Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Số 47.2010 (505) ngày 30/11/2010
CHÍNH PHỦ | |
Hoạt động của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia (SMS: 111/2010/ND-CP) - Theo quy định tại Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp trong phạm vi cả nước. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về dân cư, hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh nhân dân có trách nhiệm cung cấp những thông tin cần thiết theo yêu cầu của Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và sở tư pháp để xác định về nhân thân của người bị kết án, người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, sở tư pháp có trách nhiệm cung cấp thông tin lý lịch tư pháp theo yêu cầu của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về dân cư, hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh nhân dân để phục vụ công tác của các cơ quan này theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp và Nghị định này. Năm 2011 sẽ triển khai hộ chiếu điện tử (SMS: 2135/QD-TTg) - Đề án “Sản xuất và phát hành hộ chiếu điện tử Việt Nam” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2135/QĐ-TTg ngày 22/11/2010. Nội dung của Đề án này được xây dựng thành 04 dự án thành phần với tổng dự toán đầu tư là 1.024 tỷ đồng. Dự án thành phần số 01 (ký hiệu DATP-01): đầu tư dây chuyền thiết bị và phần mềm sản xuất hộ chiếu điện tử Việt Nam. Dự án thành phần số 02 (ký hiệu DATP-02): đầu tư hạ tầng kỹ thuật, thiết bị và phần mềm phục vụ cấp phát, kiểm soát và quản lý hộ chiếu điện tử trong các đơn vị thuộc Bộ Công an; đầu tư xây dựng Trung tâm phát hành khóa và chữ ký số quốc gia dùng ký và kiểm tra hộ chiếu điện tử, Trung tâm điều hành hệ thống và Trung tâm lưu trữ cơ sở dữ liệu quốc gia về hộ chiếu điện tử và xuất nhập cảnh do Bộ Công an quản lý. Dự án thành phần số 03 (ký hiệu DATP-03): đầu tư hạ tầng kỹ thuật, thiết bị và phần mềm cấp phát hộ chiếu điện tử trong các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao. Dự án thành phần số 04 (ký hiệu DATP-04): đầu tư hạ tầng kỹ thuật, thiết bị và phần mềm kiểm soát hộ chiếu điện tử và người xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu thuộc Bộ Quốc phòng quản lý. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (SMS: 74/2010/QD-TTg) - Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính trực thuộc Văn phòng Chính phủ được quy định tại Quyết định số 74/2010/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 22/11/2010. Theo đó, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính có chức năng giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (gọi tắt là Bộ trưởng, Chủ nhiệm) tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc kiểm soát thủ tục hành chính; tổ chức thực hiện việc kiểm soát thủ tục hành chính, quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật. Cục này có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước. Phê duyệt Đề án phát triển giáo dục cho dân tộc rất ít người (SMS: 2123/QD-TTg) - Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015 với tổng dự toán kinh phí là 341.455 triệu đồng. Đề án này nêu rõ các quan điểm cơ bản của Nhà nước: quan tâm phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo cho vùng có đồng bào dân tộc rất ít người; ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục có học sinh dân tộc rất ít người; có chế độ, chính sách đặc thù cho trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người; tạo cơ hội cho trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người được học tập; đảm bảo thực hiện công bằng trong giáo dục; nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc rất ít người; nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc rất ít người. Đối tượng của Đề án này là các cơ sở giáo dục có trẻ em, học sinh, sinh viên 9 dân tộc rất ít người: Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng, Cờ Lao trong phạm vi 6 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Kon Tum. |
BỘ TÀI CHÍNH | |
Ban hành tiêu thức phân cấp nguồn thu giữa ngân sách các cấp (SMS: 188/2010/TT-BTC) - Thông tư số 188/2010/TT-BTC ngày 22/11/2010 của Bộ Tài chính quy định tiêu thức phân cấp nguồn thu và phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương. Phạm vi, đối tượng áp dụng tiêu thức quy định tại Thông tư này bao gồm: các khoản thu ngân sách nhà nước về thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác của ngân sách các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn được quy định tại khoản 2 Điều 30, khoản 1 và khoản 3 Điều 32 Luật Ngân sách nhà nước. Một trong những nguyên tắc của việc phân cấp nguồn thu và phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương là tỷ lệ % phân chia các khoản thu cho ngân sách cấp mình và ngân sách các cấp dưới không được vượt quá tỷ lệ % phân chia quy định của cấp trên về từng khoản thu được phân chia. Riêng ngân sách xã, thị trấn và ngân sách thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng tỷ lệ % phân chia tối thiểu về một số khoản thu theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Ngân sách nhà nước. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi vùng bị thiên tai, dịch bệnh (SMS: 187/2010/TT-BTC) - Theo Thông tư số 187/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 22/11/2010, ngân sách nhà nước hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản cho các hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm. Thời gian hỗ trợ kể từ ngày thiên tai xảy ra trên từng địa bàn cụ thể theo quyết định công bố loại thiên tai do chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định hoặc kể từ ngày có quyết định công bố dịch trên địa bàn đến khi có quyết định công bố hết dịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ thực vật, thú y và thủy sản. Mức hỗ trợ cụ thể như sau: đối với diện tích cây trồng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm, hỗ trợ 01 triệu đồng/ha nếu diện tích gieo cấy lúa thuần, ngô và rau màu các loại bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 500 ngàn đồng/ha nếu diện tích thiệt hại từ 30-70%; đối với diện tích gieo cấy lúa lai bị thiệt hại, hỗ trợ bằng 1,5 lần mức hỗ trợ đối với diện tích gieo cấy lúa thuần; diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại hơn 70% hỗ trợ 02 triệu đồng/ha, thiệt hại từ 30-70% hỗ trợ 01 triệu đồng/ha. |
BỘ TƯ PHÁP | |
|
LIÊN BỘ | |
|