Số 42.2011 (551) ngày 18/10/2011

 

SỐ 42 (551) - THÁNG 10/2011

* LuatVietnam - website cung cấp dịch vụ tra cứu Văn bản pháp luật tiếng Việt và tiếng Anh, hoạt động từ tháng 10/2000 - nơi hỗ trợ Quý khách hàng tìm văn bản và các thông tin liên quan ĐẦY ĐỦ - CHÍNH XÁC - NHANH NHẤT!
* Thông tin chi tiết về dịch vụ của LuatVietnam, xin Quý khách vui lòng tham khảo tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

#

KÝ HIỆU

VĂN BẢN

 

Trong s này:

CHÍNH PHỦ

 

1

90/2011/NĐ-CP

Nghị định 90/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp

 

* Có tối thiểu 20% vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp được phát hành trái phiếu

Trang 2

2

89/2011/NĐ-CP

Nghị định 89/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 87/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009…

 

* Giảm thời hạn cấp phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế

Trang 2

3

1780/QĐ-TTg

Quyết định 1780/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các Khu công nghiệp đến năm 2015…

 

* Mục tiêu đến 2015, 50% doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Trang 2

4

54/2011/QĐ-TTg

Quyết định 54/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 của doanh nghiệp…

 

* Hàng loạt doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế TNDN thêm 1 năm

Trang 3

BỘ TÀI CHÍNH

 

 

 

5

139/2011/TT-BTC

Thông tư 139/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 12/2010/TT-BTC ngày 20/01/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn…

 

* Bổ sung hàng hóa dễ cháy, nổ vào danh mục hàng hóa dễ bị hư hỏng

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

 

6

45/2011/TT-BGDĐT

Thông tư 45/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non

 

* Quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục mầm non

Trang 3

7

44/2011/TT-BGDĐT

Thông tư 44/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục

 

* Nới lỏng thời gian thỉnh giảng của giáo viên, giảng viên

Trang 4

BỘ VĂN HÓA - THỂ THAO VÀ DU LỊCH

 

 

 

8

12/2011/TT-BVHTTDL

Thông tư 12/2011/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu…

 

* Giảm điều kiện công nhận khu dân cư văn hóa

Trang 4

LIÊN BỘ

 

 

 

9

140/2011/TTLT-BTC-LĐTBXH

Thông tư liên tịch 140/2011/TTLT-BTC-LĐTBXH của Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí…

 

* Hướng dẫn tài chính Chương trình quốc gia an toàn, vệ sinh lao động

Trang 4

10

26/2011/TTLT-BLĐTBXH-BQP

Thông tư liên tịch 26/2011/TTLT-BLĐTBXH-BQP của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn thực hiện thí điểm…

 

* Viettel được giao đơn giá tiền lương ổn định là 230 đồng/1.000 đồng

Trang 5

 

Nếu chưa sử dụng dịch vụ thuê bao của LuatVietnam, để nhận được văn bản yêu cầu, Quý khách cần soạn tin theo cấu trúc:
VB
  Sốvănbản gửi 6689

VD: Muốn xem nội dung Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, soạn tin: VB 71/2010/ND-CP gửi 6689.

Hiện chúng tôi đã có Danh sách văn bản mới tháng 09/2011, để nhận được danh sách này qua email, bạn cần soạn tin nhắn theo cấu trúc: VB DS09/2011 Emailnhận gửi đến 6689.

TÓM TẮT VĂN BẢN:

CÓ TỐI THIỂU 20% VỐN CHỦ SỞ HỮU, DOANH NGHIỆP
ĐƯỢC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU

Khi phát hành trái phiếu để đầu tư cho các chương trình, dự án, doanh nghiệp phát hành phải đảm bảo duy trì tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu là 20% trong tổng mức đầu tư của chương trình, dự án là 01 trong các nguyên tắc phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã được Chính phủ quy định tại Nghị định số 90/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011.

Trái phiếu doanh nghiệp bao gồm 03 loại hình là: Trái phiếu không chuyển đổi; trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Trái phiếu doanh nghiệp có kỳ hạn từ 01 năm trở lên; mệnh giá tối thiểu của trái phiếu vẫn giống như quy định trước đây là 100.000 đồng và các mệnh giá khác là bội số của 100.000 đồng.

Về điều kiện phát hành đối với loại trái phiếu không chuyển đổi, doanh nghiệp phát hành phải có thời gian hoạt động tối thiểu là 01 năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động; kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm liền kề trước năm phát hành trái phiếu phải có lãi theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán; đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn và các hạn chế khác về

 

đảm bảo an toàn trong hoạt động đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại pháp luật chuyên ngành và có phương án phát hành trái phiếu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận.

Đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền, ngoài việc đáp ứng các điều kiện nêu trên, doanh nghiệp phát hành còn phải thuộc đối tượng được phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền; đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành và các đợt phát hành phải cách nhau ít nhất 06 tháng… 

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2011 và thay thế Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/05/2006 và nội dung phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế quy định tại Nghị định số 53/2009/NĐ-CP ngày 04/06/2009; những quy định tại các văn bản khác trước đây về phát hành trái phiếu doanh nghiệp trái với quy định tại Nghị định này đều bị bãi bỏ.
 

GIẢM THỜI HẠN CẤP PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI
ĐA PHƯƠNG THỨC QUỐC TẾ

Ngày 10/10/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về vận tải đa phương thức.

Theo đó, thời hạn cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức được giảm từ 10 ngày làm việc xuống chỉ còn 07 ngày làm việc. Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp.

 

Nghị định cũng bổ sung quy định: Trong trường hợp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trực tiếp hoặc ngày đến ghi trên dấu bưu điện, Bộ Giao thông Vận tải có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Các sửa đổi, bổ sung này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/11/2011.

MỤC TIÊU ĐẾN 2015, 50% DOANH NGHIỆP
ĐẠT CHUẨN VĂN HÓA

Xây dựng đời sống văn hóa của công nhân ở các khu công nghiệp gắn với xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao hoạt động thường xuyên, chất lượng, hiệu quả; đội ngũ công nhân có nếp sống văn hóa lành mạnh, có tác phong làm việc công nghiệp, năng suất, chất lượng và hiệu quả; từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của công nhân… là các mục tiêu chính trong Đề án Xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp đến năm 2015 đã được Thủ tướng ban hành trong Quyết định số 1780/QĐ-TTg ngày 12/10/2011.

Mục tiêu cụ thể của Đề án đến năm 2015 là: 70% công nhân và người sử dụng lao động ở các khu công nghiệp được phổ biến pháp luật về xây dựng đời sống văn hóa; 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch phát triển thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân; 50% công

 

nhân ở các khu công nghiệp tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao và 50% “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.

Đến năm 2020 tiếp tục duy trì, củng cố và nâng cao các mục tiêu đạt được trong giai đoạn 2011 - 2015; 100% công nhân và người sử dụng lao động ở các khu công nghiệp được phổ biến pháp luật về xây dựng đời sống văn hóa; trên 70% công nhân ở các khu công nghiệp tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao và 80% “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, Thủ tướng giao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ trì thực hiện Đề án.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

HÀNG LOẠT DOANH NGHIỆP ĐƯỢC GIA HẠN NỘP
THUẾ TNDN THÊM 1 NĂM

Thủ tướng vừa đồng ý gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 trong thời gian 01 năm, kể từ ngày đến thời hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế của doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, hợp tác xã có thu nhập từ hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử và từ hoạt động thi công, xây dựng, lắp đặt công trình hạ tầng kinh tế - xã hội trong Quyết định số 54/2011/QĐ-TTg ngày 11/10/2011.

Cụ thể, thời gian gia hạn nộp thuế đối với số thuế tính tạm nộp của Quý I/2011 chậm nhất đến ngày 30/04/2012; Quý II/2011 chậm nhất đến ngày 30/07/2012; Quý III/2011 chậm nhất đến ngày 30/10/2012 và Quý IV/2011 chậm nhất không quá ngày 31/03/2013.

Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là doanh nghiệp có tổng số lao động sử dụng thường xuyên bình quân năm 2011 trên 300 người, không kể lao động có hợp đồng ngắn hạn dưới 03 tháng; doanh nghiệp tổ chức theo mô hình công ty mẹ - con thì số lao động của công ty mẹ không bao gồm số lao động của công ty con.

 

Hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử được xác định theo quy định tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007.

Hoạt động thi công, xây dựng công trình hạ tầng kinh tế - xã hội bao gồm thi công, xây dựng, lắp đặt: nhà máy nước, điện, công trình truyền tải, phân phối điện, hệ thống cấp thoát nước, đường bộ, đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, sân bay, nhà ga, bến xe, xây trường học, bệnh viện, các công trình văn hóa thể thao, hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn, công trình thông tin liên lạc, công trình thủy lợi phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 30/11/2011; trường hợp trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã kê khai, nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn của các Quý I, II và Quý III/2011 vào ngân sách Nhà nước thì được tính bù vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo.
 

BỔ SUNG HÀNG HÓA DỄ CHÁY, NỔ VÀO DANH MỤC
HÀNG HÓA DỄ BỊ HƯ HỎNG

Ngày 10/10/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 139/2011/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 12/2010/TT-BTC ngày 20/01/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng và quản lý số tiền thu được từ xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính.

Trong đó, Thông tư bổ sung các loại hàng hoá dễ cháy, nổ (xăng, dầu, ga, khí hoá lỏng và các chất dễ cháy, nổ khác) vào danh mục các hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng. Các loại hàng hoá dễ cháy, nổ này, chỉ được bán cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Cũng trong Thông tư này, còn có các bổ sung về quản lý, sử dụng các chi phí thực tế cho việc tổ chức bán đấu giá tài sản của Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc cơ quan của người ra quyết định tịch thu.

 

Cụ thể, căn cứ vào nội dung chi, mức chi và thực tế xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tại địa phương, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tỷ lệ % chi phí khoán cho Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản và cơ quan của người ra quyết định tịch thu trên giá trị của tài sản, hàng hoá bán được.

Mức khoán không vượt quá mức phí bán đấu giá do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và được áp dụng chung cho tất cả các cuộc bán đấu giá. Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, cơ quan của người ra quyết định tịch thu được chủ động sử dụng chi phí được khoán để chi cho các nội dung theo quy định tại Thông tư 137/2010/TT-BTC và không vượt quá mức khoán quy định…

Các sửa đổi, bổ sung này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2011.

QUY TRÌNH VÀ CHU KỲ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC MẦM NON

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Thông tư số 45/2011/TT-BGDĐT ngày 11/10/2011 ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục mầm non.

Mục đích kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non nhằm giúp nhà trường xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn, để xây dựng kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường; để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá và công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Việc kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non được thực hiện theo quy

 

trình gồm các bước như sau: Tự đánh giá của trường mầm non; đăng ký đánh giá ngoài và đăng ký công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của trường mầm non; đánh giá ngoài trường mầm non và công nhận trường mầm non đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục.

Chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non là 05 năm, tính từ thời gian ký quyết định cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục; trường mầm non đạt cấp độ 1 theo Quy định này, sau ít nhất 2 năm học, được đăng ký đánh giá để nâng lên cấp độ 2.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/11/2011.

NỚI LỎNG THỜI GIAN THỈNH GIẢNG CỦA
GIÁO VIÊN, GIẢNG VIÊN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10/10/2011 ban hành Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Thỉnh giảng là việc cơ sở giáo dục mời nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo đến để giảng dạy các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học; giảng dạy các chuyên đề; hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp; hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ; hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục và tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo.

Nếu như trước đây, thời gian thỉnh giảng trong một năm học tại các cơ sở giáo dục đại học của một nhà giáo, nhà khoa học đang làm việc ở cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức quy định, nhưng không vượt quá 40% số giờ chuẩn định mức giảng dạy trong một năm học của chức danh giảng viên tương ứng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhưng đủ để dạy một môn học.

Thì với việc ban hành Thông tư này, tổng số giờ thỉnh giảng trong một năm học

 

của một nhà giáo thỉnh giảng không còn bị giới hạn trong 40% số giờ chuẩn nữa; tuy nhiên, tổng thời gian thỉnh giảng vẫn không được vượt quá tổng định mức giờ giảng dạy và giờ dạy thêm theo quy định của pháp luật đối với nhà giáo trong biên chế, nhà giáo cơ hữu thực hiện cùng nhiệm vụ.

Về điều kiện giáo viên tham gia thỉnh giảng các môn học, các chuyên đề được quy định trong chương trình để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 70 Luật Giáo dục; giáo viên thỉnh giảng là giáo viên trong biên chế, giáo viên cơ hữu của cơ sở giáo dục mầm non hoặc cơ sở giáo dục phổ thông thì phải đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên của cấp học mà nhà giáo đó thỉnh giảng.

Đối với việc giảng dạy chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học tại trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo viên thỉnh giảng phải đạt trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/12/2011 và thay thế cho Quyết định số 54/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/09/2008 ban hành Quy định về chế độ thỉnh giảng tại cơ sở giáo dục.
 

GIẢM ĐIỀU KIỆN CÔNG NHẬN KHU DÂN CƯ VĂN HÓA

Ngày 10/10/2011, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” (sau đây gọi chung là khu dân cư văn hóa) và tương đương.

Theo quy định tại Thông tư này, chỉ công nhận “Gia đình văn hóa”; khu dân cư văn hóa đối với những trường hợp có đăng ký thi đua. Danh hiệu “Gia đình văn hóa” do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn công nhận 01 lần/năm; công nhận và kèm theo Giấy công nhận 03 năm/lần. Khu dân cư văn hóa do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh/thành phố công nhận 03 năm/lần.

Tiêu chuẩn danh hiệu “Gia đình văn hóa” về cơ bản giống như quy định trước đây, tuy nhiên các tiêu chuẩn khu dân cư văn hóa được giảm xuống đáng kể về các

 

mặt: Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển; đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú; môi trường cảnh quan sạch đẹp; chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng.

Danh sách “Gia đình văn hóa” được công bố trên loa truyền thanh ở khu dân cư; được biểu dương tại “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” (ngày 18/11 hàng năm) ở khu dân cư; “Gia đình văn hóa” 3 năm, được ghi vào “Sổ truyền thống gia đình văn hóa” ở khu dân cư…

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 24/11/2011 và thay thế Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT/MTTW-BVHTT ngày 23/06/2006; bãi bỏ Quyết định số 62/2006/QĐ-BVHTT ngày 23/06/2006; bãi bỏ khoản V, Điều 2 Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07/06/2011.
 

HƯỚNG DẪN TÀI CHÍNH CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA
AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Ngày 14/10/2011, Liên bộ Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 140/2011/TTLT-BTC-LĐTBXH hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015.

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị có sử dụng nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án, hoạt động của Chương trình theo Quyết định số 2281/QĐ-TTg ngày 10/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015.

Nguồn vốn của Chương trình được hình thành từ ngân sách Nhà nước; Cụ thể, ngân sách Trung ương bảo đảm kinh phí cho các Bộ, cơ quan Trung ương thực hiện nhiệm vụ được giao; hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương, trong đó ưu

 

tiên các tỉnh trọng điểm cần giải quyết các vấn đề về an toàn, vệ sinh lao động. Ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ưu tiên bố trí ngân sách địa phương, lồng ghép với chương trình, hoạt động khác có liên quan trên địa bàn để bảo đảm thực hiện các mục tiêu của Chương trình.

Nguồn vốn của Chương trình còn được hình thành từ các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế theo các chương trình, dự án; nguồn kinh phí đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia Chương trình và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Cũng trong Thông tư này còn có quy định cụ thể về 17 nội dung và mức chi của Chương trình…

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2011 và áp dụng từ niên độ ngân sách 2011.
 

VIETTEL ĐƯỢC GIAO ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG ỔN ĐỊNH
LÀ 230 ĐỒNG/1.000 ĐỒNG

Liên bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 12/10/2011 hướng dẫn thực hiện thí điểm quản lý tiền lương đối với Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) giai đoạn 2011 - 2013 theo Nghị định số 65/2011/NĐ-CP ngày 29/07/2011.

Cụ thể, Thông tư cho phép, trong khi Chính phủ chưa có quy định mới hoặc Viettel chưa xây dựng được thang lương, bảng lương, phụ cấp lương thì Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và người lao động của Viettel tiếp tục xếp lương, phụ cấp lương theo quy định hiện hành.

Căn cứ quy định của pháp luật, điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức lao động, Viettel có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương làm căn cứ xếp lương, phụ cấp lương đối với người lao động. Thang lương, bảng lương, phụ cấp lương do Tập đoàn xây dựng phải báo cáo Bộ Quốc phòng có ý kiến trước khi thực hiện.

 

Đơn giá tiền lương đối với Viettel được giao ổn định trong giai đoạn 2011 - 2013 là 230 đồng/1.000 đồng tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương. Khi thực hiện đơn giá tiền lương ổn định theo quy định nêu trên, Viettel phải bảo đảm mức tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân. Lợi nhuận thực hiện hàng năm phải cao hơn lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề ít nhất 5% (lợi nhuận năm 2011 là gốc).

Cũng theo Thông tư này, Viettel được trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vào mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do Tổng Giám đốc quyết định sau khi có ý kiến của Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp, nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 26/11/2011; các quy định tại Thông tư này được thực hiện từ ngày 01/01/2011 đến hết ngày 31/12/2013.

 

  • Chi tiết của bản tin này được đăng tải đầy đủ trên website LuatVietnam www.luatvietnam.vn    
  • Quý khách sẽ nhận được nội dung toàn văn các văn bản trong bản tin và nhiều văn bản khác khi tham gia dịch vụ Tra cứu văn bản mới của LuatVietnam, hoặc sử dụng dịch vụ LuatVietnam-SMS gửi tin nhắn đến 6689.
  • Mọi yêu cầu cung cấp văn bản, xin liên hệ với [email protected]
  • Quý khách có thể tham khảo mọi thông tin về dịch vụ LuatVietnam tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

Cảm ơn Quý khách đã dành thời gian đọc bản tin của chúng tôi!

Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM LUẬT VIỆT NAM - CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ INCOM
Tại Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà TechnoSoft, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 04.37833688 - Fax: 04.37833699
Tại TP.HCM:
Tòa nhà Hà Phan, số 456 Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. HCM - Tel: 08. 39950724
Email: [email protected]

 

Lưu ý:

* Bản tin tóm tắt nội dung văn bản chỉ mang tính tổng hợp, không có giá trị áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Để hiểu đầy đủ và chính xác quy định pháp luật, khách hàng cần tìm đọc nội dung chi tiết toàn văn văn bản.

* Nếu không muốn tiếp tục nhận bản tin, phiền Quý khách hàng vui lòng click vào đường link dưới đây https://luatvietnam.vn/huy-dang-ky-nhan-ban-tin.html. Quý vị sẽ nhận được yêu cầu xác nhận lần cuối cùng trước khi huỷ bỏ địa chỉ email của mình khỏi danh sách.