Số 36.2011 (545) ngày 06/09/2011

 

SỐ 36 (545) - THÁNG 9/2011

* LuatVietnam - website cung cấp dịch vụ tra cứu Văn bản pháp luật tiếng Việt và tiếng Anh, hoạt động từ tháng 10/2000 - nơi hỗ trợ Quý khách hàng tìm văn bản và các thông tin liên quan ĐẦY ĐỦ - CHÍNH XÁC - NHANH NHẤT!
* Thông tin chi tiết về dịch vụ của LuatVietnam, xin Quý khách vui lòng tham khảo tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

#

KÝ HIỆU

VĂN BẢN

 

Trong s này:

CHÍNH PHỦ

 

1

49/2011/QĐ-TTg

Quyết định 49/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh…

 

* Lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải mới cho xe cơ giới

Trang 2

2

78/2011/NĐ-CP

Nghị định 78/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện công tác phòng cháy…

 

* Quy định phối hợp giữa Công an và Quân đội trong phòng, chữa cháy

Trang 2

3

77/2011/NĐ-CP

Nghị định 77/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26/03/2011…

 

* Sửa đổi quy định về thủ tục đăng ký tàu biển Việt Nam

Trang 2

4

48/2011/QĐ-TTg

Quyết định 48/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia

 

* Từ 2011 đến hết 2014, thí điểm cơ chế hải quan 1 cửa quốc gia

Trang 3

5

75/2011/NĐ-CP

Nghị định 75/2011/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

 

* Được vay vốn tín dụng đầu tư tối đa 70% tổng vốn đầu tư của dự án

Trang 3

6

1488/QĐ-TTg

Quyết định 1488/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020…

 

* Phải tận dụng nhiệt khí thải lò nung xi măng để phát điện

Trang 4

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

 

 

 

7

27/2011/TT-NHNN

Thông tư 27/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế dự trữ bắt buộc…

 

* Tiền gửi của các tổ chức tín dụng nước ngoài cũng phải dự trữ bắt buộc

Trang 4

8

25/2011/TT-NHNN

Thông tư 25/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực ngoại hối…

 

* Chính thức đơn giản hóa hàng loạt thủ tục hành chính ngành ngân hàng

Trang 4

9

22/2011/TT-NHNN

Thông tư 22/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN…

 

* Từ 1/9, ngân hàng được phép cho vay trên 80% vốn huy động

Trang 5

10

20/2011/TT-NHNN

Thông tư 20/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép

 

* Cá nhân được mua ngoại tệ với mức 100 USD/người/ngày

Trang 5

BỘ CÔNG AN

 

 

 

11

61/2011/TT-BCA

Thông tư 61/2011/TT-BCA của Bộ Công an về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp công vụ trong Công an nhân dân

 

* Phụ cấp công vụ trong ngành Công an bằng 10%

Trang 6

 

Nếu chưa sử dụng dịch vụ thuê bao của LuatVietnam, để nhận được văn bản yêu cầu, Quý khách cần soạn tin theo cấu trúc:
VB
  Sốvănbản gửi 6689

VD: Muốn xem nội dung Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, soạn tin: VB 71/2010/ND-CP gửi 6689.

Hiện chúng tôi đã có Danh sách văn bản mới tháng 08/2011, để nhận được danh sách này qua email, bạn cần soạn tin nhắn theo cấu trúc: VB DS08/2011 Emailnhận gửi đến 6689.

TÓM TẮT VĂN BẢN:

LỘ TRÌNH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN KHÍ THẢI MỚI CHO XE CƠ GIỚI

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01/09/2011 về việc quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ôtô, xe môtô 02 bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.

Theo Quyết định này, các loại xe ôtô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 4 từ ngày 01/01/2017 và mức 5 từ ngày 01/01/2022; các loại xe môtô 2 bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 3 từ ngày 01/01/2017.

Tiêu chuẩn khí thải mức 3, 4, 5 là tiêu chuẩn về phép thử và giới hạn chất gây ô nhiễm có trong khí thải tương ứng với mức Euro 3, Euro 4 và Euro 5 được quy định trong quy định kỹ thuật về khí thải xe cơ giới của Ủy ban kinh tế châu Âu

 

của Liên hợp quốc hoặc trong chỉ thị của Liên minh châu Âu áp dụng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.

Tại Quyết định này cũng nêu rõ, Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải có trách nhiệm xây dựng, ban hành, công bố quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải xe cơ giới mức 3, mức 4, mức 5, bảo đảm có hiệu lực theo đúng lộ trình quy định.

Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu sớm xây dựng, ban hành, công bố quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu điêzel, nhiên liệu sinh học với chất lượng tương ứng tiêu chuẩn khí thải mức 3. 

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/10/2011.

QUY ĐỊNH PHỐI HỢP GIỮA CÔNG AN VÀ QUÂN ĐỘI
TRONG PHÒNG, CHỮA CHÁY

Ngày 01/09/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2011/NĐ-CP quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở quốc phòng.

Theo đó, Bộ Công an có trách nhiệm thông tin cho Bộ Quốc phòng và chỉ đạo các cơ quan chức năng có thông tin cho các cơ quan cùng cấp có liên quan của Bộ Quốc phòng những thông tin về: Các chủ trương, biện pháp quản lý công tác phòng cháy và chữa cháy của Nhà nước trong từng giai đoạn; tình hình về cháy, nổ, kết quả xử lý vi phạm về phòng cháy và chữa cháy có liên quan đến Bộ Quốc phòng; thực trạng và tình hình công tác phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở quốc phòng…

Đồng thời, Bộ Công an cần phối hợp với Bộ Quốc phòng thống nhất các nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy cho cán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sỹ và công nhân viên của Bộ Quốc phòng.

Bộ Quốc phòng có trách nhiện phối hợp với các lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để tổ chức kiểm tra, sát hạch và cấp giấy chứng nhận huấn luyện đủ điều kiện theo quy định…

 

Khi xảy ra cháy tại cơ sở quốc phòng thì lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có quyền vào cơ sở đó để chữa cháy theo phương án đã phê duyệt mà không cần có yêu cầu hoặc sự đồng ý của người đứng đầu cơ sở hoặc người được ủy quyền thay mặt người đứng đầu cơ sở.

Trong mọi trường hợp, người có chức vụ cao nhất của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có mặt tại đám cháy là người chỉ huy chữa cháy. Người đứng đầu cơ sở quốc phòng bị cháy có trách nhiệm tham gia Ban Chỉ huy chữa cháy và chịu sự phân công của người chỉ huy chữa cháy.

Cũng theo Nghị định này, các hàng hóa nguy hiểm phục vụ hoạt động kinh tế - xã hội được vận chuyển bằng các loại phương tiện giao thông cơ giới thì phải được Bộ Công an cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm; hàng nguy hiểm nhưng để phục vụ mục đích quân sự phải được Bộ Quốc phòng cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm…

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/10/2011.

 

SỬA ĐỔI QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ TÀU BIỂN VIỆT NAM

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77/2011/NĐ-CP ngày 01/09/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26/03/2009 về đăng ký mua, bán tàu biển.

Theo các quy định tại Nghị định này, Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam được cấp cho tàu biển có đủ các điều kiện và đã được đăng ký vào sổ đăng ký tàu biển quốc gia theo trình tự thủ tục quy định; có giá trị sử dụng kể từ ngày được cấp đến ngày xóa đăng ký tàu biển đó.

Ngoài các loại giấy tờ như quy định trước đây, hồ sơ đăng ký tàu biển còn phải có thêm chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định, gồm: bản chính tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và bản chính chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ thì nộp bản chính tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế.

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến 01 trong 03 cơ quan đăng ký tàu biển khu vực là Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực Hải Phòng đặt tại Chi cục Hàng hải Việt Nam thành phố Hải Phòng; khu vực TP.HCM đặt tại Chi cục Hàng hải Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Đà Nẵng đặt tại Cảng vụ Đà Nẵng.

 

Đối với việc đăng ký tàu biển có thời hạn, Nghị định cũng quy định thêm: Thời hạn đăng ký tàu biển được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký tương ứng với thời hạn của hợp đồng thuê mua tàu hoặc hợp đồng thuê tàu trần hoặc theo đề nghị của chủ tàu.

Tàu biển cũng có thể được đăng ký tạm thời và mang cờ quốc tịch Việt Nam, Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam được cấp trong các trường hợp chưa nộp phí, lệ phí theo quy định, chưa có giấy chứng nhận xóa đăng ký hoặc tạm ngừng đăng ký tàu biển, chủ tàu chạy thử tàu được đóng mới hoặc nhận tàu đóng mói để đưa về nơi đăng ký trên cơ sở hợp đồng đóng tàu.

Ngoài ra, Nghị định mới cũng có các quy định cụ thể về thủ tục đăng ký lại tàu biển Việt Nam, đăng ký thay đổi tên tàu biển Việt Nam, thay đổi tên chủ tàu biển, thay đổi chủ sở hữu tàu biển, thay đổi kết cấu và thông số kỹ thuật tàu biển, thay đổi cơ quan đăng ký tàu biển khu vực, thay đổi tổ chức đăng kiểm tàu biển Việt Nam…

Các sửa đổi, bổ sung này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2011.

 

TỪ 2011 ĐẾN HẾT 2014, THÍ ĐIỂM CƠ CHẾ HẢI
QUAN 1 CỬA QUỐC GIA

Ngày 31/08/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 48/2011/QĐ-TTg về việc thí điểm thực hiện Cơ chế hải quan 01 cửa quốc gia, áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.

Cơ chế hải quan 01 cửa quốc gia là hệ thống tích hợp cho phép các bên tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nộp hoặc gửi thông tin và chứng từ chuẩn hóa tới 01 điểm tiếp nhận duy nhất; các cơ quan Nhà nước xử lý dữ liệu và ra quyết định dựa trên hệ thống các quy trình, thủ tục thống nhất và đồng bộ; ra quyết định và gửi quyết định này tới hệ thống được thỏa thuận cung cấp và trao đổi thông tin thống nhất giữa các cơ quan Nhà nước.

Đồng thời, cơ chế hải quan 01 cửa quốc gia cũng phải đảm bảo rằng cơ quan Hải quan ra quyết định cuối cùng về việc thông quan, giải phóng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh căn cứ vào quyết định của các cơ quan Nhà nước có liên quan được hệ thống chuyển tới kịp thời theo quy định về cung cấp dịch vụ công.

Nội dung thí điểm thực hiện Cơ chế hải quan 01 cửa quốc gia gồm: Lựa chọn, công bố danh mục các thủ tục hành chính áp dụng thí điểm Cơ chế hải quan 01 cửa quốc gia; khai và tiếp nhận thông tin khai báo về các thủ tục hành chính

 

thông qua phương tiện điện tử; thanh toán điện tử đối với các khoản thuế, phí và lệ phí thông qua hệ thống ngân hàng thương mại; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện trao đổi thông tin về C/O và tiến tới công nhận C/O điện tử giữa các nước thành viên ASEAN…

Về thời gian, lộ trình thí điểm thực hiện, Thủ tướng chủ trương từ tháng 10/2011 đến tháng 12/2012 phải xây dựng văn bản pháp lý, quy trình thủ tục, chuẩn bị các điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin và xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hải quan 01 cửa quốc gia; từ tháng 01 đến tháng 12/2013 thí điểm ở các đơn vị cấp Bộ; từ tháng 01 đến tháng 12/2014 mở rộng thí điểm thực hiện tại các cơ quan thuộc các Bộ liên quan và một số cơ quan Nhà nước địa phương.

Về nguyên tắc, việc huy động nguồn vốn và cơ chế đầu tư để thực hiện Cơ chế hải quan 01 cửa quốc gia là tận dụng tối đa và kết hợp hài hòa các nguồn lực bao gồm: Nguồn vốn ODA, nguồn viện trợ không hoàn lại, vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn khác, kể cả nguồn huy động từ khu vực tư nhân theo hình thức hợp tác công - tư.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2011.
 

ĐƯỢC VAY VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TỐI ĐA 70%
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

Theo quy định tại Nghị định này, để được vay tín dụng đầu tư, chủ đầu tư phải có dự án đầu tư thuộc Danh mục các dự án được vay vốn; thực hiện đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật; có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, có hiệu quả, đảm bảo trả được nợ. Đồng thời, chủ đầu tư phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định và có vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20%, bảo đảm đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, thực hiện chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính theo quy định.

Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động), phải đảm bảo mức vốn cho vay tối đa đối với mỗi chủ đầu tư không được vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Thời gian cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án với khả năng trả nợ của chủ đầu tư phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án nhưng không quá 12 năm.

Điều kiện được vay vốn tín dụng xuất khẩu là: Nhà xuất khẩu có hợp đồng xuất 

 

khẩu và nhà nhập khẩu nước ngoài có hợp đồng nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục mặt hàng được vay vốn tín dụng xuất khẩu; có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả; có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ…

Mức vốn cho vay tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đã ký hoặc giá trị L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc trị giá hối phiếu hợp lệ đối với cho vay sau khi giao hàng, đồng thời phải đảm bảo mức vốn cho vay tối đa đối với mỗi nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu nước ngoài không vượt quá 15% vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Thời hạn cho vay xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm của từng hợp đồng xuất khẩu và khả năng trả nợ của nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu nước ngoài nhưng thời hạn cho vay của từng khoản vay không quá 12 tháng; thời hạn cho vay đối với mặt hàng tàu biển xuất khẩu tối đa là 24 tháng.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/10/2011; thay thế các Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 và số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/09/2008.

PHẢI TẬN DỤNG NHIỆT KHÍ THẢI LÒ NUNG XI MĂNG ĐỂ PHÁT ĐIỆN

Ngày 29/08/2011, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 1488/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

Các dự án xi măng đầu tư mới có công suất lò nung từ 2.500 tấn clanhke/ngày trở lên, phải đầu tư ngay hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện, trừ các dây chuyên sản xuất xi măng sử dụng chất thải công nghiệp và rác thải làm nhiên liệu; đối với các nhà máy xi măng đang hoạt động, các dự án xi măng đang triển khai đầu tư nhưng đã ký hợp đồng cung cấp thiết bị trước ngày Quyết định này có hiệu lực, phải hoàn thành đầu tư hạng mục này trước năm 2015.

Khuyến khích nghiên cứu đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện đối với các nhà máy có công suất dưới 2.500 tấn clanhke/ngày; khuyến khích đầu tư công nghệ sản xuất xi măng gắn với việc xử lý và sử dụng chất thải công nghiệp (kể cả rác thải y tế) và rác thải làm nhiên liệu để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Đến cuối năm 2015 hoàn thành chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng từ lò đứng sang lò quay.

Về bố trí quy hoạch, Thủ tướng ưu tiên đầu tư các dự án xi măng ở các tỉnh phía Nam, các vùng có điều kiện thuận lợi về nguyên liệu, có điều kiện phát triển công

 

nghiệp, có điều kiện hạ tầng giao thông. Nguồn nguyên liệu cho các dự án xi măng phải được xác định trong Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng có trữ lượng đảm bảo đủ cho sản xuất liên tục ít nhất 30 năm.

Ngoài ra, các nhà máy xi măng phải đáp ứng yêu cầu về công nghệ, với mức độ cơ giới hóa và tự động hóa cao; chi phí nhân công thấp; tiêu hao điện năng, nhiên liệu thấp; phát bụi thấp và tiết kiệm nguyên liệu. Cụ thể một số chỉ tiêu như sau: tiêu hao nhiệt năng nhỏ hơn hoặc bằng 730 Kcal/kg clanhke; tiêu hao điện năng nhỏ hơn hoặc bằng 90 Kwh/tấn xi măng và nồng độ bụi phát thải nhỏ hơn hoặc bằng 30 mg/Nm3.

Cũng theo Quyết định này, chủ đầu tư các dự án xi măng phải có năng lực về tài chính, yêu cầu vốn tự có tối thiểu bằng 20% tổng mức đầu tư, có bộ máy đáp ứng yêu cầu triển khai, thực hiện dự án bảo đảm tiến độ; chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ các quy định chung và các tiêu chí về dự án theo quy hoạch được duyệt…

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16/05/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

TIỀN GỬI CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG NƯỚC NGOÀI
CŨNG PHẢI DỰ TRỮ BẮT BUỘC

Ngày 31/08/2011, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 27/2011/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 09/06/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Theo đó, kể từ ngày 01/09/2011, sẽ có thêm 01 loại tiền gửi bằng ngoại tệ là tiền gửi của tổ chức tín dụng nước ngoài mà các tổ chức tín dụng phải duy trì đầy đủ

 

dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc.

Thông tư cũng bổ sung 02 mẫu báo cáo về số dư tiền gửi huy động bình quân phải dự trữ bắt buộc và báo cáo tổng hợp tình hình chấp hành dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2011.

CHÍNH THỨC ĐƠN GIẢN HÓA HÀNG LOẠT THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH NGÀNH NGÂN HÀNG

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ra Thông tư số 25/2011/TT-NHNN ngày 31/08/2011 về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động ngoại hối theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của NHNN.

Đối với việc vay, trả nợ nước ngoài, NHNN có thẩm quyền xác nhận đăng ký đối với các khoản vay trung, dài hạn của doanh nghiệp có kim ngạch vay trên 10 triệu USD trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thông tư cũng quy định cụ thể về 02 điều kiện là cơ sở vật chất và nhân lực để các ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước xem xét, xác nhận đủ điều kiện cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước. Cụ thể, trang thiết bị được quy định là: hệ thống máy móc, thiết bị lưu trữ thông tin, dữ liệu; phần mềm hỗ trợ thực hiện các nghiệp vụ liên quan; có phòng làm việc đầy đủ trang thiết bị…  

Về điều kiện nhân lực, cán bộ điều hành và cán bộ nghiệp vụ phải có trình độ tối thiểu tốt nghiệp Đại học chuyên ngành kinh tế, ngân hàng, tài chính (bằng đại học ngoài ngành phải có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính,

 

ngân hàng); tiếng Anh trình độ B trở lên; được đào tạo từ 03 tháng trở lên kiến thức kinh doanh và quản lý rủi ro với hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối.

Cũng theo Thông tư này, tổ chức kinh tế có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài hoặc có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để tiếp nhận vốn vay nước ngoài, để thực hiện cam kết, hợp đồng với bên nước ngoài lập 01 bộ hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến NHNN (Vụ Quản lý ngoại hối). NHNN giải quyết việc cấp giấy phép hoặc từ chối cấp giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ… 

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/10/2011.

Cũng trong ngày 31/08, NHNN đã ban hành Thông tư số 23/2011/TT-NHNN, 24/2011/TT-NHNN và 26/2011/TT-NHNN liên quan đến thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực thanh toán, thành lập và hoạt động tổ chức tín dụng, tiền tệ và các lĩnh vực khác theo tinh thần đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết của Chính phủ.

TỪ 1/9, NGÂN HÀNG ĐƯỢC PHÉP CHO VAY
TRÊN 80% VỐN HUY ĐỘNG

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN (Thông tư 13) quy định về các tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung 01 lần trong Thông tư số 19/2010/TT-NHNN) bằng việc ban hành Thông tư 22/2011/TT-NHNN (Thông tư 22) ngày 30/08/2011.

Trong đó, nội dung quan trọng nhất là NHNN đồng ý loại bỏ tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động ra khỏi danh mục các tỷ lệ an toàn vốn mà các tổ chức tín dụng phải đảm bảo theo như quy định trước đây. Cụ thể, các ngân hàng sẽ được phép cho vay trên 80% vốn huy động; đối với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tỷ lệ này cũng không còn bị giới hạn ở mức 85% như trước đây.

Tuy nhiên, hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng vẫn sẽ bị giới hạn bởi 04 tỷ lệ đảm bảo an toàn khác theo quy định của Thông tư 13 là: Tỷ lệ an toàn vốn
 

 

tối thiểu; giới hạn tín dụng; tỷ lệ khả năng chi trả và giới hạn góp vốn, mua cổ phần.

Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ) đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của tổ chức tín dụng và công ty trực thuộc (tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất).

Thông tư 22 cũng nâng hệ số rủi ro từ mức 20% lên mức 50% đối với tài sản “Có” là các khoản phải đòi bằng ngoại tệ được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành; các khoản phải đòi được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng khác thành lập tại Việt Nam phát hành…

Các sửa đổi, bổ sung này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2011.

CÁ NHÂN ĐƯỢC MUA NGOẠI TỆ VỚI MỨC 100 USD/NGƯỜI/NGÀY

Ngày 29/08/2011, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 20/2011/TT-NHNN quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép.

Theo quy định trong Thông tư này, cá nhân là công dân Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của bản thân và trẻ em chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ, bao gồm tiền ăn, tiền tiêu vặt, tiền đi lại ở nước ngoài liên quan đến mục đích học tập, chữa bệnh ở nước ngoài; đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài.

Cá nhân là người nước ngoài có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối; cá nhân bán ngoại tệ tiền mặt tại TCTD được phép và Đại lý đổi ngoại tệ của TCTD được phép theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
 

 

Hạn mức mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép để đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ quy định tại Thông tư này với mức 100 USD/người/ngày hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương trong khoảng thời gian lưu trú ở nước ngoài là 10 ngày. Hạn mức ngoại tệ trên cũng được áp dụng đối với trẻ em chung hộ chiếu với cha mẹ.

Cũng theo Thông tư này, việc mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các điểm được phép bán ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật.

Việc bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép mua ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật và các Đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/10/2011.

PHỤ CẤP CÔNG VỤ TRONG NGÀNH CÔNG AN BẰNG 10%

Mức phụ cấp công vụ trong ngành Công an bằng 10% cấp bậc hàm, mức lương ngạch bậc hoặc mức phụ cấp cấp bậc hàm, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng. Đây là quy định trong Thông tư số 61/2011/TT-BCA được Bộ Công an ban hành ngày 30/08/2011 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp công vụ trong Công an nhân dân.

Đối tượng được áp dụng mức phụ cấp này là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước trong Công an nhân dân bao gồm: Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật; hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; công nhân, nhân viên Công an và lao động hợp đồng hưởng lương theo bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004.

Chế độ phụ cấp công vụ quy định tại Thông tư này không áp dụng đối với những người đang trong thời hạn tạm tuyển, thử việc tại Công an các đơn vị, địa phương; học viên hưởng sinh hoạt phí đang học tại các học viện, các trường

 

trong và ngoài lực lượng công an nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, cán bộ, công nhân, nhân viên và lao động hợp đồng trong các doanh nghiệp của lực lượng Công an nhân dân; lao động hợp đồng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước…

Tiền phụ cấp công vụ sẽ được chi trả cùng kỳ lương tháng và không tính để đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; khi tính tiền phụ cấp công vụ của mỗi người, nếu mức tiền có số lẻ từ 50 đồng trở lên thì làm tròn thành 100 đồng, nếu dưới 50 đồng thì bỏ.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/10/2011; các chế độ phụ cấp công vụ quy định tại Thông tư này được thực hiện từ ngày 01/05/2011. Căn cứ số lượng đối tượng hưởng phụ cấp công vụ, Công an các đơn vị, địa phương lập báo cáo tổng hợp kinh phí tăng thêm gửi về Bộ (Cục Tài chính) trước ngày 15/09/2011.
 

 

 

  • Chi tiết của bản tin này được đăng tải đầy đủ trên website LuatVietnam www.luatvietnam.vn    
  • Quý khách sẽ nhận được nội dung toàn văn các văn bản trong bản tin và nhiều văn bản khác khi tham gia dịch vụ Tra cứu văn bản mới của LuatVietnam, hoặc sử dụng dịch vụ LuatVietnam-SMS gửi tin nhắn đến 6689.
  • Mọi yêu cầu cung cấp văn bản, xin liên hệ với [email protected]
  • Quý khách có thể tham khảo mọi thông tin về dịch vụ LuatVietnam tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

Cảm ơn Quý khách đã dành thời gian đọc bản tin của chúng tôi!

Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM LUẬT VIỆT NAM - CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ INCOM
Tại Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà TechnoSoft, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 04.37833688 - Fax: 04.37833699
Tại TP.HCM:
Tòa nhà Hà Phan, số 456 Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. HCM - Tel: 08. 39950724
Email: [email protected]

 

Lưu ý:

* Bản tin tóm tắt nội dung văn bản chỉ mang tính tổng hợp, không có giá trị áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Để hiểu đầy đủ và chính xác quy định pháp luật, khách hàng cần tìm đọc nội dung chi tiết toàn văn văn bản.

* Nếu không muốn tiếp tục nhận bản tin, phiền Quý khách hàng vui lòng click vào đường link dưới đây https://luatvietnam.vn/huy-dang-ky-nhan-ban-tin.html. Quý vị sẽ nhận được yêu cầu xác nhận lần cuối cùng trước khi huỷ bỏ địa chỉ email của mình khỏi danh sách.