồm sản lượng hợp đồng và giá hợp đồng, giá tham chiếu, nguyên tắc thanh toán). Trường hợp giá hợp đồng cao hơn giá tham chiếu, Khách hàng thanh toán khoản doanh thu theo hợp đồng này cho Đơn vị phát điện. Trường hp giá hợp đồng thấp hơn giá tham chiếu, Đơn vị phát điện thanh toán khoản doanh thu theo hợp đồng này cho Khách hàng.

7. Về trách nhiệm thực hiện

Quy định về trách nhiệm triển khai thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp.

Trên đây là Báo cáo đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến đề nghị xây dựng Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện với khách hàng sử dụng điện lớn.

Bộ Công Thương kính báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);

- Các thành viên Chính phủ;

- Văn phòng Chính phủ;

- Bộ Tư pháp;

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- Lưu: VT, ĐTĐL.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Sinh Nhật Tân

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi