Số 44.2013 (655) ngày 19/11/2013

SỐ 44 (655) - THÁNG 11/2013

* LuatVietnam - website cung cấp dịch vụ tra cứu Văn bản pháp luật tiếng Việt và tiếng Anh, hoạt động từ tháng 10/2000 - nơi hỗ trợ Quý khách hàng tìm văn bản và các thông tin liên quan ĐẦY ĐỦ - CHÍNH XÁC - NHANH NHẤT!
* Thông tin chi tiết về dịch vụ của LuatVietnam, xin Quý khách vui lòng tham khảo tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

 

#

KÝ HIỆU

VĂN BẢN

 

Trong số này:

DOANH NGHIỆP

 

DOANH NGHIỆP

1

155/2013/NĐ-CP

Nghị định 155/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư

 

* Kê khai không chính xác hồ sơ đăng ký DN, phạt đến 15 triệu đồng

Trang 2

TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-TÍN DỤNG

 

TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG-TÍN DỤNG

 

2

158/2013/TT-BTC

Thông tư 158/2013/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn Nhà nước

 

* Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Nhà nước

Trang 2

TÀI NGUYÊN-MÔI TRƯỜNG

 

TÀI NGUYÊN-MÔI TRƯỜNG

 

3

160/2013/NĐ-CP

Nghị định 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

 

* Tiêu chí xác định loài được ưu tiên bảo vệ

Trang 3

GIAO THÔNG

 

GIAO THÔNG

 

4

171/2013/NĐ-CP

Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

 

* Từ 01/01/2015, không đăng ký sang tên xe, phạt đến 4 triệu đồng

Trang 3

THÔNG TIN-TRUYỀN THÔNG

 

THÔNG TIN-TRUYỀN THÔNG

 

5

154/2013/NĐ-CP

Nghị định 154/2013/NĐ-CP quy định về khu công nghệ thông tin tập trung

 

* Miễn thuế TNDN 4 năm cho doanh nghiệp trong khu CNTT tập trung

Trang 3

VĂN HÓA-THỂ THAO-DU LỊCH

 

VĂN HÓA-THỂ THAO-DU LỊCH

 

6

158/2013/NĐ-CP

Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo

 

* Từ 01/01/2014, “hát nhép” bị phạt đến 10 triệu đồng

Trang 4

CHÍNH SÁCH KINH TẾ-XÃ HỘI

 

CHÍNH SÁCH KINH TẾ-XÃ HỘI

 

7

68/2013/QĐ-TTg

Quyết định 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp

 

* Hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay mua thiết bị giảm tổn thất trong nông nghiệp

Trang 4

CƠ CẤU TỔ CHỨC

 

CƠ CẤU TỔ CHỨC

 

8

156/2013/NĐ-CP

Nghị định 156/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 

* Thay đổi cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trang 4

CÔNG NGHIỆP

 

CÔNG NGHIỆP

 

9

163/2013/NĐ-CP

Nghị định 163/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp

 

* Dùng hóa chất cấm để bảo quản thực phẩm, phạt đến 36 triệu đồng

Trang 5

NÔNG NGHIỆP-LÂM NGHIỆP

 

NÔNG NGHIỆP-LÂM NGHIỆP

 

10

157/2013/NĐ-CP

Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

 

* Săn, bắn động vật rừng trái phép, phạt tối đa 500 triệu đồng

Trang 5

HÀNG HẢI

 

HÀNG HẢI

 

11

162/2013/NĐ-CP

Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 

* Không ghi số hiệu tàu thuyền, phạt đến 10 triệu đồng

Trang 5

12

161/2013/NĐ-CP

Nghị định 161/2013/NĐ-CP về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển

 

* Không đăng ký tàu biển trên 15 tuổi

Trang 6

 

Nếu chưa sử dụng dịch vụ thuê bao của LuatVietnam, để nhận được văn bản yêu cầu, Quý khách cần soạn tin theo cấu trúc:
VB
  Sốvănbản gửi 6689

VD: Muốn xem nội dung Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, soạn tin: VB 71/2010/ND-CP gửi 6689.

Hiện chúng tôi đã có Danh sách văn bản mới tháng 10/2013, để nhận được danh sách này qua email, bạn cần soạn tin nhắn theo cấu trúc: VB DS10/2013 Emailnhận gửi đến 6689.

TÓM TẮT VĂN BẢN:

 

Ü Doanh nghiệp:

KÊ KHAI KHÔNG CHÍNH XÁC HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DN,
PHẠT ĐẾN 15 TRIỆU ĐỒNG

Ngày 11/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 155/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, trong đó đáng chú ý là quy định về xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (DN), hộ kinh doanh, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã.

Cụ thể, phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với tổ chức có hành vi kê khai không trung thực, không chính xác khi đăng ký thành lập DN; đăng ký thay đổi nội dung đăng ký DN; đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; đăng ký giải thể DN...; phạt tiền lần lượt từ 01 - 02 triệu đồng; 10 - 20 triệu đồng và 25 - 30 triệu đồng đối với tổ chức có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký DN trên Cổng thông tin đăng ký DN quốc gia theo quy định; không góp đủ số vốn như đã đăng ký và kinh doanh dưới hình thức DN mà không đăng ký thành lập DN hoặc kinh doanh dưới
 

 

danh nghĩa DN khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký DN (hoặc đã giải thể)...

Ngoài các mức phạt tiền nêu trên, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc đăng ký thay đổi và thông báo lại các thông tin DN đã kê khai không trung thực, không chính xác; buộc phải công bố nội dung đăng ký DN trên Cổng thông tin đăng ký DN quốc gia theo quy định; buộc phải tiến hành thủ tục giải thể DN theo quy định của pháp luật...

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014; thay thế các Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/04/2007 và Nghị định số 62/2010/NĐ-CP ngày 04/06/2010.
 

Ü Tài chính-Ngân hàng-Tín dụng:

CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Ngày 13/11/2013, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 158/2013/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn Nhà nước.

Theo quy định tại Thông tư này, việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn Nhà nước căn cứ vào các chỉ tiêu sau: Doanh thu và thu nhập khác; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu; nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn; tình hình chấp hành chế độ, chính sách pháp luật; tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ cung ích. Khi tính các chỉ tiêu nêu trên được loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố như: Nguyên nhân bất khả kháng; đầu tư mở rộng phát triển sản xuất làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trong 02 năm đầu kể từ năm đưa công trình đầu tư vào sử dụng; Nhà nước điều chỉnh chính sách làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp...
 

 

Đặc biệt, khi tính toán chỉ tiêu lợi nhuận, cần lưu ý tính đủ các khoản chi phí vào giá thành sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ theo quy định hiện hành nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong kinh doanh như: Trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi, bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp; chênh lệch tỷ giá; các khoản lãi vay phải trả phát sinh trong kỳ; chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. Đối với giá trị tài sản tổn thất thực tế, kể cả nợ phải thu không có khả năng thu hồi, sau khi trừ phần bồi thường thuộc trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, tổ chức bảo hiểm (nếu có) và khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, nếu còn thiếu thì hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/12/2013.

 

Ü Tài nguyên-Môi trường:


TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH LOÀI ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ

Theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ phải là loài đặc hữu hoặc có một trong các giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hóa - lịch sử và có số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng theo quy định của pháp luật.

Trong đó, loài có số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng được xác định như sau: Đối với động vật hoang dã, thực vật hoang dã, phải có một trong các điều kiện như: Suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 10 năm gần nhất hoặc 03 thế hệ cuối tính đến thời điểm đánh giá; nơi cư trú hoặc phân bổ ước tính dưới 500 km2 và quần thể bị chia cắt nghiêm trọng hoặc suy giảm liên tục về khu vực phân bổ, nơi cư trú; quần thể loài ước tính có
 

 

dưới 250 cá thể trưởng thành...; Đối với giống cây trồng, phải có hệ số đa dạng nguồn gen của giống thấp hơn 0,25 hoặc tỷ lệ hộ trồng dưới 10% tổng số hộ trồng tại nơi xuất xứ...

Cũng theo Nghị định này, việc nuôi, trồng loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ nêu trên phải đáp ứng các điều kiện như: Loài phải có nguồn gốc hợp pháp và thuộc Danh mục loài đã đăng ký nuôi, trồng khi thành lập cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học hoặc được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định của pháp luật; việc nuôi, trồng phải phục vụ mục đích bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và tạo giống ban đầu được thực hiện tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014.
 

Ü Giao thông:

TỪ 01/01/2015, KHÔNG ĐĂNG KÝ SANG TÊN XE,
PHẠT ĐẾN 4 TRIỆU ĐỒNG

Ngày 13/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, trong đó, đáng chú ý là quy định về mức xử phạt đối với các trường hợp không làm thủ tục đăng ký sang tên xe.

Cụ thể, từ ngày 01/01/2015, mức phạt tiền đối với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, điều chuyển, thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng lần lượt giảm xuống còn 01 - 02 triệu đồng đối với cá nhân và 02 - 04 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô (theo quy định trước đây là 06 - 10 triệu đồng). Tương tự, với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, mức tiền phạt cũng được giảm đáng kể. Theo đó, từ ngày 01/01/2017, chính thức phạt tiền từ 100.000 đồng - 200.000 đồng hoặc 200.000 đồng - 400.000 đồng đối với cá nhân hoặc tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy
 

 

không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định của pháp luật (mức xử phạt cũ từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng).

Ngoài ra, Nghị định cũng bổ sung mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm mới, cụ thể: Phạt tiền từ 300.000 đồng - 400.000 đồng đối với trường hợp điều khiển xe ô tô có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường hoặc không tham gia cấp cứu người bị nạn; phạt tiền từ 100.000 đồng - 200.000 đồng đối với người ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi phía trước để điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước); tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 24 tháng hoặc phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng (trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe) đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy...

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014.
 

Ü Thông tin-Truyền thông:

MIỄN THUẾ TNDN 4 NĂM CHO DOANH NGHIỆP
TRONG KHU CNTT TẬP TRUNG

Ngày 08/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 154/2013/NĐ-CP quy định về khu công nghệ thông tin (CNTT) tập trung.

Khu CNTT tập trung là khu tập trung các hoạt động nghiên cứu - phát triển, đào tạo, sản xuất và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ CNTT, cung cấp hạ tầng, cung ứng dịch vụ CNTT cho các tổ chức, doanh nghiệp, các hoạt động khác liên quan đến CNTT và phải đáp ứng một số tiêu chí như: Có ít nhất 2.000 hoặc 1.000 lao động (đối với các khu chỉ tập trung các cơ sở sản xuất phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT) làm việc chuyên môn về CNTT, chiếm tối thiểu 60% tổng số lao động làm việc trong khu; có các phân khu chức năng theo quy định của pháp luật. Riêng đối với các khu chỉ tập trung các cơ sở sản xuất phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT thì tổng diện tích đất tối thiểu phải đạt 01 ha; trường hợp có thêm các hoạt động khác thì tổng diện tích đất tối thiểu là 05 ha.
 

 

Cũng theo Nghị định này, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực CNTT tại khu CNTT tập trung sẽ được hưởng một số hỗ trợ, ưu đãi về thuế, tín dụng đầu tư và các chính sách ưu đãi khác như: Được lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, thuê đất hoặc thuê lại đất đã xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy định của pháp luật về đất đai; được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo đối với TNDN từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu CNTT tập trung; được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định và phục vụ sản xuất sản phẩm, dịch vụ CNTT của doanh nghiệp và được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hải quan trong quá trình xuất nhập khẩu máy móc thiết bị và sản phẩm, dịch vụ CNTT...

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014.

Ü Văn hóa-Thể thao-Du lịch:


TỪ 01/01/2014, “HÁT NHÉP” BỊ PHẠT ĐẾN 10 TRIỆU ĐỒNG

Theo Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo được Chính phủ ban hành ngày 12/11/2013, ngoài hành vi sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng hát thật của người biểu diễn (hát nhép) hoặc cho âm thanh thật của nhạc cụ độc diễn thì hành vi sử dụng trang phục hoặc hóa trang không phù hợp với mục đích, nội dung biểu diễn, trình diễn và thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam; biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang sau 12 giờ đêm đến 08 giờ sáng mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép… cũng bị áp dụng mức phạt từ 05 - 10 triệu đồng.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định cụ thể về việc xử phạt các hành vi vi phạm nếp sống văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng. Cụ thể như: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng - 500.000 đồng đối với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử văn hóa; phạt từ
 

 

03 - 05 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi; treo cờ Tổ quốc ở khu vực lễ hội không cao hơn, trang trọng hơn các cờ hội…; phạt từ 01 - 03 triệu đồng đối hành vi viết, vẽ, làm bẩn hoặc làm ô uế di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật…

Kinh doanh trò chơi điện tử ở địa điểm cách trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông dưới 200m; kinh doanh karaoke và vũ trường cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, cơ quan hành chính Nhà nước dưới 200m; tổ chức kinh doanh trò chơi điện tử sau 10 giờ đêm đến 08 giờ sáng sẽ bị phạt từ 03 - 05 triệu đồng...

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014.
 

Ü Chính sách kinh tế-xã hội:

HỖ TRỢ 100% LÃI SUẤT VỐN VAY MUA THIẾT BỊ
GIẢM TỔN THẤT TRONG NÔNG NGHIỆP

Ngày 14/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

Theo đó, từ ngày 01/01/2014, các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân là đối tượng trực tiếp sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến nông sản, thủy sản; dịch vụ cơ giới nông nghiệp và các doanh nghiệp có ký kết thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, dịch vụ cơ giới hóa với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc nông dân khi mua máy, thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong 02 năm đầu và 50% trong năm thứ ba; mức vay tối đa bằng 100% giá trị hàng hóa.

 

 

Nhóm danh mục máy, thiết bị được hỗ trợ lãi suất vốn vay bao gồm: Các loại máy làm đất, san phẳng đồng ruộng, gieo cấy, trồng, chăm sóc, thu hoạch lúa, ngô, cà phê, chè, mía; máy sấy nông sản, thủy sản; máy, thiết bị sản xuất muối sạch; máy, thiết bị sử dụng trong chăn nuôi; hệ thống thiết bị tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp; máy, thiết bị sử dụng sản xuất giống, nuôi trồng, thu hoạch thủy sản; máy, thiết bị chế biến sản phẩm từ phế và phụ phẩm nông nghiệp, thủy sản; các loại máy kéo, động cơ diezen sử dụng trong nông nghiệp, khai thác đánh bắt thủy sản; kho, thiết bị sử dụng chứa, bảo quản thóc, ngô quy mô hộ gia đình...

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014.
 

Ü Cơ cấu tổ chức:


THAY ĐỔI CƠ CẤU TỔ CHỨC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Ngày 11/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 156/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo đó, từ ngày 26/12/2013, cơ cấu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm 27 đơn vị trực thuộc, trong đó có 01 Vụ và 02 cơ sở đào tạo được thành lập mới (Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính; Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh và Học viện Ngân hàng). Đồng thời, Vụ Tín dụng cũng được đổi tên thành Vụ Tín dụng các ngành kinh tế; Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ và Trung tâm Thông tin tín dụng lần lượt được đổi tên thành Vụ Dự báo, thống kê và Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam. Các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước được phép thành lập phòng theo yêu cầu thực tế của công việc.

Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để
 

 

trình Chính phủ; tổ chức thống kê, thu thập thông tin về kinh tế, tiền tệ, ngân hàng trong nước và nước ngoài phục vụ việc nghiên cứu phân tích, dự báo diễn biến tiền tệ để xây dựng, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật; thực hiện quản lý Nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật; kiểm tra, thanh tra đối với các hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng và sử dụng các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia bao gồm: Tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia...

Nghị định này thay thế Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/08/2008 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/12/2013.


 

Ü Công nghiệp:

DÙNG HÓA CHẤT CẤM ĐỂ BẢO QUẢN THỰC PHẨM,
PHẠT ĐẾN 36 TRIỆU ĐỒNG

Ngày 12/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 163/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp, với mức phạt tiền tối đa là 100 triệu đồng trong lĩnh vực hóa chất và 200 triệu đồng trong lĩnh vực phân bón và vật liệu nổ công nghiệp.

Cụ thể, phạt tiền từ 08 - 10 triệu đồng đối với hành vi không có kho cất giữ hóa chất nguy hiểm, trừ trường hợp kinh doanh hóa chất nguy hiểm được vận chuyển trực tiếp đến kho của bên mua; phạt tiền từ 10 - 16 triệu đồng đối với tổ chức sử dụng hóa chất nguy hiểm trong sản xuất sản phẩm, hàng hóa không đúng mục đích đã đăng ký hoặc không thực hiện đăng ký sử dụng hóa chất nguy hiểm trước khi bắt đầu sử dụng; phạt tiền lần lượt từ 16 - 24 triệu đồng; 24 - 30 triệu đồng; 30 - 36 triệu đồng và 36 - 40 triệu đồng đối với tổ chức sử dụng hóa chất nguy hiểm
 
 

 

thuộc danh mục hóa chất cấm để sản xuất và bảo quản thức ăn gia súc; sản xuất các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; sản xuất và bảo quản thực phẩm và sản xuất thuốc chữa bệnh, sản phẩm hóa chất tiêu dùng theo quy định của pháp luật về hóa chất...

Ngoài các mức phạt tiền nêu trên, tùy theo tính chất, mức độ từng hành vi vi phạm, cá nhân, tổ chức còn có thể bị đình chỉ sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất nguy hiểm từ 01 - 03 tháng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất từ 01 - 03 tháng; buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; buộc đưa ra khỏi Việt Nam...

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/12/2013.
 

Ü Nông nghiệp-Lâm nghiệp:

SĂN, BẮN ĐỘNG VẬT RỪNG TRÁI PHÉP,
PHẠT TỐI ĐA 500 TRIỆU ĐỒNG

Đây là nội dung của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 11/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Theo đó, mức phạt tiền đối với hành vi săn, bắn, bẫy, bắt; nuôi, nhốt, lấy dẫn xuất từ động vật rừng; giết động vật rừng trái quy định của pháp luật có tang vật vi phạm dao động từ 500.000 đồng - 500 triệu đồng, tùy thuộc vào loại động vật rừng và giá trị của chúng. Cụ thể, mức phạt tối đa 400 - 500 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi có tang vật vi phạm là động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 270 triệu đồng hoặc thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB (nhóm hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại) có giá trị từ trên 160 triệu đồng; nuôi trái phép từ trên 08 cá thể động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý hiếm nhóm IB (nhóm nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại).

 

 

Ngoài phạt tiền, hành vi vi phạm nêu trên còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như: Tịch thu tang vật; tịch thu công vụ, phương tiện vi phạm và tước quyền sử dụng Giấy phép sử dụng súng săn, Giấy chứng nhận về nuôi động vật rừng từ 06 -12 tháng.

Đồng thời, Nghị định cũng chỉ rõ, hành vi mang dụng cụ thủ công, cơ giới vào rừng để săn bắt động vật rừng; đưa súc vật kéo, mang dụng cụ thủ công vào rừng để khai thác, chế biến lâm sản, khoáng sản trái phép… bị phạt từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng; hành vi đốt lửa, sử dụng lửa ở các khu rừng dễ cháy, thảm thực vật khô nỏ vào mùa hanh khô; đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh; đốt nương, rẫy, đồng ruộng trái phép ở trong rừng, ven rừng… bị phạt từ 02 - 03 triệu đồng…

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/12/2013 và thay thế Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009.
 

Ü Hàng hải:


KHÔNG GHI SỐ HIỆU TÀU THUYỀN, PHẠT ĐẾN 10 TRIỆU ĐỒNG

Ngày 12/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 162/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với mức phạt tiền tối đa 01 tỷ đồng đối với cá nhân và 02 tỷ đồng đối với tổ chức.

Cụ thể, phạt tiền từ 01 - 05 triệu đồng đối với hành vi không treo cờ hiệu hoặc treo cờ hiệu không đúng quy định; phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng đối với tàu khách không có bảng nội quy đặt ở những nơi quy định trên tàu; bố trí hoặc để cho hành khách ngồi không đúng nơi quy định; phạt tiền lần lượt từ 08 - 10 triệu đồng; 20 - 30 triệu đồng; 50 - 80 triệu đồng và 80 - 100 triệu đồng đối với hành vi không ghi rõ tên, số hiệu, số IMO, cảng đăng ký, vạch dấu mớn nước an toàn của tàu thuyền theo quy định hoặc cung cấp không đầy đủ giấy tờ về hàng hóa nguy hiểm được vận chuyển trên tàu theo quy định; dừng lại, neo đậu trái phép trong nội thủy,
 

 

lãnh hải Việt Nam; hoạt động khai thác khoáng sản, vận chuyển xăng, dầu, hóa chất, chất phóng xạ và các chất độc hại khác trên biển không có kế hoạch, nhân lực, trang thiết bị bảo đảm phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và hành vi đi vào vùng cấm hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam...

Mức phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng này cũng được áp dụng đối với các hành vi thu thập thông tin trái phép liên quan đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam; cản trở hoạt động giao thông hàng hải, đánh bắt, nuôi trồng hải sản trên các vùng biển, đảo, thềm lục địa của Việt Nam và tàu ngầm, phương tiện đi ngầm của nước ngoài không ở trạng thái nổi trên mặt nước khi hoạt động trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam...

Nghị định này thay thế Nghị định số 137/2004/NĐ-CP ngày 16/06/2004 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014.


KHÔNG ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN TRÊN 15 TUỔI

Ngày 12/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 161/2013/NĐ-CP về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển. Trong đó quy định tàu biển đã qua sử dụng đăng ký lần đầu tại Việt Nam phải không quá 15 tuổi, riêng tàu khách không quá 10 tuổi. Đối với tàu biển thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức nước ngoài được bán đấu giá tại Việt Nam theo quyết định cưỡng chế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì không áp dụng yêu cầu giới hạn về tuổi của tàu biển.

Bên cạnh đó, tàu biển nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam mua theo phương thức vay mua hoặc thuê mua thì sau thời hạn đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài phải được chuyển đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam nếu tại thời điểm ký hợp đồng vay, thuê mua có tuổi tàu phù hợp với quy định trên.

Cũng theo Nghị định này, việc mua, bán tàu biển giữa doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước với tổ chức, cá nhân phải tuân theo hình thức nhất định. Cụ thể, mua, bán tàu biển với tổ chức, cá nhân nước ngoài 

 

phải được thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh theo thông lệ quốc tế với ít nhất 03 người chào hàng là chủ sở hữu hoặc người môi giới; với tổ chức, cá nhân Việt Nam phải được thực hiện bằng hình thức đấu giá hoặc chào hàng cạnh tranh. Đối với dự án đóng mới tàu biển của doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước cũng phải được thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh với ít nhất 03 nhà máy đóng tàu hoặc đại diện nhà máy đóng tàu.

Hình thức mua, bán, đóng mới tàu biển của doanh nghiệp không có vốn Nhà nước hoặc của tổ chức, cá nhân do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự quyết định.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014 và bãi bỏ các Nghị định trước đây quy định về đăng ký và mua bán tàu biển.
 

 

  • Chi tiết của bản tin này được đăng tải đầy đủ trên website LuatVietnam www.luatvietnam.vn    
  • Quý khách sẽ nhận được nội dung toàn văn các văn bản trong bản tin và nhiều văn bản khác khi tham gia dịch vụ Tra cứu văn bản mới của LuatVietnam, hoặc sử dụng dịch vụ LuatVietnam-SMS gửi tin nhắn đến 6689.
  • Mọi yêu cầu cung cấp văn bản, xin liên hệ với [email protected]
  • Quý khách có thể tham khảo mọi thông tin về dịch vụ LuatVietnam tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

Cảm ơn Quý khách đã dành thời gian đọc bản tin của chúng tôi!

Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM LUẬT VIỆT NAM - CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ INCOM
Tại Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà TechnoSoft, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 04.37833688 - Fax: 04.37833699
Tại TP.HCM:
Tòa nhà Hà Phan, số 456 Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. HCM - Tel: 08. 39950724
Email: [email protected]

 

Lưu ý:

* Bản tin tóm tắt nội dung văn bản chỉ mang tính tổng hợp, không có giá trị áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Để hiểu đầy đủ và chính xác quy định pháp luật, khách hàng cần tìm đọc nội dung chi tiết toàn văn văn bản.

* Nếu không muốn tiếp tục nhận bản tin, phiền Quý khách hàng vui lòng click vào đường link dưới đây https://luatvietnam.vn/huy-dang-ky-nhan-ban-tin.html. Quý vị sẽ nhận được yêu cầu xác nhận lần cuối cùng trước khi huỷ bỏ địa chỉ email của mình khỏi danh sách.