Số 41.2011 (550) ngày 11/10/2011

 

SỐ 41 (550) - THÁNG 10/2011

* LuatVietnam - website cung cấp dịch vụ tra cứu Văn bản pháp luật tiếng Việt và tiếng Anh, hoạt động từ tháng 10/2000 - nơi hỗ trợ Quý khách hàng tìm văn bản và các thông tin liên quan ĐẦY ĐỦ - CHÍNH XÁC - NHANH NHẤT!
* Thông tin chi tiết về dịch vụ của LuatVietnam, xin Quý khách vui lòng tham khảo tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

#

KÝ HIỆU

VĂN BẢN

 

Trong s này:

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

 

1

33/2011/TT-NHNN

Thông tư 33/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010…

 

* Hệ số cho vay bảo đảm bằng vàng cao nhất là 250%

Trang 2

2

2210/QĐ-NHNN

Quyết định 2210/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng…

 

* Tăng lãi suất tái cấp vốn lên 15%/năm

Trang 2

3

2209/QĐ-NHNN

Quyết định 2209/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất tiền gửi vượt dữ trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với tổ chức tín dụng…

 

* Giảm lãi suất tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc xuống 0,05%/năm

Trang 2

4

32/2011/TT-NHNN

Thông tư 32/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 11/2011/TT-NHNN ngày 29/04/2011…

 

* Ngân hàng thương mại được phép mua bán vàng trở lại  

Trang 2

5

31/2011/TT-NHNN

Thông tư 31/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước…

 

* Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của NHNN

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

 

6

43/2011/TT-BGDĐT

Thông tư 43/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28/05/2009…

 

* Đình chỉ hoạt động trường cao đẳng sau 3 năm không tuyển sinh

Trang 3

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

 

 

 

7

27/2011/TT-BTTTT

Thông tư 27/2011/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về điều phối các hoạt động ứng cứu sự cố mạng Internet Việt Nam

 

* Buộc phản hồi về sự cố Internet trong vòng 24 giờ

Trang 4

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

 

 

8

64/2011/TT-BNNPTNT

Thông tư 64/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành “Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất…  

 

* Bổ sung 9 giống cây trồng được phép sản xuất ở Việt Nam

Trang 4

BỘ TÀI CHÍNH

 

 

 

9

134/2011/TT-BTC

Thông tư 134/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011…

 

* Lệ phí chi trả bảo hiểm được quy định ở mức 0,78%

Trang 4

LIÊN BỘ

 

 

 

10

49/2011/TTLT-BGTVT-BNV-BTC

Thông tư liên tịch 49/2011/TTLT-BGTVT-BNV-BTC của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định 141/2009…

 

* Công chức, viên chức cứu nạn hàng hải được hưởng phụ cấp nghề 50%

Trang 5

 

Nếu chưa sử dụng dịch vụ thuê bao của LuatVietnam, để nhận được văn bản yêu cầu, Quý khách cần soạn tin theo cấu trúc:
VB
  Sốvănbản gửi 6689

VD: Muốn xem nội dung Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, soạn tin: VB 71/2010/ND-CP gửi 6689.

Hiện chúng tôi đã có Danh sách văn bản mới tháng 09/2011, để nhận được danh sách này qua email, bạn cần soạn tin nhắn theo cấu trúc: VB DS09/2011 Emailnhận gửi đến 6689.

TÓM TẮT VĂN BẢN:

HỆ SỐ CHO VAY BẢO ĐẢM BẰNG VÀNG CAO NHẤT LÀ 250%

Ngày 08/10/2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số 33/2011/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001.

Đáng chú ý là việc Thông tư bổ sung điểm d khoản 5.6 Điều 5 Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định các khoản cho vay được bảo đảm bằng vàng có hệ số rủi ro cao nhất là 250%.

Ngoài ra, tổ chức tín dụng cũng bị bắt buộc không được cho vay đối với nhu cầu vốn để mua vàng, trừ trường hợp được Thống đốc NHNN chấp thuận cho phép

 

vay vốn mua vàng để sản xuất vàng miếng, sản xuất, gia công vàng trang sức mỹ nghệ và cho vay để nhập khẩu vàng nguyên liệu theo giấy phép của NHNN.

Các sửa đổi, bổ sung này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/10/2011.

Việc ban hành Thông tư nói trên được cho là một giải pháp tiếp theo của NHNN nhằm tiếp tục kiểm soát hoạt động cho vay đối với các nhu cầu vốn mua vàng, cho vay có bảo đảm bằng vàng, góp phần ổn định thị trường vàng và ngoại hối khi trước đó 02 ngày (ngày 06/10), NHNN đã ra Thông tư số 32/2011/TT-NHNN chính thức cho phép một số ngân hàng thương mại được chuyển đổi lượng vàng huy động thành đồng Việt Nam và các hình thức bằng tiền khác để tăng nguồn cung vàng, kéo giá vàng trong nước về sát với giá vàng quốc tế. 

TĂNG LÃI SUẤT TÁI CẤP VỐN LÊN 15%/NĂM

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Quyết định số 2210/QĐ-NHNN ngày 06/10/2011 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng.

Theo quy định tại Quyết định này, Thống đốc đồng ý nâng lãi suất tái cấp vốn thêm 1% lên mức 15%/năm. Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử

 

liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng tăng từ 14%/năm lên 16%/năm.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/10/2011; quy định về các loại lãi suất này trong Quyết định số 929/QĐ-NHNN ngày 29/04/2011 hết hiệu lực thi hành.
 

GIẢM LÃI SUẤT TIỀN GỬI VƯỢT DỰ TRỮ BẮT BUỘC
XUỐNG 0,05%/NĂM

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký ban hành Quyết định số 2209/QĐ-NHNN ngày 06/10/2011 về lãi suất tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với tổ chức tin dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước.

Theo đó, mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi bằng ngoại tệ nói trên tại Ngân

 

hàng Nhà nước đều giảm xuống còn 0,05%/năm thay vì 0,1% như quy định trước đây và được áp dụng kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 10/2011.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/10/2011 và thay thế Quyết định số 790/QĐ-NHNN ngày 03/04/2009.
 

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐƯỢC PHÉP MUA
BÁN VÀNG TRỞ LẠI

Cho phép một số ngân hàng thương mại được chuyển đổi lượng vàng huy động, giữ hộ tồn quỹ và mở tài khoản vàng ở nước ngoài để bảo hiểm rủi ro biến động giá vàng là giải pháp tiếp theo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhằm kéo giá vàng trong nước tiến gần hơn với giá vàng quốc tế.

Ngày 06/10/2011, NHNN chính thức ban hành Thông tư số 32/2011/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/04/2011 quy định về chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng.

Với việc ban hành Thông tư này, NHNN cho phép một số ngân hàng đủ điều kiện được chuyển đổi lượng vàng huy động trở lại sau gần 01 năm cấm chuyển đổi vốn huy động bằng vàng thành đồng Việt Nam và các hình thức bằng tiền khác theo quy định tại Thông tư số 22/2010/TT-NHNN.

Cũng theo Thông tư này, ngân hàng thương mại chỉ được xem xét cho phép chuyển đổi vàng tồn quỹ thành tiền và mở tài khoản vàng ở nước ngoài khi đáp ứng đủ 04 điều kiện là: Có kinh nghiệm hoạt động từ 05 năm trở lên trong hoạt động kinh doanh vàng, huy động và cho vay bằng vàng; có hệ thống kiểm soát nội

 

bộ hiệu quả; có quy định về quản lý rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh vàng; có địa bàn hoạt động chính tại các thành phố trực thuộc Trung ương và không vi phạm các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Ngân hàng thương mại được chuyển đổi tối đa 40% lượng vàng tồn quỹ thành tiền tại thời điểm nộp hồ sơ xin chuyển đổi; được phép mở tối đa 02 tài khoản vàng nước ngoài và phải đăng ký với NHNN, chỉ được phép dùng tài khoản này khi đã chuyển đổi vàng tồn quỹ thành tiền với khối lượng không vượt quá lượng vàng tồn quỹ đã chuyển đổi ở trong nước.

Các sửa đổi, bổ sung này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/10/2011.

Một số chuyên gia nhận định giải pháp mới sẽ có tác động mạnh đối với chênh lệch quá lớn giữa giá vàng trong nước và quốc tế, đưa thị trường trong nước về trạng thái cân bằng vì các ngân hàng được phép bán số lượng lớn vàng đã huy động trong thời gian trước đó sẽ giúp cho nguồn cung vàng trong nước tăng cao hơn nhiều so với nguồn cung từ nhập vàng.
 

KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM
PHÁP LUẬT CỦA NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 31/2011/TT-NHNN ngày 30/09/2011 quy định về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của NHNN.

Theo quy định tại Thông tư này, các văn bản được kiểm tra và xử lý bao gồm: Văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc NHNN ban hành hoặc liên tịch ban hành (thông tư, thông tư liên tịch); các văn bản của NHNN khi có yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc cán bộ NHNN phát hiện trong quá trình kiểm tra về dấu hiệu trái pháp luật của văn bản và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan khác có liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước của NHNN về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối.

Việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có thể được tiến hành theo các phương thức: Tự kiểm tra; kiểm tra văn bản khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các cơ quan thông tin đại chúng; kiểm tra theo

 

chuyên đề, địa bàn, ngành, lĩnh vực.

Khi phát hiện nội dung của văn bản được kiểm tra có dấu hiệu trái pháp luật, người được phân công kiểm tra văn bản phải báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất xử lý thông qua Phiếu kiểm tra văn bản.

Khi kiểm tra phát hiện nội dung của văn bản được kiểm tra mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp với văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên đã ban hành thì Thống đốc thông báo tới cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản đó và kiến nghị cơ quan, người đã ban hành văn bản đó nghiên cứu, rà soát xử lý các nội dung không còn phù hợp theo quy định của pháp luật.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 13/11/2011; Quyết định số 38/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 ban hành quy chế kiểm tra và xử lý văn bản của NHNN hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG SAU
3 NĂM KHÔNG TUYỂN SINH

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Thông tư số 43/2011/TT-BGDĐT ngày 04/10/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28/05/2009 ban hành Điều lệ trường cao đẳng và Quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT ngày 13/02/2008 quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học.

Điểm đáng chú ý là Thông tư có sửa đổi, bổ sung các quy định về điều kiện thành lập trường, đình chỉ hoạt động và giải thể trường cao đẳng; cụ thể, thay vì 02 trường hợp như quy định trước đây thì với việc ban hành Thông tư này, có đến 05 trường hợp trường cao đẳng có thể bị đình chỉ hoạt động là: Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động đào tạo; Không bảo đảm một trong các điều kiện đăng ký hoạt động; Người cho phép hoạt động đào tạo không đúng thẩm quyền; Sau 03 năm kể từ khi có quyết định cho phép hoạt động đào tạo, nhà trường không tuyển sinh và tổ chức đào tạo; Trường vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục, bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ đình chỉ.

Sau thời hạn đình chỉ, nếu trường cao đẳng khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ thì Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xem xét, quyết định cho phép nhà trường hoạt động đào tạo trở lại; trường hợp hết thời hạn đình chỉ hoạt động mà

 

vẫn không khắc phục được nguyên nhân bị đình chỉ, trường cao đẳng phải tiến hành thủ tục giải thể.

Cũng tại Thông tư này còn có một số sửa đổi, bổ sung khác như: Để được đăng ký hoạt động, trường cao đẳng phải đảm bảo tỷ lệ không quá 25 sinh viên/giảng viên mỗi khối kiến thức của tất cả các ngành đào tạo (thay vì tỷ lệ 30 sinh viên/giảng viên như quy định trước đây), trong đó có ít nhất 15% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên.

Việc đăng ký tên trường cao đẳng cũng được quy định cụ thể hơn, theo đó, tên trường cao đẳng đăng ký bằng tiếng Việt và tiếng Anh, bao gồm các thành phần: Trường cao đẳng + tên lĩnh vực hoặc ngành đào tạo chính (nếu cần) + tên riêng. Tên trường cao đẳng không được trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với tên của các trường cao đẳng, trường đại học đã đăng ký, không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân và tổ chức khác theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Các trường cao đẳng cần đăng ký bảo hộ tên trường rút gọn bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/11/2011.

BUỘC PHẢN HỒI VỀ SỰ CỐ INTERNET TRONG VÒNG 24H

Ngày 04/10/2011, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư số 27/2011/TT-BTTTT quy định về điều phối các hoạt động ứng cứu sự cố mạng Internet Việt Nam.

Theo Thông tư này, khi gặp sự cố mà không tự khắc phục được, cá nhân hay tổ chức sử dụng Internet thông báo sự cố tới một hoặc nhiều thành viên mạng lưới ứng cứu bao gồm thành viên mạng lưới chịu trách nhiệm ứng cứu sự cố cho tổ chức, cá nhân đó (nếu có), các các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đang trực tiếp cung cấp dịch vụ hay Cơ quan điều phối (VNCERT). 

Tổ chức, cá nhân gửi thông báo sự cố cũng phải phối hợp chặt chẽ, cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin về sự cố cho các thành viên mạng lưới tiếp nhận thông báo sự cố và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành viên này và Cơ quan điều phối tiếp cận, nghiên cứu hệ thống, thiết bị liên quan đến sự cố để thu thập, phân tích thông tin xử lý sự cố.

 

Sau khi nhận được thông báo sự cố của khách hàng, thành viên mạng lưới phải phản hồi ngay và không vượt quá 24 giờ cho tổ chức, cá nhân gửi thông báo để xác nhận và xử lý sự cố trong khả năng, trách nhiệm của mình. Trường hợp sự cố không tự xử lý được, thành viên mạng lưới sẽ phải thông báo về VNCERT để điều phối các thành viên khác tham gia ứng cứu sự cố khi cần thiết.

Sự cố mạng Internet là sự kiện đã, đang hoặc có khả năng xảy ra gây mất an toàn thông tin trên mạng Internet được phát hiện thông qua việc giám sát, đánh giá, phân tích của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc được cảnh báo từ các chuyên gia, tổ chức về lĩnh vực an toàn thông tin trong nước và thế giới. Địa chỉ tiếp nhận thông báo sự cố sẽ được tập hợp và công bố trên trang thông tin điện tử của VNCERT…

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2011.
 

BỔ SUNG 9 GIỐNG CÂY TRỒNG ĐƯỢC PHÉP
SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM

Ngày 04/10/2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra Thông tư số 64/2011/TT-BNNPTNT ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam.

Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam bao gồm: 05 giống lúa thuần; 01 giống lúa nếp; 01 giống lúa lai; 01 giống ngô lai và 01 giống ngô nếp lai.

Cụ thể, các giống lúa thuần ĐT 34, TBR 45 (NC3) và XT 27 được phép sản xuất tại các tỉnh phía Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ; giống lúa thuần QR1 được

 

phép sản xuất tại các tỉnh phía Bắc; giống lúa thuần Nàng hoa 9 được sản xuất tại các tỉnh phía Nam; giống lúa nếp ĐT 52 được phép sản xuất tại các tỉnh phía Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ; giống lúa lai SL8H - GS9 được sản xuất tại các tỉnh phía Bắc, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.

Giống ngô lai DK 8868 và giống ngô nếp lai HN88 được phép sản xuất trong các vụ, vùng trồng ngô trên cả nước.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/11/2011.
 

LỆ PHÍ CHI TRẢ BẢO HIỂM ĐƯỢC QUY ĐỊNH Ở MỨC 0,78%

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 134/2011/TT-BTC ngày 30/09/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam.

Thông tư yêu cầu các đơn vị thuộc BHXH Việt Nam; BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ và các đơn vị thuộc ngành lao động mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi của hoạt động quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Mức lệ phí chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội được quy định thống nhất là 0,78% (trừ các khoản chi đóng bảo hiểm y tế); lệ phí chi trả trợ cấp thất nghiệp bằng 0,78% tổng số chi trả chế độ trợ cấp thất nghiệp cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

 

Cũng theo Thông tư này, kết thúc năm tài chính, BHXH Việt Nam tổng hợp toàn bộ số tiền sinh lời thực thu được trong năm của hoạt động đầu tư các quỹ bảo hiểm và tiền lãi phát sinh trên tài khoản tiền gửi các quỹ bảo hiểm. Đối với số tiền lãi phân bổ vào quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc được bổ sung vào quỹ hưu trí, tử tuất.

BHXH Việt Nam phải trích 2% tổng số tiền sinh lời thực thu trong năm của hoạt động đầu tư các quỹ bảo hiểm nêu trên vào quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động đầu tư từ các quỹ bảo hiểm; mở sổ kế toán để theo dõi số tiền lãi phải thu của hoạt động đầu tư từ các quỹ bảo hiểm… 

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2011; các quy định tại Thông tư này được thực hiện từ năm ngân sách 2011. Bãi bỏ các Thông tư số 58/2007/TT-BTC ngày 12/06/2007, số 82/2008/TT-BTC ngày 30/09/2008 và số 96/2009/TT-BTC ngày 20/05/2009.

CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỨU NẠN HÀNG HẢI ĐƯỢC
HƯỞNG PHỤ CẤP NGHỀ 50%

Ngày 30/09/2011, Liên bộ Giao thông Vận tải, Nội vụ và Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 49/2011/TTLT-BGTVT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số 141/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 về cơ chế tiền lương và chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với lực lượng tìm kiếm và cứu nạn hàng hải.

Theo Thông tư này, hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu chung (Kđc) là 1,8 áp dụng đối với viên chức và người lao động làm việc trên các phương tiện tìm kiếm cứu nạn hàng hải và thuyền viên ca nô cao tốc tìm kiếm cứu nạn. Hệ số Kđc là 1,34 áp dụng đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc tại Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam và các đơn vị trực thuộc.

Hệ số Kđc nêu trên được cộng với hệ số 1,0 mức lương tối thiểu chung do Chính

 

phủ quy định để tính trả tiền lương tháng theo ngạch, bậc, các khoản phụ cấp lương (nếu có).

Bên cạnh đó, viên chức và lao động làm việc trên các phương tiện tìm kiếm cứu nạn hàng hải chuyên dụng và thuyền viên ca nô cao tốc tìm kiếm cứu nạn hàng hải còn được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề là 50%; công chức, viên chức làm công tác chỉ huy phối hợp nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn, trực ban thông tin liên lạc, quản lý kỹ thuật và theo dõi hướng dẫn huấn luyện nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn hàng hải được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp bằng 30%.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/11/2011; các chế độ quy định tại Thông tư này được thực hiện từ ngày 01/01/2010.
 

 

  • Chi tiết của bản tin này được đăng tải đầy đủ trên website LuatVietnam www.luatvietnam.vn    
  • Quý khách sẽ nhận được nội dung toàn văn các văn bản trong bản tin và nhiều văn bản khác khi tham gia dịch vụ Tra cứu văn bản mới của LuatVietnam, hoặc sử dụng dịch vụ LuatVietnam-SMS gửi tin nhắn đến 6689.
  • Mọi yêu cầu cung cấp văn bản, xin liên hệ với [email protected]
  • Quý khách có thể tham khảo mọi thông tin về dịch vụ LuatVietnam tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

Cảm ơn Quý khách đã dành thời gian đọc bản tin của chúng tôi!

Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM LUẬT VIỆT NAM - CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ INCOM
Tại Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà TechnoSoft, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 04.37833688 - Fax: 04.37833699
Tại TP.HCM:
Tòa nhà Hà Phan, số 456 Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. HCM - Tel: 08. 39950724
Email: [email protected]

 

Lưu ý:

* Bản tin tóm tắt nội dung văn bản chỉ mang tính tổng hợp, không có giá trị áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Để hiểu đầy đủ và chính xác quy định pháp luật, khách hàng cần tìm đọc nội dung chi tiết toàn văn văn bản.

* Nếu không muốn tiếp tục nhận bản tin, phiền Quý khách hàng vui lòng click vào đường link dưới đây https://luatvietnam.vn/huy-dang-ky-nhan-ban-tin.html. Quý vị sẽ nhận được yêu cầu xác nhận lần cuối cùng trước khi huỷ bỏ địa chỉ email của mình khỏi danh sách.