Số 42.2007 (347) ngày 26/10/2007

 CHÍNH PHỦ


Tổ chức kinh doanh mạng viễn thông
(SMS: 501916)
- Ngày 24/10/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 164/2007/QĐ-TTg về việc tổ chức kinh doanh mạng viễn thông nội hạt của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Theo đó, VNPT không thành lập các Tổng công ty Viễn thông I, II, III. Hội đồng quản trị VNPT quyết định việc tổ chức lại các đơn vị kinh doanh viễn thông nội hạt được tách ra từ bưu điện các tỉnh, thành phố trước đây thành Viễn thông tỉnh, thành phố.
VNPT hoàn thành việc chia tách bưu chính, viễn thông và các công việc liên quan khác trong năm 2007 để Tổng công ty Bưu chính Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2008.
Cho phép thí điểm việc Viễn thông và Bưu điện tỉnh, thành phố được thành lập các chi nhánh để kinh doanh bưu chính và viễn thông nội hạt trên địa bàn địa phương đó…

Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
 

 TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO


Hướng dẫn thi hành Bộ luật Tố tụng Hình sự
(SMS: 501880)
- Ngày 02/10/2007, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã ra Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ năm “Thi hành bản án và quyết định của Toà án” của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Theo đó, trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị, kháng cáo…
Về thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành, trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị, kháng cáo…
Khi Viện kiểm sát có kháng nghị đối với văn bản thông báo không chấp nhận đề nghị hoãn chấp hành hình phạt tù vì lý do không xác đáng hoặc kháng nghị đối với quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù vì không có đầy đủ căn cứ, thì Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án phải xem xét kháng nghị của Viện kiểm sát. Nếu kháng nghị có căn cứ thì Chánh án Toà án phải ra quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù hoặc huỷ bỏ quyết định hoãn chấp hành hình phạt tù.
Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn, giảm chấp hành hình phạt, rút ngắn thời gian thử thách của án treo, Chánh án Toà án phải phân công một Thẩm phán phụ trách việc nghiên cứu hồ sơ đề nghị miễn, giảm. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Thẩm phán phải ấn định ngày mở phiên họp xét miễn, giảm và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát biết để cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp. Thời hạn mở phiên họp không được vượt quá mười ngày làm việc, kể từ ngày Thẩm phán ấn định ngày mở phiên họp. Trường hợp có tài liệu nào chưa đủ thì Thẩm phán yêu cầu cơ quan, tổ chức đề nghị bổ sung hoặc làm rõ thêm. Thời hạn mười ngày để xem xét hồ sơ đề nghị miễn, giảm chấp hành hình phạt, rút ngắn thời gian thử thách của án treo để ấn định ngày mở phiên họp được tính lại kể từ ngày Toà án nhận được tài liệu bổ sung hoặc ý kiến bằng văn bản về vấn đề cần được làm rõ thêm...
Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 03/11/2007.


Hướng dẫn áp dụng Bộ luật Hình sự
(SMS: 501879)
- Ngày 02/10/2007, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã ra Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt.
Theo đó, trường hợp trong bản án có tổng hợp hình phạt của nhiều tội thì căn cứ mức hình phạt để tính thời hiệu thi hành bản án hình sự là hình phạt chung của hình phạt chính nặng nhất; nếu có nhiều người bị kết án thì căn cứ vào mức hình phạt đối với từng người cụ thể để tính thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với họ; nếu có tổng hợp hình phạt của nhiều bản án, thì căn cứ vào mức hình phạt trong mỗi bản án cụ thể để tính thời hiệu thi hành mỗi bản án hình sự cụ thể đó mà không phải căn cứ vào mức tổng hợp hình phạt chung...
Người chưa thành niên bị phạt tù, nhưng chưa chấp hành được hai phần năm mức hình phạt đã tuyên, nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà sau khi được xét giảm, thời hạn chấp hành phần hình phạt tù còn lại không quá một năm thì được miễn chấp hành phần hình phạt tù còn lại...
Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì trong mọi trường hợp Toà án quyết định buộc họ phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới...
Trường hợp người bị xử phạt tù đã bị tạm giam thì lấy mức hình phạt tù trừ đi thời gian đã bị tạm giam để xác định mức hình phạt tù còn lại phải chấp hành. Thời gian thử thách trong trường hợp này bằng hai lần mức hình phạt tù còn lại phải chấp hành, nhưng không được dưới một năm và không được quá năm năm...

Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 03/11/2007.
 

 BỘ TÀI CHÍNH


Giảm thuế nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa
(SMS: 501911)
- Ngày 22/10/2007, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 86/2007/QĐ-BTC về việc qui định tạm thời mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Theo đó, các mặt hàng nằm trong diện giảm thuế gồm sữa thành phẩm và nguyên liệu sữa dùng để chế biến… Trong đó, sữa và kem chưa cô đặc, chưa pha thêm đường hoặc chất ngọt khác có thuế nhập khẩu 5%, thay cho mức cũ 10%. Sữa và kem cô đặc hoặc đã pha thêm đường hoặc chất ngọt khác, dạng bột và dạng khác có thuế suất 3%, thay cho mức 5 - 7% hiện hành…
Một số loại sản phẩm sữa khác như Buttermilk (phụ phẩm thu được từ quá trình làm bơ sữa), sữa đông và kem, sữa chua... cũng được hưởng thuế suất mới 7%, mức cũ là 10 - 15%...
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
hính đã ban hành Quyết định số 85/2007/QĐ-BTC về việc sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xe ô tô chở người trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Quyết định này đã giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng ô tô mới nguyên chiếc từ 70% hiện nay giảm xuống còn 60%. Như vậy, tính đầu năm đến nay thuế suất với mặt hàng này đã được điều chỉnh ba lần, giảm từ 90% xuống còn 60%...
Đối với loại đã qua sử dụng có các mức thuế là 5%, 7,5%, 10%, 15% và cũng có loại 150%...
Quyết định này sẽ có hiệu lực sau 15 ngày đăng Công báo.


Quản lý tài chính hoạt động kinh doanh trò chơi có thưởng
(SMS: 501882)
- Ngày 17/10/2007, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 84/2007/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động kinh doanh trò chơi có thưởng.
Theo đó, cơ sở kinh doanh trò chơi có thưởng thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy định hiện hành (quy định này được áp dụng từ ngày 01/01/2008)…
Các cơ sở kinh doanh chỉ được tiến hành mua sắm máy chơi trò chơi có thưởng và tổ chức hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: Đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoạt động kinh doanh; Đã hoàn thành các hạng mục đầu tư chính được quy định tại Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy đăng ký kinh doanh và hoàn thành các hạng mục của Điểm vui chơi giải trí có thưởng; Đã xây dựng Thể lệ trò chơi có thưởng, trong đó quy định cụ thể về quy mô, chủng loại máy chơi trò chơi có thưởng, hệ thống kiểm soát máy trò chơi có thưởng, cách thức tổ chức của từng trò chơi, tỷ lệ và phương thức trả thưởng, các loại hoá đơn chứng từ, các mẫu và giá trị của đồng tiền quy ước và vật dụng để đựng đồng tiền quy ước…
Về số lượng máy: đối với cơ sở lưu trú du lịch từ 5 sao trở lên: tối đa 100 máy; 4 sao: 75 máy; 3 sao: 50 máy…
Các máy trò chơi có thưởng phải được nhà sản xuất hoặc một tổ chức độc lập có chức năng trong việc kiểm định các loại máy trò chơi điện tử có thưởng kiểm định về chất lượng, các chương trình cài đặt sẵn trong máy và các tính năng khác của máy…

Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
 

 BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI


Hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động
(SMS: 501919)
- Ngày 23/10/2007, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 23/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động.
Theo đó, các thành viên trong Hội đồng trọng tài lao động phải thực hiện việc tìm hiểu, nghiên cứu các vụ tranh chấp lao động để góp ý, đề xuất phương án hoà giải, giải quyết; Dự các phiên hoà giải, giải quyết tranh chấp lao động tại Hội đồng trọng tài lao động…
Tối đa là 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, Hội đồng trọng tài lao động phải tổ chức phiên họp để giải quyết.
Trường hợp một hoặc cả hai bên tranh chấp có yêu cầu thay đổi thành viên của Hội đồng trọng tài lao động vì cho rằng thành viên đó không đảm bảo tính khách quan, công bằng trong việc giải quyết tranh chấp thì phải có đơn gửi Hội đồng trọng tài lao động ít nhất 3 ngày trước khi tiến hành phiên họp. Việc thay thế thành viên trong từng phiên hoà giải và giải quyết tranh chấp lao động tập thể do Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động quyết định.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


Hoà giải tranh chấp lao động
(SMS: 501918)
- Ngày 23/10/2007, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về tổ chức, hoạt động của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở và hoà giải viên lao động.
Theo đó, trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Chủ tịch Hội đồng hoà giải hoặc hoà giải viên được phân công phải thông báo bằng văn bản về việc triệu tập các bên tranh chấp lao động, người làm chứng (nếu có) và tổ chức phiên họp hoả giải vụ tranh chấp lao động.
Hoà giải viên có quyền đưa ra phương án hoà giải để hai bên tranh chấp cùng xem xét, thương lượng; được cơ quan lao động cấp huyện trả thù lao trong những ngày thực hiện công tác hoà giải tranh chấp lao động…
Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải thì Hội đồng hoà giải hoặc hoà giải viên lập biên bản hoà giải không thành trong đó ghi rõ ý kiến của hai bên; biên bản phải có chứ ký của hai bên, Chủ tịch, Thư ký Hội đồng hoà giải hoặc hoà giải viên.

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
 

 BỘ CÔNG AN


Thông báo vi phạm giao thông đến nơi cư trú, công tác
(SMS: 501883)
- Ngày 12/10/2007, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 22/2007/TT-BCA-C11 hướng dẫn việc thông báo đến nơi cư trú hoặc nơi công tác, học tập của người có vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông.
Theo đó, người có hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông sẽ bị thông báo cho nơi cư trú hoặc nơi công tác. Việc thông báo được thực hiện bằng văn bản. Thông báo được gửi đến nơi cư trú hoặc nơi công tác, học tập của người vi phạm ngay sau khi ra quyết định xử phạt…
Cơ quan ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm có thẩm quyền ra thông báo về hành vi vi phạm đó. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận thông báo có trách nhiệm tổ chức việc kiểm điểm, giáo dục và xử lý người vi phạm và gửi kết quả kiểm điểm, giáo dục, xử lý đó cho cơ quan ra thông báo để theo dõi, tổng hợp.
Những người có thẩm quyền ra thông báo gồm: Chủ tịch UBND các cấp; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh thanh tra giao thông vận tải cấp sở trở lên. Người ra quyết định thông báo phải chịu trách nhiệm về thông báo của mình.

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.