Số 32.2011 (541) ngày 09/08/2011

 

SỐ 32 (541) - THÁNG 8/2011

* LuatVietnam - website cung cấp dịch vụ tra cứu Văn bản pháp luật tiếng Việt và tiếng Anh, hoạt động từ tháng 10/2000 - nơi hỗ trợ Quý khách hàng tìm văn bản và các thông tin liên quan ĐẦY ĐỦ - CHÍNH XÁC - NHANH NHẤT!
* Thông tin chi tiết về dịch vụ của LuatVietnam, xin Quý khách vui lòng tham khảo tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

#

KÝ HIỆU

VĂN BẢN

 

Trong s này:

CHÍNH PHỦ

 

 

1

 

68/2011/NĐ-CP

Nghị định 68/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09/03/2007 của Chính phủ…

 

* Cách chức cán bộ, công chức không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập

Trang 2

 

2

 

67/2011/NĐ-CP

Nghị định 67/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường

 

* Nộp thuế bảo vệ môi trường 01 lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc nhập khẩu

Trang 2

 

3

 

42/2011/QĐ-TTg

Quyết định 42/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo lưu chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo được điều động…

 

* Nhà giáo được giữ nguyên phụ cấp ưu đãi khi luân chuyển công tác

Trang 3

4

1315/CT-TTg

Chỉ thị 1315/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh việc thực hiện hoạt động đấu thầu sử dụng vốn nhà nước, nâng cao hiệu quả…

 

* Thủ tướng chỉ đạo thực hiện 09 nhiệm vụ trọng tâm về đấu thầu 

Trang 3

5

41/2011/QĐ-TTg

Quyết định 41/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chỉ định doanh nghiệp thực hiện duy trì, quản lý mạng bưu chính…

 

* Tổng công ty Bưu chính Việt Nam được chỉ định cung ứng dịch vụ công ích 

Trang 3

6

1294/QĐ-TTg

Quyết định 1294/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm đến năm 2011

 

* Ban hành Danh sách 1190 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm 

Trang 4

7

65/2011/NĐ-CP

Nghị định 65/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc thực hiện thí điểm quản lý tiền lương đối với Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội…

 

* Thí điểm quản lý tiền lương tại Viettel giai đoạn 2011 - 2013 

Trang 4

8

1287/QĐ-TTg

Quyết định 1287/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội…

 

* Phê duyệt quy hoạch đường Vành đai 4 chiều dài 98 km quy mô 6 làn xe

Trang 4

BỘ TÀI CHÍNH

 

 

 

9

113/2011/TT-BTC

Thông tư 113/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/03/2009…

 

* Thu nhập từ 1 triệu đồng mới  phải khấu trừ trước  thuế TNCN

Trang 5

10

111/2011/TT-BTC

Thông tư 111/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi quy định về thuế xuất khẩu một số mặt hàng vàng tại Biểu thuế xuất khẩu

 

* Tăng thuế xuất khẩu vàng lên 10%

Trang 5

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

 

 

11

55/2011/TT-BNNPTNT

Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng thực phẩm thủy sản

 

* Quy trình kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản 

Trang 6

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

 

 

 

12

08/2011/TT-BKHĐT

Thông tư 08/2011/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định nội dung Danh mục dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam

 

* Quy định chi tiết Danh mục dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam 

Trang 6

 

Nếu chưa sử dụng dịch vụ thuê bao của LuatVietnam, để nhận được văn bản yêu cầu, Quý khách cần soạn tin theo cấu trúc:
VB
  Sốvănbản gửi 6689

VD: Muốn xem nội dung Nghị định số 71/2010/NĐ-CP, soạn tin: VB 71/2010/ND-CP gửi 6689.

Hiện chúng tôi đã có Danh sách văn bản mới tháng 07/2011, để nhận được danh sách này qua email, bạn cần soạn tin nhắn theo cấu trúc: VB DS07/2011 Emailnhận gửi đến 6689.

TÓM TẮT VĂN BẢN:

CÁCH CHỨC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC KHÔNG TRUNG THỰC TRONG KÊ KHAI TÀI SẢN, THU NHẬP

Nhằm minh bạch hóa tài sản, thu nhập phục vụ cho công tác quản lý cán bộ, công chức, góp phần phòng ngừa và ngăn chặn hành vi tham nhũng, ngày 08/08/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2011/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09/03/2007 về minh bạch tài sản, thu nhập.

Nghị định quy định rõ người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập có trách nhiệm tự kê khai các thông tin theo quy định và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, sự trung thực, đầy đủ nội dung kê khai.  Việc kê khai lần đầu được tiến hành theo định kỳ hằng năm theo mẫu quy định. Việc kê khai bổ sung theo định kỳ hằng năm chỉ thực hiện khi người có nghĩa vụ kê khai có biến động tổng thu nhập trong kỳ khai từ 50 triệu đồng trở lên hoặc khi có biến động về tài sản, thu nhập phải kê khai theo quy định.

Quy định mới đã bổ sung thêm căn cứ để yêu cầu xác minh tài sản, thu nhập trong trường hợp khi thấy cần có thêm thông tin phục vụ cho việc bầu cử,

 
 

bổ nhiệm, cách chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc kỷ luật đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập.

Bên cạnh 04 hình thức xử lý kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức được áp dụng đối với người kê khai tài sản, thu nhập không trung thực như quy định trước đây, Nghị định bổ sung thêm hình thức mới có tính chất nghiêm khắc hơn. Theo đó, cán bộ, công chức bị kết luận là không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập thì tùy theo tính chất, mức độ bị xử lý kỷ luật có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất là cách chức.

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận về sự kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải tiến hành xem xét, xử lý kỷ luật đối với người kê khai không trung thực.

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/09/2011. Các quy định, Mẫu bản kê khai trước đây trái với Nghị định này bị bãi bỏ kể từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành.

NỘP THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 01 LẦN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA SẢN XUẤT HOẶC NHẬP KHẨU

Ngày 08/08/2011, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường.

Nghị định đã quy định rõ các đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế, khai thuế, tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế bảo vệ mội trường. Trong đó, chủ yếu làm rõ hơn các đối tượng chịu thuế thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Luật Thuế bảo vệ môi trường.

Điểm đáng lưu ý trong Nghị định này đối với hàng hóa sản xuất hoặc nhập khẩu chỉ phải nộp thuế bảo vệ môi trường một lần. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế bảo vệ môi trường nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam thì không phải nộp thuế bảo vệ môi trường. Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp thuế theo tháng. Đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa nhập ủy thác thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp thuế theo từng lần phát sinh.

Các loại xăng, dầu, mỡ nhờn phải chịu thuế là các loại xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch. Đối với nhiên liệu hỗn hợp chứa nhiên liệu sinh học và xăng, dầu, mỡ

 

nhờn gốc hóa thạch, chỉ tính thu thuế bảo vệ môi trường đối với phần xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch. Đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) theo quy định là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene rein), LDPE (Low density  polyethyle) hoặc LLDPE (linear low density polyethylene rein), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối thực hiện khai, nộp thuế  vào ngân sách nhà nước đối với lượng xăng dầu xuất, bán tại địa phương nơi kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng. Đối với than thực hiện theo nguyên tắc: than tiêu thụ nội địa phải khai, nộp thuế bảo vệ môi trường; than xuất khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường.

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012. Các quy định về thu phí xăng, dầu tại Nghị định số 78/2000/NĐ-CP ngày 26/12/2000 và Quyết định 03/2009/QĐ-TT ngày 09/01/2009 về điều chỉnh mức thu phí xăng dầu sẽ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định có hiệu lực.

NHÀ GIÁO ĐƯỢC GIỮ NGUYÊN PHỤ CẤP ƯU ĐÃI KHI LUÂN CHUYỂN CÔNG TÁC

Ngày 05/08/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 42/2011/QĐ-TTg về việc bảo lưu chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo được điều động làm công tác quản lý giáo dục.

Theo Quyết định này, Thủ tướng đồng ý bảo lưu chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập có quyết định điều động biệt phái, luân chuyển có hiệu lực trong thời gian từ ngày 01/09/2010 đến 31/05/2015 về công tác tại các Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Sở GD&ĐT mà không giữ chức vụ lãnh đạo và không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nhằm hỗ trợ nhà giáo khắc phục khó khăn trong thời gian đầu thực hiện quyết định điều động.

 

Mức phụ cấp ưu đãi được bảo lưu là mức phụ cấp ưu đãi mà nhà giáo đang được hưởng ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trước khi được điều động về công tác tại Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT. Thời gian được hưởng bảo lưu chế độ phụ cấp ưu đãi là thời gian thực tế nhà giáo làm việc tại Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT tối đa 36 tháng.

Về cách tính mức phụ cấp ưu đãi, Quyết định nêu rõ, mức phụ cấp ưu đãi được bảo lưu của 01 tháng bằng tổng hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) nhân với mức lương tối thiểu chung và nhân với mức phụ cấp ưu đãi được bảo lưu.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2011.

THỦ TƯỚNG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN 09 NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VỀ ĐẤU THẦU

Từ thực tế hiệu quả hoạt động đấu thầu năm 2010 còn một số tồn tại như: Cơ chế, chính sách chưa được hướng dẫn kịp thời; năng lực của chủ đầu tư, bên mời thầu, các tổ chức tư vấn ở một số địa phương còn hạn chế; công tác đào tạo chưa được triển khai toàn diện… Ngoài ra, chất lượng báo cáo về đấu thầu của một số Bộ, ngành, địa phương còn mang tính hình thức, vấn đề quản lý sau đấu thầu chưa được quan tâm đúng mức. 

Ngày 03/08/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 1315/CT-TTg về chấn chỉnh việc thực hiện hoạt động đấu thầu sử dụng vốn nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu, với 09 nhiệm vụ trọng tâm phải thực hiện trong thời gian tới. 

Cụ thể, các Bộ, ngành, địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về đấu thầu và chấp hành nghiêm túc chế độ xử lý vi phạm về đấu thầu; kịp thời kiểm điểm, xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về đấu thầu. 

Thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng về tình hình thực hiện chỉ định thầu, tập trung bố trí vốn và chỉ đạo thực hiện dứt điểm đối với các gói thầu, dự án trong danh mục được Thủ tướng cho phép áp dụng chỉ định thầu và gia hạn sang năm

 

2011 để đảm bảo hoàn thành trước cuối năm 2011. 

Các gói thầu không thuộc trường hợp được chỉ định thầu cần được tổ chức đấu thầu rộng rãi hoặc các hình thức khác phù hợp theo quy định. Trường hợp các gói thầu đủ điều kiện áp dụng chỉ định thầu nhưng vẫn có thể tổ chức đấu thầu thì khuyến khích tổ chức đấu thầu để đảm bảo hiệu quả kinh tế và tránh gây lãng phí nguồn vốn nhà nước. 

Bên cạnh đó, các Bộ, ngành, địa phương cần chủ động chỉ đạo chủ đầu tư, bên mời thầu các dự án sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật về đấu thầu, nghiêm túc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án sử dụng vốn nhà nước.

Cũng trong Chỉ thị này, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát để phát hiện và yêu cầu xử lý kịp thời những vi phạm trong công tác đấu thầu; báo cáo Thủ tướng để xử lý nghiêm minh đối với các vi phạm trong trường hợp cần thiết… 

 

TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỆT NAM ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH

Ngày 03/08/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 41/2011/QĐ-TTg về việc chỉ định doanh nghiệp thực hiện duy trì quản lý mạng bưu chính công cộng, cung ứng dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ bưu chính quốc tế. 

Cụ thể, Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) là doanh nghiệp thực hiện duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng; cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo nhiệm vụ, kế hoạch mà Nhà nước giao; cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế và các dịch vụ khác trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về bưu chính mà Việt Nam là thành viên. 

Thủ tướng cũng giao Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình phối hợp hướng dẫn Tổng công ty Bưu chính Việt Nam cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.

 

Riêng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn Tổng công ty Bưu chính Việt Nam cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế; quy định cụ thể phạm vi quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam khi tham gia hoạt động trong các tổ chức bưu chính quốc tế. 

Tổng công ty Bưu chính Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng, cung ứng dịch vụ bưu chính công ích, cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế và các quy định trong các điều ước quốc tế về bưu chính mà Việt Nam tham gia ký kết; tham gia hoạt động trong các tổ chức thuộc Liên minh Bưu chính thế giới (UPU), Liên minh Bưu chính khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APPU). 

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2011.

BAN HÀNH DANH SÁCH 1190 CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRỌNG ĐIỂM

Ngày 01/08/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1294/QĐ-TTg ban hành Danh sách 1190 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2011. 

Trong đó, khu vực đồng bằng sông Hồng có 389 cơ sở; khu vực Trung du và miền núi phía Bắc 110 cơ sở; khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 127 cơ sở; khu vực Tây Nguyên 10 cơ sở; khu vực Đông Nam Bộ có 435 cơ sở và khu vực đồng bằng sông Cửu Long là 119 cơ sở. 

Cũng theo Quyết định này, Thủ tướng giao các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước yêu cầu các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là thành viên thuộc phạm vi quản lý của đơn vị mình trong Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2011 thực hiện các nhiệm vụ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo quy định của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 

Bên cạnh đó, các Tập đoàn, Tổng công ty có trách nhiệm tổ chức rà soát, cập nhật danh sách các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm thuộc phạm vi quản lý của đơn vị mình; tổng hợp gửi Bộ Công Thương trước ngày 01/02 hàng năm. 

Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2011 có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại

 

Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/03/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. 

Được biết, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đơn vị vận tải có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra một nghìn tấn dầu tương đương (1000 TOE) trở lên; các công trình xây dựng được dùng làm trụ sở, văn phòng làm việc, nhà ở; cơ sở giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, thể dục, thể thao; khách sạn, siêu thị, nhà hàng, cửa hàng có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra năm trăm tấn dầu tương đương (500 TOE) trở lên. 

Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải áp dụng mô hình quản lý năng lượng, trong đó, cơ sở phải công bố mục tiêu, chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại cơ sở; có mạng lưới và người quản lý năng lượng theo quy định; thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng, đề xuất và lựa chọn thực hiện các giải pháp quản lý và công nghệ nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả… 

THÍ ĐIỂM QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI VIETTEL GIAI ĐOẠN 2011 - 2013

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 65/2011/NĐ-CP ngày 29/07/2011 thực hiện thí điểm quản lý tiền lương đối với Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) giai đoạn 2011 - 2013. 

Theo Nghị định này, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính giao ổn định đơn giá tiền lương theo chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương đối với Viettel trong giai đoạn 2011 - 2013. Đơn giá tiền lương giao ổn định được xác định trên cơ sở đơn giá tiền lương bình quân tính theo chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương của Viettel thực tế thực hiện trong giai đoạn 2007 - 2010. 

Khi thực hiện đơn giá tiền lương ổn định theo quy định trên, Viettel phải bảo đảm đầy đủ 04 điều kiện là: Hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được Đảng và Nhà nước giao; Nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; Mức tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân; Lợi nhuận thực hiện hàng năm phải cao hơn lợi nhuận thực hiện của năm trước liền

 

kề ít nhất 5%. 

Quỹ tiền lương thực hiện hàng năm của Viettel được xác định trên cơ sở đơn giá tiền lương và chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương thực tế thực hiện. Trường hợp Viettel không bảo đảm chỉ tiêu lợi nhuận và năng suất lao động theo quy định trên thì phải giảm trừ quỹ tiền lương để bảo đảm các điều kiện theo quy định. 

Căn cứ quỹ tiền lương thực hiện, Viettel có trách nhiệm xây dựng quy chế trả lương đối với người lao động bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch, gắn tiền lương với mức độ hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, khuyến khích được người lao động có tài năng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, năng suất lao động cao, đóng góp nhiều cho Viettel. 

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/09/2011; các quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2013.

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 4 CHIỀU DÀI 98 KM QUY MÔ 6 LÀN XE

Đường Vành đai 4 sẽ có mặt cắt ngang 06 làn xe cao tốc (vận tốc thiết kế 100km/h) có đường song hành hai bên và các hành lang để bố trí cây xanh, các công trình hạ tầng kỹ thuật và dự trữ mở rộng; tổng chiều rộng mặt cắt ngang 120m, một số vị trí đặc biệt có thể thu hẹp phần dải dự trữ.

Đây là dự kiến quy mô đường Vành đai 4 vừa được Thủ tướng phê duyệt trong Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, đoạn phía Nam quốc lộ 18 ban hành kèm theo Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 29/07/2011. 

Theo quy hoạch này, đường Vành đai 4 sẽ đi qua địa giới hành chính của 14 quận, huyện, thành phố trực thuộc 03 tỉnh, thành phố là: Hà Nội (các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và quận Hà Đông); tỉnh Hưng Yên (các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Lâm); tỉnh Bắc Ninh (các huyện Thuận Thành, Quế Võ và thành phố Bắc Ninh).

Điểm đầu tuyến tại lý trình khoảng Km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai thuộc địa phận xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội; điểm cuối tuyến tại khoảng Km35+300 trên tuyến đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long địa phận xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh; tổng chiều dài đoạn phía Nam quốc lộ 18 khoảng 98 km. Trên toàn tuyến sẽ xây dựng 12 nút liên thông và các cầu vượt trực thông, hầm chui để đảm bảo liên hệ giao thông hai bên đường trục thuận lợi. 

 

Hướng tuyến chi tiết của từng đoạn cũng được nêu cụ thể trong quy hoạch này, trong đó, đoạn đi qua Hà Nội, từ đầu tuyến trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi theo hướng Tây nam giao quốc lộ 2 tại xã Thanh Xuân và tiếp tục qua khu đô thị mới Mê Linh, tuyến vượt sông Hồng tại vị trí cầu Hồng Hà; tuyến giao quốc lộ 32 tại xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức và cắt Đại lộ Thăng Long tại khoảng Km12+600, giao cắt quốc lộ 6 tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông; tuyến tiếp tục đi theo hướng Đông Nam, giao quốc lộ 1A và đường Pháp Vân tại xã Văn Bình huyện Thường Tín…

Diện tích đất chiếm dụng để xây dựng tuyến đường theo quy hoạch vào khoảng 1230 ha, trong đó, diện tích đất chiếm dụng trên từng địa phương dự kiến: Thành phố Hà Nội khoảng 740 ha, tỉnh Hưng Yên khoảng 230 ha, tỉnh Bắc Ninh khoảng 260 ha. Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư đường Vành đai 4 đoạn phía Nam quốc lộ 18 khoảng 66.500 tỷ đồng (không bao gồm kinh phí xây dựng các cầu vượt trực thông của các tuyến đường đang lập quy hoạch).

Đường Vành đai 4 sau khi được hoàn thành vào năm 2020 sẽ có nhiệm vụ liên kết các tuyến đường bộ cao tốc, các quốc lộ hướng tâm đã và đang triển khai để phát huy hiệu quả các tuyến đường này, góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông khu vực nội đô, tạo dịch vụ vận tải chủ động và hiệu quả trong phát triển kinh tế khu vực…

THU NHẬP TỪ 1 TRIỆU ĐỒNG MỚI PHẢI KHẤU TRỪ THUẾ TNCN

Ngày 04/08/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 113/2011/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/03/2009, Thông tư số 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 và Thông tư số 12/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011.

Trong đó, các tổ chức, cá nhân chi trả tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa; tiền lương, tiền công, tiền dịch vụ khác, tiền chi khác cho cá nhân thực hiện các dịch vụ có tổng mức trả thu nhập từ 01 triệu đồng/lần trở lên thì thực hiện khấu trừ thuế trước khi trả thu nhập cho cá nhân (theo quy định trước đây, tổng mức trả thu nhập từ 500.000 đồng/lần trở lên đã phải thực hiện khấu trừ thuế).

Thông tư cũng quy định 02 mức khấu trừ áp dụng đối với cá nhân đã và chưa có mã số thuế thay vì 01 mức duy nhất là 10% như quy định cũ. Cụ thể, mức khấu trừ được áp dụng theo tỷ lệ 10% trên thu nhập trả cho các cá nhân có mã số thuế và 20% đối với cá nhân không có mã số thuế, trừ các trường hợp Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn mức tạm khấu trừ riêng.

Tổ chức ký hợp đồng lao động, hợp đồng dịch vụ với các cá nhân có trách nhiệm thông báo cho các cá nhân về tỷ lệ khấu trừ nêu trên để cá nhân làm thủ tục xin cấp mã số thuế; cơ quan thuế thực hiện cấp ngay mã số thuế trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ xin cấp mã số thuế.

Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế

 

theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN.

Tổ chức, cá nhân thuê lao động theo hợp đồng thời vụ từ trên 03 tháng đến dưới 12 tháng thì không áp dụng khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên mà thực hiện tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần tính trên thu nhập tháng.

Cũng theo Thông tư này, thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà, căn hộ đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, căn hộ được xác định là 25% trên thu nhập chuyển nhượng (giá chuyển nhượng trừ giá vốn).

Trường hợp giá vốn không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp đầy đủ để chứng minh thì áp dụng thuế suất 2% theo giá chuyển nhượng thực tế ghi trên hợp đồng chuyển nhượng. Nếu trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá chuyển nhượng hoặc ghi giá chuyển nhượng thấp hơn bảng giá đất, giá tính lệ phí trước bạ nhà do nhà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì giá tính thuế lấy theo bảng giá đất, giá tính lệ phí trước bạ nhà…

Các sửa đổi, bổ sung này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/09/2011; bãi bỏ các hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân trái với hướng dẫn tại Thông tư này.

TĂNG THUẾ XUẤT KHẨU VÀNG LÊN 10%

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 111/2011/TT-BTC ngày 02/08/2011 sửa đổi quy định về thuế xuất khẩu một số mặt hàng vàng trong Biểu thuế xuất khẩu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 184/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010. 

Theo quy định cũ, chỉ có đồ kim hoàn và các bộ phần rời của đồ kim hoàn bằng vàng khối lượng trên 01 ounce troy (0,8294 lạng) có hàm lượng trên 99% mới phải chịu thuế 10%. 

Tuy nhiên, với việc ban hành Danh mục mới, kể từ ngày 06/08/2011, các mặt hàng vàng (kể cả vàng bạch kim) có hàm lượng dưới 99,99%; đồ kim hoàn, đồ kỹ nghệ và các bộ phận rời của đồ kim hoàn, đồ kỹ nghệ và các sản phẩm khác bằng vàng có hàm lượng vàng từ 80% trở lên đều chịu 01 mức thuế xuất khẩu bằng 10%

 

thay cho mức 0% như quy định hiện nay.  

Đây được xem là một giải pháp thắt chặt quản lý của Chính phủ và của Bộ Tài chính trước tình trạng doanh nghiệp lợi dụng các quy định về thuế xuất khẩu, chỉ cần chế tác vàng trang sức, mỹ nghệ dưới 01 ounce và có hàm lượng dưới 99% để có thể xuất khẩu mà không phải chịu thuế. 

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm tính đến 30/06/2011 đạt 1,203 tỷ USD; riêng tháng 06 xuất tới hơn 800 triệu USD, tăng 133% so với tháng trước. Chiếm đa số trong nhóm hàng này là vàng trang sức và với giá vàng nguyên liệu khoảng 50 triệu USD mỗi tấn hiện nay, lượng xuất đi chỉ trong tháng 06 ước đạt hơn 14 tấn và trong cả 06 tháng đầu năm là hơn 24 tấn.

QUY TRÌNH KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM THỦY SẢN

Ngày 03/08/2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản (CL, ATTP) đối với lô hàng thủy sản và sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm. 

Đối tượng áp dụng của Thông tư này bao gồm: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành của Việt Nam và tàu cá có công suất máy chính từ 50 CV trở lên; lô hàng xuất khẩu thuộc diện phải kiểm tra, chứng nhận nhà nước về CL, ATTP theo quy định của Việt Nam và của nước nhập khẩu. 

Các Cơ sở thuộc diện được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong sản xuất, kinh doanh thủy sản lập 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra và gửi cho Cơ quan kiểm tra theo phân cấp để được kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận ATTP. 

Cơ quan kiểm tra phối hợp với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký, đăng kiểm tàu cá thực hiện việc thống kê, lập danh sách các cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp quy định và thông báo kế hoạch kiểm tra đến các cơ sở bằng một trong các hình

 

thức gửi trực tiếp, fax, email. 

Cũng theo Thông tư này, cơ sở bị thu hồi Giấy chứng nhận ATTP trong 09 trường hợp, trong đó có: Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận ATTP nhưng có kết quả kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm xếp loại C sau 02 lần liên tiếp; cơ sở đang sản xuất, kinh doanh gây cản trở khi Đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ; cơ sở vi phạm quy định về kiểm soát tạp chất, vi phạm quy định về sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm, vi phạm quy định về ghi nhãn lô hàng thủy sản… 

Các lô hàng chỉ được phép xuất khẩu khi được sản xuất từ Cơ sở đã được công nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP, đồng thời đáp ứng các quy định về bảo đảm ATTP của các nước nhập khẩu tương ứng; được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận CL, ATTP theo quy định của nước nhập khẩu và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/09/2011 và thay thế Quyết định số 117/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008; Quyết định số 118/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008; Thông tư số 78/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/12/2009. Hủy bỏ Điều 1, Điều 2 Thông tư số 23/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/04/2011; hủy bỏ Điều 3, Điều 4 Thông tư số 47/2010/TT-BNNPTNT ngày 03/08/2010.

QUY ĐỊNH CHI TIẾT DANH MỤC DỊCH VỤ XUẤT, NHẬP KHẨU VIỆT NAM

Ngày 01/08/2011, Bộ Kế hoạch đầu tư đã ban hành Thông tư số 08/2011/TT-BKHĐT quy định nội dung Danh mục dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam (VCITS), gồm phần nội dung quy định cụ thể từng loại dịch vụ cấp dưới thuộc từng nhóm sản phẩm, dịch vụ cấp trên tương ứng và phần phụ lục bảng mã tương thích với Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam (VCPA), phân loại dịch vụ GNS/W/120 của WTO (W120). 

Danh mục dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam là danh mục phân loại các sản phẩm dịch vụ được xuất khẩu, nhập khẩu giữa đơn vị thường trú của Việt Nam và đơn vị không thường trú. Khái niệm về đơn vị thường trú và không thường trú được quy định thống nhất trong Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) và cán cân thanh toán quốc tế (BOP). 

Danh mục Dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam gồm 12 nhóm ngành dịch vụ, mã hóa

 

bằng bốn chữ số là: Dịch vụ vận tải (mã 2050); Dịch vụ du lịch (mã 2360); Dịch vụ bưu chính và viễn thông (mã 2450); Dịch vụ xây dựng (mã 2490); Dịch vụ bảo hiểm (mã 2530); Dịch vụ tài chính (mã 2600); Dịch vụ máy tính và thông tin (mã 2620); Phí mua, bán quyền sử dụng giấy phép, thương hiệu, bản quyền (mã 2660); Dịch vụ kinh doanh khác (mã 2680);Dịch vụ cá nhân, văn hóa và giải trí (mã 2870); Dịch vụ Chính phủ, chưa được phân loại ở nơi khác (mã 2910) và Dịch vụ Logistic (mã 9000). 

Đối tượng thực hiện của Thông tư này là Tổng cục Thống kê và các đơn vị trực thuộc; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp; các doanh nghiệp, đơn vị khác thuộc đối tượng thực hiện chế độ báo cáo thống kê. 

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012.

 

  • Chi tiết của bản tin này được đăng tải đầy đủ trên website LuatVietnam www.luatvietnam.vn    
  • Quý khách sẽ nhận được nội dung toàn văn các văn bản trong bản tin và nhiều văn bản khác khi tham gia dịch vụ Tra cứu văn bản mới của LuatVietnam, hoặc sử dụng dịch vụ LuatVietnam-SMS gửi tin nhắn đến 6689.
  • Mọi yêu cầu cung cấp văn bản, xin liên hệ với [email protected]
  • Quý khách có thể tham khảo mọi thông tin về dịch vụ LuatVietnam tại địa chỉ: www.luatvietnam.vn

Cảm ơn Quý khách đã dành thời gian đọc bản tin của chúng tôi!

Mọi chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM LUẬT VIỆT NAM - CÔNG TY CP TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ INCOM
Tại Hà Nội: Tầng 3, Tòa nhà TechnoSoft, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội - Tel: 04.37833688 - Fax: 04.37833699
Tại TP.HCM:
Tòa nhà Hà Phan, số 456 Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận, Tp. HCM - Tel: 08. 39950724
Email: [email protected]

 

Lưu ý:

* Bản tin tóm tắt nội dung văn bản chỉ mang tính tổng hợp, không có giá trị áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Để hiểu đầy đủ và chính xác quy định pháp luật, khách hàng cần tìm đọc nội dung chi tiết toàn văn văn bản.

* Nếu không muốn tiếp tục nhận bản tin, phiền Quý khách hàng vui lòng click vào đường link dưới đây https://luatvietnam.vn/huy-dang-ky-nhan-ban-tin.html. Quý vị sẽ nhận được yêu cầu xác nhận lần cuối cùng trước khi huỷ bỏ địa chỉ email của mình khỏi danh sách.