Số 34.2004 (187) ngày 03/09/2004

 QUỐC HỘI


Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự
(SMS: 200179 - Không gửi qua fax)
- Theo Pháp lệnh mới số 23/2004/PL-UBTVQH11 được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 20/8/2004, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có quyền khám người được quy định tại điều 20 như sau: đối với tội phạm ít nghiêm trọng trọng trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án; lấy lời khai; thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án; khám người, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát của hải quan; trưng cầu giám định khi cần thiết; khởi tố bị can; tiến hành các biện pháp điều tra khác...
Một điểm mới nữa của Pháp lệnh là: ngoài cơ quan điều tra của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, Bộ Quốc phòng thì thủ trưởng các cơ quan thuộc ngành Hải quan như Cục trưởng cục điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục trưởng Chi cục hải quan cửa khẩu; thủ trưởng các đơn vị thuộc ngành kiểm lâm như: Cục trưởng Cục kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản, có quyền ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan đến vụ án; khám người, trưng cầu giám định khi cần thiết; khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự...
Đối với tội phạm ít nghiêm trọng phải hoàn thành và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án...
Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày
1/10/2004 và thay thế Pháp lệnh cũ ban hành năm 1989.

Thi hành Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự
(SMS: 200178)
- Theo Nghị quyết số 727/2004/NQ-UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra ngày 20/8/2004, các vụ án hình sự đã được các Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điều tra theo thẩm quyền trước ngày 01/10/2004, nhưng theo Pháp lệnh mới không thuộc thẩm quyền điều tra của các cơ quan này nếu chưa kết thúc điều tra thì được tiếp tục điều tra cho đến khi kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp giải quyết...
Điều tra viên được bổ nhiệm trước ngày
01/10/2004 tiếp tục làm nhiệm vụ đến ngày 01/10/2007. Khi xét bổ nhiệm lại chưa có trình độ đại học an ninh, đại học cảnh sát, đại học luật, chứng chỉ nghiệp vụ điều tra nhưng có đủ các tiêu chuẩn khác quy định tại Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 thì vẫn có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm lại làm Điều tra viên; trong nhiệm kỳ mới phải học tập để có trình độ đại học an ninh, đại học cảnh sát hoặc đại học luật...

Chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu
(SMS: 200177 - Không gửi qua fax)
- Ngày 20/8/2004, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11, về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2005.
Theo Pháp lệnh, biện pháp chống trợ cấp chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. Các biện pháp chống trợ cấp bao gồm: áp dụng thuế chống trợ cấp, chấp nhận cam kết của tổ chức, cá nhân hoặc của Chính phủ nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất, xuất khẩu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp khác...
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi có điều kiện sau đây: khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa do họ sản xuất hoặc đại diện chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước...

Thuế suất thuế chống trợ cấp tạm thời không được vượt quá mức trợ cấp được xác định trong kết luận sơ bộ. Mức thuế này có thể được bảo đảm thanh toán bằng tiền đặt cọc hoặc được bảo đảm bằng các biện pháp khác theo quy định của pháp luật. Thời hạn áp dụng không được vượt quá 120 ngày, kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp này...
 

 CHÍNH PHỦ


Thành lập Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương
(SMS: 200176)
- Theo Nghị định số 158/2004/NĐ-CP ban hành ngày 25/8/2004 của Chính phủ: Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương là cơ quan thuộc Chính phủ, giúp Chính phủ quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trong phạm vi cả nước; thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước và tổ chức các hoạt động thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Ban theo quy định của pháp luật...
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ban có quyền thanh tra, kiểm tra và kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm trong việc thực hiện chính sách, chế độ, pháp luật, những quy chế, quy trình nghiệp vụ về thi đua, khen thưởng. Tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật...
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.


Phân loại doanh nghiệp
(SMS: 17249)
- Theo Quyết định số 155/2004/QĐ-TTg ban hành ngày 24/8/2004 ban hành tiêu chí phân loại công ty nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty nhà nước, Thủ tướng Chính phủ quyết định: 21 lĩnh vực quan trọng mà Nhà nước phải giữ 100% vốn, bao gồm: sản xuất, cung ứng vật liệu nổ; sản xuất, cung ứng hóa chất độc; hệ thống truyền tải điện quốc gia; mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế; điều hành bay; in tiền và chứng chỉ có giá; xổ số kiến thiết; chiếu sáng đô thị; thoát nước...
Những công ty nhà nước đảm bảo các nhu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất và phục vụ nhân dân tại các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa cũng được liệt vào danh mục các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước...
Thủ tướng cũng quy định rõ phương thức xử lý với các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi kinh doanh không có hiệu quả, thua lỗ kéo dài và không thực hiện được việc chuyển đổi sở hữu...
Về vấn đề cổ phần hóa, Nhà nước sẽ nắm giữ trên 50% vốn cổ phần tại các công ty có vốn nhà nước từ 20 tỉ đồng trở lên, mức thu nộp ngân sách bình quân 3 năm liền kề từ 2 tỉ đồng trở lên và hoạt động tại các lĩnh vực như sản xuất điện, khai thác khoáng sản quan trọng, cung cấp hạ tầng mạng viễn thông, sản xuất phân hóa học, kinh doanh tiền tệ, bảo hiểm, đánh bắt hải sản xa bờ...

Quyết định này có hiệu lực, sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
 

 BỘ TÀI CHÍNH


Quản lý nguồn vốn đầu tư
(SMS: 200175)
- Ngày 25/8/2004, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 86/2004/TT-BTC, hướng dẫn việc quản lý nguồn vốn huy động để đầu tư cơ sở hạ tầng của ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo đó, Ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi có nhu cầu đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm, nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì được phép huy động vốn trong nước để đầu tư. Mức dự kiến huy động vốn phải đảm bảo tổng mức dư nợ từ nguồn vốn huy động
không vượt quá 30% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh đã được Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố quyết định...
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.


Thủ tục hải quan đối với hàng hoá gia công
(SMS: 200180 - Không gửi qua fax)
- Ngày 24/8/2004, Bộ tr­ởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 69/2004/QĐ-BTC ban hành Quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hoá gia công với thương nhân nước ngoài.
Theo đó, chậm nhất 01 ngày tr­ớc khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên của hợp đồng gia công, doanh nghiệp phải nộp và xuất trình hồ sơ hải quan để cơ quan Hải quan làm thủ tục tiếp nhận hợp đồng. Hồ sơ hải quan gồm: Hợp đồng gia công và các phụ kiện hợp đồng kèm theo (nếu có): 01 bản chính và 01 bản dịch (nếu hợp đồng lập bằng tiếng nước ngoài); Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (nếu làm thủ tục tiếp nhận lần đầu): 01 bản photo; Giấy chứng nhận đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu: 01 bản photo...
Khi làm thủ tục nhập khẩu từng lô hàng, hồ sơ hải quan bao gồm: Giấy tờ phải nộp: Tờ khai hàng nhập khẩu: 02 bản chính; Vận tải đơn: 01 bản sao từ các bản original hoặc bản surrendered hoặc bản chính của các bản vận tải đơn có ghi chữ  copy; Hoá đơn thương mại: 01 bản chính; Bản kê chi tiết hàng hoá (nếu nguyên liệu đóng gói không đồng nhất): 01 bản chính và 01 bản photo; Giấy tờ phải nộp thêm: Giấy đăng ký kiểm dịch (đối với hàng yêu cầu phải kiểm dịch): 01 bản chính...
Khi mua nguyên liệu để cung ứng, doanh nghiệp không phải làm thủ tục hải quan, nhưng phải xin phép cơ quan có thẩm quyền nếu nguyên liệu cung ứng thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu phải có giấy phép...

Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
 

 BỘ TÀI CHÍNH VÀ BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


Quản lý tài chính dự án
(SMS: 200174 - Không gửi qua fax)
- Ngày 20/8/2004, Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư liên tịch số 85/2004/TTLT/BTC-BKHCN hướng dẫn quản lý tài chính  đối với các dự án khoa học và công nghệ được ngân sách nhà nước hỗ trợ và có thu hồi kinh phí, có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Theo đó, các dự án phải thu hồi một phần kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ được chi hỗ trợ các nội dung sau: hoàn thiện công nghệ (bao gồm hoàn thiện dây chuyền công nghệ, thiết lập quy trình công nghệ tối ưu, bổ sung hoặc làm mới thiết bị máy móc và dụng cụ kiểm tra, đo lường); Sản xuất thử sản phẩm của dự án (nguyên vật liệu, năng lượng, nhân công...); Mua bí quyết công nghệ, tài liệu kỹ thuật của nước ngoài...

Mức kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước tối đa không quá 30% tổng mức kinh phí đầu tư mới cần thiết để thực hiện dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt... Mức thu hồi có thể thấp hơn mức qui định nhưng không thấp hơn 50% mức kinh phí được ngân sách nhà nước hỗ trợ...
 

 TỔNG CỤC HẢI QUAN


Xử lý thuế truy thu
(SMS: 200181)
- Ngày 19/8/2004, Tổng cục Hải quan đã ra Công văn số 3893/TCHQ-KTTT về việc hồ sơ, thủ tục xử lý thuế truy thu theo điểm 2, Mục I Thông tư liên tịch số 06/1999/TTLT-BTC-TCHQ.
Theo đó, điều kiện để được xét miễn truy thu thuế, miễn phạt chậm nộp như sau: các khoản truy thu thuế, tiền phạt đề nghị được miễn của các lô hàng có tờ khai hải quan đăng ký với cơ quan hải quan trước ngày 31/12/1998; Có đủ hồ sơ (bao gồm: Tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu bị truy thu thuế; Thông báo thuế lần đầu của cơ quan hải quan; Biên lai nộp thuế theo thông báo thuế lần đầu của cơ quan hải quan...); Quyết định hoặc thông báo truy thu thuế của cơ quan hải quan; Có các nguyên nhân khách quan được xét miễn truy thu thuế, miễn phạt chậm nộp đối với số thuế bị truy thu...