Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Số 49.2010 (507) ngày 14/12/2010
CHÍNH PHỦ | |
Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 11/2010 (SMS: 46/NQ-CP) - Ngày 07/12/2010, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 46/NQ-CP về phiên họp thường kỳ tháng 11/2010. Tại kỳ họp này, Chính phủ thống nhất nhận định nền kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực: sản xuất công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với kế hoạch cả năm; sản xuất nông nghiệp giữ được ổn định trong điều kiện chịu tác động bất lợi do thiên tai, lũ lụt; lĩnh vực dịch vụ đạt khá, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và du lịch tăng mạnh. Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 đã có những diễn biến phức tạp, làm nảy sinh một số nhân tố bất lợi: thiên tai, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung gây thiệt hại lớn và để lại hậu quả rất nặng nề; giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng mạnh và có xu hướng tiếp tục tăng vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống; tỷ giá, giá vàng tăng cao gây tâm lý lo lắng trong xã hội; lãi suất cho vay cao ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh …Trước tình hình đó, Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố, nhất là thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sát sao việc kiểm soát giá cả, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý giá trên địa bàn; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát các hệ thống lưu thông, phân phối, nhất là hệ thống bán lẻ các hàng hóa thiết yếu, có biện pháp tổ chức, quản lý phù hợp, ngăn chặn tình trạng nâng giá bất hợp lý từ các đại lý. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát các công cụ của chính sách tiền tệ, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu ổn định vĩ mô và phát triển sản xuất, kinh doanh, đồng thời bảo đảm khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế; kịp thời áp dụng các giải pháp mạnh, hiệu quả để bảo đảm kiểm soát, ổn định tỷ giá ngoại tệ, giá vàng và lãi suất; phối hợp với UBND cấp tỉnh kiểm tra, xử lý các trường hợp đầu cơ, găm giữ, kinh doanh trái pháp luật vàng, ngoại tệ làm rối loạn thị trường. Ban hành Nghị định về bảo trì công trình xây dựng (SMS: 114/2010/ND-CP) - Đó là Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Chính phủ. Theo Nghị định này, những tổ chức, cá nhân sau đây có trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng (gọi tắt là công trình): chủ sở hữu công trình; người quản lý công trình hoặc người sử dụng công trình khi được chủ sở hữu ủy quyền (người được ủy quyền); người sử dụng công trình trong trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu công trình. Trường hợp công trình có nhiều chủ sở hữu thì ngoài việc chịu trách nhiệm bảo trì phần công trình thuộc sở hữu riêng của mình, các chủ sở hữu có trách nhiệm bảo trì cả phần công trình thuộc sở hữu chung. Người có trách nhiệm bảo trì công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự cố hay xuống cấp của công trình do không thực hiện bảo trì công trình theo các quy định của Nghị định này. Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền có trách nhiệm lập và phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình để làm căn cứ thực hiện bảo trì công trình. Kế hoạch bảo trì công trình được lập hàng năm trên cơ sở quy trình bảo trì được duyệt và hiện trạng công trình, bao gồm các nội dung sau: tên công việc thực hiện, thời gian thực hiện, phương thức thực hiện và chi phí thực hiện. Kế hoạch bảo trì có thể được sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện; chủ sở hữu công trình hoặc người được ủy quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch bảo trì. Tài sản trí tuệ được hỗ trợ phát triển (SMS: 2204/QD-TTg) - Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2204/QĐ-TTg ngày 06/12/2010. Mục tiêu của Chương trình này nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về tạo, lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ, đồng thời góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam, trong đó ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm chiến lược, đặc thù, có tiềm năng xuất khẩu. Chương trình này bao gồm 08 nội dung: tuyên truyền, đào tạo về sở hữu trí tuệ; hỗ trợ quản lý hoạt động sở hữu trí tuệ; thành lập và đưa vào hoạt động các tổ chức hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân khác của Việt Nam ở trong và ngoài nước; hỗ trợ xây dựng và áp dụng các quy trình quản lý, kết quả, sản phẩm nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao giá trị tài sản trí tuệ; hỗ trợ khai thác thông tin khoa học - công nghệ và sở hữu trí tuệ phục vụ nghiên cứu, triển khai, sản xuất và kinh doanh; hỗ trợ áp dụng các sáng chế của nước ngoài không được bảo hộ tại Việt Nam phục vụ hoạt động nghiên cứu, triển khai, sản xuất và kinh doanh; hỗ trợ triển khai các chương trình, hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, ngăn chặn các hành vi xâm phạm, sử dụng trái phép các đối tượng sở hữu trí tuệ; hỗ trợ tổ chức, triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế về xác lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ. Gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường toàn bộ thiệt hại (SMS: 113/2010/ND-CP) - Việc bồi thường thiệt hại đối với môi trường bị ô nhiễm được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 113/2010/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 03/12/2010. Nghị định này quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường bao gồm việc thu thập dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường, tính toán thiệt hại đối với môi trường và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trong các trường hợp: môi trường nước phục vụ mục đích bảo tồn, sinh hoạt, giải trí, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, bị ô nhiễm ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; môi trường đất phục vụ cho các mục đích bảo tồn, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, bị ô nhiễm ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; hệ sinh thái tự nhiên thuộc và không thuộc khu bảo tồn thiên nhiên bị suy thoái; loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật bị chết, bị thương. |
BỘ CÔNG THƯƠNG | |
|
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | |
|
BỘ TÀI CHÍNH | |
|
BỘ TƯ PHÁP | |
Từ 01/3/2011, giao dịch bảo đảm được đăng ký trực tuyến (SMS: 22/2010/TT-BTP) - Thông tư số 22/2010/TT-BTP ngày 06/12/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về đăng ký lần đầu, đăng ký thay đổi, xoá đăng ký và cung cấp thông tin giao dịch bảo đảm, hợp đồng; thông báo việc kê biên tài sản thi hành án được thực hiện thông qua hệ thống đăng ký trực tuyến thuộc Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm của Bộ Tư pháp. Theo Thông tư này, các giao dịch bảo đảm được đăng ký trực tuyến bao gồm: thế chấp tài sản; cầm cố tài sản; đặt cọc, ký cược, ký quỹ và các trường hợp khác nếu pháp luật có quy định. Các hợp đồng được đăng ký trực tuyến bao gồm: hợp đồng mua trả chậm, trả dần có bảo lưu quyền sở hữu của bên bán quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (Nghị định số 163/2006/NĐ-CP); hợp đồng thuê tài sản có thời hạn từ một năm trở lên quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, gồm có: hợp đồng có thời hạn thuê tài sản từ một năm trở lên, hợp đồng có thời hạn thuê tài sản dưới một năm, nhưng các bên giao kết hợp đồng thỏa thuận về việc gia hạn và tổng thời hạn thuê (bao gồm cả thời hạn gia hạn) từ một năm trở lên; hợp đồng cho thuê tài chính quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính; hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ, bao gồm quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng vay, hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ hoặc phát sinh từ các căn cứ hợp pháp khác. |
LIÊN BỘ | |
|