Số 51.2005 (254) ngày 30/12/2005

 BỘ TÀI CHÍNH


Bình ổn giá, thiết kiệm, chống lãng phí
(SMS: 201350)
- Theo Chỉ thị số 10/2005/CT-BTC ra hành ngày 26/12/2005 về việc bình ổn giá và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong dịp Tết nguyên đán Bính Tuất, Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ thị: Giám đốc các Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan: phối hợp với các ngành có liên quan (Quản lý thị trường, thuế, Công an,...) kiểm soát thị trường, phát hiện kịp thời các hiện tượng độc quyền, liên minh độc quyền, cạnh tranh không đúng pháp luật về giá, kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng chất lượng kém, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gia cầm sống và thịt gia cầm chưa qua kiểm dịch... xử lý kiên quyết các trường hợp sai phạm nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng...
Nghiêm cấm việc sử dụng xe ô tô công, các tài sản, trang thiết bị của đơn vị để  phục vụ cho cá nhân, gia đình, người thân trong các dịp trước tết, trong tết và sau tết...

Nghiêm cấm các đơn vị trong ngành Tài chính lợi dụng lễ, tết để tổ chức liên hoan, ăn uống lãng phí; tham quan, du lịch,  lễ hội; sử dụng kinh phí, tài sản của đơn vị để mua quà, tặng, thưởng, cho, biếu  các cơ quan, đơn vị, cá nhân dưới mọi hình thức không đúng chế độ quy định của Nhà nước...


Thuế suất thuế nhập khẩu ôtô
(SMS: 201347)
- Theo Quyết định số 98/2005/QĐ-BTC ban hành ngày 22/12/2005 về việc sửa đổi thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với xe ô tô chở người thuộc các nhóm 8702, 8703 trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định: áp dụng mức thuế suất 90% đối với xe ôtô chở 10 người trở lên, kể cả lái xe, loại động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy bằng sức nén (diesel hoặc bán diesel) (quy định trước đây về mức thuế suất của các loại xe này là 100%)...
Áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu 150% đối với các mặt hàng xe ôtô chở người đã qua sử dụng và các mặt hàng xe ôtô có động cơ dùng để vận tải hàng hoá có tổng trọng lượng tối đa không quá 5 tấn đã qua sử dụng...
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


Qu
ản lý tài sản các dự án
(SMS: 201346)
- Ngày 19/12/2005, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 116/2005/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý và xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi dự án kết thúc.
Theo đó, tài sản được trang cấp để phục vụ hoạt động của dự án khi dự án kết thúc bao gồm: Nhà, đất thuộc trụ sở làm việc và các công trình xây dựng khác gắn liền với đất; Phương tiện giao thông vận tải; Máy móc, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác phục vụ hoạt động của dự án.
Khi dự án kết thúc, chủ đầu tư, chủ dự án hoặc Ban quản lý dự án có trách nhiệm bảo quản tài sản và hồ sơ của tài sản theo nguyên trạng cho
đến khi bàn giao cho cơ quan, đơn vị được tiếp nhận hoặc hoàn thành việc bán, thanh lý tài sản theo quyết định của cấp có thẩm quyền; không được tự ý tháo dỡ, thay đổi kết cấu, phụ tùng, linh kiện của tài sản hoặc  cho thuê, cho mượn tài sản...
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


H
ướng dẫn thi hành luật thuế
(SMS: 201345)
- Ngày 16/12/2005, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 115/2005/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 156/2005/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng.
Theo đó, trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB bán hàng qua các chi nhánh, cửa hàng, cơ sở phụ thuộc thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá do các chi nhánh, cửa hàng, cơ sở phụ thuộc bán ra chưa có thuế GTGT. Cơ sở sản xuất bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở quy định, hưởng hoa hồng thì giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT do cơ sở sản xuất quy định chưa trừ hoa hồng...
Đối với hàng hoá chịu thuế TTĐB được tiêu thụ qua các cơ sở kinh doanh thương mại thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT của cơ sở sản xuất nhưng không được thấp hơn 10% so với giá bán bình quân do cơ sở  kinh doanh thương mại bán ra...
Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp: Giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB của hàng hóa bán theo phương thức trả  tiền một lần, không bao gồm khoản lãi trả góp...
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


Kiểm tra sau thông quan
(SMS: 201344)
- Ngày 15/12/2005, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 114/2005/TT-BTC hướng dẫn về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo
đó, kiểm tra sau thông quan được thực hiện thông qua việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các chứng từ có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; trong trường hợp cần thiết và đủ điều kiện thì kiểm tra hàng hoá nhập khẩu đã được thông quan của các tổ chức, cá nhân...
Hồ sơ hải quan của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan được tiến hành kiểm tra sau thông quan theo các hình thức và phương pháp sau: Kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan theo phương pháp đối chiếu, so sánh giữa nội dung khai tại hồ sơ hải quan với các thông tin nghiệp vụ hải quan và các quy định của pháp luật có liên quan; Kiểm tra tại trụ sở đơn vị được kiểm tra theo phương pháp đối chiếu, so sánh giữa sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu với nội dung khai hải quan. Trong trường hợp cần thiết và đủ điều kiện thì kiểm tra thực tế hàng hoá đã được thông quan.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


Hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
(SMS: 201343)
- Theo Thông tư 113/2005/TT-BTC ban hành ngày 15/12/2005, Bộ Tài chính hướng dẫn:
Trị giá tính thuế được xác định như sau: đối với hàng hoá xuất khẩu, trị giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF), không bao gồm phí bảo hiểm và phí vận tải. Đối với hàng hoá nhập khẩu, trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá tính thuế và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế.
Hàng hoá nhập khẩu có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Trừ hàng hóa có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam nhưng tổng giá trị lô hàng (FOB) không vượt quá 200 USD thì không phải có C/O...
Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng...

Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hóa; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới thì phải nộp xong thuế trước khi xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài hoặc nhập khẩu hàng hoá vào Việt
Nam...
Trường hợp hàng hoá nhập khẩu vượt tiêu chuẩn được miễn thuế thì đối tượng có hàng hoá nhập khẩu phải nộp thuế đối với phần vượt. Nếu tổng số thuế phải nộp đối với phần vượt dưới 50.000 đồng thì được miễn thuế. Người nhập cảnh được chọn vật phẩm để nộp thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm...

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
(SMS: 201349)
- Theo Thông tư số 112/2005/TT-BTC ban hành ngày 15/12/2005, Bộ Tài chính hướng dẫn: mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá như sau: Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan Hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan; hàng hoá qua kết quả phân tích thông tin của cơ quan hải quan xác định có khả năng vi phạm pháp luật hải quan thì tiến hành kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm; Đối với lô hàng phải kiểm tra thì kiểm tra thực tế tới 5% lô hàng...
Việc lựa chọn các kiện/container để kiểm tra được thực hiện trên cơ sở lấy xác suất ngẫu nhiên do hệ thống máy tính xử lý hoặc do lãnh đạo Chi cục quyết định và được thể hiện cụ thể trên hồ sơ hải quan...
Tất cả hàng hoá đưa vào, đưa ra khu thương mại tự do đều phải làm thủ tục khai hải quan, chịu sự kiểm tra giám sát hải quan, trừ hàng hoá có xuất xứ Việt Nam đưa từ khu thương mại tự do vào nội địa  thì không phải làm thủ tục hải quan...
Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu đưa vào kho bảo thuế được thực hiện như thủ tục hải quan đối với một lô hàng nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, trừ thủ tục nộp thuế và thanh khoản nguyên liệu nhập khẩu...

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
 

 BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


Chính sách khoa học và công nghệ
(SMS: 201348)
- Ngày 26/12/2005, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 21/2005/TT-BKHCN hướng dẫn thực hiện một số điều về chính sách khoa học và công nghệ đối với nông trường quốc doanh, công ty lâm nghiệp quy định tại Nghị định số 170/2004/NĐ-CP và 200/2004/NĐ-CP.
Theo đó, cơ quan quản lý Nhà nước về KH&CN các cấp có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nhân lực KH &CN cho nông trường quốc doanh, công ty lâm nghiệp nhằm tạo điều kiện cho nông trường quốc doanh, công ty lâm nghiệp có đủ điều kiện tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ KH &CN.
Kinh phí thực hiện nhiệm vụ quy định tại Mục a Khoản này được lấy từ các nguồn sau đây: Kinh phí do nông trường quốc doanh, công ty lâm nghiệp tự  đầu tư (nguồn chủ yếu); Kinh phí hỗ trợ do ngân sách nhà nước cấp từ nguồn sự nghiệp khoa học của các Bộ, ngành và địa phương hoặc thông qua các đề tài, dự án sử dụng ngân sách nhà nước, Chương trình khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công, Chương trình "Xây dựng các mô hình ứng dụng KH &CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông thôn và miền núi"...

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
 

 NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC


Hỗ trợ kinh phí
(19024)
- Ngày 20/12/2005, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 07/2205/TT-NHNN hướng dẫn cho vay hỗ trợ giết mổ tập trung, chế biến sản phẩm gia cầm theo Quyết định số 1318/2005/QĐ-TTg.
Theo đó, mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay như sau: Đối với gia cầm giết mổ tiêu thụ tươi; giết mổ cấp đông thịt gia cầm: Mức vay 15 triệu đồng/tấn sản phẩm, thời hạn cho vay 3 tháng, lãi suất 0%; Đối với chế biến sản phẩm thịt gia cầm đóng hộp: Mức vay 20 triệu đổng/tấn sản phẩm , thời hạn cho vay 6 tháng, lãi suất 0%.
Thời hạn hiệu lực: Đối với thuỷ cầm (vịt, ngan, ngỗng), các Ngân hàng thương mại Nhà nước thực hiện cho vay đến hết ngày 31/1/2006. Đối với gà có hiệu lực đến hết ngày 31/3/2006...

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20/12/2005.