Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Số 43.2011 (552) ngày 25/10/2011
SỐ 43 (552) - THÁNG 10/2011
* LuatVietnam - website cung cấp dịch vụ tra cứu Văn bản pháp luật tiếng Việt và tiếng Anh, hoạt động từ tháng 10/2000 - nơi hỗ trợ Quý khách hàng tìm văn bản và các thông tin liên quan ĐẦY ĐỦ - CHÍNH XÁC - NHANH NHẤT!
* Thông tin chi tiết về dịch vụ của LuatVietnam, xin Quý khách vui lòng tham khảo tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn
# | KÝ HIỆU | VĂN BẢN |
| Trong số này: | |
CHÍNH PHỦ |
| ||||
1 | Nghị định 97/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra |
| * Cấm thanh tra viên thanh tra đơn vị có người thân làm lãnh đạo, quản lý | Trang 2 | |
2 | Nghị định 96/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh |
| * Phạt đến 20 triệu đồng hành vi đưa, nhận hối lộ trong khám, chữa bệnh | Trang 2 | |
3 | Nghị định 95/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ… |
| * Phạt đến 500 triệu khi niêm yết giá hàng hóa, giá đất bằng vàng, ngoại tệ | Trang 2 | |
4 | Nghị định 94/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 147/2003/NĐ-CP ngày 02/12/2003 của Chính phủ… |
| * Cấm áp dụng phương pháp cai nghiện chưa được cấp phép | Trang 3 | |
5 | Nghị định 93/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định về xử lý vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế |
| * Quảng cáo thực phẩm chức năng là thuốc bị phạt đến 40 triệu đồng | Trang 3 | |
6 | Nghị định 92/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế |
| * Phạt đến 30 triệu đồng doanh nghiệp không đóng BHYT cho lao động | Trang 3 | |
7 | Nghị định 91/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em |
| * Từ chối khám, chữa bệnh cho trẻ em bị phạt tối đa 10 triệu đồng | Trang 4 | |
8 | Quyết định 57/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố… |
| * Thủ tướng kiện toàn Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia | Trang 4 | |
9 | Quyết định 55/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về danh mục doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng do Nhà nước nắm cổ phần… |
| * Nhà nước nắm trên 50% vốn của 5 doanh nghiệp viễn thông | Trang 4 | |
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
|
|
| ||
10 | Thông tư 46/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp theo hình thức vừa làm vừa học |
| * Đào tạo trung cấp kéo dài đến 4 năm | Trang 5 |
Nếu chưa sử dụng dịch vụ thuê bao của LuatVietnam, để nhận được văn bản yêu cầu, Quý khách cần soạn tin theo cấu trúc:
VB Sốvănbản gửi 6689
VD: Muốn xem nội dung Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, soạn tin: VB 71/2010/ND-CP gửi 6689.
Hiện chúng tôi đã có Danh sách văn bản mới tháng 09/2011, để nhận được danh sách này qua email, bạn cần soạn tin nhắn theo cấu trúc: VB DS09/2011 Emailnhận gửi đến 6689.
TÓM TẮT VĂN BẢN:
CẤM THANH TRA VIÊN THANH TRA ĐƠN VỊ CÓ | ||
Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra không được tham gia hoặc phải từ chối tham gia Đoàn thanh tra, tiến hành thanh tra độc lập trong trường hợp vợ (hoặc chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình, của vợ (hoặc của chồng) là đối tượng thanh tra hoặc giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra. Đây là một trong các hành vi bị nghiêm cấm đối với thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra được quy định tại Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra. Nghị định cũng có các quy định cụ thể về 03 ngạch thanh tra là: Thanh tra viên, thanh tra viên chính và thanh tra viên cao cấp; chức trách, nhiệm vụ, năng lực, | yêu cầu về trình độ và thâm niên công tác đối với các ngạch thanh tra này. Công chức được xem xét, bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra trong 02 trường hợp: Công chức giữ các ngạch chuyên viên và tương đương, chuyên viên chính và tương đương, chuyên viên cao cấp và tương đương đang công tác trong các cơ quan thanh tra nhà nước có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyển sang các ngạch thanh tra tương ứng; Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch thanh tra viên lên thanh tra viên chính hoặc kỳ thi nâng ngạch thanh tra viên chính lên thanh tra viên cao cấp… Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2011 và thay thế Nghị định số 100/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007. |
PHẠT ĐẾN 20 TRIỆU ĐỒNG HÀNH VI ĐƯA, NHẬN | ||
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 96/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh; khung hình phạt tối đa đối với các vi phạm hành chính này được tăng lên mức 40 triệu đồng, thay cho mức 30 triệu đồng quy định trước đây. Đáng chú ý là Nghị định bổ sung thêm mức phạt từ 15 đến 20 triệu đồng đối với hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức phạt là từ 2 đến 5 triệu đồng áp dụng với hành vi lạm dụng nghề nghiệp để quấy rối tình dục người bệnh; trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh bằng tiếng Việt nhưng chưa được công nhận là biết tiếng Việt thành thạo hoặc bằng ngôn ngữ |
| khác không phải là tiếng Việt mà chưa được đăng ký sử dụng. Các hành vi thuê, mượn chứng chỉ hành nghề để hành nghề; cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề chịu mức phạt lên đến 20 triệu đồng. Mức phạt cao nhất là 40 triệu đồng được áp dụng đối với một trong các hành vi: Mang thai hộ; sinh sản vô tính; hành vi cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời… Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2011; bãi bỏ các Điều từ 25 đến 32 của Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/04/2005 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. |
PHẠT ĐẾN 500 TRIỆU KHI NIÊM YẾT GIÁ HÀNG HÓA, | ||
Việc hoạt động ngoại hối mà không được cấp giấy phép hoặc giấy phép hết thời hạn hoặc bị đình chỉ; thực hiện dịch vụ kiều hối không phép; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ, vàng không có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước; niêm yết giá, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất bằng ngoại tệ, vàng không đúng quy định của pháp luật sẽ bị phạt đến 500 triệu đồng thay vì 70 triệu đồng như quy định cũ. Đây là một trong các nội dung của Nghị định số 95/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Ngoài ra, mức phạt tiền đối với hành vi cho vay, cho thuê tài chính hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ; chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài và vào Việt Nam; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ với người nước ngoài; mua, bán, |
| thanh toán ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật có thể bị phạt tới 100 triệu đồng. Điểm đáng chú ý là nếu như trước đây, các vi phạm nêu trên chỉ phải chịu mức phạt tối đa đến 12 triệu đồng, thì với việc ban hành Nghị định mới, mức phạt được tăng lên đến 100 triệu đồng. Điều này được giới chuyên gia nhận định là một trong những biện pháp mạnh tay của Chính phủ nhằm kiểm soát chặt hoạt động ngoại hối. Không dừng lại ở đó, Nghị định còn bổ sung mức phạt 100 triệu đồng áp dụng đối với cả các hành vi thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng vàng với nhau; kinh doanh, mua, bán vàng không đúng quy định của pháp luật. Các sửa đổi, bổ sung này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2011. |
CẤM ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CAI NGHIỆN CHƯA ĐƯỢC CẤP PHÉP | ||
Ngày 18/10/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02/12/2003 quy định về điều kiện, thủ tục cấp phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện. Tại Nghị định số 147/2003/NĐ-CP chỉ quy định 03 hành vi bị nghiêm cấm là: Tổ chức cơ sở cai nghiện trái pháp luật; Cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng hoặc sử dụng Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy vào các mục đích khác; Xâm phạm tính mạng, danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ, tài sản của người đang cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện. Với việc ban hành Nghị định mới, Chính phủ đã bổ sung thêm 04 hành vi bị nghiêm cấm: Cấm cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện áp dụng các phương pháp điều trị, sử dụng thuốc để điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy khi chưa được Bộ Y tế cấp phép; Thực hiện cai nghiện ma túy vượt quá phạm vi hoạt động được ghi trong giấy phép; Quảng cáo không đúng hoặc quá phạm vi hoạt động được ghi |
| trong giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện; Sử dụng đất đai của cơ sở cai nghiện sai mục đích. Ngoài ra, quy định mới cũng phân định rõ ràng về điều kiện đối với người đứng đầu cơ sở cai nghiện và người phụ trách chuyên môn của cơ sở cai nghiện. Cụ thể, người đứng đầu cơ sở cai nghiện phải là người đã có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và đã được tập huấn về công tác cai nghiện ma túy. Người phụ trách chuyên môn của cơ sở cai nghiện là bác sĩ, được cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực tâm thần hoặc trong lĩnh vực điều trị hỗ trợ cai nghiện, có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh từ đủ 36 tháng trở lên, trong đó có thời gian trực tiếp làm công tác cai nghiện từ đủ 12 tháng trở lên… Các sửa đổi, bổ sung này có hiệu lực thi hành từ ngày 02/12/2011; các cơ sở được cấp phép trước ngày 02/12/2011 thì chậm nhất sau một năm phải bổ sung hoàn thiện theo quy định của Nghị định này. |
QUẢNG CÁO THỰC PHẨM CHỨC NĂNG LÀ THUỐC | ||
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 93/2011/NĐ-CP ngày 18/10/2011 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; trong đó, mức phạt tiền tối đa đối với các vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực này là 40 triệu đồng. Cụ thể, mức phạt tiền tối đa áp dụng đối với các hành vi tẩy xóa hoặc sửa chữa các nội dung về hạn sử dụng, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, tính năng, công dụng trên nhãn thuốc so với hồ sơ đã được phê duyệt; cơ sở bán buôn thực hiện hành vi bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc không đúng đối tượng sử dụng hoặc cơ sở không có chức năng kinh doanh thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc theo quy định. Đáng chú ý, đây cũng là mức phạt dành cho các thông tin quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và các sản phẩm không phải là thuốc với nội dung không rõ ràng khiến người tiêu dùng hiểu nhầm đó là thuốc. |
| Ngoài ra, các cơ sở, doanh nghiệp bán thuốc thực hiện một trong các hành vi như: Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ giá các mặt hàng thuốc đang bày bán hoặc niêm yết không đúng quy định, bán thuốc cao hơn giá niêm yết, không thông báo cho khách hàng giá thuốc đã kê khai thì bị phạt tiền từ 5 đến 10 triệu. Hành vi thay đổi bao bì hoặc nhãn thuốc mà không được Bộ Y tế đồng ý bằng văn bản; kinh doanh thuốc không còn nguyên vẹn bao bì hoặc nhãn thuốc có nội dung và hình thức không như hồ sơ đã được phê duyệt bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng… Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2011; bãi bỏ các Điều từ 19 đến 24 và các Điều từ 32 đến 44 của Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/04/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. |
PHẠT ĐẾN 30 TRIỆU ĐỒNG DOANH NGHIỆP KHÔNG | ||
Ngày 17/10/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2011/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế (BHYT) với nhiều mức phạt nặng khi cá nhân, doanh nghiệp trốn đóng BHYT. Cụ thể, doanh nghiệp, tổ chức không đóng bảo hiểm cho toàn bộ số người lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế có mức phạt thấp nhất là 500.000 đồng khi vi phạm đến 10 lao động; mức phạt từ 1 đến 5 triệu đồng nếu vi phạm từ 11 đến 50 lao động… và mức phạt tối đa có thể lên đến 30 triệu đồng khi doanh nghiệp, tổ chức không đóng bảo hiểm cho từ 1.001 lao động trở lên. Doanh nghiệp, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là: Buộc đóng BHYT cho toàn bộ số người lao động có trách nhiệm tham gia BHYT theo quy định; buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng tham gia BHYT đã phải tự chi trả; buộc nộp |
| số tiền chưa đóng và lãi phát sinh của số tiền chưa đóng, chậm đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT. Đối với hành vi đóng bảo hiểm y tế không đủ số người có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1 triệu đồng khi vi phạm không đóng BHYT đối với mỗi người lao động. Trong công tác tổ chức khám, chữa bệnh, giám định BHYT, nếu lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc mà thực tế không có người bệnh nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 24 triệu đồng; kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng bị phạt từ 300.000 đồng đến 40 triệu đồng… Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2011. |
TỪ CHỐI KHÁM, CHỮA BỆNH CHO TRẺ EM BỊ PHẠT | ||
Ngày 17/10/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Theo Nghị định này, các hành vi từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em theo quy định hoặc trong trường hợp cấp cứu; thu tiền khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới 06 tuổi trái với quy định của pháp luật có thể bị phạt đến 10 triệu đồng. Đây cũng là mức phạt đối với cha mẹ bỏ rơi con sau khi sinh; cha, mẹ hoặc người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ em nơi công cộng hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, không quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em. |
| Cũng trong Thông tư này, phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với 01 trong các hành vi tập hợp, chứa chấp trẻ em lang thang để bán vé số, sách, báo, tranh, ảnh, bán hàng rong hoặc các hoạt động khác nhằm mục đích trục lợi. Đối với nhóm hành vi sản xuất, lưu hành, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ, phát tán, quảng cáo đồ chơi, trò chơi kích động bạo lực, đồi trụy, kinh dị, có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em; viết, dịch, sao chép, sản xuất, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ, phát tán, quảng cáo sản phẩm có tính chất khiêu dâm trẻ em, mức phạt cũng lên đến 20 triệu đồng… Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 02/12/2011. |
THỦ TƯỚNG KIỆN TOÀN ỦY BAN AN TOÀN GIAO THÔNG QUỐC GIA | ||
Ngày 18/10/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 57/2011/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia và Ban ATGT cấp tỉnh. Theo đó, Ủy ban ATGT Quốc gia là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng chỉ đạo và giúp Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành và các địa phương thực hiện các chiến lược, đề án quốc gia về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và các giải pháp liên ngành nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong phạm vi cả nước. Bộ Giao thông vận tải là cơ quan thường trực của Ủy ban có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ủy ban, sử dụng các cơ quan, đơn vị chức năng trực thuộc Bộ để thực hiện các nhiệm vụ của Ủy ban. |
| Ủy ban ATGT Quốc gia và Ban ATGT cấp tỉnh làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm cá nhân của các thành viên trước Chủ tịch Ủy ban, Trưởng Ban ATGT cấp tỉnh. Ủy ban ATGT Quốc gia và Ban ATGT cấp tỉnh họp định kỳ mỗi quý một lần; khi cần thiết Chủ tịch Ủy ban hoặc Trưởng Ban ATGT cấp tỉnh có thể triệu tập họp bất thường. Các thành viên Ủy ban, Ban Thường trực, Ban ATGT cấp tỉnh làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định của Nhà nước. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 35/2010/QĐ-TTg ngày 08/042010; bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quyết định này. |
NHÀ NƯỚC NẮM TRÊN 50% VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG | ||
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 55/2011/QĐ-TTg ngày 14/10/2011 ban hành Danh mục các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng do Nhà nước nắm cổ phần trên 50% vốn điều lệ, hoặc có phần vốn góp trên 50% vốn điều lệ. Theo Quyết định này, có 05 doanh nghiệp thuộc Danh mục trên gồm: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty TNHH một thành viên Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam (Vishipel), |
| Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu (Gtel), Công ty cổ phần Viễn thông Đông Dương (Indochina Telecom). Căn cứ tình hình cụ thể từng thời kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan chịu trách nhiệm đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các doanh nghiệp thuộc Danh mục nêu trên. Quyết định sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2011. |
ĐÀO TẠO TRUNG CẤP KÉO DÀI ĐẾN 4 NĂM | ||
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Thông tư số 46/2011/TT-BGDĐT ngày 17/10/2011 ban hành Quy chế đào tạo trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) theo hình thức vừa làm vừa học. Trong đó, một trong những thay đổi quan trọng của Quy chế là thời gian đào tạo TCCN theo hình thức vừa làm vừa học có thể kéo dài từ 03 đến 04 năm học đối với người đã có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở thay vì chỉ kéo dài 03 năm như quy định cũ. Thời gian đào tạo vẫn là 02 năm học đối với người đã có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương. Tuy nhiên thời gian này lại giảm xuống chỉ còn từ 1 đến 1,5 năm học (quy định cũ là 1,5 năm học) đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương, đồng thời có chứng chỉ tốt |
| trình độ sơ cấp trở lên của giáo dục nghề nghiệp. Cũng theo Thông tư này, hiệu trưởng chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo cho khóa học và lựa chọn hình thức tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy cho phù hợp với điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. Đầu khoá học, nhà trường phải thông báo cho giáo viên và học sinh về quy chế đào tạo; nội dung và kế hoạch học tập của chương trình đào tạo; nội dung chương trình đào tạo cho từng học kỳ; danh sách các học phần bắt buộc và học phần tự chọn, hình thức thi các học phần; quyền lợi và nghĩa vụ của học sinh. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 10/01/2012 và thay thế Quyết định số 13/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/04/2006. |
- Chi tiết của bản tin này được đăng tải đầy đủ trên website LuatVietnam www.luatvietnam.vn
- Quý khách sẽ nhận được nội dung toàn văn các văn bản trong bản tin và nhiều văn bản khác khi tham gia dịch vụ Tra cứu văn bản mới của LuatVietnam, hoặc sử dụng dịch vụ LuatVietnam-SMS gửi tin nhắn đến 6689.
- Mọi yêu cầu cung cấp văn bản, xin liên hệ với [email protected]
- Quý khách có thể tham khảo mọi thông tin về dịch vụ LuatVietnam tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn
Cảm ơn Quý khách đã dành thời gian đọc bản tin của chúng tôi!
Mọi chi tiết xin liên hệ:
TRUNG TÂM LUẬT VIỆT NAM - CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ INCOM
Tại Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà TechnoSoft, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 04.37833688 - Fax: 04.37833699
Tại TP.HCM: Tòa nhà Hà Phan, số 456 Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. HCM - Tel: 08. 39950724
Email: [email protected]
Lưu ý:
* Bản tin tóm tắt nội dung văn bản chỉ mang tính tổng hợp, không có giá trị áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Để hiểu đầy đủ và chính xác quy định pháp luật, khách hàng cần tìm đọc nội dung chi tiết toàn văn văn bản.
* Nếu không muốn tiếp tục nhận bản tin, phiền Quý khách hàng vui lòng click vào đường link dưới đây https://luatvietnam.vn/huy-dang-ky-nhan-ban-tin.html. Quý vị sẽ nhận được yêu cầu xác nhận lần cuối cùng trước khi huỷ bỏ địa chỉ email của mình khỏi danh sách.