Báo cáo 298/BC-BCT 2023 xây dựng chính sách phát triển năng lượng tái tạo tại NQ 140/NQ-CP

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Báo cáo 298/BC-BCT

Báo cáo 298/BC-BCT của Bộ Công Thương về việc điều chỉnh hướng nghiên cứu, xây dựng một số chính sách phát triển năng lượng tái tạo trong Nghị quyết 140/NQ-CP của Chính phủ
Cơ quan ban hành: Bộ Công ThươngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:298/BC-BCTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Báo cáoNgười ký:Nguyễn Sinh Nhật Tân
Ngày ban hành:27/12/2023Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Điện lực, Tài nguyên-Môi trường
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG

_______

Số: 298/BC-BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________________

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2023

 

 

BÁO CÁO

Về việc điểu chỉnh hướng nghiên cứu, xây dựng một số chính sách phát triển
năng lượng tái tạo trong Nghị quyết số 140/NQ-CP của Chính phủ

_________________

 

Kính gửi: Chính phủ

 

Ngày 02 tháng 10 năm 2020 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 140/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 140). Đối với các nhiệm vụ liên quan đến nghiên cứu, xây dựng chính sách về năng lượng tái tạo (NLTT) tại Nghị quyết 140, Bộ Công Thương kính báo cáo Chính phủ một số nội dung như sau:

1. Các chính sách về NLTT được giao chủ trì tại Nghị quyết 140

Căn cứ tại Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị quyết 140, Bộ Công Thương được Chính phủ giao chủ trì thực hiện xây dựng các chính sách liên quan đến NLTT, bao gồm:

- Nghiên cứu, xây dựng Luật về NLTT, hình thức văn bản là Luật về NLTT, thời hạn 2021 - 2025 (sau đây gọi là Chính sách 01);

- Nghiên cứ xây dựng, đề xuất chính sách hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi xa bờ, hình thức văn bản là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thời hạn 2021 - 2022 (sau đây gọi là Chính sách 02);

- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế khuyến khích phát triển điện khí sinh học, hình thức văn bản là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thời hạn 2021 - 2022 (sau đây gọi là Chính sách 03);

- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế đấu thầu, đấu giá cung cấp năng lượng phù hợp, đặc biệt trong các dự án đầu tư NLTT, năng lượng mới, hình thức văn bản là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thời hạn 2021 - 2022 (sau đây gọi là Chính sách 04):

- Đề án quốc gia về phát triển các nguồn điện từ rác thải đô thị, chất thải rắn và sinh khối, hình thức văn bản là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thời hạn 2020 - 2021 (sau đây gọi là Chính sách 05);

- Cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời phân tán với mục đích tự dùng, hình thức văn bản là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thời hạn 2020 - 2022 (sau đây gọi là Chính sách 06).

Đối với chính sách 06, Bộ Công Thương đang thực hiện triển khai lập Hồ sơ đề xuất xây dựng nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Thông báo số 461/TB-VPCP ngày 11 tháng 8 năm 2023 của Văn phòng Chính phủ, dự kiến trình trong tháng 02/2024 để Chính phủ xem xét, đưa vào chương trình xây dựng văn bản pháp luật. Đối với các chính sách còn lại (từ Chính sách 01 đến Chính sách 05), Bộ Công Thương báo cáo cụ thể tại các mục dưới đây.

2. Về nghiên cứu, xây dựng chính sách

a) Chính sách 01 - Luật về NLTT

Về nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng chính sách Luật về NLTT, Bộ Công Thương báo cáo một số vấn đề như sau:

- Qua nghiên cứu về NLTT, Bộ Công Thương thấy rằng, NLTT có thể được sử dụng trong các ngành, lĩnh vực như nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng và công nghiệp, trong đó việc sử dụng NLTT cho sản xuất điện là quan trọng và chiếm tỉ trọng lớn nhất.

- Trong lĩnh vực nông nghiệp, NLTT được sử dụng trực tiếp, cung cấp nhiệt để sấy nông sản. Trong lĩnh vực giao thông, việc sử dụng NLTT cũng hạn chế, nếu có chỉ là các phương tiện giao thông trực tiếp sử dụng năng lượng mặt trời để sạc điện cho bộ lưu trữ và cấp điện cho thiết bị, động cơ. Trong lĩnh vực xây dựng, đối tượng sử dụng NLTT không lớn.

- Về góc độ quản lý nhà nước, đối với lĩnh vực giao thông, việc các phương tiện giao thông được quản lý thông qua hoạt động kiểm định an toàn, đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp, giao thông vận tải, nhà nước quản lý, khuyến khích sử dụng NLTT thông qua chính sách nêu tại Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, như: Khoản 3 Điều 5 về Chính sách của Nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả quy định “Tăng đầu tư, áp dụng đa dạng hình thức huy động các nguồn lực để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng, điều kiện của Việt Nam góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường”; Điểm c khoản 1 Điều 6 về Chiến lược, quy hoạch, chương trình sử dụng năng lượng quy định “Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ưu tiên phát triển hợp lý công nghệ năng lượng sạch, nâng cao tỷ trọng sử dụng năng lượng tái tạo”, Khoản 1 Điều 17 nêu trách nhiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng công cộng, trong đó Chủ đầu tư, người đứng đầu cơ sở quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu “Bảo đảm hệ thống chiếu sáng công cộng được thiết kế theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với từng công trình và khu vực chiếu sáng; ưu tiên sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, thiết bị chiếu sáng sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, tận dụng nguồn chiếu sáng tự nhiên”; Điểm b khoản 1 Điều 20 nêu trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thiết bị, phương tiện vận tải, trong đó tổ chức, cá nhân sản xuất thiết bị, phương tiện vận tải có trách nhiệm “Áp dụng công nghệ tiên tiến; tăng cường nghiên cứu, chế tạo thiết bị, phương tiện vận tải tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng nhiên liệu sạch, năng lượng tái tạo và các dạng nhiên liệu thay thế khác”; Điểm b khoản 2 Điều 22 nếu biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, trong đó tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp lựa chọn các biện pháp sau đây để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là “Sử dụng thiết bị, công nghệ năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong sản xuất, gia công, chế biến, bảo quản, vận chuyển sản phẩm nông nghiệp và phát triển ngành nghề”; Khoản 2 và khoản 3 Điều 24 nêu giảm tổn thất điện năng và sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn, trong đó “Khuyến khích sản xuất, sử dụng nguồn năng lượng tại chỗ bằng sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, khí sinh học, phụ phẩm nông nghiệp và các nguồn năng lượng tái tạo khác; Phát triển hợp lý theo quy hoạch vùng cây nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học”.

- Bộ Công Thương cho rằng, việc sử dụng NLTT cho sản xuất điện để cung cấp điện cho hệ thống lưới điện quốc gia là tối ưu, quan trọng nhất và cần xây dựng chính sách để quản lý, thúc đẩy phát triển. Trong các ngành, lĩnh vực như nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng và công nghiệp, nếu sử dụng NLTT để phục vụ sản xuất điện thì các đối tượng này thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Điện lực. Pháp luật hiện hành như quy hoạch, đầu tư, xây dựng, điện lực, môi trường, đất đai, PCCC...đã cơ bản đầy đủ các quy định về quản lý, trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư các dự án điện nói chung và các dự án điện NLTT nói riêng, cụ thể:

+ Giai đoạn về quy hoạch, thực hiện theo Luật Quy hoạch và các văn bản hướng dẫn;

+ Giai đoạn chấp thuận đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư, thực hiện theo Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn;

+ Giai đoạn xây dựng, thực hiện theo Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn. Trong quá trình triển khai đầu tư, dự án đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan thuộc đối tượng điều chỉnh bởi các Luật như: Điện lực (đấu nối, bảo đảm chất lượng điện năng, chính sách giá điện, giấy phép hoạt động điện lực...); Bảo vệ môi trường (công tác bảo vệ môi trường), Phòng cháy và chữa cháy; Đất đai; Luật về thuế, phí, lệ phí và các quy định khác có liên quan. Ngoài ra, đối với các dự án trên biển, các đối tượng, các tổ chức, cá nhân phải tuân theo Luật: Biển Việt Nam; Tài nguyên môi trường biển và hải đảo và các quy định khác có liên quan.

+ Giai đoạn vận hành, thực hiện theo Luật Xây dựng, Luật Điện lực, Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật Bảo vệ môi trường, Luật về thuế, phí, lệ phí và các các quy định khác có liên quan.

- Về ưu đãi đầu tư, theo khoản 1 Điều 15 Luật Đầu tư quy định về hình thức ưu đãi đầu tư như sau: (i) Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; (ii) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; (iii) Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất; (iv) Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế. Ngoài ra, các ưu đãi khác khi đầu tư dự án điện NLTT được thực hiện theo quy định tại Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật thuế và các quy định khác có liên quan. Trên cơ sở các mục tiêu, quy mô phát triển đối với từng loại hình điện NLTT trong Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương sẽ ban hành khung giá phát điện đối với từng loại hình điện NLTT làm cơ sở để nhà đầu tư đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với giá bán điện trong khung giá phát điện, phù hợp với pháp luật điện lực và quy định hiện hành, bảo đảm tính thống nhất của hành lang pháp lý, thuận lợi trong quá trình áp dụng pháp luật.

- Ngày 27/7/2023 tại Thông báo số 292/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo “Xây dựng một Chương về NLTT trong Luật Điện lực (sửa đổi)”. Ngày 01/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 203/NQ-CP về Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật Tháng 11 năm 2023, theo đó tại Mục 3, Chính phủ đã cơ bản thống nhất 06 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật như đề xuất của Bộ Công Thương, trong đó chính sách 02 về Phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới. Hiện nay, Bộ Công Thương đang phối hợp với các Bộ, ngành để hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi), trong đó có đưa một Chương về chính sách NLTT theo chỉ đạo của Chính phủ.

Do đó, để tránh chồng chéo các quy định của pháp luật, bảo đảm tính thống nhất của hành lang pháp lý, thuận lợi trong quá trình áp dụng pháp luật, Bộ Công Thương đề nghị điều chỉnh hướng nghiên cứu, xây dựng riêng Luật về NLTT sang hướng tích hợp các vấn đề về phát triển NLTT vào Chương NLTT trong quá trình Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).

b) Về các Chính sách 02, Chính sách 03 và Chính sách 04

Về các chính sách NLTT như: Hỗ trợ và cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi xa bờ; cơ chế khuyến khích phát triển điện khí sinh học; Đề án phát triển các nguồn điện từ rác thải đô thị, chất thải rắn và sinh khối, Bộ Công Thương báo cáo vấn đề như sau:

- Lĩnh vực điện NLTT (điện mặt trời, điện gió, địa nhiệt, sinh khối, sóng biển, chất thải rắn...) nói chung và điện gió ngoài khơi nói riêng cũng như các lĩnh vực khác, các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước đang thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, thuế, đất đai...

- Trong lĩnh vực điện NLTT, việc ưu đãi phát triển điện NLTT có thể thực hiện thông qua cơ chế như: Giá bán điện; quy định mua hết sản lượng điện (bao tiêu sản lượng); Hợp đồng mua bán điện dài hạn; các điều kiện để bảo đảm lợi nhuận hợp lý, ổn định cho nhà đầu tư. Cơ chế, chính sách cho điện NLTT vừa qua, điện gió và điện mặt trời đã có sự phát triển đột phá, đưa Việt Nam thành nước có tốc độ phát triển NLTT hàng đầu khu vực, trên thế giới. Tuy nhiên, cơ chế, chính sách này cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như chưa bảo đảm quyền tự quyết của doanh nghiệp, tính cạnh tranh về giá bán điện chưa theo cơ chế thị trường, thời hạn của hợp đồng mua bán điện chưa phù hợp...

- Hiện nay, Bộ Công Thương nhận thấy rằng, việc đầu tư xây dựng các dự án điện NLTT cần thực hiện tương tự như dự án nguồn điện khác và tuân thủ quy định tại các Luật: Điện lực, Quy hoạch, Đầu tư, Xây dựng, Môi trường, PCCC, Biển, Đất đai... Các ưu đãi trong đầu tư các dự án điện NLTT được thực hiện theo quy định tại Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các quy định khác có liên quan. Trên cơ sở mục tiêu, quy mô phát triển đối với điện NLTT trong Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ (Quy hoạch điện VIII xác định phát triển điện NLTT đến năm 2030: Điện mặt trời 12.836 MW; Điện gió trên bờ 21.880 MW; Điện gió ngoài khơi 6.000 MW; Điện sinh khối, điện sản xuất rác thải 2.270 MW; Điện khí sinh học chưa có quy mô phát triển), Bộ Công Thương sẽ ban hành khung giá phát điện đối với điện NLTT làm cơ sở để nhà đầu tư đàm phán giá bán điện, ký kết hợp đồng mua bán điện với bên mua điện trong khung giá phát điện, bảo đảm tính thống nhất của hành lang pháp lý.

- Riêng đối với điện gió ngoài khơi, theo Luật Đầu tư, Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, “điện gió ngoài khơi” là ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tư và tại Nghị định số 31/2021/NĐ-CP (mục 12 phần B Phụ lục I).

- Ngày 01 tháng 11 năm 2023, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 19/2023/TT-BCT quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện áp dụng cho nhà máy điện mặt trời (nhà máy điện mặt trời mặt đất, điện mặt trời nổi), điện gió (nhà máy điện gió trong đất liền, nhà máy điện gió trên biển, nhà máy điện gió ngoài khơi). Đối với giá phát điện nhà máy điện sinh khối, điện sử dụng chất thải rắn, ngày 10/10/2023 Bộ Công Thương đã có Báo cáo số 191/BC-BCT gửi Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành khung giá phát điện nhà máy điện sinh khối, điện sử dụng chất thải rắn. Theo đó, Bộ Công Thương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép, xây dựng và ban hành khung giá để áp dụng từ nay về sau cho loại hình nhà máy điện, sinh khối, điện sử dụng chất thải rắn (thay thế cho cơ chế giá cố định hiện nay đang áp dụng) làm cơ sở cho bên bán và bên mua điện thoả thuận giá điện. Tại Công văn số 8770/VPCP-VN ngày 08 tháng 11 năm 2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có ý kiến chỉ đạo “Bộ Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền pháp luật quy định khẩn trương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, ban hành khung giá phát điện cho nhà máy điện sinh khối, điện sử dụng chất thải rắn theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật về điện lực, giá và các quy định khác có liên quan; đồng thời rà soát để xây dựng và ban hành (hoặc điều chỉnh cho phù hợp) khung giá bán điện cho các loại hình điện khác; trong quá trình thực hiện cần lưu ý tiếp thu ý kiến góp ý của Bộ Tư pháp (về bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật theo quy định của Luật Đầu tư 2020 (Điều 13) tránh khiếu nại, khiếu kiện)”.

- Tại Nghị quyết 140 đã yêu cầu hình thức văn bản các chính sách là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, Bộ Công Thương nhận thấy việc nghiên cứu, xây dựng các chính sách này có thể không phù hợp với thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Điều 20 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Điều 30 Luật Tổ chức Chính phủ.

Do đó, để tránh chồng chéo các quy định, thuận lợi trong quá trình áp dụng pháp luật khi triển khai các dự án điện NLTT, Bộ Công Thương kiến nghị điều chỉnh hướng nghiên cứu, đề xuất các chính sách riêng về điện NLTT (hỗ trợ và cơ ­chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi xa bờ; cơ chế khuyến khích phát triển điện khí sinh học; phát triển các nguồn điện từ rác thải đô thị, chất thải rắn và sinh khối) sang hướng tích hợp các chính sách này vào Chương về NLTT trong quá trình Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).

c) Chính sách 05 - cơ chế đấu thầu, đấu giá cung cấp năng lượng, đặc biệt trong các dự án đầu tư NLTT

Về chính sách này, Bộ Công Thương báo cáo các vấn đề như sau:

- Ngày 19 tháng 3 năm 2020 tại Tờ trình số 1968/TTr-BCT Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ về Cơ chế xác định giá điện cạnh tranh cho phát triển điện mặt trời. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, rà soát, Bộ Công Thương nhận thấy cơ chế đấu giá, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo tiêu chí giá bán điện đòi hỏi phải sửa đổi các Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Giá (các Luật này Bộ Công Thương không chủ trì xây dựng) và cần nhiều thời gian để nghiên cứu, xây dựng.

- Trong quá trình tiến hành nghiên cứu chính sách về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án điện mặt trời, điện gió trên cơ sở tiêu chí giá bán điện, Bộ Công Thương nhận thấy có một số tồn tại, vướng mắc như sau:

+ Thứ nhất: Hiện nay, pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực điện không quy định bắt buộc phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án điện, do đó nội dung chính sách không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 25/2020/NĐ-CP. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện các quy định hiện hành để lựa chọn nhà đầu tư (theo quy định tại Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu).

+ Thứ hai: Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư với tiêu chí lựa chọn là giá bán điện không phù hợp với quy định hiện hành. Quy định tại Luật Đầu tư, Luật Giá và Luật Điện lực về chủ thể lựa chọn nhà đầu tư khác với chủ thể xác định giá điện. Theo quy định tại Luật Giá và Luật Điện lực, bên mua điện (EVN) có quyền quyết định/thoả thuận giá mua điện với bên bán điện. Trong khi đó, theo quy định tại Luật Đầu tư, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư gồm Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp tỉnh (Điều 30, Điều 31 và Điều 32), nhưng không có EVN.

+ Thứ ba: Bộ Công Thương không có thẩm quyền ban hành quy định của pháp luật về đấu thầu. Nghị định số 39/2022/NĐ-CP quy định về quy chế làm việc của Chính phủ quy định trách nhiệm, phạm vi, cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hành chính theo thẩm quyền và quy định của pháp luật để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công (điểm g khoản 3 Điều 8). Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương không quy định chức năng quản lý về đấu thầu. Mặt khác theo quy định tại Điều 84 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, không quy định quyền hạn và trách nhiệm của Bộ Công Thương ban hành hoặc đề nghị ban hành văn bản quy phạm về đấu thầu.

Về chính sách này, Bộ Công Thương đã nêu tại Báo cáo đánh giá tác động của chính sách Luật Điện lực (sửa đổi) số 185/BC-BCT ngày 06 tháng 10 năm 2023 và tại Tờ trình số 6971/TTr-BCT ngày 06 tháng 10 năm 2023. Do đó, để tránh chồng chéo các quy định của pháp luật, Bộ Công Thương đề nghị điều chỉnh hướng nghiên cứu, đề xuất xây dựng chính sách riêng về đấu thầu, đấu giá cung cấp năng lượng, đặc biệt trong các dự án đầu tư NLTT sang hướng tích hợp chính sách này vào Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).

3. Kiến nghị

Trên cơ sở các nội dung đã báo cáo, Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh hướng nghiên cứu, xây dựng chính sách riêng về NLTT đã giao trong Nghị quyết 140, cụ thể là các Chính sách 01, 02, 03, 04 và 05 sang hướng tích hợp các Chính sách này vào Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) để thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 292/TB-VPCP ngày 27 tháng 7 năm 2023 của Văn phòng Chính phủ và khoản 3 Nghị quyết số 203/NQ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ (Chương về NLTT và năng lượng mới trong quá trình sửa đổi Luật Điện lực).

Bộ Công Thương kính báo cáo Chính phủ./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- PTTgCP Trần Hồng Hà (để b/c);

- Bộ trưởng (để b/c);

- Vụ PC; Cục ĐTĐL;

- Lưu: VT, ĐL (nltt-tr).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Sinh Nhật Tân

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông báo 278/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc xây dựng, ban hành Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn và Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Thông báo 278/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc xây dựng, ban hành Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn và Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Công nghiệp, Thương mại-Quảng cáo, Điện lực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi